Trong cuộc sống thường nhật, con người ít khi nào trở về với chính mình vĩnh viễn, chỉ trừ những bậc chứng đạo, người đã sống tự tại với thực tại và đang đi trong cõi không về.
Bóng tối của một ngày mùa Đông Trung Bộ phủ xuống nhanh. Đoạn đường đất hẹp dẫn đến ngôi mộ cụ Trần Quý Cáp không nhìn rõ được: chân tôi đã hai lần thọc xuống bùn. Gió mạnh, bó nhang phải thắp nhiều lần mới bén. Chúng tôi đứng yên lặng; trong tiếng côn trùng thắc thỏm nghe như có nỗi quan hoài khó tả.
Từng nhịp đồng hồ rơi chính là nhịp thời gian rơi dần vào quá khứ. Từng nhịp, từng nhịp, làm hồn ta dâng lên bao nổi niềm. Thời gian lại qua, năm tháng lại đến. Tuổi đời ra đi, sao đi mãi! Ta bâng khuâng thì thầm cùng thời gian. Nhưng thời gian không chờ đợi ta, hờ hững chắp cánh vỗ bay vào không trung xa chất ngất.
Đó là một ngôi chùa nằm ở Dĩ An, Bình Dương. Đến thăm chùa, người ta không chỉ thấy tượng Phật mà còn thấy những đứa trẻ. Đứa chạy lon ton trong sân chùa đầy lá, đứa còn ẵm ngửa trên tay. Đứa nào cũng vô tư đùa nghịch như bao đứa trẻ cùng trang lứa, chỉ khác là chúng không có một gia đình để sum vầy ngày tết.
Ôi trời ơi, anh lại nói cái giọng người già. Hà Nội có hàng trăm cái chùa đấy, anh cứ đến đi. Bao nhiêu là chùa đẹp, bao nhiêu là chùa cổ, anh có chịu đến đâu. Trước thì cứ đi qua chùa nào là vào chùa đấy, bây giờ có rủ anh đi lễ cùng em thì anh cứ nhìn đi chỗ khác. Cứ năm hết Tết đến là lại thở giọng người già.
Một tờ báo với đội ngũ làm báo toàn các nhà Sư, những người viết báo là... "những bác thợ cạo thời nay", đồng vốn, đồng lời đều "của bá tánh, cho nên thuộc về bá tánh"...
Tôi hay nhớ mấy câu thơ, không biết của ai, rằng: “Theo em đi lễ Phật, ngây thơ như ngày xưa, đến cổng chùa còn hát!”. Những ngày cuối năm, có ai theo tôi lên chùa, ở lại đây, chờ xuân về, nhiều bâng khuâng mà ấm lòng biết mấy nơi thâm sơn cùng cốc này, chùa Hương…