Khai mạc Hội thảo, bồi dưỡng kiến thức và hoạt động văn hóa Phật giáo toàn quốc

Sáng nay 02-12, tại Hòn Ngọc Việt (Vinpearl Land), hơn 300 chư tôn đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử hoạt động trong lĩnh vực văn hóa Phật giáo khắp cả nước đã cùng tham dự lễ khai mạc Hội thảo, bồi dướng kiến thức và hoạt động văn hóa Phật giáo toàn quốc 2009 do Ban văn hóa TƯGH kết hợp với Ban trị sự THPG tỉnh Khánh Hòa tổ chức.

01 (9).JPG

01 (10).JPG

Các đại biểu trao đổi và chụp ảnh lưu niêm khi mới gặp mặt nhau

Buổi lễ đặt dưới sự chứng minh của HT. Thích Thiện Bình - Phó Thư ký Hội đồng Chứng minh, Trưởng ban Tri sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa, HT. Thích Thiện Duyên – Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử TƯ, HT. Thích Giác Toàn – Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Tài chính TƯ, HT. Thích Trung Hậu – Trưởng ban Văn hóa Trung ương, HT. Thích Trí Tâm – Trưởng ban Nghi lễ Trung ương, Phó ban thường trực BTS THPG tỉnh Khánh Hòa, HT. Thích Thiện Nhơn – Trưởng ban Tri sự THPG tỉnh Bình Định, Chư tôn đức Ban Văn hóa Trung ương và các ban, ngành TƯGH, Ban tri sự THPG tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh, thành.

01 (6).JPG

Chư tôn đức quang lâm Trúc Lâm tịnh viện

Các ông Nguyễn Văn Tự - Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, ông Bùi Hữu Dược – Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính chủ, ông Trần Công Phàn – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa cùng lãnh đạo các ban, ngành tỉnh Khánh Hòa và địa phương, quý Giáo sư Tiến sĩ, các học giả, các nhà nghiên cứu, chư Tăng Ni Phật giáo tỉnh Khánh Hòa, lãnh đạo Tập đoàn Vin-Groups, công ty Vinpearl Land, công ty An Viên và đại diện các cơ quan thông tấn báo chí trung ương, địa phương đã đến dự, chúc mừng, đưa tin.

01 (12).JPG

01 (11).JPG

01 (13).JPG

Chư tôn đức lễ Phật tại Trúc Lâm tịnh viện

Trong diễn văn khai mạc, HT. Thích Trung Hậu – Trưởng ban Văn hóa Trung ương, Trưởng ban Tổ chức đã ôn lại truyền thống văn hoá Phật giáo trong di sản văn hóa và nếp sống ứng xử của dân tộc. Diễn văn cũng nhắc đến nhận định của cố đạo hữu Võ Đình Cường, Trưởng Ban Văn hoá tiền nhiệm về văn hoá Phật giáo: “Trong suốt hai ngàn năm qua, Phật giáo đã hoà quyện vào lòng dân tộc, dung hợp với tín ngưỡng bản địa cũng như các tư tưởng khác, tham gia vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước, từ đó hình thành cho mình một nền văn hoá phong phú, sinh động, đậm đà bản sắc dân tộc, có ảnh hưởng lớn lao đối với dân tộc đến nỗi có thể nói nền văn hoá Phật giáo là nền văn hoá dân tộc”.

01 (14).JPG

01 (15).JPG

Chư tôn đức quang lâm khu vực hội thảo

Qua đó, Hòa thượng Trưởng ban khẳng định tuy mang danh Phật tử, nhưng mỗi Tăng Ni, Phật tử cũng là những người con của quê hương, xứ sở. Mỗi vùng miền quê hương Việt Nam có những nội hàm văn hoá đa dạng và phong phú, có những điểm tương đồng và dị biệt, nhưng quan tâm chung đều hướng đến việc làm sao để văn hóa Phật giáo cộng hưởng cùng văn hóa dân tộc, tạo nên sức sống tinh thần mạnh mẽ trong hoàn cảnh của những khác biệt đó.

01 (7).JPG

01 (17).JPG

Cung nghinh chư tôn giáo phẩm quang lâm Hội trường

01 (1).JPG

01 (2).JPG

Niệm Phật cầu gia bị

Nhìn nhận về hoạt động văn hóa Phật giáo trong 28 năm qua, Hòa thượng cho rằng hoạt động của ngành chỉ rất sơ sài, khiêm tốn qua một số thống kê tư liệu, theo dõi việc in ấn kinh sách, báo chí Phật giáo, việc trùng tu chùa chiền và một số danh lam được xếp hạng là di sản tinh thần của địa phương, của quốc gia để báo cáo và nêu nhận định trình lên Trung ương Giáo hội. Công việc này cũng thiếu sự thường xuyên, chưa đầy đủ, chưa có chiều sâu. Tuy nhiên, các Ban ngành Viện của Giáo hội có những hoạt động văn hóa khá tích cực cho nên Giáo hội đã đạt được những thành quả khả quan, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

01 (18).JPG

01 (19).JPG

01 (20).JPG

01 (21).JPG

01 (22).JPG

Phút mặc niệm

Từ thực tế, nhân Hội thảo này, Hòa thượng đề nghị các đại biểu tham dự và toàn ngành vượt qua những thách thức, nắm lấy cơ hội, tự điều chỉnh mình theo tinh thần khế lý, khế cơ của Đức Phật, nâng cao năng lực chuyên môn, đóng góp nhiều trí tuệ và sáng tạo hơn nữa để giữ gìn và phát huy văn hoá Phật giáo Việt Nam, góp phần làm đẹp hình ảnh non sông, đất nước con người Việt Nam trong con mắt bạn bè thế giới.

01 (30).JPG

01 (31).JPG

Toàn cảnh lễ khai mạc

01 (24).JPG

01 (23).JPG

Chư Tăng Ni dự lễ

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Trần Công Phàn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng trong quá trình hội nhập và phát triển, Phật giáo Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, góp phần xây dựng, bồi đắp nền văn hóa Việt Nam, được thể hiện nơi con người Việt Nam trong tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tâm lý, phong tục tập quán, nếp sống bình dị thường ngày. Thay mặt chính chuyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa, ông nhiệt liệt chào mừng chư tôn đức Tăng Ni Phật giáo các tỉnh, thành đến với đất Nha Trang hiền hòa, mến khách để cùng trao đổi kinh nghiêm hoạt động văn hóa Phật giáo và chúc cho hội thảo thành công tốt đẹp.

01 (4).JPG

01 (5).JPG

01 (16).JPG

Chụp ảnh lưu niệm tại Trúc Lâm tịnh viện

Nhân dịp này, toàn thể đại biểu còn lắng nghe phát biểu chào mừng và chúc mừng của Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa, Ban Tôn giáo Chính phủ, lãnh đạo công ty An Viên và Vinpearl Land; lời đạo từ của Hòa thượng Thích Thiện Bình.

Chiều nay, các đại biểu bắt đầu phiên họp đầu tiên của khóa Hội thảo với phần thuyết trình của GS. TS. Nguyễn Thuyết Phong về chủ đề “Âm nhạc truyền thống Phật giáo Việt Nam”.

Nhóm phóng viên thời sự Giác Ngộ

Theo: giacngononline