Bổn phận của kẻ làm con trong gia đình cũng phải thực hành năm điều giới đã nêu trên. Tuy nhiên đối với con cái thì trọng trách nặng nề và ơn đức sâu dầy nhất là sự tri ân và báo ân đối với cha mẹ. Hay nói khác hơn là đạo hiếu, nguồn gốc bao nết tốt và điều thiện. Hiếu là chìa khóa thần kỳ diệu để con trẻ mở toang cánh cửa cuộc đời, là làn hương thơm làm đẹp lòng mọi người. Hiếu...
Cha mẹ là người Thầy giáo đầu tiên, là bài học vỡ lòng, là tấm gương sáng để con trẻ soi bóng, noi theo và học tập. Đức hạnh của cha mẹ ảnh hưởng lớn tới đời sống tương lai của con trẻ. Vai trò cha mẹ trong gia đình ví như vị đứng đầu quốc gia. Gia đình hạnh phúc hay chia rẽ, anh em có trên kính dưới nhường hòa thuận hay không, quốc gia hưng...
Bài kinh "Điềm lành tối thượng" nói về nếp sống học pháp và hành pháp của người Phật tử, một nếp sống thiết thực, có cân nhắc chọn lựa giữa thiện và bất thiện: một nếp sống cung kính khiêm tốn, biết làm tròn các bổn phận; một nếp sống không phóng dật, biết điều phục thân tâm, hướng đến Thiền định và trí tuệ.
Bài kinh này (kinh số IV, Phẩm Nhỏ, Kinh Tập) do đức Phật thuyết giảng...
Đây là bài học kinh nói lên một đề tài quán tưởng, đức Phật dạy cho các đệ tử đầu tay của Ngài, một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá Vệ), tại Jetavana (Kỳ Đà Lâm), giảng đường Ông Anathapindika (Cấp Cô Độc), Thế Tôn gọi các Tỳ kheo và nói Ngài sẽ thuyết giảng Tổng thuyết và Biệt thuyết của bài kệ tên là "Kinh Một Nếp Sống An Lành". Chữ Pàli là Bhaddekaratta, Bhaddeke có thể dịch là hiền, là an lành. Ðây là một...
Việc huấn luyện tâm và cải thiện tâm là vấn đề được đức Phật quan tâm hàng đầu. Chúng ta có thể thấy có rất nhiều phương thức được đức Phật trình bày như là pháp môn tu tập nhằm huấn luyện và cải thiện tâm. Ở đây, chúng tôi muốn giới thiệu một pháp môn tu tập rất thiết thực, cụ thể, đơn giản nhưng đầy đủ, đó là pháp môn tu tập qua kinh Ví Dụ Tấm Vải.
"Phàm những sợ hãi (behayàni) gì khởi lên, chỉ khởi lên cho người ngu, không khởi lên cho người trí; phàm có những thất vọng (upaddavà) gì khởi lên, thất vọng ấy khởi lên cho người ngu, không khởi lên cho người trí; phàm có những hoạn nạn (upa saggà) gì khởi lên, những hoạn nạn ấy khởi lên cho người ngu, không khởi lên cho người trí".
Bài kinh nêu rõ mục đích hòa bình của đạo Phật là Kinh Bánh Mật (Xác định rõ thái độ không tranh chấp với một ai ở đời). Hơn thế nữa, kinh này lại giới thiệu phương pháp giải quyết các tranh chấp, chấp trượng, chấp kiếm, đưa đến tiêu diệt các bất thiện pháp, không còn dư tàn.
Kinh này có thể xem là gồm có ba lời tuyên bố: Hai lời đầu là hai lời tuyên bố của...
Kinh này đáng chú ý vì đề cập đến một lời dạy của đức Phật, trong ấy tóm thâu gọn ghẽ tiến trình tu tập của một người xuất gia đưa đến Thánh quả. Kinh này cũng giới thiệu một phương pháp đức Phật hay thường dùng để thuyết pháp. Phần đầu gọi là tổng thuyết (Uddesa) tóm thâu tất cả lời dạy vào một vài câu súc tích, rồi phân tích giải thích rộng ra (Vibhanga). Có khi đức Phật chỉ nói lên phần tổng thuyết, rồi...