Tiểu sử Hòa Thượng sáng lập IOC

Tiểu sử Hòa Thượng sáng lập IOC

           Hòa thượng Giáo sư Tiến sĩ Phra Dharmakosajarn hiện là Viện trưởng Viện đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya (MCU), lãnh đạo giáo hội vùng II,  Viện Trưởng tu viện Prayurawongsawat ở Bangkok, và là thành viên của ban  thư ký điều hành cho Giáo Hội Thượng thủ Tăng già Thái Lan.

          Hòa thượng sinh vào ngày 17 tháng 9 năm 1966, ở tỉnh Suphan Buri và xuất gia thọ  Sa di vào năm 12 tuổi. Năm 1976, trong khi vẫn còn là một Sa di, ông đã hoàn tất học vị cao nhất trong việc nghiên cứu tiếng Pali truyền thống ở Thái Lan. Trong cùng năm đó, Quốc vương Thái Lan, đã bảo trợ cho lễ thọ Cụ túc giới của ông tại chùa Phật Ngọc.

          Hai năm sau, Hòa thượng đã nhận bằng cử nhân triết học, thủ khoa danh dự của Trường Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya (MCU). Sau đó ghi danh vào trường Đại học Delhi, Ấn Độ. Nơi đây ông đã đạt được văn bằng Thạc sĩ Pháp ngữ, Thạc sĩ Triết học và một học vị Tiến sĩ. Luận án Tiến sĩ của ông viết bằng tiếng Anh và được xuất bản: Tính vị tha trong thuyết Hiện sinh của Sartre và trong Phật giáo Nguyên thủy, một tác phẩm rất nổi tiếng và được in lại nhiều lần.

          Sau khi nhận học vị Tiến sĩ, ông đã giảng dạy một thời gian tại trường Đại Học Mahachulalongkornrajavidyalay. Năm 1986, Giáo Hội Thượng thủ Tăng già Thái Lan đã cử ông về  ngôi chùa Thái Lan ở Chicago, Hoa Kỳ với cương vị là Dhamaduta ( Tăng sĩ hoằng pháp ). Ông trở về trường Đại Học Mahachulalongkornrajavidyalay giữ chức vị Giám đốc Phân viện và sau đó là  chủ nhiệm khóa nghiên cứu sinh đầu tiên, viện phó đảm trách Kế họach nghiên cứu và đào tạo. Năm 1997, Thượng thủ Giáo hội Phật Giáo Thái Lan tiến cử Ông làm viện trưởng viện Đại Học Mahachulalongkornrajavidyalay, và một năm sau bổ nhiệm ông lãnh đạo Giáo hội vùng II quản lý các tỉnh Ayutthaya, Saraburi,và Ang Thong.

          Ngoài công việc lãnh đạo Tăng đoàn, ông còn là một trong các Tăng sĩ   học giả trí thức của Thái Lan, tác giả của hơn 60 cuốn sách viết về Phật giáo và Triết học. Các tác phẩm của ông được xuất bản bằng tiếng Thái lẫn tiếng Anh. Trong số đó, tác phẩm Lịch sử Triết học Hy Lạp, Con đường tiến đến Hòa Bình của Phật giáo; Đạo Đức Phật giáo; Thế giới quan Phật giáo và Công nhận ngày Đại lễ Phật đản Quốc tế.

          Hòa thượng được mời thuyết pháp trên các đài phát thanh và truyền hình Thái Lan trong suốt 20 năm qua. Hằng năm các bài pháp của Ngài không chỉ được phát trên tòan quốc mà cả thế giới, bao gồm cả hàng lọat bài pháp thọai  trên toàn nước Mỹ. Riêng năm 1994, ông trình bày các bài thuyết trình tại hội nghị chuyên đề của đại hội Phật giáo thế giới tổ chức tại Bangkok và buổi hội thảo giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo đề cập đến hội nghị Liên Hiệp Quốc về vấn đề dân số và phát triển tại Cairo, Ai Cập.

           Tháng 8 năm 2000, ông được mời đến diễn thuyết với chủ đề Quan điểm của Đạo Phật về các  Giải pháp  để giải quyết xung đột, tiến tới Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình thế giới của  thiên niên kỷ giữa các nhà lãnh đạo tinh thần và tôn giáo tại tổ chức Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước. Ba tháng sau, ông đã có một  bài thuyết trình đặc sắc “Sự truyền bá Phật pháp  cho sự nghiệp hòa bình Thế giới” ở Hội nghị Phật giáo Thế giới thứ hai (Đại hội Phật giáo) ở Buddhamonthon, Nakhon Pathom, Thái Lan.

          Nhìn nhận những cống hiến và nghiên cứu học thuật của ông cho Xã hội, Quốc Vương Thái Lan trân trọng  phong ông là Giáo sư triết học Trường Đại Học Mahachulalongkornrajavidyalay vào ngày 16 tháng 12, năm 2003.

          Ông là chủ tịch Ủy ban tổ chức Đại hội Phật Giáo lần thứ II, đồng tổ chức là Đại Học Mahachulalongkornrajavidyalay và Giáo hội Phật giáo Nenbutsushu của Nhật Bản. Hội nghị được tổ chức từ ngày 9 tháng 11 năm 2000 nhằm mục đích trao đổi ý tưởng , phương thức hoằng truyền giáo pháp và xây dựng tình thân hữu giữa các nhà lãnh đạo Phật giáo thế giới và cũng để tổ chức buổi lễ Kỷ niệm Sinh Nhật lần thứ 72 của Quốc Vương Thái Lan. Hơn thế nữa, ông đã hoạt động như một vị chủ tịch Ban tổ chức khởi xướng Hội Nghị sáng lập các Nhà lãnh đạo Tôn giáo Giáo hội thế giới (WCRL) tổ chức tại Buddhamonthon và tại UNESCAP từ ngày 12 tháng 4 năm 2002.

          Hai năm sau,Hòa thượng làm chủ tịch Ban Tổ Chức tổ chức Hội nghị WCRL và Hội nghị thượng đỉnh Thanh niên Hòa bình (WYPS) tại Buddhamonthon từ ngày 24 đến 29 tháng 2 năm 2004. Một lần nữa ông làm Chủ tịch của Ban tổ chức Hội nghị Phật giới quốc tế lần thứ I (IBC) hoạt động như Một nhà Phật giáo Hợp tác và thống nhất, tổ chức tại Buddhamonthon và ở UNESCA, Bangkok, từ 16 đến 20 tháng 7 năm 2004, và cũng từ đó ông là nhà sáng lập chính và là Chủ tịch của đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc, được tổ chức ở Thái Lan. Hòa thượng tiếp tục làm chủ tịch của ban tổ chức Đại hội Phật giáo lần thứ 2 và thứ 3  và lễ Vesak hàng năm của tổ chức Liên hiệp quốc năm 2005 và 2006. Hòa thượng là Chủ tịch của IOC lần thứ 4 tại đại lễ Phật đản quốc tế Liên hiệp quốc được tổ chức từ ngày 26 đến 29 tháng 5 năm 2007.

          Trước đây,Hòa thượng từng  được biết đến như là Phra Maha Prayoon Mererk, Phra Methithammaphon, Phra Rajavaramuni, và Phra Thepsophon, Ngài được Quốc vương Thái Lan trao tước hiệu mới là Phra Dharmakosajarn vào ngày 5 tháng 12 năm 2005 công nhận các đóng góp to lớn liên tục của Ngài cho  Tăng đòan và  tòan xã hội.

Hương Nhũ chuyển ngữ