Khái quát về đại lễ VESAK Liên Hiệp Quốc 2008 tại Việt Nam

Đại lễ Vesak LHQ là một trong các hoạt động văn hoá mang tính quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Ngày 15-12-1999 tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc phiên họp 54, mục 174 của chương trình nghị sự, Liên Hiệp Quốc đã chính thức thừa nhận và tổ chức Đại lễ Phật đản hay còn gọi là đại lễ Tam hợp (kỷ niệm đức Phật đản sinh, thành đạo và niết-bàn, thời gian tương đương với tháng 5 dương lịch) và được gọi là đại lễ Vesak LHQ như ngày lễ hội văn hoá tôn giáo thế giới của Liên Hiệp Quốc tại trụ sở Liên Hiệp Quốc và các trung tâm Liên Hiệp Quốc ở khu vực từ năm 2000 trở đi và được gọi là Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc.

Khái quát về đại lễ VESAK Liên Hiệp Quốc 2008 tại Việt Nam

Ủy Ban Tổ Chức Quốc Tế

I. LỊCH SỬ VÀ SỰ KIỆN

Đại lễ Vesak LHQ là một trong các hoạt động văn hoá mang tính quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Ngày 15-12-1999 tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc phiên họp 54, mục 174 của chương trình nghị sự, Liên Hiệp Quốc đã chính thức thừa nhận và tổ chức Đại lễ Phật đản hay còn gọi là đại lễ Tam hợp (kỷ niệm đức Phật đản sinh, thành đạo và niết-bàn, thời gian tương đương với tháng 5 dương lịch) và được gọi là đại lễ Vesak LHQ như ngày lễ hội văn hoá tôn giáo thế giới của Liên Hiệp Quốc tại trụ sở Liên Hiệp Quốc và các trung tâm Liên Hiệp Quốc ở khu vực từ năm 2000 trở đi và được gọi là Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc.

Vào năm 2000, đại lễ Vesak LHQ đã được long trọng tổ chức tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York với sự tham gia của các truyền thống tông môn pháp phái Phật giáo thuộc 34 quốc gia.

Từ năm 2004 đến nay, dưới sự bảo trợ của chính phủ Hoàng gia Thái Lan và sự chứng minh của Giáo hội Phật giáo Thái Lan, trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn tổ chức 3 lần đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc và bốn lần hội thảo quốc tế tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc Châu Á Thái Bình Dương và Trung tâm Phật giáo thế giới Buddhamonthon, Bangkok, Thái Lan.

Vào ngày 29-5-2007, trong lễ bế mạc đại lễ Vesak LHQ, sau khi xem xét thư thỉnh nguyện của GHPGVN và công hàm của của Bộ Ngoại Giao nước CHXHCNVN, Hoà thượng GSTS. Dharmakosajarn đã căn cứ vào Hiến chương đại lễ Vesak LHQ công bố trước hơn 500 đoàn đại biểu Phật giáo thuộc 62 quốc gia rằng Việt Nam là nước đăng cai ĐLPĐLHQ 2008 và GSTS. Lê Mạnh Thát, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM làm chủ tịch Uỷ ban Tổ chức Quốc tế (viết tắt là IOC).

Đại lễ Vesak LHQ 2008 được Chính phủ Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đăng cai và chủ trì, với sự phối hợp tổ chức của Uỷ ban Tổ chức Quốc tế (IOC)  và Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Địa điểm của đại lễ sẽ được tổ chức tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, Hà Nội, từ ngày 13-17/5/2008. (Theo truyền thống của Phật giáo Việt Nam, đại lễ Vesak LHQ thường được gọi ở Việt Nam là đại lễ Phật đản LHQ 2008. Dưới đây được viết là Đại lễ Phật đản LHQ). 

II. Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH

2.1. Ý nghĩa tâm linh: Thiết lập nhịp cầu tâm linh và học hỏi kinh nghiệm Phật sự của hơn 600 phái đoàn Phật giáo thế giới gần 100 quốc gia; đồng thời thực hiện các nghi thức hành trì của các tông môn pháp phái Phật giáo trên khắp thế giới; tạo hiệu ứng rộng lớn về niềm tin vào các giá trị tốt đẹp của Phật giáo, mang lại cho đời sống xã hội các giá trị hoà bình, an lạc và hữu nghị.

2.2. Ý nghĩa Giáo hội: Là cầu nối giữa Phật giáo Việt nam với Phật giáo thế giới, là cơ hội để Phật giáo khắp thế giới tập hợp nhau lại, để cùng nhau xây dựng cuộc sống hữu nghị, hoà bình vì hạnh phúc của con người. Đối với GHPGVN đây là cơ hội để tỏ rõ vị thế của Phật giáo trong giai đoạn mới, qua đó khẳng định với thế giới về tinh thần đoàn kết tôn giáo và đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam.

2.3. Ý nghĩa văn hoá: Tưởng niệm đại lễ Phật đản LHQ là ngày quốc tế về tôn giáo và văn hoá, tạo sự giao lưu, học hỏi các tinh hoa văn hoá các nước; đồng thời kêu gọi ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá thế giới, trong đó bao gồm các di sản văn hoá Phật giáo cấp thế giới và quốc gia.

2.4. Ý nghĩa học thuật: Gắn liền với chủ trương của Liên Hiệp Quốc và mối quan tâm của quốc gia tổ chức, các chuyên đề Hội thảo Phật giáo thế giới và tuyên bố Hà Nội là sự đóng góp của Phật giáo vào kho tàng tri thức nhân loại, đồng thời đóng góp vào các giải pháp về các vấn đề đời sống xã hội toàn cầu.

2.5. Ý nghĩa chính trị: Tạo hình ảnh tốt đẹp đối với bạn bè thế giới về đất nước và con người Việt Nam yêu chuộng hoà bình, thân thiện, hoà hợp và đoàn kết. Qua đó, nâng tầm vị thế của Việt Nam trên thế giới, thiết lập bang giao và hữu nghị với tất cả quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

2.6. Ý nghĩa kinh tế: Lấy năm 2008 làm “Năm Việt Nam” với các hoạt động phát triển du lịch và đầu tư kinh tế vào Việt Nam, để Việt Nam trở thành điểm đến của du khách quốc tế từ hình ảnh đẹp mà Việt Nam tạo được qua đại lễ Phật đản LHQ 2008. 

III. NĂM PHƯƠNG DIỆN CỦA ĐLPĐLHQ

3.1. Phương diện tín ngưỡng: Yếu tố tín ngưỡng của đại lễ Vesak LHQ bởi sự tập hợp của đông đảo những người có cùng đức tin vào Phật giáo, được thể hiện ở hai phương diện: a) Khoá lễ tụng kinh ngắn của các trường phái Phật giáo Nam tông, Bắc tông và Kim Cang thừa trước khi Hội thảo chính thức được diễn ra vào đầu mỗi ngày làm việc, b) Khoá lễ Phật đản ngoài trời trong khuôn viên của Trung tâm Hội nghị Quốc Gia dưới hình thức một đại lễ tập trung và trọng thể.

3.2. Phương diện văn hoá: Đại lễ Phật đản được Liên Hiệp Quốc thừa nhận là ngày quốc tế của Liên Hiệp Quốc về tôn giáo và văn hoá nên yếu tố văn hoá của lễ hội được quan tâm đặc biệt. Từ sự hội tụ các bản sắc văn hoá của các nước trên thế giới, cũng như phong cách và thái độ ứng xử văn hoá của cá nhân và xã hội, đại lễ Phật đản còn bao gồm nhiều hoạt động văn hoá như triển lãm văn hoá Phật giáo, triển lãm văn hoá Việt Nam, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, hội chợ văn hoá và ẩm thực, xe hoa diễu hành, trang hoàng cờ phướn Phật giáo, lồng đèn, hoa đăng, tạo sự hoành tráng của một lễ hội đa sắc màu.

3.3. Phương diện khoa học: Các chủ đề hội thảo khoa học Phật giáo đóng góp cho đời sống nhân loại là trọng tâm nhất của đại lễ Phật đản LHQ, vì nó quyết định giá trị nội dung và những đóng góp thiết thực của đại lễ. Chủ đề hội thảo đại lễ Phật đản LHQ 2008 gắn liền với truyền thống và bản sắc văn hoá của Việt Nam và đạo Phật Việt Nam nhằm khẳng định sự đóng góp của đất nước và Phật giáo Việt Nam về các giá trị được Liên Hiệp Quốc quan tâm.

3.4. Phương diện tu tập:

Tu tập và ứng dụng giáo lý Phật giáo vào trong đời sống nhằm mang mại một thế giới phát triển, hoà bình và an lạc. Chính vì vậy, một trong các nội dung quan trọng của đại lễ Phật đản LHQ là tổ chức các khoá tu. Có hai loại khoá tu: Một khoá tu dành cho gia đình Phật tử, một hình thái Phật giáo nhập thế, mang đậm nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam, mà các quốc gia Phật giáo khác không có; hai là khoá tu khoá tu dành cho người nước ngoài và người địa phương trước và sau đại lễ Phật đản Phật đản theo truyền thống ở các đại lễ Phật đản trước đã thực hiện.

3.5. Phương diện du lịch văn hóa tâm linh, quảng bá hình ảnh Việt Nam

Để quảng bá hình ảnh Việt Nam, các tour lịch chính thức trong đại lễ và các tour du lịch trước và sau đại lễ Phật đản LHQ là hoạt động không thể thiếu. Hoạt động này vừa đề cao giá trị đại lễ vừa quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam thanh bình, tươi đẹp và thân thiện đối với thế giới. 

IV. CHỦ ĐỀ VÀ ĐỊA ĐIỂM

4.1. Chủ đề chính (Main Theme) 

“Phật giáo và Xã hội Công bằng, Dân chủ, Văn minh”

(Buddhist Contribution to building a Just, Democratic and Civil Society)

4.2. Các chủ đề thảo luận nhóm (Sub-themes)

1)     Vai trò của Phật giáo trong việc ngăn ngừa chiến tranh (War and Conflict: A Buddhist Perspective)

2)     Sự đóng góp của Phật giáo về công bằng xã hội (Buddhist Contribution to Social Justice)

3)     Phật giáo nhập thế và sự phát triển (Engaged Buddhism and Development)

4)     Chăm sóc môi trường: Giải pháp của Phật giáo về sự thay đổi khí hậu (Care for Our Environment: Buddhist Respose to Climate Change)

5)     Vấn nạn gia đình và Giải pháp của Phật giáo (Family Problems and the Buddhist Response)

6)     Diễn đàn “Giáo dục Phật giáo: Sự kế thừa và phát triển” (Symposium on Buddhist Education: Continunity and Progress)

7)     Phật giáo trong thời đại kỹ thuật số (Symposium on Buddhism in the Digital Age)

4.3. Địa điểm

4.3.1. Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, Mỹ Đình, Hà Nội: Khai mạc, bế mạc, các hoạt động hội thảo khoa học, văn hoá, nghệ thuật:

4.3.2. Trung tâm Triển lãm Giảng Võ hoặc Cung Văn Hoá Hữu Nghị: Triển lãm Văn Hoá Phật giáo Việt Nam, Hội chợ văn hoá – ẩm thực và âm nhạc ca múa tạp kỹ được tổ chức tại một trong hai địa điểm dự kiến trên mà không nằm trong khuôn viên của Trung tâm Hội nghị Quốc gia với lý do tổ chức các hoạt động này ở địa điểm riêng là nhằm phục vụ cho đông đảo nhân dân, đồng thời tránh tình trạng gây mất ổn định, trật tự, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến các hoạt động chính tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. 

V. ĐỐI TƯỢNG VÀ THÀNH PHẦN KHÁCH THAM DỰ

5.1. Số lượng quốc gia: Dự kiến khoảng 100 quốc gia.

5.2. Tổng số đại biểu trong và ngoài nước: Dự kiến 5160 người tham dự (danh sách và dự toán được trình bằng văn bản riêng).

5.2.1. Đại biểu nước ngoài: Dự kiến trên 600 đoàn Phật giáo. Mỗi đoàn đều có thành viên chính thức và dự thính. Thành viên chính thức bao gồm đại biểu VIP được bảo trợ toàn bộ. Thành viên dự thính chỉ được bảo trợ nơi ăn, nghỉ trong thời gian dự đại lễ.

5.1.2. Đại biểu Phật giáo trong nước: Các đại biểu Phật giáo thuộc Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, lãnh đạo các Ban trị sự Tỉnh Thành hội Phật giáo được bảo trợ toàn bộ. Tăng Ni và Phật tử còn lại tự túc. 

ĐẠI BIỂU DỰ KIẾN

Đại biểu nước ngoài

Số lượng

Ghi chú

 - Đại biểu LHQ, các Sứ quán tại Hà Nội và các tổ chức quốc tế

100

 

 - Lãnh đạo các giáo hội Phật giáo thế giới (VIPs)

100

 

 - Đại biểu Phật giáo và các học giả Phật giáo thế giới (Offical Delegates)

600

 

- Đại biểu tham dự diễn đàn (Symposium)

70

 

-  Thành viên IOC (ngoại quốc)

50

 

-  Khách dự thính và tham dự khoá tu (Self-paid Observers)

 500

 

 tổng cộng

1,420

 

Đại biểu trong nước

 

 

- Đại diện chính phủ và các cơ quan nhà nước (Government VIP)

100

 

 - Chư tôn đức HĐCM, HĐTS, BTS các tỉnh thành hội GHPGVN (local VIPs)

400

 

 Tăng Ni và Phật tử toàn quốc và Việt kiều (Offical Delegates)

3000

 

 IOC (Việt Nam)

40

 

 Báo đài quốc tế và Việt Nam

 200

 

 tổng cộng

3,740

 

 

 

 

 Tổng số

5160