Phật Giáo Việt Nam ...

Chúng ta cũng còn có bổn phận phát huy tinh thần Phật Giáo, góp phần truyền bá Phật Giáo vào đại chúng ở trong nước cũng như ở hải ngoại để cho họ thấy đâu là con đường quốc gia dân tộc, đâu là những giá trị tinh thần thiết thực và đâu là những giá trị huyền hoặc.

Phật Giáo Việt Nam Và Vấn Đề Gìn Giữ Và Phát Huy Nền Văn Hóa Dân Tộc

Trần Chung Ngọc


Trong bài thuyết trình về đề tài “Sứ Mệnh của Người Phật Tử Đối với dân tộc” tại Tổng Vụ Thanh Niên, Saigon, 1968, Hòa Thượng Thích Đức Nhuận có nói: “Nói riêng về dân tộc Việt Nam thì đạo Phật đã thể nhập vào dòng sống của dân tộc này không thể tách rời ra được nữa… Việt Nam còn, Phật Giáo còn. Phật Giáo còn, dân tộc còn… Phật Giáo đối với dân tộc Việt Nam được coi như một thứ vũ khí tinh thần hiệu nghiệm nhất để vừa đối kháng với nền văn hóa vĩ đại Trung Hoa, vừa thâu thái những tinh hoa của nền văn hóa đó, rồi dung hòa cả hai nền văn hóa Ấn Độ - Trung Hoa với tinh thần phải chăng của dân tộc, làm thành một nền văn hóa VIệt Nam sống động trong tâm tư mỗi người và trong cuộc sống dân tộc” . Trong bài “Vài Nét về Phật Giáo Dân Gian Việt Nam”, Bông Sen số 19, tháng 9, 1994, Giáo Sư Trần Quốc Vượng viết: “Đạo Phật đã ngấm vào lòng người dân như nước ngấm vào lòng đất”. Cùng một nhận định, trong bài “Về sự hội nhập của Phật Giáo vào nền văn hóa Việt Nam”, Giao Điểm số 21, tháng 12 1995, Giáo sư Minh Chi viết “… Phật giáo từ Ấn Độ hay từ Trung Hoa du nhập vào Việt Nam đã có đầy đủ điều kiện để thành tựu một sự hội nhập thật sự vào nền văn hóa Việt Nam, vào cuộc sống của dân tộc Việt Nam. ” Hội nhập, theo giáo sư Minh Chí đến mức như “Nước hòa với sữa, đến nỗi không thể phân biệt được đâu là nước đâu là sữa”.

Nhận định của một bậc xuất gia đạo cao đức trọng như Hòa Thượng Thích Đức Nhuận và của hai vị giáo sư có tên tuổi như Trần Quốc Vượng và Minh Chi cho chúng ta thấy, cái nền văn hóa Việt Nam dính liền với lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam mà con dân Việt Nam ai cũng lấy làm hãnh diện, đã dung hợp rất nhiều ảnh hưởng của Phật Giáo. Cho nên, Phật Giáo ắt đóng một vai trò quan trọng nhiệm vụ gìn giữ và phát huy nền văn hóa dân tộc, một nhiệm vụ chung của mọi người dân Việt. Gìn giữ và phát huy như thế nào? Theo thiển ý, nhiệm vụ này gồm có hai phần:

1. Ngăn chặn sự xâm lăng văn hóa của những ý thức hệ không tương hợp với nền văn hóa Việt Nam. Điều này không có nghĩa là bài ngoại một cách mù quáng, không tiếp nhận những cái hay cái đẹp trong các nền văn hóa khác. Vấn đề là chúng ta phải ngăn chặn sự xâm nhập của những ý thức hệ không hợp với dân tộc tính và đã chứng tỏ trong lịch sử nhân loại là không có căn bản đạo đức, tự do, dân chủ, cũng như tinh thần từ bi, khoan dung của Phật Giáo, những đức tính đã thấm nhuần trong lòng dân tộc Việt Nam từ bao nhiêu thế kỷ.

2. Gìn giữ, phát huy nền văn hóa dân tộc bằng cách luôn luôn cải tiến cho ngày càng tốt đẹp và hợp với thời đại mới, thời đại của khoa học và kỹ thuật, nhưng không xa lìa dân tộc tính, đạo đức và tinh thần từ bi hỉ xả của Phật Giáo; lọc lựa để tiếp nhận những cái hay cái đẹp trên thế giới để cho nền văn hóa dân tộc ngày càng phong phú hơn, củng cố tinh thần yêu nước, giữ nước và xây dựng nước, truyền thống của dân tộc Việt Nam. Điều này chỉ có thể thực hiện được qua chính sách mở mang dân trí để cho người dân biết tới những sự thực lịch sử, lấy đó làm kinh nghiệm, và cập nhật hóa kiến thức về những tiến bộ trên thế giới.

Trước ngưỡng cửa Thế Kỷ 21, khi mà các cuộc xâm lăng quân sự chuyển sang xâm lăng văn hóa, người dân Việt Nam phải ý thức được tầm quan trọng của vấn đề gìn giữ nền văn hóa dân tộc, nếu chúng ta không muốn một ngày nào đó trong tương lai, con cháu chúng ta không dám ngẩng mặt lên vì đã mất đi niềm hãnh diện của dân tộc, hay nói khác đi, đã bị nô lệ hóa, một hình thức nô lệ tệ hại và mất phẩm cách con người nhất.

Thật vậy, lời khuyên nhủ sau đây của Giáo Hoàng Gia Tô La Mã John Paul II sẽ cho chúng ta thấy rõ vấn đề: Trong một bài diễn văn tại Maribor, Slovenia, ngày 19 tháng 5 năm 1996, Giáo Hoàng Giatô La Mã John Paul II than phiền về sự suy thoái của niềm tin tôn giáo và kêu gọi các quốc gia phải bảo tồn nền văn hóa dân tộc, nguyên văn như sau: “Sự suy thoái của các lý tưởng đã phá ngầm nhân văn thế tục và mang tới lòng hoài nghi. Niềm tin tôn giáo phải lấp khoảng trống này và tạo ra một kết nối với khoa học. Các quốc gia PHẢI GÌN GIỮ NỀN VĂN HÓA CỦA HỌ như là MỘT BIỂU THỊ CỦA PHẨM CÁCH QUỐC GIA”. (The warning of ideologies, he (the Pope) said, has undermined secular humanism and brought on skepticism. Religious belief must fill the void and create a bond with science. Countries must preserve their culture as an _expression of national dignity. (“Wisconsin State Journal”, May 20, 1996, Daniel J. Wakin, Associated Press). Trong cái thế giới đa dạng, đa tôn giáo này, John Paul II đã ngộ được một điều: phẩm cách quốc gia chính là nền văn hóa dân tộc. Trước câu nói này, cả thế giới hân hoan và tin tưởng rằng, trong tương lai gần, John Paul II sẽ ra lệnh cho tín đồ của Ngài chấm dứt những hành động xâm lăng văn hóa vào các quốc gia ở Á Châu, Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh v. v…, nơi đây những nền văn hóa địa phương có bản chất rất xa lạ nếu không muốn nói là đối ngược với nền văn hóa Gia Tô Tây Phương.

Riêng đối với Việt Nam, một người uyên bác như Ngài chắc cũng biết rằng, nền văn hóa dân tộc của Việt Nam tuyệt đối không tương hợp (incompatible) với nền văn hóa Gia Tô của Tây Phương, và dân tộc Việt Nam cũng đã ý thức được thế nào là phẩm cách quốc gia từ ngàn đời nay rồi. Cho nên, trong suốt mấy trăm năm truyền đạo với sự hỗ trợ của chính quyền đô hộ Pháp, cộng với 9 năm cầm quyền ở miền Nam của ông Tổng Thống GiaTô Ngô Đình Nhiệm, dù các giáo sĩ và chức sắc GiaTô đã làm đủ mọi cách, từ dùng bả vật chất cho tới cưỡng bách vào đạo, mà số người theo GiaTô Giáo chưa bao giờ lên quá 7% của tổng số dân số. Cho tới bây giờ, một số giáo dân Việt Nam vẫn sống trong những làng mạc riêng biệt, với nếp sống riêng, xa lạ với phong tục tập quán của người Việt, như người ngoại quốc sống giữa chính đồng bào của mình” (Nguyễn Văn Trung: “Nhận Định 1, Nam Sơn, Saigon”, Thích Nhất Hạnh trích dẫn trong “Lotus in a Sea of Fire”, trg. 24). Những sự kiện này cho thấy dân tộc Việt Nam trên thực tế đã từ chối, không chấp nhận một nền văn hóa GiaTô mà từ cấu trúc, tư tưởng, tín điều, nghi lễ v. v… đều không hợp với nền văn hóa Việt Nam.

Nhưng những kinh nghiệm trong quá khứ đã cho chúng ta thấy rõ, “lời nói đi đôi với việc làm” là chuyện hiếm hoi trong lịch sử GiaTô Giáo trên toàn cầu. Qua những lời phát biểu của John Paul II ở những nơi khác, người ta thấy rõ là trong thâm tâm Ngài vẫn ấp ủ một niềm tin của thời Trung Cổ: chân lý GiaTô là chân lý chân thật duy nhất, và một nền văn minh xứng đáng với con người phải là nền văn minh KiTô. Ở đây giáo hoàng đã lấy cái nền văn minh Tây Phương vào làm nền văn minh KiTô trong khi thực ra thì lịch sử đã chứng minh rằng bản chất của KiTô giáo là phản văn minh, phản tiến bộ (tôi sẽ trở lại vấn đề này trong một đoạn sau). Niềm tin này đã đầu độc những tín đồ kém hiểu biết từ khi họ còn nhỏ, nhất là ở trong các nước chậm tiến, dân trí còn thấp kém.

Bởi vậy, trong khi Tây phương đã thấy rõ bản chất của GiaTô La Mã giáo và dần dần từ bỏ tôn giáo này, hay ít ra cũng không còn tin vào những tín lý huyền hoặc hay những huyền thoại trong Thánh Kinh nữa, thì ở Mỹ, ông Nguyễn Văn Chức, niềm hãnh diện của giới trí thức GiaTô, Tổng Thư Ký Liên Đoàn GiaTô Hải Ngoại, vẫn sống trong cái mà Tiến Sĩ Barnado gọi là “bóng tối dày đặc của ý thức hệ La Mã” (The thick darkness of Romanism) và phát biểu trong bài thuyết trình ở Denver, Colorado ngày 13/08/1993, một câu có tính cách mạ lỵ cả một dân tộc như sau: “Quyển Thánh Kinh sẽ là cẩm nang trong sứ mạng phục hưng con người và đạo lý tại Việt Nam”. (“Tạp chí ngày nay, số 144, trang 17, tháng 9/1993, Kansas”; Chu Văn Trình: “Văn Sử Địa 1994, tập I”; và Đỗ Mậu: “Tâm Thư”). Thật vậy, ông Chức đã đồng hóa một số người mà có thể ông đã thù hận trên căn bản đối nghịch ý thức hệ với cả một dân tộc trong câu nói trên, chưa kể đến chuyện quyển Thánh Kinh sẽ phục hưng con người và đạo lý tại Việt Nam như thế nào, điều mà chúng ta phải nghiên cứu, phân tích cẩn trọng.

Vì sự thực thi điều này có thể ảnh hưởng tới tương lai dân tộc, tới nền văn hóa cổ truyền của Việt Nam, phản ánh một ý đồ xâm lăng văn hóa theo sách lược của các cha cố và thực dân Pháp ngày xưa, ngược hẳn với tư tưởng cấp tiến của John Paul II đã nêu ở trên, cho nên đứng trên cương vị của một người dân Việt Nam, đặt quyền lợi tổ quốc trên hết, đặt việc công trên tình quen biết riêng tư (tôi và ông Nguyễn Văn Chức vốn là bạn cùng khóa, nằm cùng phòng với nhau suốt 10 tháng trời trong trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định), tôi không thể không thắp lên một ngọn đèn nho nhỏ để soi sáng sự thật:

Đức Khổng Tử đã chẳng nói: “Thay vì ngồi nguyền rủa bóng tối, tốt hơn là thắp lên một ngọn đèn nhỏ” hay sao? Cái hạnh nguyện của người cư sĩ Phật Giáo là với tinh thần vô úy, với từ bi tâm, phải dấn thân vào làm những việc không thể không làm, nói những điều không thể không nói, làm và nói trong tinh thần không chấp trước, tôn trọng sự thực, không gian dối, không bịa đặt, không xuyên tạc, hy vọng mang lại phần nào ích lợi cho quốc gia đồng bào, dù biết rằng những việc làm hay lời nói của mình có thể đưa tới những thiệt thòi cho chính bản thân.

Sự dấn thân này tuyệt đối không bắt nguồn từ lòng thù hận mà từ lòng mong muốn một sự cải tiến để tốt đẹp hơn qua chánh kiến và chánh tư duy, kết quả của nghiên cứu và suy luận. Có nhiều người cho rằng: “Chúng ta không bao giờ nên phê phán, chỉ trích tôn giáo của người khác,” dù nhiều khi những cái gọi là “phê phán” hay “chỉ trích” chỉ là những sự kiện lịch sử không ai có thể phụ nhận. Tôi tôn trọng những tình cảm cao quý trên của họ. Nhưng sống trong một xã hội mà mọi sự đều liên hệ tới nhau, thái độ này có hại nhiều hơn là có lợi. Thật vậy, trong cuốn “Nền Tự Do của Mỹ và Quyền Lực Gia Tô” (“American Freedom and Catholic Power”, The Beacon Press, New York, 1950, trg. 4-5) Paul Blanshard viết như sau:

“Anh không bao giờ nên chỉ trích tôn giáo của người khác,” cái giáo lý vô hại đó, sinh ra từ những tình cảm cao quý, thật là nguy hại cho lối sống dân chủ. Nó không biết đến bổn phận phải bênh vực sự thực trong mọi ngành tư duy của mọi công dân tốt. Nó không xét đến sự kiện là phần lớn cái mà con người gọi là tôn giáo cũng là chính trị, lành mạnh xã hội và kinh tế. Giữ yên lặng về “tôn giáo của người khác” có thể đưa đến nền y tế hạng hai, nền giáo dục thấp kém, và chính quyền phản dân chủ.

Tôi tin rằng mọi công dân Mỹ - Gia Tô và phi GiaTô - đều có bổn phận phải nói lên vấn nạn Gia Tô, vì những vấn đề liên hệ tới Gia Tô đi vào trọng tâm của nền văn hóa và quốc tịch của chúng ta. Nói thẳng về nền văn hóa và quốc tịch của chúng ta. Nói thẳng về vấn nạn này có thể bị nhiều nguy hiểm cay đắng, hiểu lầm và ngay cả sự cuồng tín, nhưng những nguy hiểm của sự yên lặng lại còn lớn hơn. Bất cứ người nào phê phán về những chính sách của hệ thống quyền lực Gia Tô đều phải gồng mình lên đội cái mũ “chống Gia Tô”, vì đó là một phần trong sách lược chống đỡ của hệ thống Gia Tô: chụp cái nhãn hiệu này lên những người đối lập; và họ cũng phải cam chịu mang danh hiệu là kẻ thù của dân GiaTô, vì hệ thống GiaTô luôn luôn đồng hóa những tham vọng của giới giáo sĩ với những cái mà họ cho là ước muốn của tín đồ. ” (“You should never criticese another man’s religion”, that innocent-sounding doctrine, born of the noblest sentiments, is full of danger to the democratic way of life. It ignores the duty of every good citizen to stand for the truth in every field of thought. It fails to take account of the fact that a large part of what men call religion is also politics, social hygience and economics. Silence about “another man’s religion” many mean acquiescence in second-rate medicine, inferior education and anti democratic government.

I believe that every American – Catholic and non-Catholic – has a duty to speak on the Catholic question, because the issues involved go to the heart of our culture and our citizenship. Plain speaking on this question involves many risks of bitterness, misunderstanding and even fanaticism, but the risks of silence are even greater. Any critic of the policies of the Catholic hierarchy must steel himself to be called “anti-Catholic”, because it is part of the hierarchy’s strategy of defense to place that brand upon all its opponents; and any critic must also reconcile himself to being called an enemy of the Catholic people, because the hierarchy constantly identifies its clerical ambitions with the supposed wishes of its people).

Ý thức được những điều trên và chấp nhận những nhãn hiểu có thể chụp lên đầu và cả những lời trách cứ của những người không muốn dính vào “tôn giáo của người khác”, sau đây tôi sẽ cố gắng phân tích vấn đề GiaTô, dựa theo những tài liệu khả tín hiện hữu, và dựa theo hiểu biết hạn hẹp cá nhân.

Vấn đề đầu tiên được đặt ra là chúng ta phải nghiên cứu kỹ càng nội dung ý kiến của ông Nguyễn Văn Chức: dùng Thánh Kinh GiaTô làm “cẩm nang mang sứ mạng phục hưng con người và đạo lý ở Việt Nam” đề từ đó dựa vào đâu mà chấp nhận hay loại bỏ? Thiết tưởng không còn cách nào hơn là mang vấn đề này ra mổ xẻ và phổ biến trong quảng đại quần chúng vì nó liên hệ đến tương lai của cả một dân tộc. Bài khảo luận nho nhỏ này, dựa trên sự kiện chứ không dựa trên cảm tính, viết ra không ngoài mục đích trên, và với hy vọng sẽ cho chúng ta một giải đáp hợp lý.

Vì đây là một chủ đề liên hệ đến Thánh Kinh Gia Tô, mà Thánh Kinh lại là căn bản ý thức hệ GiaTô, cho nên tôi không thể tránh được việc bàn luận đến cuốn sách này cũng như đến GiaTô Giáo. Chúng ta biết rằng, trong những xã hội dân chủ tự do như ở Mỹ, cuốn Thánh Kinh được bày bán khắp nơi, và được những người truyền đạo hăng say đứng ở đầu đường phát không cho những người đi qua đi lại ở nhiều trường đại học, do đó không phải là một vật thiêng liêng bất khả xâm phạm của một tôn giáo, và nếu tôi có luận trên cuốn sách này thì cũng chỉ là đi theo gót hàng trăm học giả, giới chức tôn giáo đã xuất bản những công cuộc nghiên cứu, phân tích của họ về cuốn Thánh Kinh. Thời buổi này, trong những xứ văn minh tiến bộ Âu Mỹ, không có ai còn sử dụng cái quyền “Cha Nhà Thờ, tha hồ nói, và người ngoại đạo chỉ có quyền tha hồ nghe” (mượn ý của Giới Tử) để lên án những chuyên gia, học giả nghiên cứu về Gia Tô Giáo cũng như về Thánh Kinh là “chống phá tôn giáo”, “chia rẽ tôn giáo”, “đụng chạm đến quyền tự do tín ngưỡng riêng tư”, hay ngớ ngẩn hơn nữa là “thiên CS”, “làm tay sai cho CS”, “theo sách lược chống phá tôn giáo của CS” v. v… Những luận cứ như vậy nghe có vẻ khôi hài, phản trí thức, và phản tiến bộ một cách đáng thương, phản ánh những đầu óc cuồng tín và không đủ kiến thức, khả năng để thảo luận nghiêm chỉnh một vấn đề, cho nên chỉ còn biết lên án vu vơ bất cứ ai viết đụng đến GiaTô Giáo hay Thánh Kinh, dù rằng họ chỉ viết ra những sự thực bất khả phản bác.

Trước hết, nhận xét đầu tiên của tôi là câu của ông Nguyễn Văn Chức phản ánh một niềm tin tôn giáo, một niềm tin đặc thù GiaTô mà chúng ta thường thấy còn sót lại ở một phần các xứ Nam Mỹ, Phi Châu, Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân, và buồn thay, ở một thiểu số trên đất nước Việt Nam, chứ không phải là một sự hiểu biết về Thánh Kinh, hay lịch sử của Gia Tô La Mã giáo. Bởi vì bất cứ người nào, với một sự lương thiện trí thức tối thiểu, khi đã đọc kỹ cuốn Thánh Kinh và biết về lịch sử Gia Tô Giáo trên toàn cầu, thì không thể nào thốt ra một câu như vậy mà không cảm thấy ngường ngượng với chính lương tâm của mình. Tôi sẽ chứng minh điều này bằng một số tài liệu, tuy ít ỏi nhưng cũng có thể gọi là tạm đủ, để quý vị đọc giả có thể biết được những điều cần thiết về lịch sử Gia Tô Giáo trên hoàn cầu và nội dung cuốn Thánh Kinh. Tôi hy vọng với sự hiểu biết này, quý độc giả sẽ có một nhận định nghiêm chỉnh về cái gọi là “phục hưng con người và đạo lý ở Việt Nam” bằng quyển Thánh Kinh.

Thứ đến, nhiệm vụ gìn giữ và phát huy nền Văn Hóa Việt Nam là nhiệm vụ gìn giữ và phát huy tinh thần dân tộc. Do đó, Phật Giáo, một tôn giáo của đa số người dân Việt Nam, ắt phải góp một phần quan trọng trong nhiệm vụ này.

Với nội dung như trên, bài khảo luận này gồm có ba phần: 1. Lịch sử Gia Tô La Mã Giáo; 2. Nội Dung Thánh Kinh và 3. Phật giáo với Nhiệm vụ giữ gìn và phát huy nền văn hóa dân tộc.

I
I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIA TÔ LA MÃ GIÁO

Khảo sát về lịch sử Gia Tô La Mã giáo, một số học giả đã đồng ý ở một điểm: đó là một lịch sử đẫm máu của gần 2000 năm đầy tội ác, phi luân lý, phi đạo đức; một lịch sử đã mang quá nhiều bất hạnh to lớn tới nhân loại so với những việc từ thiện bác ái nhỏ nhoi, thường là thực hiện với chủ đích dùng bả vật chất để thu nhặt tín đồ, mà Giáo Hội Gia Tô thường vẫn thổi phồng để cho thế giới quên đi, không nghĩ đến cái lịch sử đen tối của Giáo hội. Tôi sẽ trở lại thực chất của những hoạt động từ thiện của Gia Tô giáo trong một đoạn sau. Ở đây, tôi chỉ xin trích dẫn một nhận định tổng quát của B. S. Rajneesh trong cuốn “Linh Mục và Chính Trị Gia: Những Mafia của Linh Hồn” (Priests & Politicians: The Mafia of the Soul”, The Rebel Publishing House GmbH, Cologne, West Germany, 1987, trg. 25): “Nếu con người nghèo đói, họ có thể dễ bị dụ vào KiTô giáo, đặc biệt là Gia Tô giáo. Những trường học, nhà thương và viện mồ côi của họ chẳng qua chỉ là những xưởng để dụ người ta trở thành tín đồ Gia Tô” (If people are poor and hungry, they can be easily converted to Christianity, particularly into the Catholic Church. Their schools, their hospitals, their orphanages are nothing but factories for converting people into Catholics).

Hiện nay số tài liệu khảo cứu về Gia Tô La Mã Giáo rất là phong phú. Đã có những công cuộc nghiên cứu và viết thành sách với đầy đủ tài liệu xác tín về mọi khía cạnh của tôn giáo này: từ tổ chức quyền hành toàn trị cho tới phương pháp truyền đạo; từ các triều đại dâm loại của các Giáo Hoàng cho tới các cuộc Thánh Chiến để tiêu diệt những người ngoại đạo; từ những hành động đàn áp, giết chóc khoa học gia, ngăn chặn sự tiến bộ của khoa học để bảo vệ những điều sai lầm trong Thánh Kinh cho tới những toan tính diễn giải lại Thánh Kinh để cho phù hợp với những sự kiện khoa học; từ mưu toan thống trị hoàn cầu cho tới những sự dẫn đường hay liên kết với các chế độ thực dân; từ những cuộc săn lùng “phù thủy” cho tới những tòa hình án tra tấn dã man những người bị kết án là “dị giáo” (những người không có cùng quan niệm và lòng tin tôn giáo như các tín đồ Gia Tô); từ sách lược tiêu diệt dân Do Thái cho đến mưu toan tiêu diệt tất cả các nền văn hóa không phải là Gia Tô; từ sự sa đọa tinh thần của một số không nhỏ lãnh đạo tinh thần Gia Tô, rượu chè trai gái cho tới cưỡng bách tình dục trẻ em và nữ tín đồ; từ những phương cách vơ vét của cải tài nguyên của các giáo hội địa phương cho tới những kế hoạch kinh tài phi luân; từ những liên kết chính trị với Phát xít Đức, Ý cho tới những hoạt động che dấu tội phạm chiến tranh trong các tu viện và qua các cơ quan từ thiện; từ những hành động ve vuốt ngoài mặt cho tới những âm mưu lũng đoạn cơ cấu chính trị và kinh tế của các nước thuộc Xã Hội Chủ Nghĩa; từ những ngụy tạo phép lạ cho tới việc buôn bán các Thánh tích giả mạo hay phong Thánh từng loạt để mê hoặc, chiêu dụ đám tín đồ kém hiểu biết v. v…. ; thật quả là không thiếu một phương diện nào.

Lẽ dĩ nhiên, đa số tín đồ Gia Tô không hề biết tới những sự kiện lịch sử kể trên, và dù có biết cũng không tin, vì họ được nhồi vào đầu óc từ nhỏ là: nghi ngờ sự cao quý và chân thực của đạo Chúa là có tội, phải đày đọa xuống hỏa ngục; và mọi phê phán về Giáo Hội GiaTô là do lòng ghen ghét cái tôn giáo cao quý và đầy tình thương của Chúa. Họ không hề để tâm suy nghĩ và dùng đầu óc suy luận để thấy rằng: Xưa nay con người thường ngưỡng mộ và kính phục những gì cao quý, nhân ái và đạo đức chứ có ai lại đi ghen ghét những cái gì cao quý và đầy tình thương? Họ không hề biết là đa số các công cuộc khảo cứu về Gia Tô Giáo lại do chính những người trong Giáo hội viết ra, những người đã biết rõ những sự thực của Giáo hội mà những tín đồ hay người ngoại đạo không bao giờ có thể biết đến, những tác giả nghiên cứu này gồm các Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục, nhà Thần Học, và học giả Gia Tô, chưa kể đến các giáo sư đại học chuyên về tôn giáo.

Hiển nhiên, trong khuôn khổ một bài khảo luận, tôi không có cách nào trình bày đầy đủ về các chi tiết trên, do đó, trong phần khảo sát về lịch sử này tôi xin tự giới hạn trong vài điểm chính: “Giáo Hội Gia Tô La Mã phát triển ra sao, đã có những ảnh hưởng gì trong sự phát triển con người, và đã mang lại bao nhiêu phúc lợi cũng như bất hạnh cho nhân loại?”.

Đại cương thì, đọc lịch sử Gia Tô La Mã Giáo, chúng ta thấy rằng trong suốt gần 2000 năm nay, tôn giáo này chưa bao giờ hòa hợp với bất cứ một tôn giáo nào khác, kể cả những tôn giáo cũng thờ một Chúa KiTô. Khi ở vị thế có thể nắm quyền thế gian thì tôn giáo này đã làm đủ mọi cách, dùng mọi quyền lực và thủ đoạn, thường là bất nhân tàn ác, để bành trướng bằng sắt máu, tiêu diệt các tôn giáo khác. Đi tới địa phương nào, tôn giáo này cũng tự cho là cao quý khai phóng nhất, phỉ báng các tôn giáo và truyền thống dân tộc địa phương và tìm cách tiêu diệt nền văn hóa địa phương để thay vào đó bằng một nền văn hóa hẹp hòi, tàn độc của Gia Tô giáo Tây phương. Kinh nghiệm Việt Nam cho thấy, giáo sĩ Alexandre de Rhodes, khi tới Việt Nam truyền đạo, đã xuyên tạc, mạ lỵ cả ba tôn giáo lớn ở Việt Nam là Phật Giáo, Khổng Giáo, và Lão Giáo, gọi đức Phật, Khổng Tử bằng những danh từ thiếu văn hóa (Xin đọc “Phép Giảng 8 Ngày” của Alexandre de Rhodes).

Chính sách truyền bá đạo bằng bạo lực và sách lược tiêu diệt các nền văn hóa khác đã được chứng minh bởi những lời xin lỗi của John Paul II với các nước trong Thế Giới thứ Ba (nhưng quên mất Việt Nam) trong nhiều cuộc công du gần đây, và lời kêu gọi giáo dân phải sám hối về những tội ác là bất hạnh mà giáo hội Gia Tô đã gây ra cho nhân loại. Giáo Hoàng hi vọng thế giới sẽ quên đi những trang sử đen tối của Giáo hội GiaTô với các khẩu hiệu (motto) như sau:

“Xin lỗi nhé! Nhân danh Chúa của chúng tôi, chúng tôi đã nô lệ hóa các người. Xin lỗi nhé! Chúng tôi đã giết các người. Xin lỗi nhé! Chúng tôi đã chia rẽ, xâu xé, tàn phá quốc gia của các người. Bây giờ các người có thể tin tưởng ở chúng tôi được rồi. ” (Sorry! In the name of our God, we enslaved you. Sorry! We killed you. Sorry! We screwed up your country. You can trust us now. (A Freethinker on Vietnet).

Nhưng thế giới nói chung có lẽ không bao giờ có thể quên được những bất hạnh mà Gia Tô Giáo đã mang tới cho nhân loại, vì càng ngày ta càng thấy nhiều sách báo viết về cái lịch sử tàn bạo này, và Việt Nam nói riêng, có lẽ không bao giờ có thể quên được cái giai đoạn lịch sử cay đắng gần 100 năm nô lệ và 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn của dân tộc mà Gia Tô La Mã giáo đã dự phần không nhỏ gây nên với sự phụ giúp của một số không nhỏ tín đồ bản xứ nhưng vong bản.

Sau đây chỉ là sơ lược những điểm chính trong lịch sử hình thành và phát triển của tôn giáo này, dựa trên những công cuộc khảo cứu nghiêm túc của một số chức sắc Gia Tô và học giả Âu Mỹ. Trước hết, về lịch sử Gia Tô La Mã Giáo chúng ta cần biết rõ một sự kiện: lịch sử Ki Tô Giáo (Christianity), cho tới Thế Kỷ 16, cũng là lịch sử GiaTô La Mã giáo (Roman Catholicism), như Joseph L. Daleiden đã viết: “Khi chúng ta ôn lại lịch sử của KiTô Giáo chúng ta cần phải nhớ rằng, trước công cuộc cải cách (Thế Kỷ 16; TCN), KiTô Giáo như là một tổ chức đồng nghĩa với Giáo Hội Gia Tô và Giáo Hoàng là người cai quản giáo hội đó, cho nên mọi việc xấu ác của KiTô giáo từ lúc đầu cho tới công cuộc cải cách là trách nhiệm, trực tiếp hay gián tiếp, của Giáo Hoàng triều”. (As we review the history of Christianity, bear in mind that prior to the Reformation, Christianity as an institution was synonymous with the Catholic Church, and the pope was in charge of that church. Therefore, all the evils of Christianity from its inception to the reformation were directly or indirectly the responsibility of the Papacy - “The Final Superstition”, Prometheus Books, New York, 1994, trg. 52).

Nghiên cứu về lịch sử KiTô Giáo chúng ta thấy rằng, trong ba thế kỷ đầu, KiTô giáo tương đối hiền hòa và bản chất cũng siêu thoát, trong đó có một phái theo chủ thuyết tự chứng, đạt giải thoát qua kiến thức và sự hiểu biết sâu xa về thực tại, cùng kinh nghiệm tu chứng bản thân. Đó là Phái Ngộ Thuyết KiTô (Gnostic Christianity). Tên này lấy từ gốc Hi Lạp, Gnosis, có nghĩa là kiến thức. Những người trong môn phái này đã chê trách “những người tự xưng là Giám Mục và Trợ Tế, làm như họ đã được Thượng Đế ban quyền cho và gọi những người tự xưng một cách trơ tráo này là “những con kênh không có nước”. (The Christian sect known as the Gnostics childed those who “call themselves bishops and also deacons, as if they had received their authority from God…” and called those who made such audacious claims “waterless canals”, (Joseph L. Daleiden, Sđd, trg. 52). Nhưng môn phái này bị giáo hội tự phong là chính thống KiTô (nghĩa là Gia Tô La Mã Giáo cho tới thế kỷ 16), kết án là dị giáo và khi giáo hội Gia Tô liên kết và nắm được quyền lực thế gian, thì tìm cách tiêu diệt môn phái này và tất cả những tín ngưỡng không thuận theo ý hệ GiaTô. Khi đại đế Constantine theo KiTô Giáo và lập KiTô Giáo làm quốc giáo thì tôn giáo này nắm được địa vị và quyền hành tuyệt đối trên thế gian.

Và từ đó đạo Gia Tô đã phát triển lên đến “đỉnh cao trí tuệ của loài người”, kết quả là đưa Âu Châu vào 1000 năm đen tối, từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 15, được gọi là thời đại đen tối (Dark Ages), vì đó là “thời đại của sự man rợ và đen tối trí thức” (The ages of barbarism and intellectual darkness, Grolier Electronic Publishing 1995), thời đại mà giáo hội Gia Tô đã đốt tất cả sách vở, sử liệu thuộc mọi tín ngưỡng khác, thay thế vào đó bằng ý hệ đen tối trí thức của GiaTô Giáo bằng những tư liệu ngụy tạo; cấm mọi thảo luận triết lý trong dân gian, chủ xướng những cuộc Thánh Chiến tàn bạo nhất; lập ra những tòa hình án xử dị giáo với những hình cụ tra tấn ác độc dã man nhất trong lịch sử nhân loại, gây khủng bố chết chóc cho nhiều triệu người ở khắp Âu Châu, kéo dài qua thời đại đen tới cho tới giữa thế kỷ 19; làm tiền phong hay theo gót những đoàn quân thực dân để truyền đạo trên khắp năm châu v. v…. Chúng ta hãy sơ lược duyệt qua cái lịch sử hình thành và phát triển của Gia Tô giáo kể trên qua một số tài liệu điển hình sau đây.

Chủ trương tiêu diệt tất cả những tín ngưỡng khác của GiaTô giáo bắt đầu bằng một chính sách man rợ và phản tiến hóa nhất của nhân loại là đốt tất cả mọi sách vở, tài liệu, chứng tích lịch sử liên hệ đến các tín ngưỡng khác và liên hệ đến những sự thật về KiTô giáo và nhân vật Giê-Su… Về sự kiện này, trong cuốn “Những dối trá và huyền thoại của Thánh Kinh” (Deceptions and Myths of the Bible, The Citadel Press Book, Carol Publishing Group, New York, 1995, trg. 444, Lloyd M. Graham đã viết như sau:

“Sự hủy diệt mọi chứng tích về phái Ngộ Thuyết KiTô và những nguồn tài liệu về đa thần là “tác phẩm đầu tiên” của KiTô giáo. Chính các nhà truyền giáo đã khởi sự, ở Antioch, như được nói đến trong sách “Công Vụ các Sứ Đồ” (Acts)… Do lệnh của giáo hội, tất cả kinh sách của những người ủng hộ phái Ngộ Thuyết đều bị đốt, cũng như 36 cuốn của Porphyry (Porphyry là một triết gia (232-305) A. D. ; Lloyd M. Graham giảng A. D. là A(fter) D(elusion), chủ trương triết lý là phương tiện giải thoát và nhấn mạnh đến lối tu khổ hạnh để tinh khiết hóa con ngườI- TCN).

Giáo hoàng Gregory VII đốt thư viện Apollo chứa đầy kiến thức cổ xưa. Hoàng đế Theodosius đốt sạch 27,000 tài liệu về học phái huyền bí vì những tài liệu này chứa những căn bản giáo lý của ngũ Kinh. Bằng cách ban trọng thưởng, Ptolemy Philadelphus gom góp 270,000 tài liệu cổ và đốt sạch chúng vì cùng lý do như trên. Sự hủy diệt văn hóa này vẫn tiếp tục sau khi những nhà lập giáo đã qua đời; những tín đồ cuồng tín mà họ đào tạo ra tiếp tục công việc này: đoàn Thập tự quân đốt tất cả sách vở mà họ có thể kiếm ra được, kể cả những cuộn nguyên bản Thánh thư Do Thái. Năm 1233 những tác phẩm của Maimonides (một triết gia Do Thái xuất sắc, 1135-1204; TCN) bị đốt đi cùng với 12,000 cuốn của Kinh Talmud. Năm 1244, 18. 000 cuốn sách đủ mọi loại bị hủy. Theo Draper, Hồng Y Ximenes đã đốt 80,000 bản văn của Ả Rập ở công trường Granada. Ở Tân Thế Giới (châu Mỹ), toàn bộ kiến thức cổ xưa bị những người KiTô Tây Ban Nha phá hủy cùng với đền đài chứa đựng những kiến thức này.

Sau khi đã phá hủy mọi chứng tích, những nhà lập giáo KiTô đầu tiên đã có thể thay thế những kiến thức cổ xưa này bằng những điều vô nghĩa của họ. Và để chứng minh những điều vô nghĩa này, họ đã thay đổi lời lẽ và gài vào đó những câu không có trong những nguyên bản… Về cùng một chủ đề này, Massey viết như sau: “Trong bốn thế kỷ đầu, họ đã hủy bỏ những tài liệu quan trọng nhất về mọi sự hiểu biết trung thực về nguồn gốc thực của sự mê tín trong KiTô giáo. Những huyền thoại được viết và in ra như là lịch sử nhân loại, mọi tư tưởng khác đều bị dẹp bỏ hay cưỡng bách phải chấp nhận sự gian dối”…

Theo giáo lý của họ thì “máu của Chúa KiTô đã rửa sạch tội lỗi của thế giới”, vẫn còn với chúng ta ngày nay. Cái mà thực sự bị rửa sạch là sự lành mạnh của thế giới. Với thời gian, giáo lý của họ đã làm tâm thức Tây phương mê mẩn đến nỗi Agibard ở Lyon phải viết như sau: “Cái thế giới bất hạnh này nằm dưới sự chuyên chế điên rồ, những điều mà người KiTô tin, nó vô nghĩa đến độ từ xưa tới nay không ai có thể làm cho người ngoại đạo tin được”. Nếu độc giả không tin và muốn có một thí dụ thì chúng tôi xin cống hiến một chuyện trong KiTô giáo về Thánh John trong phúc âm. Theo lịch sử các Thánh thì John, khi đã rất già, làm cho hoàng đế Domitian giận. Để trừng phạt John, Domitian sai người ném John vào một cái vạc chứa dầu và nhựa thông. Và khi người ta châm lửa, dầu bắt đầu sôi thì đám đông ở ngoài nghe một tiếng hát trong ngọn lửa. Khi vạc dầu sôi cạn hết thì John vẫn còn sống và không hề hấn gì. Jerome, Eusebius, Tertullan, tất cả đều kể lại cái phép lạ này và những điều hoang đường trong đó. Và nay, nếu những tín đồ KiTô xuất sắc có thể tin được sự vô lý này thì họ có thể tin bất cứ cái gì, ngay cả Thánh Kinh”.

(The destruction of all evidence of Chirstianity’s Gnostic and pagan source was “the first work”. It was the evangelists themselves who started it, in Antioch, as stated in Acts… By order of the Church the books of the Gnostic Basilides were burned, likewise Porphyry’s thirty-six volumes. Pope Gregory VII burned the Apollo library filled with ancient lore. Emperor Theodosius had 27,000 schools of the Mysteries paprus rolls burned because they contained the doctrinal basis of the Gospels. By offering rich rewards Ptolemy Philadelphus gathered 270,000 ancient documents; these too were burned for the same reason. As someone has said, the early Christians heated their baths with the Ancients Wisdom. And what knowledge they may have contained. Nor did the destruction end with the Founders; the fanatics they made carried on the work: the Crusaders burned all the books they could find, including original Hebrew scrolls. In 1233 the works of Maimonides were burned along with twelve thousand volumes of the Talmud. In 1244 eighteen thousand books of various kind were destroyed. According to Draper, Cardinal Ximenes “delivered to the flames in the square of Granada eighty thousand Arabic manuscripts”. On finding similar lore in the New World, the Spanish Christians destroyed it and the temples that contained it.

All evidence of source destroyed, the Christian Fathers could now substitute their own absurdities. And to substantiate them they altered words and inserted verses that did not exist in the original texts… On this same subject Massey wrote thus: “They had almost reduced the first four centuries to silence on all matters of the most vital importance for any proper understanding of the true origins of the Christian superstition. The mythos having been at last published as a human history, everything else was suppressed or forced to support the fraud. ”

According to their teaching “the blood of Chirst washed away the sins of the world” still with us. What is actually washed away was the sanity of the world. In due time its doctrines so bedeviled the Western mind that Agobard of Lyon wrote thus “The wretched world lies now under the tyranny of foolishness; things are believed by Christians of such absurdity as no on ever could aforetime induce the heathen to believe”. Should the skeptical reader wish a samples, we offer another tale of Christian martyrdom, this time about the precursor of the curse, John of the Gospels. According to the saints, John, when very old, incurred the anger of the Emperor Domitian. To punish him, the latter had this holy man thrown into a caldron of oil and resin. A fire was lit, and when the liquid began to boil the jeering crowd heard a voice singing in the flames – the Christian Shadrach, etc. When the caldron boiled dry, there was John still alive and quite unharmed. Jerome, Eusebius, Tertullian all relate this miracle and partically all hagiographies contain it. And now if these eminent Christians could believe this absurdity, they could believe anything even the Gospels).

Cũng như Tần Thủy Hoàng ở bên Trung Quốc, không thể nào đốt hết được sách vở của thiên hạ, Giáo hội GiaTô, dù đã dùng mọi nỗ lực để hủy diệt những chứng tích lịch sử của các tong phái Kitô khác cũng không có cách nào thành công hoàn toàn. Do đó, vẫn còn những tài liệu còn sót lại, và ngày nay người ta đã tìm thấy nhiều tài liệu cổ xưa về sự thực của KiTô giáo và con người thực của GiêSu. Những tài liệu mới tìm thấy của phái Ngộ Thuyết về GiêSu cho ta một cái nhìn khác hẳn về con người của GiêSu, không có những đức tính thần thánh hóa như những nhà lập giáo GiaTô đã quảng bá. Nhưng vấn đề này không thuộc nội dung của bài viết này nên tôi xin được miễn đi vào chi tiết.

Sau đây là một tài liệu khác về một số những hành động của giáo hội GiaTô khi giáo hội nắm được quyền lực thế gian (Joseph D. Daleiden, Sđd, trg. 60):

“Không có một trích dẫn thống kê đơn thuần nào có thể nói lên hết những sự xấu ác mà giáo hội GiaTô La Mã đã làm nhân danh ngài (Thần GiaTô; TCN). Từ khi mà giáo hoàng triều cấu kết quyền lực với chính quyền trong thế kỷ 5 cho tới công cuộc Phục Hưng, cái áo vô minh và mê tín đã phủ lên Âu Châu. Ánh sáng tự do đã tắt ngấm, dân La Mã cổ xưa đã có những thư viện chứa 500,000 cuốn sách, trong thời từ năm 500 tới năm 1000 của Âu Châu KiTô không có một thư viện nào có được hơn 600 cuốn sách. Sự tiến bộ khoa học, đặc biệt là về y học, hoàn toàn ngưng trệ. Văn hóa con người thoái hóa đến mức tàn bạo.

Thật là mỉa mai, chính những cuộc Thánh Chiến chống dân Hồi giáo đã rọi một tia sáng trí thức qua cái mờ tối của vô minh và mê tín. Không như những dân KiTô tìm cách tiêu diệt mọi kiến thức không hợp với thần thuyết của họ, những người theo Hồi giáo đã gìn giữ trí tuệ của dân Hy Lạp cổ xưa. Hơn nữa, họ đã có nhiều tiến bộ đáng kể về toán học, triết học, và khoa học. Khi những thập tự quân trở về từ miền Đông, họ đã mang về cùng với những chiến lợi phẩm những hạt giống kiến thức mà sau này đưa đến công cuộc Phục Hưng. Song song với hàng đống những đồ cướp đoạt được và những thành tích giả mạo, những thập tự quân cũng mang về theo nghệ thuật và văn học của cổ Hi Lạp. Những tác phẩm của các triết gia Hi Lạp mà giáo hội đã dẹp đi từ nhiều thế kỷ trước, nay lại xuất hiện. Một vài triết gia như Plato và Aristotle được đưa vào trong giáo thuyết của giáo hội. Thật vậy, những tác phẩm của Thomas Aquinas, đặc biệt là những chứng minh về sự hiện hữu của thần GiaTô, căn bản là của Aristotle được sửa lại thành mới. Nhưng quan trọng hơn là, về sau này, triết lý nhân bản của Hi Lạp đã nảy nở trong đầu óc của những người đau lòng mà nhận ra sự vô ích của những suy đoán thần học cùng sự xấu ác của những tín điều của giáo hoàng đưa ra. Kết quả là chính cái nền tảng trí thức và độc tài về đạo đức của Giáo hội bắt đầu lung lay.

Với sự gia tăng kiến thức và suy tư phân tích, lòng khao khát tự do là điều không thể tránh được. Giáo hoàng triều và thể chế quân chủ ở Âu Châu, cả hai đều nhận ra sự đe dọa nghiêm trọng này. Cho nên, ta không lấy làm lạ khi một cuộc chiến toàn diện được phát động để chống những người muốn giải phóng nhân loại khỏi cặp cùm của vua chúa và giáo hoàng. Đó là mục đích thực sự của tòa án xử dị giáo”.

(No mere recitation of statistics can convey the immeasurable evel that the Roman Catholic Church dispensed in Your name. From the time that the papacy cemented its power with the state in the fifth century until the Renaissance, the cloak of ignorance and superstition was draped over Europe. The light of freedom was extinguished. It is no longer fashionable to call them the Dark Ages, but indeed they were. The ancient Romans had libraries of 500,000 volumes, there was not a library of over 600 volumes in Christian Europe the period of 500 to 1000. Scientific advance, especially in medicine, came to a screeching halt. Human culture regressed to a more brutal level.

Ironically, it was the initiation of the Crusades against the Muslims that shed a ray of intellectual light through the gloom of ignorance and primitive superstitions. Unlike the Christians who sought to destroy all knowledge that contracdicted their theology, the Muslims had preserved the wisdom of the ancient Greeks. Moreoeer, they had made significant advances in Mathematics, philosophy, and science. When the Crusaders returned from the East they brought with their spoils of war the seeds of knowledge which, eventually, gave birth to the Renaissance. Along with the pile of plundered Eastern artifacts and phony relics, the Crusaders also brought back the art and literature of ancient Greece. The writings of the Greek philosophers, which the Church had suppressed centuries before, reappeared. Some of the philosophers such as Plato and Aristotle were accommodated in Church doctrine. Indeed, the writings of Thomas Aquinas, especially his demonstrations for the existence of God, were basically a rehash of Aristotle. But more importantly in the long run, Greek humanistic philosophy found fertile ground in the minds of those who were painfully aware of the futility of theological speculation and the evil of papal dogmatism. As a result, the very foundation of the Church’s intellectual and moral despotism would begin to shake.

With the growth in knowledge and critical thinking, inevitably came the desire for more freedom. Both the papacy and the monarchies of Europe recognized this grave threat. It is no wonder, then, that an all-out war was declared on those who sought to free humankind from the twin shackles of king and pope. This was the true purpose of the Inquisition).

Như đã nêu ở trên, sau khi liên kết và nắm được quyền lực thế gian thì GiaTô giáo đã nhận chìm Âu Châu vào trong một thời đại 1000 năm đen tối (The Dark Ages), từ thế kỷ 5 tới thế kỷ 15, trong đó có những cuộc Thánh Chiến và những tòa hình án xử “dị giáo” tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại. Riêng những tòa hình án xử dị giáo còn kéo dài tới giữa thế kỷ 19 mới được bãi bỏ, nhưng cái bản chất đàn áp mọi sự bất đồng với giáo hội vẫn còn tiếp tục cho tới ngày nay, dưới một hình thức khác.

Thánh chiến và các toàn án xử dị giáo là hai “vết son đậm” (“son” ở đây nên hiểu là màu của máu) trong lịch sử GiaTô La Mã giáo ngoài vô lượng số vết son khác. Viết về lịch sử GiaTô La Mã mà không nhắc đến hai vết son chính này có nghĩa là không viết gì cả. Cho nên, sau đây tôi xin lược qua lịch sử các cuộc Thánh chiến, Thánh chiến thứ thiệt chứ không phải thuộc loại “cưỡng từ” của Lữ Giang áp đặt trên các cuộc tranh đấu một cách hòa bình của Phật Giáo, và các toà hình án xử dị giáo.

Trong lịch sử GiaTô La Mã giáo lớn, nhỏ có tất cả 8 (hoặc 9, tùy theo quan niệm) cuộc Thánh chiến (nhà trí thức GiaTô Võ Đức Hạnh đã gọi cuộc xâm lược Việt Nam của các giáo sĩ thừa sai Gia Tô, sát cánh với thực dân Pháp, là “cuộc Thánh Chiến thứ 9”). Đại cương thì phần lớn các cuộc Thánh chiến là do các giáo hoàng phát động hoặc khuyến khích, và kết quả là những cuộc tàn sát tập thể người Do Thái và Hồi Giáo để giành lại vùng đất hứa, Jerusalem, mà người GiaTô tin là thuộc về họ theo lời hứa của Chúa, hoặc tàn sát tập thể những người KiTô giáo không đồng thuận và không chấp nhận quyền lực của giáo hoàng. Trong những cuộc Thánh chiến này chúng ta không thể bỏ qua hai cuộc Thánh chiến quan trọng nhất vì chúng phản ánh trung thực nhất ảnh hưởng của GiaTô giáo lên đầu óc con người, từ già tới trẻ. Đó là cuộc Thánh chiến Albigense (The Albigensian crusade) và cuộc “Thánh chiến” của các trẻ em vị thành niên (The children’s crusade).

Sau đây là sơ lược diễn tiến của cuộc Thánh chiến Albigense (“Holy Blood, Holy Grail”, Michael Baigent, Richard Leigh, and Henry Lincoln, A Dell Book, 1983, trg. 49-50):

“Năm 1209, một đoàn quân khoảng 30 ngàn người, gồm các kỵ sĩ và bộ binh, như một cơn gió lốc từ miền Bắc Âu Châu tràn xuống Languedoc – vùng chân núi phía Đông Bắc của dãy núi Pyrenees, ngày nay là miền Nam nước Pháp. Trong cuộc chiến tranh này, toàn vùng bị tàn phá, mùa màng phá hoại, các thành phố và thị trấn thành bình địa, cả một dân tộc bị chém. giết. Cuộc tiêu diệt này rộng lớn và khủng khiếp đến độ ta có thể coi đó như là trường hợp đầu tiên của chính sách “diệt chủng” trong lịch sử Âu Châu hiện đại. Thí dụ, chỉ nguyên trong thành phố Béziers, ít nhất là có 15 ngàn người: đàn ông, đàn bà, trẻ con bị tàn sát, nhiều người bị giết ngay chính trong cung Thánh đường của họ. Khi một sĩ quan hỏi vị đại diện của Giáo Hoàng: ‘làm sao phân biệt được ai là tín đồ và ai là tà đạo?’ thì câu trả lời là : “Giết hết đi. Chúa trời (God) sẽ nhận biết ai là tín đồ của Người. ” Sau đó, chính vị đại diện trên hãnh diện báo cáo với Giáo hoàng Innocent III ở La Mã là: “Không một ai, bất kể thân phận, tuổi tác, hay trai gái, được sống sót”.

Sau Béziers, đoàn quân xâm lăng tràn qua toàn vùng Languedoc. Các vùng như Perpignan, Narbonne, Carcassonne, Toulouse lần lượt rơi vào tay đoàn quân này. Và bất cứ nơi nào đoàn quân đi qua cũng để lại dấu vết của cảnh tàn sát, máu đổ, chết chóc. Cuộc chiến này, kéo dài trong 40 năm, ngày nay được biết dưới tên “Cuộc Thánh Chiến Albigense”. Đây là cuộc Thánh chiến theo đúng nghĩa của nó. Chính Giáo hoàng đã huy động cuộc Thánh Chiến này. Đoàn Thánh Chiến-binh (Thập ác quân) mang dấu thập ác trên quân phục, như những Thánh-Chiến-Binh ở Palestine. Phần thưởng cho họ cũng giống như phần thưởng cho những Thánh-Chiến-Binh trong vùng đất Thánh - được tha mọi tội lỗi, được giải tội, được bảo đảm một chỗ trên Thiên Đàng, và được làm chủ tất cả những tài vật có thể chiếm đoạt được.

(In 1209 an army of some thirty thousand knights and foot soldiers from northern Europe descended like a whirlwind on the Languedoc – the mountainous northe eastern foothills of the Pyrenees in what is now southern France. In the ensuing war the whole territory was ravaged, crops were destroyed, towns and cities were razed, a whole population was put to the sword. This extermination occurred on so vast, so terrible scale that it may well constitute the first case of “genocide” in modern Europe history. In the town of Béziers alone, for example, at least fifteen thousand men, women, and children were slaughtered wholesale- many of them in the sanctuary of the church itself. When an officer inquired the Pope’s representative how he might distinguish heretics from true believers, the reply was, “Kill them all. God will recognize His own”… The same papal representative, writing to Innocent III in Rome, announced with proud that “neither age nor sex nor status was spared. ”

After Béziers the invading army swept through the whole of Languedoc. Perpignan fell, Narbonne fell, Carcassonne fell, Toulouse fell. And wherever the victors passed, they left a trail of blood, death, and carnage in their wake. This war, which lasted for forty years, is now known as the “Albigensian Crusade”. It was a crusade in the true sense of the word. It had been called by the Pope himself. Its participants wore a cross on their tunics, like crusaders in Palestine. And the rewards were the same as they were for crusaders in the Holy Land – remission of sins, an expiation of penances, and assured place in Heaven, and all the booty one could plunder).

Đó là những sắc thái và đặc tính của một cuộc Thánh Chiến, và Thánh Chiến là sản phẩm đặc thù của GiaTô Giáo ở Âu Châu, khi các giáo hoàng ở vị thế nắm quyền thế gian, dùng quyền hành và lòng mê tín dị đoan của các tín đồ, gây ra những cuộc tàn sát khủng khiếp xương chất thành núi, máu chảy thành sông, để truyền bá cái đạo “Tình Thương” của Chúa.

Chúng ta hãy đọc tiếp lời tường thuật sau đây về cuộc Thánh Chiến của các trẻ em vị thành niên trong cuốn “Các Cuộc Thánh Chiến” (“The Crusades”, Henry Treece, A Mentor Book, New York, 1964, trg. 182-185). Thực ra đây là không phải là một cuộc Thánh Chiến theo đúng nghĩa của nó mà chỉ là một thảm trạng bắt nguồn từ một niềm tin tôn giáo sai lầm, mang tinh thần Thánh chiến, của những trẻ vị thành niên bị đầu độc tư tưởng bởi những huyền thoại trong Thánh Kinh.

“Năm 1212 một sự việc vô tiền khoáng hậu trong lịch sử thế giới đã xảy ra: trẻ em Pháp và Đức đã tổ chức một cuộc Thánh chiến, không được sửa soạn kỹ càng, không có vũ khí và không có gì giúp chúng ngoài sự ngay thẳng ngây thơ của chúng.

Vua Pháp Philip, đang ở St. Denis, thì một em bé trai chăn cừu 12 tuổi, Stephen ở vùng Cloyes, gần Orleans, đến yết kiến ngài với một lá thư mà em nói rằng do chính Chúa Kitô gửi cho em, bảo em tổ chức một cuộc Thánh chiến tiến vào Jerusalem. Vua Pháp ra lệnh cho em nhỏ trở về nhà cha em, nhưng Stephen đang ở trong sự say mê điên cuồng tôn giáo. Hắn dám bất tuân ngay cả lệnh vua, tuyên bố rằng, trong một kiến giác (vision) (ngày nay chúng ta gọi là ảo giác (delusion), Chúa Kitô đã hứa là biển sẽ khô cạn để cho Stephen và tất cả những ai theo hắn có thể an toàn đi trên biển như đi trên bộ tới Jerusalem, giống như ngày xưa Hồng Hải đã mở ra cho cái người chăn cừu kia, Moses.

Một vài giáo sĩ thất kinh về cái sự phỉ báng của đứa trẻ - nhưng, kỳ thay, Giáo hoàng Innocent III tuyên cáo là “chính những đứa trẻ đặc chúng ta vào sự ô nhục” (một lời khuyến khích có ý là lòng tin của những đứa trẻ mãnh liệt hơn của chúng ta), và, chắc hẳn Stephen có một khả năng thuyết phục làm cho người ta ngỡ ngàng trước một người còn quá trẻ và vô học như Stephen. Trẻ em từ nhiều vùng trong nước Pháp tụm lại quanh Stephen, mang theo cờ xí trên có dấu cờ hiệu của Vua. Đến tháng 6, 1212, ở nơi họp, Vendôme, có tới 30,000 đứa trẻ tập họp lại để bắt đầu cuộc tiến quân lâm ly tới vùng đất Thánh, không có bản đồ và không có ngay cả lương thực. Họ sắp sửa dự phần trong cái mà ta chỉ có thể gọi là một niềm tin thống thiết.

Chúng ta không thể biết được có bao nhiêu em lẩn tránh được sự ngăn cấm của bố mẹ: có thể các bậc cha mẹ, nghe lời tán thán của Giáo hoàng, sợ không dám tranh đua với sự chấp thuận của Giáo hoàng, có thể họ không có mấy quyền trong những địa hạt mà chính họ đã đi theo Boniface và Dandolo (hai tư lệnh trong cuộc Thánh chiến thứ 4; TCN); và có thể vì cái khả năng quyến rũ của Stephen đã khiến cho đám trẻ trai gái này trở thành điếc trước mọi lời khiển trách. Dù sao thì, đám trẻ này đã lên đường mùa hè năm đó, có nhiều người lớn thuộc loại ăn bám nhập bọn, kể cả những linh mục bị lôi cuốn bởi cái sự ngây ngất truyền nhiễm này, và đi qua những vùng Tours, Lyons xuống tới Marseilles, dọc đường kiếm ăn ở nơi nào có thể kiếm được.

Nhưng mùa hè năm 1212 nóng một cách bất thường, mùa màng chưa gặt, thực phẩm và nước uống hiếm hoi vì hạn hán. Nhiều em chết ở dọc đường trong khi một số khác tìm đường quay trở về quê. Sau cùng, khi số còn lại tới được Marseilles thì chúng bị thất vọng lớn vì thấy biển không khô cạn như đứa trẻ chăn cừu Stephen đã hứa để chúng đi tới vùng đất Thánh. Sau vài ngày sống cực khổ ở hải cảng này, chúng được hai người lái buôn vô lương tâm đến tiếp xúc. Hai người này, tên là Hugh the Iron và William the Pig đề nghị chở đoàn trẻ này tới Palestine bằng bảy chiếc tàu, hoàn toàn miễn phí. Stephen vui vẻ nhận lời, coi đó như là cách tay của Chúa cứu vớt chúng một cách huyền bí. Những tàu này ra khơi nhưng đi xướng phía Nam chứ không đi tới vùng đất Thánh. Nơi tới là hải cảng Bougie của An-giê-ri, nơi đây tất cả các đứa trẻ Pháp này đều bị bán đi làm nô lệ. Người ta cho rằng trong số 30. 000 trẻ em phát xuất từ Vendôme, chỉ có một người duy nhất, một linh mục trẻ, trở về được nước Pháp, sau 18 năm bị làm nô lệ. ”

Cái cơn sốt Thánh Chiến này lan tới các trẻ em Đức. Chúng bị kích động bởi lời thuyết giảng của một em trai tên là Nicholas. Nicholas cũng nói với chúng về biển cả sẽ mở ra để chúng có thể an toàn bước qua tới Jerusalem. “Quân đội” của Nicholas ước lượng khoảng 20,000 đứa trẻ và những kẻ ăn bám, tốt và xấu. Cái đoàn trẻ tả tơi này vất vả đi qua dãy núi Alps và, hao hụt một cách đáng buồn bởi chết chóc và đào ngũ, sau cùng cũng tới được Genoa. Ở đây chúng bị một ông thống đốc, vì không muốn dung dưỡng một đám trẻ lộn xộn đói khát và bệnh tật, đuổi đi không cho vào thành. Thế rồi, như những sinh vật trong giấc mộng chết chóc, chúng lê lết xuống phía Nam, những viễn tượng về sự giải thoát Thánh địa đã bị quên đi trong đói khát và hấp hối.

Giáo hoàng Innocent III đã nói: “Chính những đứa trẻ đã đặc chúng ta vào vòng ô nhục”. Ngài đã nói đúng như thực, dù có thể trong một nghĩa khác với ý định của ngài. Sự ô nhục thuộc chính Giáo hoàng vì đã không ngăn cấm sự phí phạm độc ác nào; thuộc các bậc cha mẹ vì đã để cho con cái ra đi; và thuộc các nông dân vì đã từ chối không cho bọn trẻ ăn, ở, hoặc thuộc các những người chấp chứa chúng chỉ để kiếm lời trên sức lao động nô lệ của chúng. Người ta ước tính trong số 20,000 trẻ em dự cuộc hành trình để cứu những nước KiTô, không quá 2000 trở về được nhà. Kể ra chúng còn tốt số hơn là những đứa trẻ Pháp. ”

(In 1212 an event took place which has no resemblance to any other in world history: the children of France and Germany went on a crusade, ill-prepared, unarmed and with nothing but their innocent integrity to aid them.

King Philip of France was at St. Denis when a twelve-year-old sheperd boy, Stephen of Cloyes, near Orleans, came to him with a letter which the peasant lad said had come from Chirst himself, bidding him organize a crusade to march on Jerusalem… The French king ordered the boy to return to his father’s house; but Stephen was under the spell of religious mania. He even dared to disobey his king, announcing that, in a vision, Chirst had promised that the sea would dry up and allow Stephen, and whoever followed him, to walk dry-shod to Jerusalem, just as the Red Sea had opened for that other shepherd, Moses.

Certain clerics were appalled by the simple lad’s blasphemy – but Innocent III, curiously, announced that “the very children put us to shame” and, undoubtedly, Stephen had amost bewildering power of persuation for one so young and unlettered. Children from many parts of France flocked round him, carrying banners bearing the sign of Oriflamme. By June, 1212, at the meeting place, Vendôme, it is estimated that 30,000 young people had assembled for this pathetic march to the Holy Land, without maps and even without food supplies. They were about to participate in what can only be called a pathetic fact of faith.

How so many children avaded the prohibition of their parents cannot be known: perhaps the parents, hearing of the Pope’s admiration, where afraid to contest papal approval; perhaps there was little parental authority exertable in those areas where the fathers themselves were away with Boniface and Dandolo; and perhaps the hypnotic power of Stephen’s words had transported these boys and girls in such a way that they were invincibly deaf to any remonstrance. At any rate, they set off that summer, joined by many adultes hangers-on, including priests who found themselves caught up by this infectious ecstasy, and marched through Tours and Lyons down to Marseilles, finding food and shelter where they could.

But the summer of 1212 had been unusually hot, graincrops had not thrived, and food and water were scarce because of the drought. Many of the children died by the wayside, while others turned back and tried to find their way home once more. When the remainder at last reached Marseilles they found to their great disappointment that the sea did not dry up as the shepherd-lad Stephen had promised, to let them walk to the Holy Land. After a few days of misery in the port, they were approached by two unscrupulous merchants, later to be hanged by two unscrupulous merchants, later to be hanged for attempting the kidnap of the Emperor Frederick on behalf of the Saracents. These men, called Hugh the Iron and William the Pig, offered to transport the horde of children to Palestine in seven ships, free of all charge.

Stephen of Cloyes saw in this offer the hand of God, who works in a mysterious way, and accepted gladly… The ships sailed on, but now southwards and not towards the Holy Land. Their destination was the Saracen port of Bougie, in Algeria, where all the French children where sold into slavery. It is alleged that of the 30,000 children who set forth from Vendome but one, a young priest, ever returned to France – and that only after 18 years of slavery.

This crusading fever spread among the German children, who were excited by the preaching of a boy named Nicholas. Nicholas told the same story of the sea opening to let the faithful walk dry-shod to Jerusalem. His estimated “army” was of 20,000 children and hangers-on, good and bad. This ragged horder struggled over the Alps and, sadly depleted by death and desertions, at last got as far as Genoa. Here they were turned away from the city walls by a governor who would not tolerate such a hundry and sickly rabble. Then, like creatures, in a dream of death, the shuffled on southwards, their visions of relieving the Holy City forgotten in their hunger and agony.

“The very children put us to shame” had said Pope Innocent III. He spoke truly, through perhaps in a different sense from his intention. The shame was on the Pope himself for not forbidding this cruel wastage; on the parents for letting their children go; and on the peasants whoe denied them food and shelter all along the route, or who took them in only to profit by their slave labour. It is estimated that of the 20,000 German children who set out to save Christendom not more that 2,000 ever reached their home again. In this they were more fortunate that their French counterpart).

Có lẽ tôi cũng nên ghi thêm ở đây là, Joseph L. Daleiden (Sđd, tr. 55) đã có một nhận định như sau về những cuộc Thánh chiến: “Càng suy nghĩ về vấn đề này tôi càng thấy cả 9 cuộc Thánh chiến đều là những cuộc Thánh chiến của trẻ con. Tất cả những người lính nông dân chất phác đó đều ngu tối như đám trẻ, mù quáng tuân theo sự cổ võ của các giáo hoàng để đi giết dân Ả Rập, những người đang bảo vệ đất đai của họ” (The more I reflect on the matter, all nine crusades were Children’s Crusades. All those simple peasant soldiers was as ignorant as children, blindly following the exhortations of the popes to kill those Arabs who were defending their land).

Đó là đại cương vết son đậm thứ nhất của GiaTô giáo. Vết son đậm thứ hai là những Tòa Án Dị Giáo, được sơ lược trình bày qua tài liệu sau đây trong cuốn “Đại Diện của Kitô” (“Vicars of Chirst”, Crown Publisher Inc. , New York, 1988, trg. 162-166), tác giả là Tổng Giám Mục GiaTô Peter de Rosa:

“Khủng bố thực sự bắt đầu với Gregory IX, lên ngôi Giáo hoàng năm 1227. Hai năm sau, tại Cộng Đồng Toulouse ở Languedoc, Gregory ra sắc lệnh giải giao những người “dị giáo” cho chính quyền dân sự trừng phạt. Ông nói: “Bổn phận của mọi tín đồ GiaTô là phải truy tố những kẻ dị giáo”.

Năm 1232 Giáo hoàng đã đi một bước quyết định. Ông ra chiếu chỉ thành lập Toà Án Dị Giáo. Những Giám mục thì quá lơi là, thực ra là, họ không có thì giờ và tài năng để hoàn thành công việc một cách chu đáo. Những người dị giáo, nghĩa là những người chống bất cứ lời tuyên bố nào của giáo hoàng, đều phải giải giao cho chính quyền dân sự thiêu sống (sau khi bị Tòa Hình Án tra tấn, thẩm vấn và kết tội; TCN). Nếu họ sám hối họ sẽ bị tù chung thân. Chưa có giáo hoàng nào thích thú hơn trong việc giương lên ngọn đuốc khủng bố.

Tháng 4, 1233, giáo hoàng chỉ chọn những quan tòa hình án trong dòng tu Dominic và chẳng bao lâu các linh mục dòng Dominic được cái vinh dự chọn lựa đó cho chính họ. Ngày 17 tháng 7 năm 1233 là ngày lễ của giáo hoàng: hai quan toà hình án toàn thời gian đầu tiên được bổ nhiệm – Peter Seila và William Arnald. Họ là hai người đầu tiên của một đoàn dài những công tố viên của nhân loại, thanh thản và tâm hồn yên ổn. Khi bức màn hình án được kéo lên, năm 1239, hai năm trước khi Gregory chết, linh mục dòng Dominic Robert le Bourge đi tới Champagne để điều tra một giám mục tên là Moranis. Ông giám mục này bị kết tội là để cho những người dị giáo sống và lan ra trong giáo phận của mình. Ngày 29 tháng 5, le Bourge đưa 180 người, kể cả ông giám mục, lên giàn hỏa thiêu sống. Đây là sự trở lại thời man rợ.

Lịch sử không ủng hộ quan điểm là giáo hội GiaTô luôn luôn giật giải quán quân về vấn đề nhân quyền. Trong thế kỷ 13, giáo hội vẫn đưa ra giáo điều như thuở ban sơ: dị giáo không có một nhân quyền nào. Họ có thể bị tra tấn không chút đắn đo, ngại ngùng, Giống như những kẻ phản bội quốc gia, họ tự đặt mình ra ngoài sự thương xót của luật pháp. Họ phải chết. Trải qua 3 thế kỷ không có một giáo hoàng nào chống đối cái giáo điều trên do đó cái giáo điều này đã trở thành một phần thường trụ trong giáo lý GiaTô. Dựa vào đó, quyền năn của tòa hình án đã lên tới mức chưa từng thấy. Kết quả là sự đàn áp toàn diện những người không hề có một sự bảo vệ nào trước những sự buộc tội hoặc chỉ bị nghi ngờ là dị giáo.

Tòa hình án có thể làm bất cứ gì. Những quan tòa hình án dòng Dominic, được giáo hoàng bổ nhiệm, không ở dưới quyền bất cứ ai ngoài Thượng Đế và Giáo hoàng. Họ đứng ngoài vòng xét xử của các giám mục và luật dân sự. Trong những quốc gia thuộc quyền giáo hoàng họ chính là luật lệ, vừa đóng vai công tố viên vừa đóng vai quan tòa xử án. Nguyên lý chỉ đạo của họ là: “Thà giết oan 100 người vô tội còn hơn là để cho một kẻ dị giáo được tự do”. Họ hoạt động một cách độc đoán và trong vòng bí mật. Bất cứ người nào hiện diện trong cuộc tra hỏi - nạn nhân, thư ký, người tra tấn – mà tiết lộ thì sẽ bị khiển trách mà chỉ có Giáo hoàng mới có thể tha cho. Những quan tòa hình án, giống như giáo hoàng, không thể phạm một lỗi lầm nào và không thể làm sai…

Tra tấn được dùng thả dàn. Mới một trăm năm trước đây, người ta trưng bày trong cái nhà ở góc đường của giáo hoàng cuốn Sổ Đen dùng làm chỉ đạo cho những quan tòa hình án. Cuốn sổ có đánh số trang này thuộc trách nhiệm của Quan Trưởng Tòa hình án. Cái tên phổ thông của nó là Cuốn Sổ của Thần Chết. Sau đây là một phần trong đó:

“Hoặc bị cáo thú tội và như vậy là có tội theo sự thú tội của chính hắn, hoặc hắn không thú tội nhưng vẫn là có tội dựa theo chứng cớ của các nhân chứng. Nếu một người nhận tất cả các tội đã gán cho hắn, đương nhiên hắn hoàn toàn có tội; nhưng nếu hắn chỉ thú có một phần các tội trạng, hắn vẫn phải bị coi như là phạm tất cả các tội, vì phần mà hắn đã thú tội chứng tỏ rằng hắn có khả năng phạm tất cả các điểm khác trong bản cáo trạng. .

Sự tra tấn thân xác đã chứng tỏ đó là phương cách có ích và hửu hiệu đưa tới sự sám hối tinh thần. Cho nên, sự chọn lựa một hình cụ tra tấn thích hợp nhất là trách nhiệm của quan tòa hình án, ông ta sẽ quyết định dựa trên tuổi tác, phái nam hay nữ, và sự cường tráng thân thể của tội nhân. Nếu, trong trường hợp đã dùng đủ mọi cách mà cái người xấu số kia vẫn không chịu nhận tội, phải coi hắn như là một nạn nhân của quỷ; và, như vậy, không được hưởng sự thương xót nào của các đầy tớ của Thượng Đế (các tín đồ), hoặc sự thương hại hay khoan hồng nào của giáo hội Mẹ Thánh Thiện. Hắn là đứa con của sự đày đọa. Hãy để cho hắn chết rục cùng với những kẻ đã bị đày đọa vĩnh viễn xuống hỏa ngục”.

Thật khó mà có thể kiếm được văn kiện nào mà trái với những nguyên tắc công lý thiên nhiên như vậy. Theo cuốn Sổ Đen, một đứa con phải phản bội cha mẹ, một bà mẹ phản bội đứa con. Không làm như vậy là một “tội lỗi đối với Tòa Án Thánh” và đáng bị tuyệt thông. Nghĩa là, không được hưởng các bí tích và, nếu không có tu chính án, không được lên thiên đàng.

Những ông Tòa hình án chưa bao giờ thua một vụ nào. Không có sử liệu nào về một phán quyết vô tội. Khi phán quyết của tòa hình án là Không Đủ Chứng Cớ, trường hợp này rất hiếm, không ai được công nhận là vô tội. Nếu bị cáo không có tội là dị giáo thì cũng vậy. Các ông tòa hình án tin rằng trong trăm ngàn người rút cục cũng chỉ có một linh hồn là thoát được sự đọa đày xuống hỏa ngục”.

“The terror began in earnest with Gregory IX, who ascended the papal throne in the year 1227. Two years later, at the Council of Toulouse in Languedoc, Gregory decreed that heretics had to be handed over to the secular arm for punishment. “It is the duty of every Catholic” he said, “to persecute heretics”.

In the year 1232 he made his decisive move. He published a Bull establishing the Inquisition. Bishops were too lax and, in any case, they lacked the time and talent to do a thorough ob. Heretics, that is, all opposed to any papal pronouncement, were to be handed over to the civil authorities for burning. If the repented, they were to be imprisoned for life. No pope ever took up the torch of terror with more enthusiasm.

In April 1233 he restricted inquisitors to members of the mendicant orders; soon, the Dominicans had the honor to themselves. The 27th day of July 1233 was a red-letter day for the pontiff: the first two full-time inquisitors were appointed – Peter Seila and William Arnald. They were the first in a long line of serene untroubled persecutors of the human race. As a curtain-raise, in 1239, two years before Gregory died, the Dominican Robert le Bourge went to Champagne to investigate a bishop named Moranis. He was accused of allowing heretics to live and spread in his diocese. On 29 May he sent 180 people, including the bishop, to the stake. This was a return to barbarism.

History does not support the view that the Catholic church has always championed the rights of man. In the 13th century, it went so far as to teach what the early church condemned: heretics have no rights. They can be tortured without scruple. Like traitors to the state, heretics have put themselves outside the mercy of the law. They must be put to death. No one pope for over three centuries opposed this teaching which should therefore by rights be a permanent part of Catholic doctrine. By means of it, their Inquisition achieved unprecedented power. The result was wholesale intimidation of those who had no protection against the charge of even slightest suspicion of heresy.

To the medieval Inquisition, everything was permitted. The Dominican Inquisitors, being the pope’s appointees, were subject to no one but God and his Holiness. They were outside the jurisdiction of bishops and of civil law. In the Papal States they were a law unto themselves, acting as prosecutors, and judges. Their guiding principle was: “Better for a hundred innocent people to die than for one heretic to go free”. They operated arbitrarily and in secrecy. Anyone present at the interrogation – victim, scribe, executioner – who broke his silence incurred a censure that only the pope could lift. The inquisitors, like the pope, could make no mistake and do no wrong…

Torture was freely used. Only a hundred years ago, there was on display in the pope’s House on the Corner the Black Book, or Libro Nero, for the guidance of inquisitors. This manuscript in folio form was the charge of the Grand Inquisitor. Its popular name was the Book of the Death. This is part of what it said: Either the person confesses and he is proved guilty from his own confession, or he does not confess and is equally guilty on the evidence of witnesses. If a person confesses the whole of what he is accused of, he is unquestionably guilty of the whole; but if he confesses only a part, he ought still to be regarded as guilty of the whole, since what he has confessed proves him to be capable of guilt as to the other points of the accusation…

Bodily torture has ever been found the most salutary and efficient means of leading to spiritual repentance. Therefore, the choice of the most befitting mode of torture is left to the Judge of the Inquisition, who determines according to the age, the sex, and the constitution of the party. . . If, notwithstanding all the means employed, the unfortunate wretch still denies his guilt, he is to be considered as a victim of the devil: and, as such, deserves no compassion from the servants of God, nor the pity and indulgence of Holy Mother Church: he is a son of perdition. Let him perish among the dammed.

It would be hard to find any document so contrary to the principle of natural justice. According to the Black Book, a child must betray his parents, a mother betray her child. Not to do so is a “sin against the Holy Office” and merits excommunication, that is, exclusion from the sacraments and, if there is no amendment, exclusion from heaven…

The inquisitors never lost a single case. There is no record of an acquittal. When, rarely, the verdict was Not Proven, no one was declared innocent. If the accused was not actually guilty of heresy, no matter. Inquisitors believe that only one in every hundred thousand souls would escape damnation anyway).

Đó là sơ lược, hết sức sơ lược, về những tòa hình án của GiaTô Giáo, cơ quan thực thi “công lý GiaTô” trong lịch sử loài người. Tôi không muốn đi vào chi tiết mô tả những hình cụ tra tấn và cách thức tra tấn của những người tự nhận là con Chúa. Độc giả nào tò mò muốn thấy tận mắt một số những hình cụ này thì tôi xin mời họ hãy đến thăm một bảo tàng viện có tên là “Medieval Dungeon” ở trên đường Jefferson, khu Fisherman Warf, thành phố San Francisco, Cali. Trong bảo tang viện này có trưng bày hơn 40 hình cụ mà các tòa hình án dùng để tra tấn những người bị tố cáo là dị giáo. Ở ngoài cửa bảo tàng viện có đề:

“Trưng bày hơn 40 hình cụ man rợ để tra tấn và hủy diệt con người trong thời đại Trung Cổ ở Âu Châu. Đằng sau những cánh cửa này là sự khủng khiếp thực sự của thời đại Trung Cổ ở Âu Châu. Những ngày đen tối nhất của cái quá khứ nhơ nhớp của họ” (More thatn 40 barbaric exhibitions of torture and annhiliation from European Medieval days. Beyond these doors lies the true horror of the European Medieval days. The darkest days of its sordid past).

(Trong một vài bài tôi đã đọc qua trước đây tôi thấy có người viết rằng những hình cụ tra tấn này được trưng bày trong bảo tàng viện “Believe it or not”. Hiện nay thì bảo tàng viện “Believe it or not”, cũng ở trên đường Jefferson, cách “Medieval Dungean” mấy nhà, không phải là bảo tàng viện trưng bày các hình cụ tra tấn của tòa hình án mà là bảo tàng viện”Medieval Dungeon”. TCN)

Ngoài ra, trong một số sách đã xuất bản, chúng ta cũng có thể thấy những hình ảnh của những hình cụ tra tấn này, kèm theo lời mô tả cách tra tấn. Tôi xin để cho quý độc giả tùy nghi nhận định về cái ảnh hưởng của một tôn giáo “cao quý, thiên khải” như GiaTô La Mã giáo trên đầu óc con người, già cũng như trẻ, qua những sự kiện lịch sử nêu trong những tài liệu kể trên.

Người ta thường viện câu: tôn giáo nào cũng tốt cả, cũng đều dạy con người làm lành tránh ác, để tránh né vấn đề. Nhưng trên thực tế thì có phải như vậy không? Nếu cùng tốt cả, cũng dạy con người làm lành tránh ác cả thì tại sao lại có tôn giáo không hề làm đổ một giọt máu trong quá trình truyền đạo hơn 2500 năm như đạo Phật, và tại sao lại có cảnh xương chất thành núi, máu chảy thành sông trên vai lịch sử của Gia Tô giáo? Sự khác biệt này nằm trong chính giáo lý của mỗi tôn giáo. Giáo lý Phật Giáo thì khỏi cần bàn tới vì trong suốt hơn 2500 lịch sử của Phật Giáo chúng ta không thấy một cuộc chiến tranh tôn giáo nào cũng như chưa từng thấy khi nào Phật Giáo dùng đến bạo lực để tra tấn, hành hạ, thiêu sống những người không cùng quan điểm với Phật Giáo. Người ta chỉ thấy Vua A Dục buông gươm xuống và chinh phục chư hầu bằng lòng từ bi theo giáo lý Phật Giáo, sau khi được giáo lý Phật Giáo cảm hóa. Nhưng còn giáo lý KiTô giáo thì sao? Nó nằm ngay trong hai cuốn Cựu Ước và Tân Ước, gọi chung là thánh Kinh. Sau đây tôi sẽ đi vào nội dung Thánh Kinh.


II. NỘI DUNG THÁNH KINH

Có thể nói cuốn Thánh kinh là cuốn sách bán chạy nhất trên thế giới. Trong phương trời Âu Mỹ hầu như mỗi nhà tín đồ KiTô giáo nói chung đều có ít nhất là một cuốn Thánh Kinh, thường được dùng làm vật trang trí hay vật hứng bụi (dust collector) vì chẳng có mấy ai đọc nó. Nhưng đây cũng là một cuốn sách mà người ta đã đưa lên bàn mổ để nghiên cứu phân tích, thẩm định giá trị khả tín v. v…. kỹ nhất và đầy đủ nhất. Người ta đã phân tích từng câu từng chữ trong Thánh Kinh, tìm hiểu xuất xứ, ai viết và viết bao giờ? Thí dụ, một nhóm khoảng 200 học giả chuyên về Thánh kinh (Bible experts) thuộc mọi tông phái trong KiTô giáo đã cùng nhau nghiên cứu Thánh Kinh trong nhiều năm, từ 1985, và có những phiên họp định kỳ để bỏ phiếu về những câu mà người ta cho rằng Giê-Su nói ở trong Thánh Kinh và những phép lạ Giê-Su làm được kể trong Thánh kinh.

Thể thức bầu phiếu của họ là đưa ra 4 loại nút màu khác nhau: Nếu nhà khảo cứu cho rằng lời nói hay phép lạ đó “đúng” là GiêSu nói hay làm thì bỏ nút màu đỏ, “không đúng” thì nút màu đen, “có thể đúng” thì nút màu hồng, “có thể đúng, có thể không” thì nút màu xám. Kết quả? Giêsu KHÔNG NÓI 80% những điều ghi trong Thánh kinh và GiêSu CÓ THỂ chỉ có khả năng chữa lành một số bệnh tâm thần liên hệ đến sự cử động của thân thể (psychosomatic) hay mẩn da (skin rashes). Ngoài ra, GiêSu không hề thực hiện một phép lạ nào như đi trên nước, làm yên một cơn bão tố ngoài biển, hay cứu người chết sống lại, biến nước thành rượu v. v…, tất cả chỉ là vay mượn từ các huyền thoại Hi Lạp (The Seminar scholars believe the Gospel writers borrowed from the Greek poet Homer), hoặc phóng đại quá mức để nhấn mạnh đến quyền năng của Giê-Su (The Seminar fellows suggest that the Gospel writers exaggerated the stories in order to emphasize Jesus’s power). Tôi xin nhắc lại, đây là công việc nghiên cứu trí thức của các chuyên gia KiTô giáo, không phải của những người ngoại đạo, dựa trên rất nhiều tài liệu và sự kiện lịch sử.

Ngoài ra, cũng đã có những công cuộc nghiên cứu và xuất bản những tác phẩm về mọi khía cạnh của Thánh kinh, thí dụ như: liệt kê những chuyện dâm ô trong Thánh Kinh (The X-Rated Bible: An Irreverent Survey of Sex in the Scriptures”, Ben Edward Akerley, AA Press, Austin, Texas, 1989); những mâu thuẫn (contradictions), vô nghĩa (absurdities), bạo tàn (atrocities) v. v… trong Thánh kinh (The Bible Handbook”, W. P. Ball, G. W. Foote, John Bowdenm, Richard M. Smith etc. Revised Edition, AA Press, Austin Texas, 1986; “The Born Again Skeptic’s Guide to the Bible”, Ruth Hurmence Green, Freedom From Religion Pub. , Wisconsin, 1979); phân tích và phê bình những chuyện trong Thánh Kinh (“The Bible Unmasked” (Lột Mặt Nạ Thánh Kinh), Joseph Lewis, The Freethought Press Assocition, New York, 1941); phân tích từng quyển một trong Thánh Kinh (“Chirstianity Cross-Examined” (Thẩm vấn KiTô giáo), William Floyd, Arbitrator Press, New York, 1941); phân tích và phê bình từng câu một trong Tân Ước (The Bad News Bible: The New Testament” (Cuốn Thánh Kinh mang tin xấu: Cuốn Tân Ước), David Voas, Prometheus Books, New York, 1995) v. v. và v. v….

Điều chắc là những tín đồ Gia Tô hầu như rất ít người đọc cuốn Thánh Kinh, khoan nói đến chuyện đọc những tác phẩm nghiên cứu kể trên. Cũng vì vậy họ chỉ biết tới một vài đoạn chọn lọc được giảng với ý nghĩa nằm ngoài toàn bộ Thánh Kinh (Out of context) bởi những chức sắc GiaTô, những người đã được huấn luyện rất kỹ về “nghệ thuật” trích dẫn và giảng Thánh Kinh. Robert G. Ingersoll, một tư tưởng gia lỗi lạc của Mỹ vào cuối thế kỷ 19 đã đưa ra một thách đố: ông sẽ tặng một giải thưởng là $100 (năm 1890) cho vị linh mục hay mục sư nào dám lên bục giảng giải những đoạn mà chính Ingersoll trích dẫn từ Thánh Kinh. Trong nhiều năm, không có một người nào nhận lời thách đố này cả. Một người có óc suy luận tối thiểu có thể mường tượng ngay ra là nội dung những đoạn đó trong Thánh Kinh nó như thế nào.

Ira Cardiff, một khoa học gia đã đưa ra nhận xét sau đây: “Hầu như không có ai thực sự đọc cuốn Thánh kinh. Cá nhân mà tôi nói đến ở trên (một tín đồ thông thường) chắc chắn là có một cuốn Thánh Kinh, có thể là cuốn sách duy nhất mà họ có, nhưng họ không bao giờ đọc nó - đừng nói là đọc cả cuốn. Nếu một người thông minh đọc cả cuốn Thánh kinh với một óc phê phán thì chắc chắn họ sẽ vứt bỏ nó đi” (Virtually no one really read the Bible. The above mentioned individual doubtless has a Bible, perhaps the only book he owns, but he never reads it – much less read all of it. If an intelligent man should critically read it all, he would certainly reject it).

Và David Voas, Giáo sư đại học tiểu bang New Mexico (New Mexico State University), trong cuốn “Cuốn Thánh Kinh Mang Tới Tin Xấu: Cuốn Tân Ước” (The Bad News Bible: The New Testament”, Prometheus Books, New York, 1995, trg. 1-2 ) đã viết như sau:

“Vấn đề là người ta nghĩ rằng người ta biết ở trong Thánh Kinh có những gì, hoặc ít nhất là Thánh Kinh chứa loại tài liệu gì. Hầu hết đều lầm, họ chỉ quen thuộc với vài đoạn trích dẫn đã được giáo hội chấp thuận, và họ sẽ ngỡ ngàng khi thấy không những Thượng Đế trong Cựu Ước khủng khiếp dễ sợ như thế nào, mà con của Thượng Đế (nghĩa là Gie-Su, TCN) trong Tân Ước cũng còn ở dưới mức hòan hảo khá xa. Thông điệp của Giê-Su không hẳn toàn là tin mừng, thiên đường nhiều nhất là một viễn cảnh không chắc chắn. Xét về toàn bộ thì đó rất có thể là cuốn Thánh kinh mang tới tin xấu” (The problem is that people think they know what’s in the Bible, or at least what kind of material it contains. Most of them are wrong: they are only familiar with a few church-approved extracts, and are astonished not just how awful God is in the Old Testatment, but also at how much less than perfect his son seems in the New. The message of Jesus isn’t all good news; paradise is an uncertain prospect at best. Taken as a whole, it could well be The Bad News Bible).

Trên đây chỉ là hai nhận định rất tổng quát của hai học giả. Qua hai nhận định trên chúng ta không thể biết gì về nội dung của cuốn Thánh kinh. Muốn biết rõ về nội dung cuốn Thánh kinh chúng ta cần trích dẫn nhiều đoạn trong đó. Nhưng tôi xin phép quý độc giả cho tôi được miễn phần này, vì thực sự tôi không muốn vi phạm thuần phong mỹ tục, và vì nếu bài này được phổ biến ở Việt Nam thì ban kiểm tục sẽ phải bôi bỏ hết phần trích dẫn này. Thay vì trích ra để dẫn chứng, tôi chỉ xin nêu sau đây ba tài liệu, qua ba tài liệu này quý độc giả có thể ít ra là mường tượng được nội dung cuốn Thánh kinh ra sao.

1. Trong cuốn “Quyển Ruth” (“The Book of Ruth”, Freedom From Religion Foundation, 1982, trg. 6-8 & 59-60), Ruth Hurmence Green, một phụ nữ đã trưởng thành trong một gia đình GiaTô và trong nền giáo dục GiaTô, đã viết như sau:

“Không có cuốn sách nào mà trong đó mạng sống con người, thật ra là mọi mạng sống, lại rẻ rúng như vậy. Cái vị Chúa ác ôn của Cựu Ước ra lệnh cho dân Do Thái giết, cưỡng hiếp, và tra tấn không thương xót toàn thể nhiều quốc gia, “trẻ thơ và sơ sinh, thiếu niên và trinh nữ, và người già cả”. Nếu họ không tuân lệnh thì chính họ sẽ chịu sự thịnh nộ thù hằn của Chúa. Những con cưng của Chúa đã vâng lời tàn sát nhiều ngàn người, xé xác những phụ nữ đang mang thai, quật con nít vào đá, để các đầu lâu vào trong những sọt rác và chặt chân tay những nạn nhân của họ. Cái kẻ tội phạm vô tiền khoáng hậu này (Chúa) đã nhận chết đuối toàn thể nhân loại trừ gia đình của một tên say rượu (Noah). Hắn đã khiến cho trái tim của Pharaon thành trai đá nên đã giết tất cả các trẻ sơ sinh ở Ai Cập. Vì sự tái sinh của hắn trên trái đất (nghĩa là sự sinh ra của Giê-su) mà trong một vùng rộng lớn mọi bé trai dưới hai tuổi đều bị giết (bởi Herod). Có thể bảo tôi được chăng là mạng sống con người là thiêng liêng đối với Chúa?

Cuốn Tân Ước cũng không ủng hộ gia đình như là một ưu tiên của dân KiTô Giáo. Giê-Su không những khinh khi chính gia đình mình, mà trong một trường hợp, còn từ chối nói chuyện với gia đình của mình (Mathew 12: 46-49) nhưng lại đòi hỏi những người theo mình phải từ bỏ gia đình họ, nói rõ rằng kẻ nào muốn làm đệ tử thì phải bỏ tất cả những gì kẻ đó có (Luke 14:33).

Cuốn Thánh Kinh đã được dùng trong nhiều thế kỷ để sát hại nhiều triệu mạng người, và KiTô giáo đã phá nát gia đình, như GiêSu đã hứa hẹn: “Ta sinh ra để làm cho con nghịch với cha, con gái nghịch với mẹ, con dâu nghịch với mẹ chồng, và những người trong nhà thành kẻ thù của nhau” (Matthew 10:35-36). Trong Ngày Phán Xét các gia đình sẽ bị tan nát. Vậy ai là kẻ còn có thể cho rằng cuốn Thánh Kinh ủng hộ gia đình hay đời sống của con người?

Không có một trang sách nào trong Thánh Kinh mà không làm tôi bất bình về một phương diện nào đó. Thật ra, sau mỗi lần tìm hiểu Thánh Kinh tôi lại muốn đi tắm rửa sạch sẽ với xà bông “lye” của bà nội. Và khi tôi thấy Thánh Kinh coi thường phụ nữ thường là tôi muốn quẳng nó ra cuối phòng. Tôi nguyện không bao giờ còn cầm cuốn Thánh Kinh một cách lộ liễu trên tay ở nơi công cộng. Thomas Paine, đấng cứu rỗi thực sự của thế giới, đã tố cáo cuốn Thánh Kinh thay tôi: “Tôi thành thật ghê tởm nó như là tôi ghê tởm mọi sự độc ác”.

Nhưng không phải trong đó chỉ có những sự ác độc và những sự tàn bạo không thể tưởng tượng được. Nếu là chuyện tục tĩu, bạn sẽ thấy nó trong cuốn sách này. Nếu là chuyện dâm ô, bạn sẽ thấy nó trong Thánh Kinh, và bạn không cần phải mất công tìm kiếm. Tôi không khuyên bạn mở ra bất cứ trang nào và đọc cái đoạn nó đập vào mắt bạn đầu tiên. Bạn có thể vi phạm luật kiểm duyệt. Nếu luật kiểm duyệt được thi hành một cách chặt chẽ, cuốn Thánh Kinh sẽ phải bán dấu diếm dưới quầy hàng”.

(There is no other book in which human life, all life in fact, is so cheap. The friendish Lord of the Old Testament orders the Jews to kill, rape, and torture without pity entire nations, “infant and suckling, young man and virgin, and the man with gray hair”. If they do not obey, they feel the wrath of the Lord’s vengeance themselves. His favorites dutifully massacre thousands, rip up pregnant women, and dash little ones against the stones, putting heads in baskets and multilating their victims. This criminal of all time drowns the entire population of the world except for the family of a drunkard. He hardens Pharaoh’s heart to make it possible to put all the first born of Egypt to the sword. He comes to earth incarnate in such a manner that all male children under two in a vast area must be killed, again with the edge of the sword. Tell me, if you can, that human life is sacred to the Lord.

The New Testament yields little support for the family as even a Christian priority. Jesus not only shows contempt for his own family, even refusing to speak to them on one occasion (Matthew 12: 46-49) but demands that his followers abandon theirs, specifying that those who wish to be his disciples must “forsake all that he hath” (Luke 14:33)

The Bible has been used for centuries to persecute millions of human beings, and Christianity has decimated families as Jesus promised it would: “For I have come to set a man at variance against his father, and the daughter against her mother, and the daughter-in-law against her mother-in–law. And a man’s foes shall be they on his own household”. (Matthew 10:35-36). On Judgment Day families will be torn apart. Does anyone still presume to picture the Bible as pro-family and pro-life?

There wasn’t one page of this book that didn’t offend me in some way. In fact, after a session of searching the scriptures, I always wanted to take a bath with Grandma’s lye soap. And when I encountered the Bible’s disdain for women, I very often almost pitched the good book across the room. I vowed never to be seen in public with an unconcealed Bible in my hands. Thomas Paine, the true savior of the world, denounced the Bible for me “I sincerely detest it as I detest everything that is cruel”.

But it wasn’t only the cruelty and the unimaginable atrocities. If there is obscenity, you’ll find it in this book. If there is pornography, you’ll find it in the scriptures, and you won’t even have to search. I don’t advise opening aimlessly and reading aloud the first passage that meets the eye. You might violate a censorship law. Strict censorship would mean that the Bible would have to be sold from under the counter).

2. Trong cuốn “Kinh Tình Thương Đối với Tội Ác” (The Gospel of Love Vs Crime”, Truth Seeker, Box 2832, San Diego, California, trg. 6-7) Jack Bays viết như sau:

“Tín điều về sự đày đọa vĩnh viễn là tín điều của những kẻ ác ôn. Hãy nghĩ tới hàng ngàn trẻ con và những người vô tư mà đời sống của họ chất đầy ảm đạm. Những giáo lý này đã trải phủ trái đất với những đống xương vàng của những người dị giáo và học giả. Chúng ta thấy sự đàn áp ngoại đạo của Constantine, Clovis, Justinian, Theodorius và Charlemagne; chúng ta thấy những cuộc thánh chiến trong đó có tới 20 triệu người bị giết; chúng ta thấy sự tàn sát bừa bãi đàn ông, đàn bà, trẻ con ở Jerusalem bởi Godfrey - thấy những nhà thờ Hồi Giáo chồng chất từng đống thây người Saracine - những người Do Thái bị thiêu sống trong các giáo đường Do Thái; chúng ta thấy Coeur de Lion tàn sát hàng ngàn những người bị bắt; sự cướp bóc và tàn sát ở Constantinople bởi dân Frank; chúng ta thấy dân Moor bị đuổi ra khỏi Tây Ban Nha trong những cuộc tàn sát đẫm máu, cảnh giết hại dân Huguenots và Waldenes, sự tàn sát những nông dân Đức, sự tan hoang của Ái Nhĩ Lan – Hòa Lan phủ đầy máu; chúng ta chứng kiến Smithfield và Bartholomew (các cuộc tàn sát nhiều ngàn người vì tôn giáo; TCN), chúng ta thấy Tòa Hình Án xử Dị Giáo với những hình cụ tra tấn ác ôn không thể đếm xuể; chúng ta thấy Auto-da-fé (cuộc lễ sau phiên tòa xử dị giáo, trao nạn nhân cho chính quyền hành hạ và thiêu sống; TCN), - nơi mà những người bị kết án là dị giáo bị chế riễu rồi dẫn đi tra tấn hay thiêu sống; chúng ta thấy con người bị căng ra trên cái giá, bẻ trẹo khớp xương, và chân tay bị xé ra; chúng ta thấy họ bị lột da sống – thân xác đẫm máu của họ bị đóng dấu bằng sắt nung đỏ; chúng ta thấy con người bị phủ đầy hắc ín rồi thiêu sống; chúng ta thấy họ bị treo cổ và cắt ra từng mảnh; chúng ta thấy họ bị những móc sắt hơ nóng móc lòi con ngươi ra … lưỡi họ bị kéo ra – xương họ gẫy nát – mình họ bị cả ngàn mũi kim đâm vào; chúng ta thấy những bà già bị trói chặt vào chân những con chiến mã hung hăng, và hàng triệu người bị tra tấn bởi những hình cụ ác ôn mà các bọn cuồng tín tôn giáo có thể nghĩ ra, Bọn người này nhận được quyền lực trực tiếp từ Thần GiaTô vì mọi điều này được dạy ngay trong Thánh Kinh. (Tác giả mô tả những sự kiện trong lịch sử GiaTô giáo cùng những cảnh tra tấn trong các tòa hình án. TCN)

Thật vậy, đó là những gì mà giáo hội GiaTô đã mang tới cho thế giới, thay vì hòa bình và tình huynh đệ của phúc âm về tình thương. Những điều trên đã làm cho GiaTô giáo thành một tôn giáo đẫm máu nhất như chưa có tôn giáo nào làm đen tối mặt trái đất như vậy. Trong thế kỷ vừa qua, hơn 90% các cuộc chiến tranh là chiến tranh của người KiTô giết người KiTô hay người ngoại đạo. Tất cả những chiến cụ khủng khiếp; bom nguyên tử, hơi độc, phi cơ chiến đấu, v. v…. đều là phát minh của người KiTô giáo. Trong bất cứ cuộc chiến nào cũng có những người giảng đạo, linh mục, mục sư ở mỗi phe cầu nguyện và thúc dẩy sự giết chóc như là Jehovah (Chúa Cha) già nua tàn bạo đã làm cho dân Do Thái khi họ tàn sát dân chúng trong vùng đất hứa, chiếm đoạt nhà cửa, gia sức và cả con gái của họ”.

“Đức quốc xã giết những người Do Thái chỉ vì những việc mà tổ tiên của họ làm trước đó 50 hay 100 năm. Điều này có đúng hay không? Không, nhưng thế còn mười lần đúng hơn là luận phạt con người vì một tổ tiên Adam, làm 6000 năm về trước. Đức quốc xã lùa dân Do Thái vào các phòng sát sinh và giết họ trong vòng vài phút. Thần trong Thánh Kinh hứa vứt con người vào trong một cái hồ lửa, không cho họ chết mà giữ họ hấp hối trong đó vĩnh viễn. Thật là tệ hơn Đức quốc xã tới cả 10. 000 lần. Giá thử những người KiTô lúc đầu được phép quảng bá Kinh về tình thương thì cái bản chất độc đoán, hiếu chiến của dân Tây phương đã đỡ đi và những cảnh đổ máu và cực khổ mà chúng tôi kể trên đã có thể tránh được.

Chúng ta có thể thấy điều này qua sự quan sát ảnh hưởng của Kinh về tình thương trên những dân tộc Đông phương. Lịch sử lúc đầu của Ấn Độ cũng đẫm máu như lịch sử của mọi nước khác, bộ Bách Khoa Tự Điển ghi như vậy, nhưng sau khi Kinh về tình thương (Kinh Từ bi của đức Phật; TCN) truyền tới họ thì bản chất của họ thay đổi, và họ trở thành những người yêu hòa bình và có lòng từ bi đối với mọi sinh vật.

Vua A Dục là một lãnh chúa chưa từng thất trận, nhưng khi Kinh về tình thương yêu được giảng cho ông ta thì ông ta đã buông gươm xuống và sau đó chinh phục mọi thứ bằng tình thương và tình huynh đệ. Ông đã dùng suốt cuộc đời còn lại của mình để truyền bá cái thông điệp đó. ” (trg. 21)

(The dogma of everlasting torment is the dogma of friends. Think of the thousands of children and simple minded adults whose lives have been filled with gloom! These teachings have strewn the earth with the yellow bones of heretics and scholars. We see the persecutions of Constantine, Clovis, Justinian, Theodosius, and Charlemagne; we see the crusades in which twenty million were killed; we see the indiscriminate massacre of men, women and children in Jerusalem by Godfrey – see the mosques piled seven deep in murdered Saracines – Jews burn in their synagogues; we see Coeur de Lion slaughtering thousands of captives; the Franks pillaging and slaughtering in Constantinople; we see the Moors expelled from Spain in bloody slaughter, the murder of the Huguenots and Waldenes, the slaughter of the German peasants, the desolation of Ireland-Holland covered with blood; we witness Smithfield and Bartholomew; we see the Inquisition with its countless instruments of fiendish torture; we see the Auto-de-fe, - where heretics clad in mockery, are led to torture and to death; we seen men stretched upon the rack, disjointed, and torn limb from limb; we see them flayed alive – their bleeding bodiesseared red-hot irons; we see live men covered with pitch and set on fire; we see them hurled headlong from towers to the street; we see them buried alive; we see them hanged and quartered; we see their eyes bored out with heated augers – their tongues torn out – their bones broken – their bodies’ pierced with a thousand needles; we see aged women tied to the heels of fiery steeds and on and on were millions tortured by every fiendish device that cankered minds of religious fanatics could devise. They had authority direct from God for all of it right there in their Bibles.

Yes, this is what the church brought upon the world; instead of the peace and brotherhood of the gospel of love. It has made Chirstianity the bloodiest religion that ever darkened the face of the earth. In the last century 90% of all the wars have been Christian wars with Christians slaughtering Christians or someone else. All of the hellish war marchines: atomic bombs, poison ‘gas war planes, etc. , have been Christian inventions, made and used by Christian nations. In every war there have been preachers priests and rabbis on each side praying and urging on the slaugher just as old brutal Jehovah did for the Israelites while the were massacreing the people of the promised land, to take their homes, their stock and their daugthers)….

(The Nazis killed the Jews just because of things their ancestors did in Germany 50 or 100 years before. Was that right? No, but it was ten times more right than to punish people for what and ancestor, Adam, did 6,000 years ago. The Nazi brutes herded the Jews into chambers and snuffed their lives out within a few minutes. The Bible God is pledged to put people into a lake of fire and not let them die but keep them there in agony forever. That is 10,000 times worse than the Nazis ever were.

Had the early Christians been allowed to go on promoting the gospel of love the tyrannical, aggressive nature of the people of the West would have been allayed and most of the bloodshed and misery we have mentioned would have been avoided. We can see this by observing the effects of the gospel of love on the peoples of the East. The early history of India was as bloody as any country, says the Britanica but after the gospel of love was brought to them their whole nature was changed, and they became peaceloving and kind to all creatures.

King Asoka was a victorious war lord whose armies had never known defeat but when the gospel of love was presented to him he laid down his sword and did all of his conquering after that by love and friendship. He spent the rest of his live in spreading that message).

3. Và sau cùng là một đoạn trong bài “Những Lời Châu Ngọc về Thánh Kinh” (Gems Concerning the Holy Bible) của Robert G. Ingersoll trong cuốn “Ingersoll: Con Người Kỳ Diệu” (“Ingersoll, the Magnificient” Edited by Joseph Lewis, AA Press, Austin, Texas, 1985, trg. 59-60). Ingersoll là một đại tá, một chính trị gia, một diễn giả, một nhà hùng biện, và nhất là một nhà tư tưởng tự do (Freethinker) lỗi lạc của Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Ông có tên trong lịch sử Hoa Kỳ, trong Tự Điển, trong Bách Khoa Tự Điển, trong Tự Điển điện tử (CD-Rom, Grolier Electronic Publishing, 1996) và những tác phẩm của ông có trong mọi thư viện ở Hoa Kỳ. Đoạn trích dẫn sau đây chỉ là chưa đầy hai trang trong số 27 trang của bài “thuyết giảng” tuyệt vời về Thánh Kinh:

“Một người nào đó phải nói lên sự thực về cuốn Thánh Kinh. Những nhà giảng đạo không dám vì họ sẽ bị đuổi khỏi các bục giảng. Những giáo sư đại học không dám, vì họ sẽ mất nồi cơm. Các chính trị gia không dám. Họ sẽ bị đánh bại. Các chủ bút không dám. Họ sẽ mất độc giả. Các nhà thương mại không dám, vì họ có thể mất khách hàng. Ngay cả những công chức thường cũng không dám, vì họ có thể bị đuổi. Vậy thì tôi nghĩ chính tôi sẽ phải làm việc này.

Có nhiều triệu người tin rằng Thánh Kinh là lời mặc khải của Thượng Đế - nhiều triệu người nghĩ rằng cuốn sách này là cây gậy dẫn đường, là nguồn cố vấn và nguồn an ủi, rằng nó chứa đầy hòa bình trong hiện tại, hi vọng trong tương lai - nhiều triệu người tin rằng đó là suối nguồn của luật pháp, công lý và tình thương và nhờ có những giáo lý thông thái và tốt lành mà thế giới có được tự do, của cải và văn minh - nhiều triệu người tưởng tượng rằng cuốn sách này là sự mặc khải từ trí tuệ và lòng thương yêu của Thượng Đế đến với tâm thức con người - nhiều triệu người coi cuốn sách này như là ngọn đuốc chinh phục được sự tối tăm của chết chóc, và tỏa ánh sáng trên một thế giới khác - một thế giới không có nước mắt.

Họ quên đi cái sự ngu tối và man rợ, sự thù ghét tự do, sự tàn sát tôn giáo ở trong Thánh Kinh; họ nhớ tới thiên đường, nhưng quên đi những tòa hình ngục và sự đau khổ vĩnh viễn. Họ quên rằng cuốn sách này giam hãm đầu óc con người và làm cho lòng người đồi bại. Họ quên rằng cuốn sách này là kẻ thù của tự do trí thức. Các Linh mục, mục sư phân vân là làm sao tôi lại có thể tồi tệ đến độ công kích cuốn Thánh kinh. Tôi sẽ nói cho họ biết:

Cuốn sách này, cuốn Thánh Kinh, đã truy tố cho đến chết những người thông thái nhất và tốt nhất. Cuốn sách này đã đầu độc những nguồn kiến thức và lạc dẫn năng lực của con người. Cuốn sách này là kẻ thù của tự do, là cột chống của chế độ nô lệ. Cuốn sách này đã gieo những hạt giống thù hận trong gia đình và quốc gia, nhúm ngọn lựa chiến tranh, và làm cho thế giới nghèo khổ. Cuốn sách này là công sự của hôn quân bạo chúa – là chủ nhân của các nô lệ phụ nữ và trẻ em. Cuốn sách này đã làm đồi bại nghị viện và triều chính. Cuốn sách này đã biến các trường đại học thành thầy dạy của sự sai trái và kẻ thù ghét khoa học. Cuốn sách này chất đầy những nước theo KiTô giáo với những tông phái thù hận, độc ác, ngu tối, chém giết lẫn nhau. Cuốn sách này dạy con người giết đồng loại vì tôn giáo. Cuốn sách này đã lập nên Toà Hình án xử dị giáo, phát minh ra những hình cụ tra tấn, thiết lập những nhà hình ngục trong đó thiện nhân và từ nhân mai một dần, rèn những chuỗi xích trở thành dỉ xét trong da thịt họ, dựng lên những đoạn đầu đài để chặt đầu họ. Cuốn sách này đã xếp những đống củi dưới chân của người lành. Cuốn sách này đã trục lý trí ra khỏi đầu óc của nhiều triệu người và đưa những kẻ khùng vào đầy nhà thương điên.

Cuốn sách này đã gây nên cảnh cha mẹ làm đổ máu những trẻ sơ sinh. Cuốn sách này đã là trường bán đấu giá trên đó người mẹ nô lệ đứng khi được bán đi, phải chia lìa đứa con. Cuốn sách này chứa đầy thuyền kẻ buôn nô lệ và làm da thịt con người thành món hàng hóa. Cuốn sách này đã nhúm lửa thiêu sống những “mụ phù thủy” và những “thầy pháp”. Cuốn sách này chứa đầy tối tăm với những quỷ và ma, và thân thể con người với những điều ác. Cuốn sách này đã làm ô nhiễm linh hồn con người với giáo điều xấu xa về hình phạt đầy đọa vĩnh viễn. Cuốn sách này coi sự cả tin như là đức tính cao nhất, và sự tìm tòi khảo sát như là tội ác lớn nhất. Cuốn sách này đã đặt kẻ ngu dốt và những vị Thánh nhơ bẩn lên trên triết gia và người nhân đức. Cuốn sách này dạy con người coi thường những niềm vui của đời sống này, để có thể sung sướng ở đời sau - bỏ phí thế giới này vì thế giới sau.

Tôi công kích cuốn sách này vì nó là kẻ thù của sự tự do của con người – là sự cản trở lớn nhất của sự tiến bộ của con người. Tôi xin hỏi các linh mục, mục sư một câu: làm sao mà các ông có thể tồi tệ đến mức bào chữa cho cuốn sách này. Cuốn Thánh Kinh đã là thành trì chống đỡ của hầu hết các tội ác. Suốt cuốn Thánh Kinh mở ra là nói về thanh gươm (để giết người) và bó củi (để thiêu sống người). Chúng ta hãy thoát ra khỏi sự tàn bạo của một cuốn sách, nô lệ của sự ngu tối cùng cực, cái không khí quý tộc thống trị.

Cựu Ước mô tả địa ngục của quá khứ, và Tân Ước, địa ngục của tương lai. Cựu Ước cho chúng ta biết những sự khủng khiếp mà Thượng Đế đã làm, Tân Ước, những sự khủng khiếp mà Thượng Đế sẽ làm. Hai cuốn sách này mang tới cho chúng ta những sự đau khổ trong quá khứ và trong tương lai - sự bất công, sự hấp hối và nước mắt của cả hai thế giới”.

(Someone ought to tell the truth about the Bible. The preachers dare not, because they would be driven from their pulpits. Professors in college dare not, because they would lose their salaries. Politician dare not. They would be defeated. Editors dare not. They would lose subscribers. Merchants dare not, because they might lose customers. Even clerks dare not, because they might be discharged. And so I thought I would do it myself.

There are many millions of people who believe the Bible to be the inspired word of God – millions who think that this book is staff and guide, counselor and consoler; that it fills the present with peace and the future with hope – millions who believe that it is the fountain of law, justice and mercty, and that to its wise and begin teachings the world is indebted for its liberty, wealth and civilization – millions who imagine that this book is a revelation from the wisdom and love of God to the brain and heart of man – millions who regard this book as torch that conquers the darkness of death, and pours its radiance on another world – a world without a tear.

They forget its ingnorance and savagery, its hatred of liberty, its religious persecution; they remember the heaven, but they forget the dungeon of eternal pain. They forget that it imprisons the brain and corrupts the heart. They forget that it is the enemy of intellectual freedom. Ministers wonder how I can be wicked enough to attack the bible. I will tell them:

This book, the Bible, has persecuted, even unto death, the wisest and the best. This book stayed and stopped the onward movement of the human race. This book poisoned the fountains of learning and misdirected the energies of man. This book is the enemy of freedom, the support of slavery. This book sowed the seeds of hatred in families and nations, fed the flames of war, and impoverished the world. This book is the breastwork of kings and tyrants – the enslaver of women and children. This book has corrupted parliaments and courts. This book has made colleges and universities the teachers of error and the haters of science. This book as filled Christendom with hateful, cruel, ignorant and warring sects. This book taught men to kill their fellows for religions’s sake. This book founded the Inquisition, invented the instruments of torture, built the dungeons in which the good and loving languished, forged the chains that rusted in their flesh, erected the scaffolds whereon they died. This book piled fagots about the feet of the just. This book drove reason from the minds of millions and filled the asylums with the insane.

This book has caused fathers and mothers to shed the blood of their babes. This book was the auction block on which the slave-mother stood when she was sold from her child. This book filled the sails of the slave trader and made merchandise of human flesh. This book lighted the fires that burned “witches” and “wizards”. This book filled the darkness with ghouls and ghosts, and the bodies of men and women with devils. This book polluted the souls of men with the infamous dogma of eternal pain. This book made credulity the greatest of virtues and investigation the greatest of crimes. This book filled nations with hermits, monks and nuns – with the pious and the useless. This book placed the ignorant and unclean saint above the philosopher and philanthropist. This book taught man to despise the joys of this life, that he might be happy in another – to waste this world for the sake of the next.

I attack this book because it is the enemy of human liberty – the greatest obstruction across the highway of hman progress. The Bible has been the fortress and defence of nearly every crime. Across the open Bible lay the sword and fagot. Let us free ourselves from the tyranny of a book, from the slavery of dead ignorance, from the aristocracy of the air.

The Old Testament filled this world with tyranny and injustice, and the New gives us a future filled with pain for nearly all of the sons of men. The Old Testament describes the hell of the past, and the New the hell of the future. The Old Testament tell us the frightful things that god has done, the New the frightful things that he will do. These two books give us the sufferings of the past and the future-the injustice, the agony and the tears of both worlds).

Tôi hi vọng, với cái lịch sử GiaTô giáo đã được kể sơ lược ở trên, và với những nhận định về cuốn Thánh Kinh vừa qua, chúng ta đã có thể có một cái nhìn toàn bộ về GiaTô giáo. Từ đó, với lương tâm của một con người Việt Nam đúng nghĩa là một con người, chúng ta hãy xét xem cuốn Thánh Kinh có thể là một “Cẩm nang để phục hưng con người và đạo lý ở Việt Nam” hay không?

Có thể có người, nhất là các tín đồ GiaTô giáo, không tin những tài liệu trên là đúng. Tôi khuyên họ hãy mở cuốn Thánh Kinh ra đọc từ dòng đầu tới dòng cuối, rồi đọc lại lịch sử GiaTô La Mã giáo trên hoàn cầu, họ sẽ thấy ngay sự tương quan giữa những điều dạy trong Thánh Kinh và hành động của giáo hội Gia Tô. Họ sẽ thấy ngay là những hành động của giáo hội GiaTô trong suốt 20 thế kỷ nay là bắt nguồn từ những giáo lý trong Thánh kinh chứ không phải là do một vài giáo hoàng, như lời biện hộ gần đây của một đại trí thức GiaTô Việt Nam, bị cái “chước cám dỗ làm điều thiện”. Bản chất các giáo lý đã không thiện rồi và chính những giáo lý không thiện này đã đưa đến những hành động bất thiện. Khi đó họ có thể phối kiểm những điều mà những tác giả kể trên đã viết về Thánh kinh và sẽ thấy họ không có viết sai sự thực, dù bản Thánh Kinh bằng tiếng Việt đã được lược bớt một số mâu thuẫn và những đoạn “không thể đọc được” so với bản tiếng Anh, King James. Tôi cũng cần phải ghi ở đây là những tài liệu dẫn chứng trong bài viết này chẳng qua chỉ là một phần rất nhỏ của toàn bộ những tài liệu đã được xuất bản về lịch sử GiaTô giáo và Thánh kinh GiaTô, và trong phần tài liệu tham khảo ở cuối bài tôi cũng chỉ đưa ra một số tài liệu chọn lọc mà thôi.

Tôi chắc cũng sẽ có người đưa ra luận cứ như sau: “Đó là chuyện xưa rồi, nhắc lại làm chi. Hiện nay Giáo hội GiaTô đã văn minh, đâu có giết người, đâu có làm gì xấu ác, chưa kể là giáo hội đã tham gia vào bao nhiêu việc thiện ở trên thế giới v. v. . ”. Tôi đồng ý là giáo hội ngày nay không còn giết người như trong các cuộc Thánh chiến và các tòa hình án xử dị giáo. Nhưng cái tinh thần Thánh chiến và tòa hình án vẫn không thay đổi là bao nhiêu, trong chính giáo hội mẹ, và trong những giáo hội con với sự đồng ý của giáo hội mẹ. Thực ra thì qua bao thế kỷ nhân loại đã văn minh hóa GiaTô giáo nên giáo hội không còn quyền lực và khả năng để giết người bừa bãi như trước nữa. Nhưng những việc làm của giáo hội cho tới ngày nay vẫn không sáng sủa chút nào, và những việc này càng ngày càng được phơi bày ra ánh sáng. Chúng ta hãy đọc vài sự kiện trong lịch sử thế giới cận đại (Joseph L. Daleiden, Sđd, trg. 61-62):

“Những cố gắng dập tắt mọi sự chống đối các giáo hoàng và cái điều ám ảnh họ về sự duy trì quyền thống trị của giáo hội GiaTô vẫn tiếp tục qua các thời đại. Tuy nhiên, trong thế kỷ này, nó có tính chất của một hành động bảo toàn lực lượng mà giáo hội dùng để bảo vệ cái quyền lực đang suy giảm của mình bằng cách liên minh với bất cứ ai mà có lợi. Sự hợp tác của các giáo hoàng với những chính quyền phát xít ở Âu Châu và Nam Mỹ cho thấy những biện pháp cực đoan ô nhục mà các giáo hoàng dùng để bảo tồn địa vị của họ.

Giáo hội chống cuộc chiến đấu giành độc lập của Mễ Tây Cơ và tuyệt thông các lãnh tụ của họ. Sau đó giáo hội chống lại sự thành lập hệ thống cộng hòa liên bang và phản đối mạnh mẽ nguyên tắc tự do tín ngưỡng trong hiến pháp Mễ Tây Cơ. Năm 1930 chính quyền hợp hiến ở Á Căn Đình bị lật đổ và một chế độ độc tài phát xít được thiết lập với tình trạng thiết quân luật. Vì chế độ mới tuyên bố trung thành với GiaTô giáo, họ được giáo hội ủng hộ mau chóng. Năm 1936 giáo hoàng nồng nhiệt liên minh với nhà độc tài phát xít Francisco Franco ở Tân Ban Nha trong nỗ lực dẹp quân phiến loạn Tây Ban Nha. Franco thưởng lại bằng cách thiết lập giáo hội GiaTô làm quốc giáo (Quyền lợi này bị bải bỏ khi nhà độc tài Franco chết và một hiến pháp dân chủ được chấp thuận năm 1978). Tuy nhiên, sự liên minh với Franco chỉ là một chuyện ngoài lề trong vai trò mà giáo hội sẽ đóng trong sự khởi dậy và củng cố quyền lực của Hitler và Mussolini, một vai trò mà các giáo hoàng đều muốn chúng ta đều quên đi. Giáo hoàng Pius XI ký một thoả ước và hiệp định Lateran với Mussolini năm 1929, và gọi Mussolini là “người Thượng Đế gửi xuống”. Bốn năm sau, đại sứ của giáo hoàng là Pacelli, sau trở thành giáo hoàng Pius XII, thúc giục đảng GiaTô bỏ phiếu cho Hitler trong cuộc bầu cử sau cùng, trước khi đảng Đức quốc xã lên cầm quyền.

Đối với Giáo hoàng thì bất cứ những sự tàn bạo nào của một chính quyền đối với nhân loại cũng không thành vấn đề chừng nào mà chính quyền đó đủ khôn ngoan để cho giáo hoàng giữ được quyền lực. Khi Ante Pavelich dựng lên một quốc gia GiaTô Croatia và giết hại 600,000 người, hầu hết là những người thuộc Chính Thống giáo chống đối sự thống trị của Pavelich, thì Giáo hội GiaTô câm lặng”.

(The effort to stamp or any opposition to the popes and their obsession with maintaining the rule of the Catholic Church had continued down through the ages. In this century, however, it has been more of a rear guard action, with the Church seeking to protect its dwindling authority by making alliances with whoever would serve its interests. The collaboration of the popes with fascist governments in Europe and South America shows the shameful extremes the popes have been willing to go to, to preserve their position.

The Church opposed the Mexican war of independence and excommunicated its leaders. Later the Church fought the establishment of the federal republic system and vigorously protested the inclusion of the principle of religious freedom in the Mexican constitution. In 1930 the constitutional government was toppled in Argentina and a fascist dictatorship established, complete with martial law. Since the new regime proclaimed its allegiance to Catholicism, it was quickly supported by the Church. In 1936 the pope was eager to ally himself with Spain’s fascist dictator Francisco Franco in his effort to squash the Spanish rebellion. As its reward the Catholic Church was established as the state religion. (With the approval of a democratic constitution in 1978 after the dictator’s death the Church lost this privilege). The Franco deal, however, was merely an aside to the role the Church would play in the rise of consolidation of power of Hitler and Mussolini, a role the popes would like us all to forget. Pope Pius XI signed a concordat and the Lateran Treaty with Mussolini in 1929, and called him “the man sent by Providence”. Four years later, Papal Nuncio Monsignor Pacelli, who was soon to become Pius XII, urged the Catholic Party to vote for Hitler in the last German election prior to the Nazi takeover.

It made no difference what atrocities a government committed against humankind as long as it was shrewd enough to let the pope retain his titular authority. When Ante Palevich set up the Catholic state of Croatia and slaughtered 600,000 persons, primarily those belonging to the Orthodox Church who opposed his rule, the Catholic Church was mute).

Và sau đây là một đoạn liên quan đến vai trò của giáo hội trong lịch sử Việt Nam cận đại: Spellman là người chủ chốt của giáo hoàng làm cho Mỹ tham chiến sâu đậm ở Việt Nam. Theo một bức thư chính thức của Vatican, giáo hoàng “dùng Spellman để khuyến khích Mỹ tham chiến ở Việt Nam”. Mọi viện trợ nhân đạo cho miền Nam đều đi qua các cơ sở của giáo hội GiaTô và chỉ có những người GiaTô là được Diệm bổ nhiệm vào trong chính phủ. Tuy rằng những chính sách như vậy đưa đến việc cải tạo hàng loạt, số tín đồ GiaTô chỉ chiếm vào khoảng từ 12 tới 13 phần trăm của dân số miền Nam. Không lạ lùng gì mà khối đa số Phật Giáo bất bình đưa đến việc công khai chống đối chính sách của Diệm. Tình trạng ngày càng suy kém, Diệm đã dùng đến biện pháp bắt giữ hàng loạt, đàn áp Phật tử, đóng cửa chùa chiền và tu viện. Qua kinh nghiệm quá khứ, Giáo hội chắc hẳn đã biết rằng sự đàn áp chỉ làm cho lý tưởng mạnh hơn. Trước sự quan sát kinh hoàng của thế giới, giới Phật tử đã phải dùng tới hành động chống đối tiêu cực rốt ráo và nhiều tăng sĩ đã tự thiêu. Trong những khoảng thời gian đáng sợ đó, tôi, một tín đồ GiaTô, không nhớ có một lời chỉ trích chính sách của Diệm từ một linh mục hay giám mục GiaTô nào. Tuy nhiên, sự việc đã lên quá mức đối với TổngThống John Kennedy, ông ta thôi không ủng hộ Diệm nữa. Ít lâu sau đó Diệm bị hành quyết trong một cuộc lật đổ chính quyền. Qua cái diễn tiến kinh khủng này, vai trò của giáo hội đã theo đúng cái tiến trình lịch sử nhơ nhớp của giáo hội”. (Spellman was the papal point man to lead America into deeper involvement in Vietnam. According to a Vatican official letter, the pope “turned to Spellman to encourage American commitment to Vietnam”. All US relief to the South was funneled through the Catholic Church’s agencies and only Catholics were appointed to government positions by Diem. Although these policies resulted in a wave of conversions. Catholics still made up only about 12 to 13 percent of the South Vietnamese population. Not surprisingly, the resentment among the Buddhist majority soon resulted in their open resistance to Diem’s policies. As the situation deteriorated, Diem resorted to mass arrests and suppression of the Buddhists, closing shrines and monateries. As the Church should have known from its own early experience, persecution can only strengthen a cause. As a horrified world watched, the Buddhists resorted to the ultimate act of passive resistance and several monks set themselves ablaze. During these terrible times, when I, too, was a Catholic, I don’t recall one word of criticism of Diem’s policies from a Catholic priest or bishop. However, it finally became too much for President John Kennedy, who withdrew US support for Diem. Diem was soon executed in a coup. Throughout this dreadful ordeal the role of the Church followed true to the course of its sordid history).

Trên đây là những sự kiện lịch sử không thể phản bác về lịch sử giáo hội GiaTô từ ngày đầu cho tới ngày nay, để cho công bằng chúng ta cũng phải xét đến mặt tích cực đóng góp cho nhân loại của giáo hội mà giáo hội vẫn thường quảng bá qua những phương tiện truyền thông và sách lược tuyên truyền tinh vi nhất. Tôi sẽ luận về những điểm này trong phần tới : “Phật Giáo với nhiệm vụ gìn giữ và phát huy nền văn hóa dân tộc”.


III. PHẬT GIÁO VỚI NHIỆM VỤ GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC

Trong phần mở đầu tôi đã đưa ra quan niệm về nhiệm vụ của Phật giáo trong vấn đề gìn giữ và phát huy nền văn hóa dân tộc. Trong nhiệm vụ này, việc ngăn chặn sự xâm lược văn hóa của các ý thức hệ không tương hợp với nền văn hóa dân tộc phải được đặt lên hàng đầu, vì đây cũng là một hình thức bảo tồn nền văn hóa dân tộc. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta bài ngoại một cách mù quáng và bảo thủ một cách mù quáng, cho rằng cái gì của chúng ta cũng tốt và cái gì của người khác cũng dở. Vấn đề là chúng ta phải phân tích, nghiên cứu cẩn thận xem chúng ta có thể tiếp nhận những gì hay của người và bỏ những gì dở của ta. Chỉ có như vậy cái nền văn hóa dân tộc của chúng ta mới bền vững và hợp với thời đại mới.

Qua sự trình bày về lịch sử GiaTô Giáo và nội dung Thánh Kinh sơ lược ở trên, một người có một trình độ trí thức tối thiểu cũng nhận ra ngay là quyển Thánh Kinh không thể nào dùng làm cẩm nang để phục hưng con người và đạo lý ở Việt Nam vì nội dung của nó hoàn toàn không phù hợp với con người và đạo lý ở Việt Nam. Một câu hỏi được đặt ra: “Thế trong Thánh kinh không có đạo lý hay sao?” Câu trả lời là “Hơn 90% cuốn Thánh Kinh là những chuyện thuộc vùng đất Do Thái, thuộc lịch sử Do Thái và là những chuyện chém giết, vô luân, độc ác v. v… cùng những tín lý chứ không phải là đạo lý”. Phần còn lại, như Bài giảng trên núi, cũng không có gì đặc biệt, không có gì mới lạ, không có gì theo kịp, khoan nói đến chuyện vượt qua, được những tư tưởng giáo lý của Phật Giáo, Khổng Giáo và Lão Giáo. Tôi thách đố bất cứ ai có thể đưa ra bất cứ đạo lý nào, tôi xin nhấn mạnh: đạo lý chứ không phải là tín lý, trong Thánh Kinh mà ta không thể tìm thấy trong Nho, Thích, Lão, và có thể minh xác cho đọc giả thấy cái đạo lý trong Thánh Kinh là cái đạo lý như thế nào, có nhất quán hay không, hay là mâu thuẫn với các đạo lý khác cùng ở trong cuốn Thánh Kinh?

Những tín đồ GiaTô giáo thường không đọc Thánh kinh và thường là những người các Cha “bảo sao nghe vậy” cho nên họ vẫn nghĩ rằng GiaTô giáo là cái đạo cao quý nhất trên hoàn cầu. Họ bị một cái guồng máy nhồi sọ tinh vi nhất trên hoàn cầu đưa vào đầu óc họ những thông tin sai lầm thí dụ như: nền văn minh tiến bộ ở Âu Mỹ là nền văn minh KiTô giáo, và rằng giáo hội GiaTô đứng đầu trong việc tôn trọng nhân quyền, bảo vệ tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, là bạn của dân nghèo, là quán quân trong các việc thiện, là tiền phong trong vấn đề giáo dục mở mang đầu óc con người. Qua cái lịch sử sơ lược kể trên không có cách nào chúng ta có thể chấp nhận những điều “tự nhận” ở trên là đúng sự thực. Sau đây tôi xin đi vào chi tiết từng điểm một.

1. Giáo hội và nền văn minh Âu Mỹ

Giáo hoàng và giáo hội luôn luôn nhập nhằng lấy cái nền văn minh Âu Mỹ làm nền văn minh KiTô. Giáo hoàng John Paul II phát biểu là “Một nền văn minh xứng đáng được gọi là văn minh phải là nền văn minh KiTô”. Hồng Y Spellman khi sang Việt Nam ủy lạo binh sĩ Mỹ cũng khẳng định họ “đang chiến đấu để bảo vệ nền văn minh KiTô Tây phương”. Chúng ta đã thấy những chính sách đốt sách vở của GiaTô giáo, chính sách tiêu diệt các nền văn hóa địa phương, chính sách đàn áp các khoa học gia vì những khám phá của họ ngược với Thánh Kinh như thiêu sống Giordano Bruno và biệt giam Galileo Galilei cho đến chết v. v… Vậy nền văn minh KiTô là nền văn minh nào, có phải là nền văn minh hiện thời không? Có bao nhiêu khoa học gia, tư tưởng gia, triết gia tuyệt đối tin và KiTô giáo đã đóng góp cho nền văn minh hiện đại? Hay là nền văn minh diện đại bắt nguồn từ Galilei rồi phát triển qua những khoa học gia, tư tưởng gia mà Giáo hội đã không còn quyền hành để thiêu sống hay bắt giam nữa.

Gần đây, ở các nước còn nghèo khổ, KiTô giáo nói chung (GiaTô và Tin Lành) đã khuyến dụ dân chúng theo đạo với luận cứ xuyên tạc sự thật: “Hãy nhìn vào các nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ, kinh tế mở mang, dân chúng sống sung sướng. Đó là những nước theo KiTô giáo và KiTô giáo là nguyên nhân chính của sự giàu sang và tự do dân chủ”.

Đây là một luận điệu nằm trong sách lược lừa dối những ngươờ kém hiểu biết. Sự thực là hiện nay hơn 70% dân GiaTô là thuộc các nước ở Nam Mỹ, Phi Châu, Phi Luật Tân. Dưới sự chỉ đạo tinh thần và vật chất của GiaTô giáo, có nước nào giàu mạnh đâu. Phi Luật Tân là nước hầu như toàn tòng GiaTô giáo từ nhiều thế kỷ, nay Phi Luật Tân giàu sang như thế nào mà phải xuất cảng hơn 400 ngàn người đi làm đầy tớ ở nước ngoài, tình trạng giáo dục, kinh tế có hơn gì Việt Nam ngày nay không? Nhật Bản, Singapore, Đài Loan mở mang tiến bộ như vậy nhưng đâu có phải là các nước theo KiTô giáo. Tại sao ở các nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ tình trạng bỏ đạo càng ngày càng gia tăng. Thống kê mới nhất (ngày 20 tháng 7 năm 1996) của Vatican cho biết số người vào trường dòng học làm Linh Mục gia tăng trong các nước nghèo khổ (một nghề ăn trên ngồi chốc tương đối dễ sống) và kỹ nghệ kém mở mang trong khi giảm nhiều ở Âu Mỹ. (The statistics on seminary enrollment support a longtime trend: the demographic center of the faith is shifting to poorer and less industrialized nations). Sự suy giảm ở Mỹ (nước giàu nhất, văn minh nhất, tự do nhất) rất trầm trọng: số tu sinh giảm từ 14,365 xuống còn có 5,692 (giảm hơn 60%) (The drop in North American was even greater: from 14,365 to 5,692).

Một công cuộc nghiên cứu khác của Linh Mục dòng Dominic, David Rice, cho biết: Trong 20 năm qua có 100,000 linh mục rời bỏ giáo hội GiaTô La Mã - cứ 2 giờ đồng hồ lại có một linh mục bỏ giáo hội ra đi (100,000 Roman Catholic priests have walked out in the last twenty years – more that one in every two hours). Một công cuộc nghiên cứu trong 6 năm của hai nhà xã hội học, giáo sư Richard Schoenherr và Lawrence Young, đại học Wisconsin – Madison đưa ra kết luận: “Cho tới năm 2005, số linh mục ở Mỹ sẽ giảm 40%, từ 35,000 xuống còn 21,000. Vậy chúng ta không lấy làm lạ khi giáo hội đã tập trung sự tuyển mộ linh mục và giáo dân ở trong các nước nghèo vì ở các nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ, dân trí đã mở mang, không còn tin vào những lời giả dối đánh lạc dư luận nữa. Và, cũng thật là dễ hiểu khi chúng ta thấy trong những nước nghèo khổ, người dân sống trong thiếu thốn rất dễ bị lường gạt bởi những bả vật chất nhỏ nhoi và những hứa hẹn tinh thần huyền hoặc.

Để có một nhận định chính xác hơn về mối tương quan giữa nền văn minh Âu Mỹ và KiTô giáo, chúng ta hãy đọc đoạn sau đây của John E Remsburg trong cuốn “Những nhận vơ lếu láo” (False Claims, The Truth Seeker Company, New York, trg. 16-17): “KiTô giáo có liên quan gì tới nền văn minh của dân tộc này? chắc chắn là không và nếu không có đám mây thiên kiến trước mắt họ, những tín đồ KiTô sẽ thấy rõ rằng KiTô giáo không tạo nên nền văn minh của chúng ta. Họ sẽ thấy rằng thay vì giáo hội văn minh hóa thế giới, chính cái thế giới duy lý trong nhiều thế kỷ đã từ từ văn minh hóa giáo hội. Chính ngay cái bản chất của KiTô giáo đã loại bỏ cái khả năng tiến bộ như là một nguyên lý tự hữu của tôn giáo này; và bất cứ có sự tiến bộ nào, ở trong hay ở ngoài giáo hội, đều do những nguyên nhân mà giáo hội không kiểm soát được. Giáo hội tự cho là nắm giữ chân lý, chân lý toàn diện, chỉ là chân lý. Mọi đề nghị thay đổi, mọi khám phá mới, đối với giáo hội là sai sự thực, và, do đó, giáo hội chống đối. Giả thử giáo hội thành một đế quốc trên toàn thế giới, mọi tiến bộ sẽ phải ngưng ngay lập tức. Những triết gia Huxley và Haeckels của chúng ta sẽ bị diệt trừ thẳng cánh, ngọn đuốc Lý Trí sẽ bị tắt ngấm, và cái lòng tin mù quáng sẽ là sự chỉ đạo duy nhất của chúng ta. Giáo hội đã cho ta những chứng cớ quyết định về sự thực này. Trong nhiều thế kỷ, quyền lực của giáo hội ở Âu Châu là cao nhất, nhưng ngay cả những văn sĩ KiTô cũng phải gọi những thế kỷ đó là thời đại đen tối.

Chỉ khi chủ thuyết duy lý khai sinh, khi khoa học bắt đầu phát triển, và KiTô giáo bắt đầu suy thoái, nền văn minh hiện đại mới ló dạng. Lecky nói rằng: “Trong hơn 3 thế kỷ, sự suy thoái của những ảnh hưởng thần học là một trong những dấu hiệu không thể chối cải để đo sự tiến bộ của chúng ta”. Carlyle nói rằng: “Kiến thức càng tăng, lòng tin càng giảm”. Strauss nói rằng: “Thời Trung Cổ tín ngưỡng tôn giáo thì tỷ lệ thuận với sự ngu tối và man rợ. Tôn giáo và văn minh không ở cùng vị thế mà trái ngược đối với nhau, cho nên với sự văn minh tiến bộ, tôn giáo phải lui”.

(Now did Christianity have ought to do with the civilization of this people? Certainly not; and were it not for the cloud of prejudice before his eyes, the Christians would clearly see that it did not produce our civilization. He would see that instead of the church having civilized the world, the Rationalistic world has for centuries been slowly civilizing the church.

The very nature of Christianity – I mean orthodox Christianity – precludes the possibility of progression as an inherent principle of itself; and whatever progress has been made, either in the church or outside of it, must be attributed to causes over which she has had no control. The church claims to have the truth. Every proposed change, every new discovery, is to her a perversion of truth, and hence, she opposes it. Were the church to sweep to universal empire, all progress would at one cease. Our Huxleys and Haeckels would be summarily disposed of, the torch of Reason would be extinguished, and the ignis-fatuus of Faith would bcome our only guide. Of the truth of this she has herself given conclusive evidence. For centuries her power in Europe was supreme, and even Christian writers denommate these centuries the Dark Ages.

Not until Rationalism was born, not until science commenced her carreer, and Christianity began to decay, did our modern civilization dawn. “For more than three centuries”, says Lecky “the decadence of theological influence has been one of the most invariable signs and measures of our progress”. Says Carlyle “Just in the ratio that knowledge increases, faith diminishes”. “The Middle Ages were more religious than ours”, says Strauss, “in proportion to their ignorance and barbarism. Religion and civilization accordingly occupy, not an equal, but an inverted position regarding each other, so that with the progress of civilization, religion retreats”).

Để rọi thêm một tia sáng vào cái gọi là văn minh KiTô, chúng ta hãy đọc tiếp đoạn sau đây của Lloyd M. Graham (Sđd, trg. 448-449) về trí tuệ của các Thánh KiTô trong việc mở mang đầu óc và văn minh hóa con người để Âu Mỹ có được nền văn minh ngày nay:

“Bất cứ người nào bị thống trị bởi tư tưởng tôn giáo đều bị đặt dưới ảnh hưởng của cái năng lực lý luận sai lầm. Đó chính là những nhà lập giáo KiTô lầm lẫn. Ngày nay chúng ta vinh danh những kẻ không xứng đáng về lòng dũng cảm của họ mà không ý thức được cái tội ác mà họ đã phạm phải - sự phá hủy hoàn toàn khoa học và triết lý cổ xưa. Điều này đưa đến 1500 năm đen tối, trong thời gian này dân KiTô không biết ngay cả quả đất tròn. Trong thời đại đen tối, sự tối tăm có tính cách toàn diện - một ảnh hưởng khó hiểu của cái gọi là “ánh sáng của thế giới” (GiaTô giáo vẫn tự cho là ánh sáng của thế giới: TCN).

Bây giờ chúng ta hãy so sánh những khoa học gia Hi Lạp (Tác giả muốn nói đến Pythagoras (thuyết trái đất tròn và quay xung quanh mặt trời, thế kỷ 6 trước sự Hoang Mang (B. C. = Before the Confusion), Aristarchus (thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ, thế kỷ 3 B. C. , mà 19 thế kỷ sau Copernicus khám phá ra), Eratosthenes (đo chu vi trái đất, thế kỷ 3 B. C. ), Hipparchus (kinh tuyến và vĩ tuyến, thế kỷ 2 B. C. ), Democritus và Leucippus (thuyết nguyên tử của vật chất, thế kỷ 5 sau Ảo Tưởng (A. D. = After Delusion) với các Thánh KiTô. Đối với vài khoa học gia còn sống sót, người ta nói như sau: “cái tên điên này muốn đảo ngược cả hệ thống thiên văn, nhưng Thánh kinh thiêng liêng dạy chúng ta rằng Joshua ra lệnh cho mặt trời dừng đứng yên lại chứ không phải là trái đất” – và 1300 năm sau một giáo hoàng cũng ra sắc lệnh với cùng ý như vậy. Một luận cứ nổi tiếng khác là “trong ngày phát xét những người ở phía bên kia của trái đất không thể thấy được Chúa từ trên không xuống”. Về sự chuyển động của trái đất, Thánh Augustine (cha đẻ của nền thần học GiaTô và được GiaTô giáo tôn sùng coi như là có trí tuệ siêu việt) nói như sau: “Không thể nào có chuyện có người ở phía bên kia của trái đất, vì Thánh kinh không ghi lại bất cứ một giống người nào như vậy trong các hậu duệ của Adam” (Như vậy là Thánh Kinh không biết tới dân Việt Nam và lẽ dĩ nhiên không làm gì có chuyện cứu rỗi dân Việt Nam. TCN); Và linh mục Incholer nói như sau: “Quan niệm về sự chuyển động của trái đất là quan niệm tồi tệ nhất, nguy hại nhất, xúc phạm nhất trong những quan niệm dị giáo; sự bất động của trái đất là điều thiêng liêng gấp ba lần” và Laclantius kết luận: “Không thể có chuyện con người tin một cách vô lý đến độ cho rằng mùa màng và cây cỏ ở phía bên kia của trái đất lại mọc chổng đầu xuống và con người lại có chân cao hơn đầu”. Làm sao chúng ta có thể áp dụng những lời trên vào con người đã thốt ra những lời đó. Ngày nay, chúng ta biết họ sai lầm về khoa học, nhưng chúng ta vẫn không biết họ sai lầm về thần học”.

(Anyone domnated by religious thought is under the influence of a reason-perverting power. Such were Christianity’s Confounding Fathers. Today we honor these misbegotten for their courage without realizing the crime they committed – the complete destruction of ancient science and philosophy. This resulted in fifteen hundred years of darkness, in which the Christian people did not even know the earth is round. In the Dark Ages the ‘blackout’ was complete – a curious effect for “ the light of the world”. Now let us compare Greek scientists with Christian saints. Against some scientists still surviving one had this to say: “this fool wishes to reverse the entire system of astronomy; but sacred scripture tells us that Joshua commanded the sun to stand still and not the earth” – and some thirteen hundred years later a pope issued a bull to the same effect. Another famous argument was that “in the day of judgement men on the other side of a globe could not see the lord descending through the air”. Concerning the earth’s motion, St. Augustine had this to say: “It is impossible there should be inhabitants on the opposite side of the earth, since no such race is recorded by Scripture among the descendants of Adam”. And Father Inchofer: “The opinion of the earth’s montion is of all heresies the most abominable, the most pernicious, the most scandalous; the immobility of the earth is thrice sacred”. And Lactantius concluded, “It is impossible that men can be so absurb as to believe that the crops and trees on the other side of the earth hang downward and that men have their feet higher than their heads”. How peculiarly applicable are these words to those who uttered them. We now now these men were wrong scientifically, but we still do not know they were wrong theologically).

Qua những tài liệu dẫn chứng ở trên chúng ta thấy rằng không có một nền văn minh nào xứng đáng với danh từ văn minh mà có thể gọi là nền văn minh KiTô. Sự nhập nhằng với nền văn minh Tây phương vào làm nền văn minh KiTô là sách lược quen thuộc của GiaTô giáo để khuyên dụ những người kém hiểu biết trong những quốc gia nghèo khổ, những người không hề biết gì về lịch sử cũng như bản chất của GiaTô LaMã giáo.

Một trong những quyền căn bản của con người ở trong các xứ văn minh tiến bộ là quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng v. v…. Sau đây tôi sẽ luận về giáo hội và tự do của con người.

2. Giáo hội và tự do của con người

Lịch sử chứng tỏ rằng, cho đến ngày nay, chưa bao giờ giáo hội GiaTô cổ võ tự do tôn giáo. Theo truyền thống của giáo hội mẹ, các giáo hội con cũng đi vào con đường chuyên chế tôn giáo: Pavelich ở Croatia, Franco ở Tây Ban Nha, Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam, Marcos ở Phi Luật Tân v. v. tất cả đều chủ trương độc tôn và tìm cách tiêu diệt các tôn giáo khác. Hiện nay, GiaTô giáo và Chính Thống giáo còn đang giết nhau ở Bosnia, GiaTô Giáo và Tin Lành cũng đang giết nhau ở Bắc Ái Nhĩ Lan, Gia Tô và Tin Lành đang tranh nhau ảnh hưởng ở các nước nghèo khổ. Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi là giữa GiaTô và Tin Lành, tôn giáo nào hơn, Robert G. Ingersoll đã trả lời: “Tin Lành hơn vì ít GiaTô hơn, nhưng sự khác biệt giữa GiaTô và Tin Lành chỉ như sự khác biệt giữa một con cá sấu lớn và một con cá sấu nhỏ” (Protestantism is better than Catholicism because there is less of it. But the difference between Catholicism and Protestantism is as much as between an alligator and a crocodile). Ở nơi nào GiaTô giáo ở thế yếu hoặc thiểu số thì giáo hội đòi cho được tự do tôn giáo, khi nào ở thế mạnh hoặc đa số thì không bao giờ tôn trọng tự do tôn giáo. Kinh nghiệm Việt Nam cho thấy, vào những thế kỷ 18, 19, trong khi ở Âu Châu GiaTô giáo bắt giữ, tra tấn và thiêu sống hàng trăm ngàn người mà họ kết tội là “dị giáo”, nghĩa là những người không tin và không chấp nhận quyền lực của Giáo hoàng, thì ở Việt Nam họ lại đòi tự do tôn giáo cho những tín đồ GiaTô người Việt phản bội quốc gia và lấy cớ bị đàn áp để thúc đẩy thực dân Pháp xâm chiếm đất nước Việt Nam.

Hiện nay, ngay trong nội bộ, giáo hội GiaTô cũng không tôn trọng nhân quyền và tự do tư tưởng. Giáo hội dành quyền diễn giảng Thánh Kinh và không chấp nhận bất cứ sự bất đồng ý kiến nào, dù lịch sử đã chứng minh giáo hội đã nhiều lần sai lầm trong quá khứ. Các nhà thần học nổi tiếng như Hans Kung, Leonardo Boff, Charles Curran v. v… vì không đồng ý với giáo điều Vatican nên đều bị Vatican đưa ra những biện pháp trừng phạt tinh thần như cấm dạy học, cấm viết sách v. v… Lẽ dĩ nhiên Việt Nam không có nhà Thần học nào nổi danh và “trưởng nữ” của giáo hội mẹ (ngày xưa là Pháp) đã nổi tiếng là ngoan ngoãn dể bảo, và không bao giờ cần đến quyền tự do của con người, cho nên vẫn cho rằng Giáo hội GiaTô là thành trì bảo vệ tự do.

Có lẽ chúng ta cũng nên đọc đoạn sau đây của John Remsburg (Sđd, trg. 24) để có một hiểu biết tổng quát về cái gọi là quan niệm tự do của giáo hội GiaTô: “Giáo hội tự nhận là hội bảo vệ tự do tôn giáo và dân sự. Thực ra là tự do của con người chưa bao giờ có một kẻ thù nào ghê gớm hơn. Nơi nào mà KiTô là thiểu số thì họ đòi cho được tự do tôn giáo, nơi nào đa số thì họ không bao giờ chấp nhận tự do tôn giáo. Mười ngàn lời tán tụng đã tặng cho những nhà lập Thanh Giáo (một tông phái KiTô ) ở New England, như họ tự nhận, là đã thiết lập tự do tôn giáo ở nước này. Nhưng quan niệm về tự do của Thanh giáo là như thế nào? Họ ủng hộ loại tự do nào? Tự do chỉ được là một tín đồ Thanh giáo! chỉ đơn giản như vậy thôi. Rồi nữa, những ông tòa xử dị giáo Tây Ban Nha cũng ủng hộ tự do tôn giáo – cái tự do chỉ được là một tín đồ Gia Tô ngoan đạo. Sự thật là nếu anh thấy bất cứ ở đâu một tông phái của giáo hội KiTô, tôi không cần biết nó mang cái tên gì – GiaTô hay Tin Lành, Luther hay Tân giáo, Trưởng lão hay Giám Lý – anh sẽ thấy đó là một kẻ thù của tự do. Trái đất của chúng ta đã bị bao phủ bởi tro bụi của nhiều triệu người bị giết, giết bởi giáo hội, chỉ vì họ dám có những ý quan điểm không được chính thống. “Nhưng bây giờ giáo hội không còn giết nữa” hình như tôi nghe nhà bảo vệ tín lý Kitô nói. Không, một con hổ yếu sắp chết càng ngày càng bớt dữ đi. Bây giờ Giáo hội không giết được nữa vì không còn quyền lực để mà giết. Bó củi và thanh gươm đã bị tước khỏi những bàn tay đẫm máu của giáo hội, và bây giờ Giáo hội chỉ còn dùng được hai vũ khí, thù hận và vu khống”.

(The Church claims to be the guardian of civil and religious liberty. Yet human liberty has never had a deadlier foe. If a Christian minority has pleaded for religious liberty, a Christian majority never failed to deny it. Ten thousand eulogies have been bestowed upon the Puritan Fathers of New England, for having, as it is claimed, established religious liberty in this country. But what was the Puritan conception of religious liberty? What liberty did they advocate? The liberty to be a Puritan! Simply this and nothing more. So, too did the Spanish Inquisitors advocate religious liberty – the liberty to be a good Catholic. The fact is that wherever you find a fragment of the Christian Church, I care not what name it bears – Catholic, or Protestant, Lutheran or Episcopal, Presbyterian or Methodist – you find an enemy to liberty. Our earth is covered with the dust of murdered millions, murdered by the church, and for no other crime than having dared to entertain opinions that were not orthodox. “But the church does not kill now”, methinks I hear the Christian apologist exclaim. No; a tiger weakened by the pangs of death grows less and less ferocious. The church does not kill now because it dows not have the power to kill. The fabor and the sword have been wrested from her bloody hands, and hatred and slander are the only weapons left her now).

3. Giáo hội và công tác từ thiện

Một trong những điểm mà giáo hội GiaTô quảng cáo nhiều nhất và ồn ào nhất là những công tác từ thiện của Giáo hội. Bất cứ có một cơ hội nào là Giáo hội và các con chiên ngoan đạo Việt Nam lại mang Mẹ Teresa ra làm bình phong, lạc dẫn dư luận, làm như tất cả những tín đồ GiaTô đều như Mẹ Teresa cả. Nghiên cứu tường tận về các công việc từ thiện này chúng ta ít thấy ở đâu là thuần túy từ thiện, mà mục đích chính của các công việc từ thiện là dùng vật chất để truyền đạo, và chúng ta phải công nhận đây là nguyên nhân chính về sự thành công của GiaTô giáo trong những thế kỷ qua. Mở đầu là Đại Đế Constantine, người đã dùng mọi cách và đã bỏ của cải ra mua toàn thể các tỉnh, các thị trấn để cho dân chúng đi theo đạo mới (Malachi Martin: “The Rise and Fall of the Roman Church”, Bantam Books, New York, 1983, trg. 36 “True Constantine had used ever one of these means to propagate Christianity. He even bought up whole towns and cities to ensure they accepted the new belief”. Và từ đó cho đến này nay, của cải vật chất với nhãn hiệu từ thiện đã là vũ khí hữu hiệu nhất của GiaTô giáo để thu nhặt tín đồ.

Kinh nghiệm Việt Nam cho thấy dưới thời Ngô Đình Diệm, các Cha cố Việt Nam được toàn quyền sử dụng viện trợ từ thiện của Mỹ và dùng nó như một vũ khí để ép người vào đạo, khoan kể đến chuyện bắn pháo binh vào những làng không theo đạo để ép buộc dân trong làng theo đạo để đổi lấy sự an toàn của làng xóm. Người Việt Nam đâu đã có ai quên cái câu bất hủ được truyền tụng trong dân gian: “Theo đạo có gạo mà ăn”. Cảnh này cũng lại tiếp diễn trong các trại tị nạn mà các Cha được sự viện trợ của các cơ quan từ thiện KiTô giáo, họ giữ chặt cho giáo dân và chỉ cho người ngoài khi bằng lòng theo đạo. Tôi không nói là các việc từ thiện của GiaTô giáo không có ích lợi gì, chúng góp phần rất nhiều để làm vơi bớt sự khó khăn mà con người gặp phải. Nhưng cái động cơ đằng sau những công việc từ thiện này và phương cách sử dụng thì chẳng thiện chút nào.

Trở lại trường hợp của Mẹ Teresa. Không ai có thể phủ nhận cái lòng từ bi của Mẹ Teresa dù trong vài bài báo người ta đã đặt ra nhiều nghi vấn về cái động cơ chính thúc đẩy Mẹ làm việc thiện. Tờ Newsweek, số ngày 13 tháng 11, 1995, David Gates có điểm cuốn sách “The Missionary Mission” của Christopher Hitchens viết về Mẹ Teresa. Theo Hitchens thì “Mẹ Teresa là một kẻ “mị dân” chống phá thai và là kẻ “phục vụ cho những quyền lực thế gian”, thân thiện với hạng người không tin cậy được như tên lừa đảo Charles Keating ở Ngân Hàng Tiết Kiệm và Tín Dụng, mà nhân danh hắn Mẹ đã viết cho ông Toà Lance Ito trong vụ xử hắn năm 1992. Trong một bức thư trả lời với đây đủ lý lẽ, ông Phó Biện Lý của Tòa giải thích cho Mẹ Teresa biết bằng cách nào mà Keating đã ăn cắp món tiền đã biếu cho Mẹ, và đề nghị Mẹ hoàn trả lại số tiền đó cho các “sở hữu chủ với đầy đủ pháp lý; Mẹ đã không hề hồi âm (Tiền mang cho Thánh có đòi được không? TCN)

Hitchens cũng ghi chú rằng Mẹ đã vào “điều trị ở một vài bệnh viện tốt nhất và đắt tiền nhất ở Tây phương”. Hitchens lý luận rằng “Mẹ làm công việc từ thiện không phải vì chính sự từ thiện mà chỉ để mong một ngày nào đó được kể như một vị Thánh thành lập một dòng tu mới trong giáo hội” (Hitchens’ Mother Teresa is an anti-abortion “demagogue” and a”servant of earthly powers” cozying up to such a slime as S & L (Savings & Loans) swingler Charles Keating, on whose behalf she wrote to Judge Lance Ito during his 1992 trial. In a well-reasoned reply, a deputy D. A. explained to her now Keating stole the money he’d donated and suggested she return it to “its reightful owners”; she never answered. Hitchens notes, she herself has “checked into some of the finest and costliest clinics and hospitals in the West”. She does charitable work, he argues, “not for its own sake but… so that she may one day be counted as the beatific founder of a new order and discipline within the Church itself “)

Tôi chợt nghĩ tới Sư Cô Minh Tú trong bài “Trên Núi Có Một Ngôi Chùa nhỏ”, một bậc tu hành sống trong những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất bên cạnh những người xấu số, thiếu thốn đủ mọi thứ nhưng vẫn làm việc trong âm thầm năm này qua năm khác, và chắc chắn là chưa bao giờ được vào điều trị ở một bệnh viện tối tân nhất ở Việt Nam, khoan nói đến chuyện bệnh viện tốt nhất và đắt tiền nhất ở Tây phương mà phí tổn một ngày có thể đủ nuôi vài chục người xấu số trong một tháng.

Viết sự kiện này ra tôi không có ý lấy trường hợp cá nhân để tổng quát hóa vấn đề như GiaTô giáo đã toan tính làm trong trường hợp Mẹ Teresa. Một cá nhân không tiêu biểu cho bất cứ một tôn giáo nào, muốn xét đến một tôn giáo chúng ta phải xét đến toàn bộ tôn giáo đó. Bởi vì nếu người ta toan tính đưa Mẹ Teresa ra làm cái bình phong Thánh Thiện của GiaTô giáo thì vụ 400 Linh Mục GiaTô ở Bắc Mỹ can tội cưỡng bách tình dục trẻ con và nữ tín đồ và giáo hội đã phải bỏ ra 400 triệu đôla để giải quyết ngoài tòa những vụ trên cho ếm nhẹm (400 triệu đô la làm được nhiều việc thiện lắm) sẽ tiêu biểu cái gì của GiaTô giáo? (Jason Berry: “Lead Us Not Into Temptation: Catholic Priests and the Sexual Abuse of Children”, Double day, New York, 1992, Front cover: “In fact, between 1984 and 1992, 400 Catholic priests in North America have been reported for molesting children. To date, Berry estimates, $400 millions has been paid to resolve these cases. One source projects that $1 billion may be paid by century’s end).

Sự dùng vật chất để ép những người ngoại đạo đang ở trong những hoàn cảnh khó khăn về vật chất theo đạo lộ liễu đến mức một Ủy Ban Điều Tra Những Hoạt Động của các Giáo Sĩ Thừa Sai tại Ấn Độ đã phải đưa ra những khuyến cáo sau đây, trong cuốn “Tín Ngưỡng của người khác” (“The Faith of Other Men”, A Mentor Book, New York, 1965, trg. 107) của Giáo sư Wilfred Cantwell Smith, một nhà Thần học KiTô nổi tiếng, Giáo sư môn Tôn Giáo Thế Giới và Giám đốc trung tâm nghiên cứu tôn giáo thế giới, đại học Harvard:

“Nên yêu cầu những thừa sai mà mục đích chính là dụ người vào đạo phải rút lui. Số lượng lớn các nhà truyền giáo ngoại quốc không được hoan nghênh và cần phải kiểm soát. Sự dùng các dịch vụ y tế hay chuyên môn như là phương tiện trực tiếp để dụ người vào đạo phải cấm bởi luật pháp. Mọi toan tính dùng vũ lực hay lừa gạt gian dối, hay đe dọa bằng những cách bất chính hay cấp đỡ tài chính hay mọi sự trợ giúp khác, hoặc bởi những phương tiện hay hứa hẹn lừa gạt gian dối, hoặc bằng sự giúp đỡ tinh thần và vật chất, hoặc lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm hay lòng tự tin của bất cứ người nào, hoặc bằng cách khai thác nhu cầu, sự yếu kém về tinh thần (tâm thần) hay nhẹ dạ của bất cứ người nào, hoặc, đại cương là mọi toan tính hay nỗ lực (dù thành công hay không), trực tiếp hay gián tiếp thâm nhập vào ý thức tôn giáo của con người (dù đã trưởng thành hay còn vị thành niên) thuộc tín ngưỡng khác, với mục đích thay đổi ý thức tôn giáo hay tín ngưỡng của họ, để cho hợp với lý tưởng và niềm tin của phe đi dụ người ta vào đạo, phải tuyệt đối cấm” (Those missionaries whose primary object is proselytization should be asked to withdraw. The large influx of foreign missionaries is undersirable and should be checked. The use of medical or their professional services as a direct means of making conversions should be prohibited by law. Any attempt by force or fraud, or threats of illicit means or grants of financial or their aid, or by fraudulent means or promises, or by moral and materials assistance or by taking advantage of any person’s inexperience or confidence, or by exploiting any person’s necessiry, spiritual (mental) weakness or thoughlessness, or in general any attempt or effort (whether successful or not), directly or indirectly to penetrate into the religious conscience of persons (whether of age or underage) of another faith, for the purpose of consciously altering their religious conscience or faith, so as to agree with the ideas of convictions of the proselytizing party should be absolutely prohibited…)

Tại sao người ta lại phải khuyến cáo như vậy nếu các việc thiện của GiaTô giáo chỉ thuần tuý là việc thiện? Từ những nhận định và tài liệu kể trên chúng ta có thể cho rằng việc thiện của GiaTô giáo là thuần túy có tính cách nhân đạo hay không. Chưa kể đến chuyện giáo hội GiaTô đã dùng nhiều cơ quan từ thiện như Caritas, Red Cross và một số tu viện trong kế hoạch che dấu tội phạm chiến tranh sau Thế Chiến thứ hai với những dịch vụ như làm thông hành giả, ẩn náu trong các tu viện để chờ cơ hội đưa ra ngoại quốc v. v… (Xin đọc cuốn “Unholy Trinity”, St. Martin’s Press, New York, 1990, của Mark Aarons và John Loftus, một cuốn sách dày 372 trang mô tả chi tiết về những hoạt động của Giáo hội GiaTô trong vấn đề này).

Còn vài điểm mà Giáo hội tự phong là quán quân, thí dụ như về giáo dục đại chúng và đạo đức con người, nhưng tôi chắc quý độc giả đã biết thế nào là nền giáo dục GiaTô và thế nào là đạo đức GiaTô rồi, qua những phần tôi đã trình bày ở trên, nên tôi xin được miễn bàn thêm về những vấn đề này.

Trước khi đi vào phần kết luận tôi xin có một lời minh định. Tôi phân biệt rõ ràng giữa Giáo hội GiaTô và các tín đồ GiaTô. Nếu những sách lược của Giáo Hội GiaTô đã tạo nên một lịch sử đen tối cho GiaTô giáo, điều này không có nghĩa là các tín đồ GiaTô đều đen tối. Tôi tin rằng trong GiaTô giáo có rất nhiều người đức hạnh không thua bất cứ người nào trong các tôn giáo khác, nhưng, như tôi đã luận ở trên, chúng ta không thể lấy những trường hợp cá nhân để mà tổng quá hóa vấn đề. Tôi cũng quan niệm rằng, tự do tín ngưỡng là quyền thiêng liêng của con người, kể cả quyền mê tín dị đoan. Nhưng tôi không chấp nhận bất cứ ai dùng cái quyền tự do của mình, hay niềm tin của mình, để bóp nghẹt hay tiêu diệt tự do và niềm tin của người khác.

Từ những tài liệu khảo cứu ở trên, tôi đã chứng minh cùng quý độc giả nói chung, và giới Phật tử nói riêng, là quyển Thánh Kinh không thể nào là cẩm nang khôi phục con người và đạo lý ở Việt Nam như ông Nguyễn Văn Chức đã đề nghị. Muốn ngăn chặn cái ý tưởng nguy hại cho dân tộc này, trách nhiệm của chính quyền và mọi người trong nước là phải mở mang dân trí, phổ biến rộng rãi cho dân chúng biết tất cả những sự thực lịch sử, kể cả những sự kiện về lịch sử các tôn giáo. Tôn giáo không phải là chuyện riêng tư mà liên quan đến mọi khía cạnh của xã hội. Tôn giáo không thể đứng ngoài xã hội hay trên xã hội khi có quyền thế. Cho nên đối với mỗi tôn giáo, chúng ta phải có những công cuộc khảo cứu kỹ càng để xem trong mỗi tôn giáo có những điều nào có lợi hay không có lợi cho quốc gia dân tộc, và từ đó mà tìm ra một phương sách giáo dục để cho hợp với nền văn hóa và truyền thống dân tộc. Với mục đích này, các cuộc hội thảo công khai, trong đó chúng ta có thể mổ xẻ mọi vấn đề trong tinh thần hòa hoãn, đi tìm sự thực qua những sự kiện lịch sử và những tài liệu khả tín, thẳng thắn và cởi mở, rất là cần thiết trong giai đoạn này, trước ngưỡng cửa thế kỷ 21.

Như trong phần đầu của bài này tôi đã đưa ra nhận định của Hòa Thượng Thích Đức Nhuận và của các giáo sư Trần Quốc Vượng và Minh Chi, rằng nền văn hóa dân tộc chính là nền văn hóa Phật Giáo. Trước ngưỡng cửa thế kỷ 21, Đông phương nói chung, Việt Nam nói riêng, phải đối phó với sự xâm lăng của nền văn hóa Tây phương đang ào ạt đổ sang, lợi dụng sự yếu kém kinh tế của các nước Á Đông. Đông phương chỉ có một vũ khí tinh thần duy nhất có thể đối phó được với Tây Phương, đó là tinh thần Phật Giáo. Điều này sẽ rõ ràng hơn qua vài tài liệu tôi sẽ trình bày sau đây.

Điều rõ ràng là nhiệm vụ chính yếu của mọi người dân trong đó Phật tử ắt đóng một vai trò rất quan trọng là chúng ta phải gìn giữ nền văn hóa dân tộc. Gìn giữ bằng cách nào? Chúng ta cần theo con đường kỹ thuật hóa đất nước để cho dân giàu nước mạnh nhưng không Tây phương hóa theo nghĩa tin theo những giáo lý hoang đường, mê tín, phản khoa học, phản nhân vị, phản tổ tiên, phản tổ quốc v. v…. mà lịch sử đã chứng minh đó chính là nguồn gốc của mọi sự suy sụp về luân lý và đạo đức của con người.

Trong bài “Công Nghiệp của 2 Thầy (người Mỹ) Thích Hằng Thiệt và Thích Hằng Triều” đăng trong tờ Đặc San Đại Lễ Phật Đản 2540 của Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, trg. 39-51, Bác Sĩ Nguyễn Thanh Giản có cho chúng ta một khuyến cáo rất quý báu: “Chánh đạo từ xưa vẫn ở ngay quê hương các bạn, trong lòng các bạn. Các bạn không cần phải đi tìm ở những nơi nào xa xôi cả. Các bạn phải cảnh giác những gì Tây phương mang tới cho các bạn, vì đa số những cái đó họ đã phế thải cả rồi”.

Thật vậy, ngày nay không ai có thể phủ nhận là Phật giáo đang phát triển mạnh mẽ vào các nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ. Tờ Newsweek, số ngày 13 tháng 6, 1994 trích lời của Tracy Cochran, chủ nhiệm cố vấn của tờ Tricycle, như sau: “Nước Mỹ sắp đạt được một sự khám phá quan trọng về Phật Pháp, một sự nở rộ của cái trí tuệ đã làm cho nhiều tỷ người ở phía bên kia của thế giới tỉnh thức” (America, says Tracy Cochran, a consulting editor of Tricycle: The Buddhist Review, is on a verge of a breakthrough in Buddhadharma, a flowering of the wisdom that has enlightened billions of souls on the other side of the world).

Trước sự phát triển của Phật Giáo vào các xã hội tân tiến Tây phương, và trước sự kiện Tây phương chấp nhận những giá trị tinh thần, nhân bản của Phật Giáo, người Việt Nam chúng ta nên hãnh diện về cái nền văn hóa dân tộc của mình. Đất nước của chúng ta quả thật đã may mắn vì đã được thấm nhuần tinh thần Phật Giáo, một tinh thần chủ lực xây dựng nước và giữ nước như đã được chứng minh trong nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử. Chúng ta không nên quên rằng, những chiến công chống xâm lăng oanh liệt nhất trong lịch sử Việt Nam là thời đại Lý, Trần (Thiên hạ Lý Trần bán vi Tăng), thời đại cực thịnh của Phật giáo Việt Nam.

Nhìn lại lịch sử thế giới, trong khi những nước ở Phi Châu, Nam Mỹ, Châu Mỹ La Tinh, Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân, sau khi bị KiTô giáo theo gót thực dân vào thao túng, các nước này đã mất đi những nền văn hóa bản địa vì chính sách tiêu diệt các nền văn hóa địa phương của KiTô giáo, thì Việt Nam vẫn giữ được phần lớn nền văn hóa dân tộc. Việt Nam thoát được phần lớn quốc nạn này là nhờ ở tinh thần Phật Giáo đã ngấm sâu vào lòng đất dân tộc và lòng yêu nước cao độ của người Việt Nam. Cho nên, không có lý do gì mà chúng ta lại phải bỏ đi cái gia tài quý báu của chúng ta để đi theo những thứ mà Tây phương đang muốn và đã bắt đầu phế thải.

Văn hóa Phật Giáo không chỉ riêng là văn hóa Việt Nam mà cũng còn là văn hóa Á Đông. Sau đây tôi xin trích dẫn nhận định của một số học giả đã nổi danh trên trường quốc tế:

1. Tiến Sĩ Edward Conze viết trong cuốn “Phật Giáo “ (“Buddhism”): “Tất cả mọi người sống ở Á Châu đều có thể hãnh diện về một tôn giáo không những có trước tôn giáo Tây phương cả hơn 500 năm mà còn có thể bành trướng và duy trì mà không cần dùng đến bạo lực, và không hề bị hoen ố bởi những cuộc chiến tranh tôn giáo và Thánh chiến” (All those who dwell in Asia can take pride in a religion which is not only five centuries older than that of the West, but has spread and maintained itself without recourse to violence, and has remained unstained by religious wars and crusades).

2. William Hunter viết trong “Lược Sử Dân Tộc Ấn Độ” (A Brief History of the Indian People”): “Tất cả những tôn giáo Á Đông đều phải biết ơn Phật Giáo về giáo lý đạo đức nhất mà giá trị của tôn giáo này còn hữu hiệu cho tới ngay bây giờ mà tột đỉnh của giáo lý này là lòng từ bi đối với mọi chúng sinh, giáo lý của Đấng Toàn Giác” (All Asiatic religions are indebted to Buddhism for the noblest moral element that is effective even today, which culminates in kindness to all that lives and breathes, the doctrine of the perfectly Awakened One).

3. Giáo sư Bapat viết trong cuốn “2500 năm Phật Giáo (“2500 years of Buddhism”): “Phật Giáo thực sự là làn gió xuân thổi từ đầu này tới đầu kia của căn vườn Á Châu và làm nở ra, không những chỉ có những bông sen ở Ấn Độ, mà còn làm nở những hoa hồng ở Ba Tư, hoa đền đài ở Tích Lan, hoa Cúc ở Trung Hoa, hoa Anh Đào ở Nhật bản v. v… Toàn bộ văn hóa Á Châu là văn hóa Phật Giáo không có nơi nào ngoài Đông phương mà tư tưởng Phật Giáo lại có thể thống nhất. Mỗi quốc gia đều có cách riêng để chấp nhận tư tưởng Phật Giáo theo nhu cầu địa phương, nhưng khi khối Đông phương phải đối đầu với Tây Phương thì tư tưởng Phật Giáo là lực nối kết những quốc gia này lại với nhau. Ở đây chúng ta cần nhấn mạnh sự kiện là, nếu lịch sử Phật Giáo có cho thế giới bài học nào, thì đó là trong sự truyền bá đạo Phật từ thung lũng sông Hằng đến Tích Lan ở miền Nam, cho tới miền Cao Nguyên Trung Á ở phía Bắc, rồi tới các hải đảo Nhật Bản ở phía Đông, Phật Giáo, văn hóa, văn minh và giáo dục là những bạn đồng hành không thể tách rời nhau được” (Buddhism was, in fact a sprint wind blowing from one end of the garden to Asia to the other and causing to bloom not only the lotus of India, but the rose of Persia, the temple flower of Ceylon, the zebina of Tibet, the chrysanthemum of China and the cherry blossom of Japan – Asian culture is as a whole, Buddhist culture. It is Buddhist thought and in no ther than India, China and Japan, representing the East, could be a united one. Each nationality has its own characteristic modes of adopting the thought to its environmental needs, but when the East as a unity is made to confront the West, Buddhist thought culture supplies the bond. Here it would suffice to emphasize the fact that if the history of Buddhism in Asia has any lesson for the world today, it is that: in their long trek from the burning mark of the Gangetic to the gem encrusted rocks of Ceylon in the South, the wind-swept uplands of Central Asia in the North, and the sun-confronting islands of Japan in the East, Buddhism, culture, civilization and education were inseparable friends and companions).

Thế giới văn minh đang dần dần chấp nhận Phật Giáo song song với sự phế thải những ý hệ phản tự do, phản dân chủ, phản khoa học. Do đó, những ý hệ này đang suy thoái ở Tây phương và đang tìm cách phát triển sang Đông phương qua những sách lược tuyên truyền che đậy sự thực, dùng tiền tài vật chất lường gạt những người kém hiểu biết và đang ở trong những hoàn cảnh kinh tế ngặt nghèo. Người Việt Nam chúng ta cần phải chứng tỏ cho thế giới thấy là chúng ta đã văn minh tiến bộ, không chấp nhận những đồ phế thải của họ, và gìn giữ cái gia tài tinh thần quý báu của chúng ta mà sau bao thế kỷ bây giờ người Tây phương mới bắt đầu nhận ra chân giá trị của nó.

Ngược lại chúng ta cũng còn có bổn phận phát huy tinh thần Phật Giáo, góp phần truyền bá Phật Giáo vào đại chúng ở trong nước cũng như ở hải ngoại để cho họ thấy đâu là con đường quốc gia dân tộc, đâu là những giá trị tinh thần thiết thực và đâu là những giá trị huyền hoặc. Chúng ta không cần phải ép buộc bất cứ ai, chỉ cần mở mang dân trí, mang đến cho người dân những thông tin xác thực nhất. Một khi dân trí mở mang như các nước Âu Mỹ, tự khắc người dân sẽ thấy đâu là sự thực, sẽ biết cân nhắc giữa phải với quấy, giữa từ bi và ác độc v. v… và tự động họ sẽ nhận ra trách nhiệm phải bảo vệ nền văn hóa dân tộc. Chúng ta cũng cần mở rộng, truyền bá Phật Giáo vào các xã hội Tây phương để mang ánh sáng chân thực, hòa bình, vị tha, khoan dung v. v… của Phật Giáo đến với những người Tây phương đang bị khủng hoảng về những giá trị tinh thần trong những xã hội của họ.

Tôi hy vọng tới đây chúng ta đã có thể ý thức được tầm quan trọng của những hoạt động phục vụ Đạo Phật của mọi Phật tử trước ngưỡng cửa thế kỷ 21 và nắm vững được chủ đề “Phật Giáo với nhiệm vụ gìn giữ và phát huy nền văn hóa dân tộc”.

Trong cuốn “The Final Superstition”, sau khi nghiên cứu tường tận và đánh giá về cái gia tài tinh thần Do Thái – KiTô (Judeo Christian Legacy), Joseph L. Daleiden đã lược duyệt những tín ngưỡng khác (chiếm khoảng 24 trang trong số 443 trang của cuốn sách) như Đa Thần giáo, Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật Giáo, Hi Lạp Thiên Nhiên Giáo v. v… Về Phật Giáo, ông đã kết luận như sau:

“Hiển nhiên là rất dễ tuột từ vị thế không truy cầu xuống thuần túy trốn tránh. Tăng sĩ Phật Giáo thường trốn tránh không tham gia tích cực vào vấn đề xã hội. Điều này có nghĩa là quay lưng lại với sự bất công thay vì chống lại bất công (tác giả muốn nói đến một số tăng sĩ Tiểu thừa ở vài quốc gia theo Tiểu thừa Phật giáo ngày xưa). Tuy nhiên, điều này thật xa sự thực đối với những tăng sĩ Việt Nam, những người đã tự thiêu để tập trung sự quan tâm của thế giới vào những nỗ lực của Hoa Kỳ để quyết định tương lai của Việt Nam. Những lời giới thiệu hay nhất về Phật Giáo là, như Khổng giáo, cái hệ thống tín ngưỡng này đã tồn tại suốt 25 thế kỷ mà không hề có lấy một cuộc Thánh chiến, một Tòa Án xử dị giáo, hay một toan tính đế quốc nào để đi xâm lăng và hủy diệt văn hóa của một dân tộc khác”. (“It should be apparent that it is very easy to slide from a position of nonstriving to pure escapism. The Buddhist monk has often opted to escape from any meaningful social involvement. This can mean turning one’s back to injustice, rather than combating it. However, this was far from ture for those Vietnamese monks who set themselves ablaze to focus world attention on US efforts to determine the future of Vietnam. The best recommendations for Buddhism is that, like Confucianism, this belief system has existed for tweny-five centuries without a single Crusade, Inquisition, or imperialist attempt to invade and destroy the culture of another people”).

Và đây cũng là câu tôi muốn dùng để kết thúc bài viết này.

GS Trần Chung Ngọc

TÀI LIỆU THAM KHẢO (SELECTED READINGS)

Aarons, Mark & Loftus, John, “Unholy Trinity: How the Vatican’s Nazi Networks Betrayed Western Intelligence to the Soviets” St. Martin’s Press, New York, 1991.

Akerley, Ben Edward, “The X-Rated Bible: An Irreverend Survey of Sex in The Scriptures”, AA Press, Austin, Texas, 1989.

Alves, Rubem, “Protestantism and Repression”, orbis Books, New York, 1979.

Aterin, Karl Otmar Von, “The Papacy and the Modern World”, Weidenfeld & Nicholson, London, 1970.

Baldwin, Louis, “The Pope and the Mavericks”, Prometheus Books, New York, 1988.

Ball, W. P. Foote, G. W. et al. , “The Bible Handbook”, AA Press, Austin, Texas, 1986.

Batchelor, Stephen, “The Awakening of the West: The Encounter of Buddhism and Western Culture”, Parallax Press, Berkeley, CA, 1994.

Beeson, Trevor & Pearce, Jenny, “A Vision of Hope: The Churches and Change in Latin America”, Fortress Press, Philadelphia, 1984.

Nino Lo Bello, “The Vatican Empire”, Triden Press, New York, 1968.

Berry, Jason, “Lead Us Not to Temptation: Catholic Priests and the Sexual Abuse of Children”, Doubleday, New York, 1992.

Berryman, Phillip, “Liberation Theology”, Pantheon Books, New York, 1987.

Bhushan, Shashi, “Fundamentalism: A Weapon Against Human Aspiration”, Pradeep Kumar, India, 1986.

Binns, L. Elliott, “The Decline and Fall of the Medieval Papacy”, Barnes & Nobles Book, New York, 1995.

Blanshard, Paul ,

1. “American Freedom and Catholic Power”, Beacon Press, Boston, 1950;

2. “Communism, Democracy, and Catholic Power”, Beacon Press, Boston,1951.

Boff, Leonardo,

1. “Church: charism & Power”, Crossroad, New York, 1986;

2. “Faith on the Edge”, Orbis Books, New York, 1989.

Burkett, Elinor & Bruni, Frank, “A Gospel of Shame: Children, Sexual Abuse, and the

Catholic Church”, Viking, New York, 1993.

Bussmann, Clauss, “Who do you say? Jesus Christ in Latin American Theology”, Orbis Book, New York, 1985.

Chu Bằng Lĩnh, “Đảng Cần Lao”, NXB Mẹ VN, CA. , 1993.

Chu Văn Trình,

1. “Gia Tô Thực Dân Sử Liệu”, Florida, 1990;

2. “Sách Lược Gia Tô Thực Dân Thống Trị Toàn Cầu”, Florida, 1990;

3. “Gia Tô Thực Dân Chính Sử”, Florida, 1993;

4. “Gián Điệp Alexandre de Rhodes và Chữ Quốc Ngữ”, Florida 1996.

Cao Huy Thuần, “Les Missionaires et la Politique Coloniade Francaise au Vietnam (1857-1914)”, Yale Southeast Asia Studies, 1990.

Carmichael, Joel, “The Birth of Christianity: Reality and Myth”, Doreset Press, New York, 1989.

Cox, Harvey,

1. “The Silencing of Leonardo Boff: The Vatican and the Future of World Christianity”, Meyer-stone Books, Oak-Park, IL. , 1988;

2. “Many Mansions: A Christian’s Encounter with other Faiths”, Y Collins, London, 1988.

Cross, Colin, “Who was Jesus”, Barnes & Nobles, New York, 1970.

Croucher, Paul “Buddhism in Australia, 1848-1988”, New South Wales University Press, AU, 1989.

Daleiden, Joseph L. , “The Final Superstition: A Critical Evaluation of the Judeo-Christian Legacy”, Promethueus Books, New York, 1994.

Dalian, Robert, “Dieu Contre dieu”, dité par l’HOmme Lucide, France, 1974.

Davies, J. G. , “The Early Christian Church”, Barnes & Nobles Books, New York, 1994.

Dunn, Joseph, “The Rest of Us Catholics: The Loyd Opposition”, Templegate Publishers, Illinois, 1994.

Đỗ Mậu, “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi”, Văn Nghệ Publishing Co. , CA, 1993.

Eaton, Frederick Heese, “Scandalous Saints”, Own Pub. , CA, 1994.

Ellul, Jacques, “The Subversion of Christianity”, William B. Eerdmans Publishing Company, Michigan 1986.

Ferm, Deane William, “Third World Liberation Theologies”, Orbis Book, New York, 1987.

Foote, G. W. , “Bible Romances”, The pioneer Press, London, 1922.

Forest, Alain & Tsuboi, Yoshiharu, “Catholicisme et Sociétés Asiatiques”, L’Harmattan, Tokyo, 1988.

Friedman, Richard Elliott, “Who Wrote the Bible?” Harper & Row, Publishers, New York, 1989.

Gauvin, Marshall J. , “One Hunded Contradictions in the Bible”, The Truth Seeker Company, New York, 1922.

Gibbon, Edward, “The Decline and Fall of the Roman Empire”, Hartcourt, Brace and Company, New York 1960.

Granfield, Patrick, “The Limits of the Papacy”, Crossroad, New York, 1990.

Green, Ruth Hurmence,

1. “The Book of Ruth”, Freedom From Religion Foundation, Wisconsin, 1982;

2. “The Born Again Skeptic’s Guide to the Bible”, Freedom From Religion Foundation, Wisconsin, 1979.

Greenleaf, Richard E. , “The Roman Catholic Church in Colonial Latin America”, Alfred A. Knopf, New York, 1971.

Guillemin, Henri, “Malheureuse Église”, Éditions Du Seuil, Paris, 1992.

Hammer, Richard, “The Vatican Connection”, Chanter Books, New York, 1983.

Thích Nhất Hạnh,

1. “The Miracle of Mindfulness”, Beacon Press, Boston, 1987;

2. “Living Buddha, Living Christ”, Riverhead Books, New York, 1995.

Hanson, Eric O. , “The Catholic Church in World Politics”, Princeton University Press, New Jersey, 1987.

Harris, Michael, “Unholy Orders, Tragedy at Mount Cashel”, Penguin Books Ltd. , Middlesex, England, 1990.

Hayward, F. H. , “Questions for Catholics: A Brief inquiry into the Catholic Argument” Watts & Co. , London, 1928.

Hofmann, Paul, “O Vatican! A slightly Wicked View of the Holy See”, Congdon & Weed Inc. , New York, 1984.

Humphreys, Christmas, “Zen Comes West”, Allen & Unwin, London, 1960.

Ingersoll, Robert G. ,

1. “Some Mistakes of Moses”, Freethought Pres Association, New York, 1967;

2. “Sixty Five Press Inverviews”, AAP, Austin, Texas, 1983, John Paul II, “Crossing the Threshold of Hope”, Alfred A. Knof, New York, 1994.

Kavanaugh, James “A Modern Priest Looks at his Outdated Church”, Pocket Books, New York, 1968.

Kersten, Holger, “Jesus Lived in India: His unknown Life Before & After the Crucifixion”, Element Books Limited, Rockport, MA, 1994.

Kersten, Holger & Gruber, Elmar R. , “The Jesus Conspiracy: The Turin & The Truth About the Resurrection”, Barnes & Nobles Books, New York, 1995.

Las Vergnas, Georges, “Pourquoi J’ai Quitté L’Église Romaine”, Imprimerie Les Comtois, Besancon, France, 1956.

Lê, Nicole-Dominique, “Les Missions-Étrangères et la Pénétration Francaise au Viet Nam”, Mouton & Co. , France, 1975.

Lê Trọng Văn,

1. “Những Bí Ẩn Lịch Sử Dưới Chế Độ Ngô Đình Diệm”, NXB Mẹ Việt Nam, CA, 1989;

2. “Bước qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng hay Bến Bờ Ảo Vọng”, San Diego, CA. , 1996.

3. “Pétrus Trương Vĩnh Ký: Tuyển Tập”, San Diego, CA. , 1996.

Lea, Henry Charles “The Inquisition of the Middle Ages”, Barnes & Nobles Books, New York, 1993.

Lernoux, Penny,

1. “Cry of the People”, Penguin Books, New York, 1991;

2. “People of God”, Penguin Books, New York, 1989.

Lewis, Joseph, “Ingersoll: The Magnificent”, AA Press, Texas, 1983.

Manhattan, Avro,

1. “The Vatican’s Holocaust”, Ozark Books, Springfield, MO. , 1986;

2. “The Vatican Billions”, Paravision Books, London, 1972;

3. “Catholic Imperialism and World Freedom”, Watts & Co. , London, 1952;

4. “Vietnam: Why Did We Go?”, Chick Publications, CA. , 1984.

Martin, Malachi,

1. “The Keys to this Blood”, A Touchtone Book, New York, 1990;

2. “Rich Church, Poor Church”, G. P. Putnam’s Sons, New York, 1984;

3. “The Decline and Fall of the Roman Church”, Bantam Books, New York, 1983.

Martin, Michael, “The Case Against Christianity”, Temple University Press, Philadelphia, 1991.

McCabe, Joseph,

1. “The Vatican’s Last Crime: How the Black International Joined the World-Plot Against Freedom, Liberalism, and Democracy”, Haldeman-Julius Co. , Kansas, 1941;

2. “Rome Puts the Blight on Culture: The Roman Church the Poorest in Culture and Richest in Crime”, Haldeman-Julius Publications, Kansas 1942;

3. “The Church: The Enemy of the Workers. Rome is the natural Ally of All Exploiters”, Haldeman-Julius Publications, Kansas, 1942;

4. “The Truth about the Catholic Church”, Haldeman-Julius Publications, Kansas, 1926;

5. “The Totalitarian Church of Rome: Its Fuehrer, Its Gauleiters, Its Gestapo, and Its Money-Box”, Haldeman-Julius Publication Kansas, 1942.

McLoughlin, Emmet

1. “American Culture and Catholic Schools”, Lyle Stuart, Inc. , New York, 1960;

2. “People Padre”, Beacon Press, Boston, 1961;

3. “Crime and Immorality in the Catholic Church”, Lyle Stuart, Inc. , New York, 1962;

4. “Letters to an Ex-Priest”, Lyle Stuart, Inc. , New York, 1965.

Morlat, Patrice, “La Répression Coloniate au Vietnam (1908-1940)”, L’Harmattan, Tokyo, 1990.

Nguyễn Xuân Thọ, “Histoire de la Pénétration Francaise au Viet Nam (1858-1897)”, Trung Tâm Văn Hóa Linh Sơn, Hl. , 1993.

Nguyệt Đam & Thần Phong, “Chín Năm Máu Lửa Dưới Chế Độ Gia Đình Trị Ngô Đình Diệm”, Tác Giả xuất bản, Sài Gòn, 1964.

Nichols, Peter “The Politics of the Vatican”, Frederick A. Praeger, Publishers, New York, 1968.

Obianyido, Anene, “Christ or Devil? The Corrupt Face of Christianity in Africa”, Delto Publications Limited, 1988.

O’Brien, George Dennis, “God and the New Haven Railway, and Why Neither One is Doing very well”, Beacan Press, Boston 1986.

Padchi, “The Holy Humbugs”, Arivagam, Sri Lanka.

Paris, Edmond, “Genocide in Satellite Croatia: 1941-1945”, The American Institute for Balkan Affairs, Chicago, 1961.

Peters, Edward, “Inquisition”, the Free Press, New York, 1988.

Pigott, Adrian, “Freedom’s Foe – The Vatican”, the Pioneer Press, 1965.

Plaidy, Jean, “The Spanish Inquisition”, Barnes & Nobles Books, New York, 1994.

Rajneesh, B. S. , “Priests & Politicians: The Mafia of the Soul”, The Rebel Publishing House, cologne, Germany, 1987.

Rausch, David A. , “A Legacy of Hatred: Why Chistians Must not forget the Holocaust”, Moody Press, Chicago, 1984.

Remsburg, John E. , “False Claims”, The Truth Seeker Company, New York, 1928.

Rice, David “Shattered Vows, Priests Who Leave”, William Morrow & Co. , Inc. , New York, 1990.

Robinson, John J. , “Dungeon, Fire and Sword”, M. Evans & Company In. , New York, 1991.

Sangharakshita, “Buddhism & the West: The Intergration of Buddhism Into Western Society”, Windhorse Publications, Glasgow, Austratlia, 1992.

Schoenherr, Richard & Young, Lawrence, “Full Pews and Empty Altars”, The Universtity of Wisconsin Press, WI. , 1993.

Seldes, George, “The Vatican Crisis”, Julian Messner, Inc. , New York, 1945.

Schonfield, Hugh J. , “The Passover Plot”, Bantam Books, New York, 1966.

Sipe, A. W. Richard, “Sex, Priests, and Power: An Anatomy of a Crisis”, Brunner/Mazel Publishers, New York, 1995.

Smith, Wilfred Cantwell, “The Faith of Other Men”, A Mentor Book, New York, 1965.

Thiering, Barbara “Jesus and the Riddle of the Dead Sea Scrolls”, Harper, San Francisco, 1988.

Trần Tam Tĩnh, “Dieu et César: Les Catholiques dans L’Histoire du Vietnam”, Sudestasie, Paris, France, 1976.

Treece, Henry, “The Crusades”, A Mentor Book, New York, 1964.

Tuck, Patrick J. N. , “French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam, 1857-1914: A Documentary Survey”, Liverpool University Press, G. B. , 1987.

Voas, David, “The Bad New Bible: The New Testatment”, Prometheus Books, New York, 1995.

Wallace-Hadrill, J. M. “The Barbarian West: The Early Middle Ages”, Harper Torch Books, New York, 1960.

Yamamoto, Kosho, “Buddhism in Europe”, Kurinbunko, 1967.  

“Le Cléricalisme: Voilà l’Ennemi! Les Meilleures Pensées Anticléricales de Ferdinand Buisson, Léon Gambetta, Émile Combes, Vicor Hugor, et al”, Herblay (Seine et Oise), Éditions de l’Idée Libre, 1937.

“Holy Bible”, The New King James Version, American Bible Society, New York, 1982.

“The Holy Bible”, New International Version, Internatioanl Bible Society, CO. , 1984.

“KiTô Giáo: Từ Thực Chất đến Huyền Thoại”, NXB Văn Hóa, USA 1996.

“Thánh Kinh: Cựu Ước và Tân Ước (Bản Diễn Ý)”, Văn Phẩm Nguồn Sống Phát Hành, 1994.