Mấy Vấn Đề Bức Xúc Về Thực Trạng Văn Nghệ Phật Giáo Hiện Nay

Văn nghệ Phật giáo – một lãnh vực gần như thiêng liêng, tự thân nó không hứa hẹn ban thưởng, trả công cho bất kỳ ai, và nó cũng sẽ không ban tặng một bằng ghi công trạng nào hết, nói chi đến một danh hiệu. Cần có một tấm lòng là thế và chỉ để cho “gió cuốn đi” – như lời cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chỉ buông theo chiều gió, mượn gió đưa đi, còn người con Phật chúng ta hẳn không quên câu Phật ngôn là “chính tấm lòng đức hạnh ấy còn có thể đi ngược với chiều gió lan tỏa đi bốn phương tám hướng”. Ðây chính là chìa khóa để cho ai tự cho mình có trách nhiệm về văn nghệ Phật giáo mở hé, nhìn sâu vào bên trong, sẽ cảm nhận được sự hy sinh to lớn của các văn nghệ sĩ Phật giáo suốt đời sống, sáng tác, biểu diễn cho Phật đạo. Muốn vậy, chúng ta phải xác lập được hai thành phần gián tiếp và trực tiếp phục vụ chánh pháp, tránh được sự cào bằng và cả nể theo kiểu thế gian.

Mấy Vấn Đề Bức Xúc Về Thực Trạng Văn Nghệ Phật Giáo Hiện Nay

Dương Như Tâm 

Với người vô tâm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ và mù tịt thì cuối đề tựa trên sẽ là một dấu chấm hoàn mãn. Ngược lại, với những ai có tâm huyết, luôn trăn trở không ngừng nghỉ thì sau đó sẽ là dấu chấm than!

Bài học những năm qua cho thấy – tất nhiên một vài cá nhân – đã thao túng lãnh vực này bằng kiến thức hữu hạn, trong khi văn nghệ Phật giáo vốn như là một trận đồ bát quái, rối rắm. Làm gì sợ vướng mắc, sai phạm, mất lòng; còn ngược lại sợ e tiếng đời mỉa mai. Do đó từ sai phạm này vướng mắc qua sai phạm khác, để hôm nay văn nghệ Phật giáo chỉ có thể hiện hữu qua thực trạng đau lòng. Hồi đó văn nghệ Phật giáo có chăng là sự tự phát từ cảm tính của văn nghệ sĩ ngoài đời dành cho Phật giáo. Vâng! Thà như thế còn hơn sự tắc trách bây giờ. Trong xu thế thời đại, cánh cửa mở thoáng của Nhà nước ... tất như trao tận tay Phật giáo chúng ta những thuận duyên vô cùng to lớn; thế mà vẫn không phát huy được. Nhìn sự rầm rộ, văn nghệ sĩ đi chùa, chùa chùa đều tổ chức văn nghệ mà cho đó là ... khởi sắc, để rồi ai cũng muốn nhanh tay chớp lấy thời cơ – ít ra một vài nghệ sĩ có tiếng – để hình thành một xu thế riêng, dễ bề tung hoành mà “cúng dường”! Từ đó – như đã trình bày – sản sinh thêm một bát quái góp vào một trận đò bát quái vốn đã rối rắm, không ai kiểm soát và có quyền kiểm soát được. Nói như vậy để nói rằng làm văn nghệ Phật giáo đúng nghĩa – phục vụ chánh pháp không phải dễ. Trước hết đòi hỏi một tấm lòng và tất nhiên phải biết yêu văn nghệ. Những tư tưởng lập công, chức vụ thăng tiếng là vì “tiếng” sẽ luôn là thế đối lập, không sớm muộn chính những cố tật trần gian ấy sẽ đè bẹp và loại trừ.

Văn nghệ Phật giáo – một lãnh vực gần như thiêng liêng, tự thân nó không hứa hẹn ban thưởng, trả công cho bất kỳ ai, và nó cũng sẽ không ban tặng một bằng ghi công trạng nào hết, nói chi đến một danh hiệu. Cần có một tấm lòng là thế và chỉ để cho “gió cuốn đi” – như lời cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chỉ buông theo chiều gió, mượn gió đưa đi, còn người con Phật chúng ta hẳn không quên câu Phật ngôn là “chính tấm lòng đức hạnh ấy còn có thể đi ngược với chiều gió lan tỏa đi bốn phương tám hướng”. Ðây chính là chìa khóa để cho ai tự cho mình có trách nhiệm về văn nghệ Phật giáo mở hé, nhìn sâu vào bên trong, sẽ cảm nhận được sự hy sinh to lớn của các văn nghệ sĩ Phật giáo suốt đời sống, sáng tác, biểu diễn cho Phật đạo. Muốn vậy, chúng ta phải xác lập được hai thành phần gián tiếp và trực tiếp phục vụ chánh pháp, tránh được sự cào bằng và cả nể theo kiểu thế gian. Vấn đề này mang tính tế nhị và khuôn khổ bài viết không cho phép nên người viết chỉ xin hé mở. Hơn nữa nó đã nằm trong nhiều đề án hoạt động văn nghệ Phật giáo của không ít văn nghệ sĩ Phật tử mà vì lý do nào đó chưa được đệ trình chư tôn lãnh đạo. Ở đây, chỉ xin được hiểu trực tiếp là những nghệ sĩ Phật giáo đúng nghĩa, không hoạt động ngoài xã hội. Họ sẵn sàng chấp nhận sự thiệt thòi về nhiều mặt, kể cả danh hiệu và nổi tiếng.

Họ rất cần có một sân chơi, quần tụ, vui buồn sớt chia để đồng tâm hiệp lực sống – phục vụ chánh pháp. Cái sân chơi ấy - chỉ có được ở những tấm lòng và bàn tay từ mẫn, biết – hiểu và thương văn nghệ Phật giáo , chứ không từ những sự mù tịt, tính toán và vì chức vụ thăng tiến. Lẽ ra, điều này những người lãnh đạo văn nghệ Phật giáo lâu nay đã nghĩ và làm được từ lâu, một điều rất nhỏ nhưng dễ mấy ai nhìn ra. Trong trường hợp này những người có tấm lòng tạo ra sân chơi ấy không thể là lập bè vì cánh hòng để phục vụ chính mình, không vì đạo pháp. Hiểu một cánh đó là người biết chiêu đãi hiền sĩ, cùng chung lo Phật pháp. Tổ chức văn nghệ thường xuyên, liên tục không dừng nghĩ và chọn chính những văn nghệ sĩ trong cuộc (trực tiếp) ấy làm nòng cốt tổ chức và điều hành. Ðó là một cách làm sáng suốt, mang tính khả thi cao về mặt củng cố và định hướng lâu dài. Nếu không như vậy lại cứ dựa vào số văn nghệ sĩ gián tiếp, dựa vào danh tiếng họ thì muôn đời sau văn nghệ Phật giáo vẫn chỉ là thứ văn nghệ dựa hơi, lệ thuộc và không đạt tính chuyên nghiệp cao. Không chuyên nghiệp cao thì không có chuyện phát triển, giữ gìn, nói chi đến tự hào.

Người viết bài này hiện đã được mời vào một sân chơi như vậy luôn tin tưởng rằng đâu đó sẽ còn – có những sân chơi như vậy để còn có nơi gửi gắm nổi niềm – hy vọng về tiền đồ văn nghệ Phật giáo chúng ta. Ở đó còn có sự đùm bọc, thương yêu nhau, cần có nhau – chứ không “cần có” trong các chương trình thời vụ, xong xôi rồi việc. Hiểu và thương các văn nghệ sĩ Phật giáo chính là cơ sở ban đầu làm nên việc lớn của người biết cách “chiêu hiền đãi sĩ”. Anh em văn nghệ sĩ Phật giáo ngồi bên nhau đôi khi khóc với nhau hết sức trần ai. Họ khóc không vì sự nghèo túng trong cuộc sống, mặc dù điều này góp một phần không nhỏ làm tròn thêm từng giọt nước mắt; mà khóc cho tiền đồ gia sản văn nghệ Phật giáo vốn túng nghèo ngày càng thêm rách nát. Họ mang trong tim một nền tự hào về tôn giáo của dân tộc, có khoa học, có lịch sử vẻ vang và tất nhiên gia sản nghệ thuật cũng vô cùng phong phú mà chưa chắc một tôn giáo nào ở đất nước chúng ta có được. Thế mà thời gian qua đã làm được gì?

Ðất lành chim đậu! Nhưng vị có trách nhiệm hoặc vị đang hoạt động văn nghệ Phật giáo nếu cảm thấy mình thiếu những đức tính và tấm lòng dành cho văn nghệ Phật giáo , thì sự cô đơn – bơ vơ (nếu có) thì âu cũng là lẽ đương nhiên. Và, đừng trách những văn nghệ sĩ Phật giáo vì từ nay họ đã tìm được chốn phát triển tài nghệ, làm lợi ích cho Phật đạo. Họ đã hành động đúng bởi vì: “Nếu không gặp được bạn đồng hành, hiền lương, giàu trí lự thì hãy như vua tránh nước loạn, như voi bỏ về rừng”. Câu Phật ngôn pháp cú, trong trường hợp này chí lý thay!

tkl