Tin tổng hợp: HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI

SẼ CÓ MỘT HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI

Ngày 24/12/2003, UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định giao 106.515m2 đất thuộc lâm trường Sóc Sơn, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam chuẩn bị dự án xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam. Lễ bàn giao mốc giới địa điểm xây dựng Học viện diễn ra chiều 9/1.

Tại Lễ bàn giao, Đại đức Thích Thanh Quyết, Trưởng ban quản lý dự án, thay mặt tăng chúng bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới các cấp, các ngành và nhân dân địa phương đã phát tâm đóng góp vào công cuộc đẩy mạnh xây dựng Học viện Phật giáo đào tạo tăng tài cho đất nước trên một miền đất văn hiến thiêng liêng, hòa nhập với văn hóa Việt Nam.

Cụ Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch thường trực hội đồng trị sự, Viện trưởng Học viện Phật giáo, cho biết qua 22 năm, Học viện Phật giáo đã đào tạo và tổ chức tốt nghiệp cho 300 cử nhân cao cấp Phật học và đang đào tạo năm thứ 2 cho 2.205 tăng, ni sinh hệ cử nhân cao cấp Phật học.

Tuy nhiên, địa điểm Học viện đặt tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội không thể đáp ứng được công tác giáo dục và đào tạo tăng tài vì có nhiều khách thập phương trong và ngoài nước đến chiêm bái lễ Phật.

Bên cạnh đó, theo cụ Hòa thượng Thích Thanh Tứ, trong tương lai Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ mở rộng đào tạo trên Đại học cũng như tiến hành trao đổi tăng ni sinh học Phật với các tổ chức Phật giáo trong khu vực trên cơ sở pháp luật và chính sách chung của Nhà nước, nhằm giới thiệu về đất nước con người và văn hóa Việt Nam, trong đó có văn hóa Phật giáo. Do đó, nhiều năm qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã lập dự án trình các cơ quan chức năng Trung ương và Hà Nội, xin cấp đất xây dựng Học viện.

XÂY DỰNG HỌC VIỆN PHẬT GIÁO TẠI HÀ NỘI
05-1-2004 06:23:45

Hà Nội (TTXVN) - Trên khu đất hơn 10ha do UBND thành phố Hà Nội cấp tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, sắp tới, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tổ chức lễ đặt đá khởi công xây dựng Học viện Phật giáo tại Hà Nội với ý tưởng xây dựng nơi đây thành cơ sở giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật liên quan đến Phật học ở Việt Nam.

"Hy vọng trong tương lai gần Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ có một cơ sở giáo dục đào tạo tăng tài ngang tầm với các nước có nền Phật giáo phát triển", Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam, nói. 
Là một trong ba Học viện Phật giáo thuộc Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Học viện Phật giáo tại Hà Nội thành lập năm 1981 nhằm giáo dục đào tạo tăng ni sinh ở bậc cao đẳng, đại học và sau đại học, tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo của Học viện, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ giảng dạy và làm công tác quản lý tại các trường trung cấp Phật học, nhất là ở các tỉnh, thành hội Phật giáo khu vực phía Bắc.

Học viện từng bước củng cố và phát triển, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo, bảo đảm tính thống nhất và định hướng theo phương châm hoạt động của Giáo hội: Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa xã hội.

Đại đức Thích Minh Tiến, Phó Văn phòng Học viện cho biết, các tăng ni khi tuyển vào Học viện phải tốt nghiệp PTTH và Trung cấp Phật học và dự thi 3 môn: Giáo lý căn bản của Phật giáo, văn học Phật giáo và ngoại ngữ trình độ A (Anh, Trung hoặc Hán cổ). Các chuyên ngành đào tạo của Học viện gồm các môn học về giáo lý đạo Phật (tam tạng thánh điển: kinh, luật, luận) và khoa học xã hội nhân văn.

Trong khóa học, các tăng ni sinh đi sâu tìm hiểu các bộ kinh của đạo Phật; các bộ luật của nhà chùa mang lễ nghi truyền thống hoặc các nghi thức đối với tu sĩ trong ứng xử; các môn luận học Phật giáo như triết học, tâm lý học, xã hội học, đạo đức học Phật giáo, kiến trúc-mỹ thuật Phật giáo. Học viện chú trọng đào tạo một thế hệ tăng ni có kiến thức về Phật học, văn hóa, khoa học xã hội, có đạo hạnh, tinh tiến trong tu học, đảm trách công việc Phật sự và phục vụ lợi ích nhân sinh.

Học viện đã đào tạo 4 khóa với 600 tăng ni sinh. Khóa IV có 282 học viên đang theo học hệ đại học (4 năm) và cao đẳng Phật học (3 năm), đều là lớp tăng ni trẻ thuộc nhiều tỉnh, thành hội trong cả nước. Học viện hiện được đặt tại chùa Quán Sứ-Hà Nội

Coi trọng công tác giáo dục đào tạo tăng tài, hiện nay, Giáo hội Phật giáo có 3 Học viện đào tạo đại học Phật giáo (tại Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh) với hơn 700 tăng ni sinh; 5 trường cao đẳng Phật học với hơn 500 tăng ni sinh và 30 trường trung cấp Phật học với hơn 3.700 học viên. Ở cấp quận, huyện thường xuyên mở các lớp sơ cấp Phật học, thu hút hàng nghìn tăng ni sinh theo học.
Giáo hội còn mở các lớp Phật học dành cho chư tăng Khơ me-Phật giáo Nam tông. Với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cấp chính quyền, mặt trận, các lớp sơ cấp, trung cấp, cao cấp Phật học tại Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang đào tạo 3.000 chư tăng. Giáo hội còn giới thiệu hơn 150 tăng ni đi nghiên cứu sinh tại các trường đại học quốc tế của Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Nhật Bản; hàng chục vị đã hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ Phật học./.

KHỞI CÔNG XÂY DỰNG
27-02-2004

Hà Nội (TTXVN)  - Ngày 27/2, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ khởi công xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình. Thay mặt Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Thanh Tứ phát biểu bày tỏ lòng tri ân công đức tới Đảng, Nhà nước, Mặt trận, thành phố Hà Nội đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ Giáo hội, đồng thời kêu gọi tăng ni, phật tử, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phát tâm công đức để dự án sớm viên thành.

Hòa thượng khẳng định, dự án xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội là công trình có ý nghĩa quan trọng, sẽ trở thành một biểu tượng của Phật giáo Việt Nam trong tương lai. Sau khi chính thức đi vào hoạt động, Học viện sẽ tạo nên những chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác với các trường đại học trong và ngoài nước, hòa nhịp với sự phát triển chung của quốc gia, đáp ứng yêu cầu công tác Phật sự của Giáo hội trong thời đại mới.

Học viện Phật giáo Việt Nam, tiền thân là Trường Cao cấp Phật học được thành lập năm 1981, hiện có trụ sở tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội. Xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu, đào tạo Phật học ngày càng cao của tăng ni, phật tử và nhân dân cả nước, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quyết định thực hiện dự án xây dựng trụ sở mới của Học viện trên khu đất hơn 11ha do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp. Học viện được xây dựng trên khu đất nằm trong quần thể "Non nước Thiền tự" dấu tích Phật giáo Thăng Long, với quy mô đào tạo 1.500-2.000 tăng ni sinh các hệ cao đẳng, đại học và sau đại học.

Học viện Phật giáo Việt Nam gồm Tòa chính điện, khu Đại, Trung, Tiểu giảng đường; khu quảng trường, khuôn viên có thể chứa hơn 2 vạn người; thư viện Phật giáo; Trung tâm Y học Tuệ Tĩnh; khu ký túc xá của tăng ni sinh. Tổng kinh phí xây dựng ước tính khoảng 200 tỷ đồng, được tiến hành theo từng giai đoạn, dự kiến trong khoảng từ 15 đến 20 năm.

Học viện Phật giáo tại Hà Nội là Học viện Phật giáo thứ 3 ở Việt Nam, sau hai học viện đang hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh và Huế./.

KHỞI CÔNG XÂY DỰNG
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO LỚN NHẤT VIỆT NAM
06-11- 2004 12:23:56

(VietNamNet) - Đại Lễ khởi công đặt nền tảng xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam vừa long trọng diễn ra cách đây vài giờ tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và hàng nghìn tín đồ, tăng ni, phật tử cùng đông đảo nhân dân huyện Sóc Sơn đã đến dự Đại Lễ.

Quang cảnh Đại Lễ khởi công xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Dự Đại Lễ có Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Quang Được, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQVN Phạm Thế Duyệt, Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nguyễn Hữu Quang, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Ngô Ân Thy, Phó Ban Dân vận Trung ương Khuất Hữu Sơn, Bộ trưởng Lao động Thương binh & Xã hội Nguyễn Thị Hằng và Thứ trưởng các Bộ: Nội vụ, Văn hoá - Thông tin, Khoa học Công nghệ, Công an... cùng ông Hoàng Văn Nghiên, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội - Hoà thượng Thích Thanh Tứ nhấn mạnh: "Dự án xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội là một công trình lớn về quy mô đào tạo và cảnh quan kiến trúc, có ý nghĩa quan trọng đối với Phật giáo Việt Nam; là sự kiện có ý nghĩa trọng đại đối với Phật giáo nước nhà ở thế kỷ XXI, tiếp nối lịch sử 2000 năm Phật giáo Việt Nam với truyền thống hộ quốc an dân. Trong tương lai gần, Học viện này sẽ có những chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục đào tạo Tăng Ni cũng như nghiên cứu khoa học và hợp tác với các trường ĐH trong và ngoài nước, hoà nhịp với sự phát triển chung của đất nước, đáp ứng yêu cầu công tác Phật sự của Giáo hội trong thời đại mới".

Hoà thượng Thích Thanh Tứ cũng tiếp tục kêu gọi Chư Tăng Ni, Phật tử cũng như các cơ quan, tổ chức, doanh nhân ở trong và ngoài nước "phát tâm công đức để dự án sớm thành công, viên mãn", sao cho đến năm 2006, khoá V, thầy và trò Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội sẽ có một cơ sở đào tạo xứng danh với truyền thống là cái nôi của Phật giáo Việt Nam.

Chủ tịch Phạm Thế Duyệt trân trọng gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới toàn thể Chư Tăng Ni, Phật tử nhân sự kiện lớn này. Ông nói: Việc khởi công xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam tại mảnh đất thiêng này không chỉ đem lại niềm vui mừng riêng cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà còn là niềm vui chung của Uỷ ban Trung ương MTTQVN và toàn thể nhân dân trong cả nước. Học viện Phật giáo Việt Nam được xây dựng tại đây đủ sức để đào tạo hàng ngàn Tăng Ni có đầy đủ "Chân - Thiện - Mỹ" để tiếp tục truyền thống phục vụ chúng sinh, phụng sự Tổ quốc.


Các Tăng Ni hoan hỉ chào đón sự kiện quan trọng của Phật giáo tại Đại Lễ

Ông Phạm Thế Duyệt khẳng định: Sự kiện quan trọng này đã chứng minh sâu sắc cho chính sách nhất quán, tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện sinh động sự quan tâm, giúp đỡ của Nhà nước, của MTTQVN đối với tôn giáo nói chung, với Phật giáo nói riêng.

Bản báo cáo về quá trình gian nan xây dựng, hoàn thành thủ tục xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam  của Đại Đức Thích Thanh Quyết, trụ trì chùa Phúc Khánh - nơi được Giáo hội giao trọng trách lập dự án xin cấp đất xây dựng Học viện rất được chú ý tại buổi lễ.

Cũng tại buổi lễ này, Đại Đức Thích Thanh Quyết  trân trọng giới thiệu Đại Lễ khởi công đặt nền tảng xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam với ba viên đá Rước từ ba nước Ấn Độ, Nêpan và Việt Nam, đặt ở nơi hội tụ 3 yếu tố: Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà, với sự kết hợp của 3 công trình lớn, được gọi là tam Đại: Đại Thánh, Đại Phật và Đại Học viện.

Học viện Phật giáo Việt Nam được xây dựng trên diện tích 6.000m2 đất với kinh phí đền bù tài sản, hoa màu cho dân khoảng 5 tỷ đồng, so với 11ha đất và dự kiến kinh phí đền bù khoảng 20 tỷ đồng như lần đầu được phê duyệt.

Toàn văn báo cáo về quá trình gian nan xin đất xây dựng học viện của Đại đức Thích Thanh Quyết sẽ được chúng tôi đưa lên vào chiều tối nay.

Những hình ảnh tại Lễ khởi công:

Bài: Nguyệt Minh
Ảnh: Nguyên Vũ
(VietnamNet)

LỄ KHÁNH THÀNH
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN I
8-9-2006

Ḥa chung không khí khai giảng năm học mới của hệ thống giáo dục đào tạo toàn quốc, ngày 8 tháng 9 năm 2006, Học viện Phật Giáo Việt Nam đă khai giảng khóa V (2006 – 2010) và khánh thành giai đoạn I. Theo Tiến sĩ Đại đức Thích Thanh Quyết, trưởng ban tổ chức: "Lễ khai giảng lần này là một dấu ấn, một bước ngoặt lịch sử cho sự phát triển Phật giáo Việt Nam trong hiện tại và tương lai".

Phật giáo được truyền vào Việt Nam gần 2000 năm lịch sử, suốt quá tŕnh đó, đạo Phật luôn gắn bó với dân tộc trong công cuộc đấu tranh xây dựng đất nước, góp phần tích cực trong sự nghiệp đại đ̣an kết toàn dân, có thời đạo Phật được nhân dân coi là đạo của dân tộc.

Trải qua 25 năm trưởng thành, Học viện Phật giáo Việt Nam đă phát triển đáp ứng mục tiêu yêu cầu của công tác giáo dục và đào tạo tăng tài. Đến nay, Học viện đă đào tạo được 600 cử nhân Phật học qua 4 khóa và đă tuyển sinh khóa V niên khóa (2006 – 2010) với 281 Tăng ni trúng tuyển thuộc 34 Tỉnh, Thành hội Phật giáo trong cả nước. Từ khóa đào tạo này, Học viện sẽ triển khai thực hiện một số chương tŕnh ngoại khóa nhằm nâng cao kiến thức nội điển (176 đơn vị học tŕnh) và ngoại điển (87 đơn vị học tŕnh), cũng như kỹ năng tác nghiệp về giảng dạy, thuyết pháp, phương pháp nghiên cứu khoa học, tổ chức quản trị cơ sở tự viện. Bên cạnh đó, Học viện cùng phối hợp với một số cơ sở đào tạo chuyên ngành thuộc hệ thống giáo dục đào tạo đại học quốc gia để tổ chức các lớp học đại học hàm thụ tại chức như: báo chí, triết học, nhằm nâng cao khối kiến thức ngoại điển và tính đa dạng của môi trường giáo dục đào tạo Phật học.

Trước nhu cầu tín ngưỡng và mong muốn được học hỏi hiểu biết giáo lư của Phật giáo ngày một cao. Các tăng ni sau khi tốt nghiệp trung cấp đều mong muốn được theo học hệ Đại học và sau Đại học, Học viện Phật giáo ra đời năm 1981, tại chùa Quán Sứ Hà Nội. Nhiều khóa tăng ni sinh phải ngoại trú tại các chùa trong thành phố. Vì vậy việc xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam với quy mô lớn, cơ sở vật chất kiên cố, tiện nghi đảm bảo việc giảng dạy, tu học là điều thiết yếu.

Năm 2004, Học viện Phật giáo Việt Nam được xây dựng tại Thôn Phù Linh, Vệ Linh, Sóc Sơn, Hà Nội trên khuôn viên 11 ha đă hoàn thành giai đoạn I với tổng diện tích 5.500 m2, gồm các hạng mục: 3 tòa nhà kư túc xá, 1 tòa nhà giảng đường, 1 khu nhà ăn + bếp, 1 cổng học viện. Đây sẽ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu Phật học cho các ngành khoa học nhân văn, công nghệ thông tin, quản lư hành chính, ngoại ngữ..., đồng thời mở rộng quan hệ quốc tế trong việc nghiên cứu Phật học nhằm phù hợp với sự phát triển chung của thế giới, đạt tới đỉnh cao của trí tuệ.


Đồng bào Phật tử cúng dường tiền xây dựng Học Viện Phật Giáo

(VietnamNet)

LỄ PHẬT ĐẢN 2006 TẠI
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM - HÀ NỘI


LỄ TRIỂN KHAI DỰ ÁN XÂY DỰNG
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM - HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2 2007


Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cùng HT. Thanh Tứ cùng chư tôn đức và quan khách

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cùng HT. Thanh Tứ tiến lên địa điểm làm lễ động thổ


Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cùng HT. Thanh Tứ làm lễ động thổ


Trong khuôn viên học viện


Chư Tăng ni sinh đang kinh hành tại học viện


Chư Tăng ni sinh đang kinh hành tại học viện

Ảnh Tuệ Quang (theo:thuvienhoasen)