HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Học viện Phật giáo Việt nam tại TP HCM toạ lạc số 716, Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Đây là một cơ sở giáo dục cấp đại học Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Học viện PG Việt Nam tại Hà Nội, Học viện PG Việt Nam tại Tp Huế), được thành lập từ ngày 25 tháng 02 năm 1982 theo nghị quyết phiên họp thứ nhất của Ban thường trực Hội đồng trị sự Trung Ương và theo quyết định 0160/ QĐ ngày 17 tháng 03 năm 1983 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh. Mục đích của học Viện là nhằm để đào tạo những tăng ni sinh có kiến thức đại học về giáo lý căn bản của các bộ phái Phật giáo, lịch sử Phật giáo Việt nam và văn hoá (Phật giáo) Việt Nam, để sau khi tốt nghiệp Cử Nhân Phật học có thể tiếp tục học cấp Cao học, Tiến Sĩ, trở thành nghiên cứu viên Viện nghiên Cứu Phật học, hoặc đảm trách các công tác chuyên môn, Phật sự tại trung ương giáo hội, Ban Trị sự tại các tỉnh, Thành trong toàn quốc.

alt

Lịch sử hình thành và phát triển
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HCM
(THE VIETNAM BUDDHIST UNIVERSITY IN HCM CITY)

I. HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. HCM được thành lập vào năm 1984 với tên gọi là Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam, có nguồn gốc từ trường Đại học Vạn Hạnh, ngôi trường đại học đầu tiên của Phật giáo tại Việt Nam đã đào tạo thành công một thế hệ thanh niên Việt Nam hiện đang giữ những vai trò then chốt trong các cơ quan nhà nước. Cho đến nay (2005), Học Viện đã đào tạo được 5 khoá cử nhân Phật học, với hàng ngàn tăng ni sinh đã được tốt nghiệp. Nỗ lực của Học Viện là nhằm xây dựng và phát huy truyền thống đào tạo các thế hệ tăng ni tài cho Phật giáo Việt Nam, đáp ứng các nhu cầu Phật sự, giải quyết các vấn nạn của thời đại. Hằng trăm sinh viên sau khi tốt nghiệp Học Viện đã du học nhiều nước, tốt nghiệp Tiến Sĩ và Cao Học Phật học cũng như các ngành học liên hệ.

Ngay trong mùa khai giảng đầu tiên vào 1984, số lượng sinh viên ghi danh thi tuyển sinh và theo học ngày càng nhiều, sau mỗi khoá, đã làm cho Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP.HCM trở thành trung tâm thu hút các học giả và các nhà nghiên cứu (visiting scholars) từ nhiều nơi trên thế giới.

Kể từ niên học 2005 của khoá VI trở đi, Học Viện nhấn mạnh đến việc cải cách nội dung giáo dục, và thay đổi chương trình học niên chế với mỗi năm hai học kỳ thành hệ thống tín chỉ (course-credit/ unit) theo hệ thống giáo dục tiên tiến và phổ quát trên thế giới. Bắt đầu từ niên học 2005 trở đi, việc tuyển sinh không dựa theo chương trình bốn năm một lần, mà sẽ tuyển sinh hai năm một lần, để dần dần tiến tới mỗi năm một lần theo thông lệ.  Trong tương lai, Học Viện sẽ phấn đấu đào tạo các chương trình Cao Học (M.A.) và Tiến Sĩ (Ph.D.), nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu ngày càng cao của sinh viên trong nước.

II. NHIỆM VỤ VÀ MỤC ĐÍCH

- Đào tạo giới tri thức trẻ Phật giáo về các chiều kích học thuyết, lịch sử, tôn giáo và văn hoá của Phật giáo Việt Nam.

- Hỗ trợ ứng dụng các nguyên lý triết học và đạo đức Phật giáo trong cuộc sống.

- Hỗ trợ phát triển đời sống tâm linh cá nhân cũng như cộng đồng thông qua việc hành trì thiền ứng dụng đạo đức.

- Tăng cường ý thức cộng đồng về các nguyên lý Phật giáo.

- Đáp ứng các nhu cầu giáo dục và nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam.

- Đóng góp vào sự phát triển đất nước Việt Nam thanh bình và thịnh trị.

- Từng bước trở thành một trung tâm quốc tế về đào tạo và nghiên cứu Phật giáo. Nhiệm vụ chính của Học viện chủ yếu tập trung vào ba lãnh vực là: giảng dạy (teaching), nghiên cứu khoa học (scholarly research) và thông tin học thuật (academic communication).

Thông qua chương trình của các khoá học, Học viện sẽ giới thiệu từ căn bản đến chuyên sâu các nguyên lý triết học và ứng dụng hành trì của Phật giáo, thông qua các truyền thống Nam tông với văn hệ Pali, Bắc tông với văn hệ Sanskrit, Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Sức mạnh học thuật của Học Viện bao gồm việc giới thiệu các chương trình cử nhân Phật học với nhiều chuyên ngành khác nhau như bộ môn Pāli và Đông Nam Á, bộ môn Phạn Tạng và Phật giáo Ấn Độ, Tây Tạng, bộ môn Phật giáo Trung Nhật Hàn, bộ môn Phật giáo Việt Nam, bộ môn Lịch sử Phật giáo và bộ môn Triết học Phật giáo.

Các nhóm bộ môn vừa nêu sẽ giúp sinh viên đi sâu vào từng chuyên ngành Phật học, làm nền tảng cho các chương trình Cao Học và Tiến Sĩ Phật học về sau. Như đã được thực tế chứng minh thông qua sự thành công trong các lãnh vực Phật sự của sinh viên tốt nghiệp, Học Viện Phật Giáo Việt Nam là trung tâm giáo dục Phật học hàng đầu tại Việt Nam, nơi đó, giá trị của truyền thống và hiện đại, lý thuyết và thực tiễn, kiến thức và hành trì luôn song hành với nhau, góp phần xây dựng một đạo Phật Việt Nam theo tinh thần nhập thế và tương dung.

HỆ THỐNG TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH CỦA HỌC VIỆN (Administration)

Để công việc đào tạo và tu học có kết quả tốt, Học Viện Phật Giáo Việt Nam gồm có hai hội đồng và bộ phận chuyên trách về hành chánh. Hội Đồng Điều Hành (Executive Council) quyết định cơ cấu tổ chức hành chánh và chánh sách của Học Viện và Hội Đồng Khoa Học và Học Vụ (Research and Academic Council), quyết định chương trình giáo dục về Phật học, cũng như xét duyệt tiêu chí tuyển nghiên cứu sinh và các hoạt động nghiên cứu chuyên ngành.

Hội Đồng Điều Hành Học Viện (Executive Council)

- Viện trưởng (President) : HT. GS. Thích Minh Châu, Ph.D.
- Phó Viện trưởng thường trực (Standing Vice President): TT. GS. Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát), Ph.D.
- Phó Viện trưởng (Vice President): HT. GS. Thích Trí Quảng, Ph.D.
- Phó Viện trưởng (Vice President): TT. Thích Giác Toàn, M.A.
- Tổng thư ký (Secretary general): TT. Thích Đạt Đạo, M.A.
- Các Phó tổng thư ký (Deputy Secretaries): ĐĐ. Thích Tâm Đức, Ph.D., ĐĐ. Thích Viên Trí, Ph.D., ĐĐ. Thích Nhật Từ, Ph.D., và ĐĐ. Thích Bửu Chánh, Ph.D.

Hội Đồng Khoa Học và Học Vụ (Research and Academic Council)

- Chủ tịch (Chairman): TT. GS. Thích Trí Siêu, Ph.D.
- Phó chủ tịch (Vice chairman): TT. Thích Phước Sơn, Resident Scholar.
- Thư ký (Secretary): ĐĐ. Thích Viên Trí, Ph.D.
- Phó thư ký (Deputy Secretary): ĐĐ. Thích Tâm Minh, Ph.D., ĐĐ. Thích Nhật Từ, Ph.D., ĐĐ. Thích Bửu Chánh, Ph.D., ĐĐ. Thích Giác Tín, Ph.D. 
- Các uỷ viên (RAC members): ĐĐ. Thích Tâm Đức, Ph.D., ĐĐ. Thích Minh Thành, Ph.D., ĐĐ. Thích Giác Dũng, Ph.D. Candidate, ĐĐ. Thích Thọ Lạc, Ph.D Candidate, ĐĐ. Thích Giác Trí, Ph.D. Candidate, SC. Tịnh Vân, Ph.D, NS. Huệ Liên, Ph.D., và SC. Liên Tín, Ph.D.

Hành Chánh Văn Phòng (Administrative Staff)

- Chánh chủ sự (Registrar): TT. Thích Đạt Đạo, M.A.
- Trưởng phòng đào tạo (Chief of Staff): ĐĐ. Thích Tâm Đức, Ph.D.
- Phó văn phòng (Adjoint chiefs of Staff): ĐĐ. Thích Phước Đạt, M.A., và ĐĐ. Thích Quảng Thiện, B.A.
- Thủ quỹ (Treasurer): Thích Nữ Huệ Hạnh, B.A.

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT


HVPGVN tại TP.HCM hiện đào tạo văn bằng cử nhân Phật học (The Bachelor of Arts in Buddhist Studies) về 6 chuyên ngành (major) sau đây:
- Pāli và Đông Nam Á (Department of Pāli and Southeast Asian Studies).
- Phạn Tạng và Phật giáo Ấn Độ, Tây Tạng (Department of Sanskrit, Tibetan). 
- Phật giáo Trung Nhật Hàn (Department of Chinese, Japanese and Korean Buddhism).- Phật giáo Việt Nam (Department of Vietnamese Buddhism). 
- Lịch sử Phật giáo (Department of History of Buddhism). 
- Triết học Phật giáo (Department of Buddhist Philosophy).

- Các khoá học được thiết lập theo hệ thống tín chỉ, giáo sư hướng dẫn và sinh viên cùng làm việc, và nhấn mạnh đến tính cách phương pháp luận của từng tín chỉ, để nhằm cung cấp cho sinh viên cả chiều rộng lẫn chiều sâu về kinh nghiệm học thuật.- Sự có mặt của các nhóm chuyên ngành và các môn học trong từng nhóm, nội dung của chúng, thành phần giáo sư lệ thuộc vào các điều kiện và có thể thay đổi tuỳ theo mùa hay năm.

KIẾN THỨC TỔNG QUÁT (General Education for All Disciplines): Chọn 30 tín chỉ (TC) trong 4 nhóm.

1. Khả Năng Thực Dụng: 9 ĐVHT. Chọn lựa 3 môn.

01. Phương Pháp Viết Văn (Composition): 3 ĐVHT  02. Phương Pháp Luận Nghiên Cứu (Research Methodology): 3 ĐVHT  03. Thuyết Trình – Diễn Thuyết (Speech): 3 ĐVHT  04. Phân Tích và Lý Luận Văn Học (Critical thinking): 3 ĐVHT    05. Anh văn Phật  pháp (Dhamma English): 3 ĐVHT

2. Văn Minh, Triết Học và Tôn Giáo: 9 ĐVHT. Chọn lựa 3 môn.

01.  Lịch Sử Việt Nam (History of Vietnam): 3 ĐVHT  02. Lịch Sử Văn Minh Phương Tây (History of Western Civilization): 3 ĐVHT  03. Lịch Sử Văn Học Việt Nam (History of Vietnamese Literature: 3 ĐVHT  04. Lịch Sử Triết Học Phương Tây (History of Western Philosophy): 3 ĐVHT  05. Tư Tưởng Triết Học Ấn Độ (Indian Philosophical Traditions): 3 ĐVHT  06. Tư Tưởng Triết Học Trung Quốc (Chinese Philosophical Traditions): 3 ĐVHT  07. Triết Học Mác Lê-nin (Maxist and Leninist Philosophy): 3 ĐVHT  08. Lịch Sử Tôn Giáo Thế Giới (History of World Religions): 3 ĐVHT  09. Tín Ngưỡng và Tôn Giáo Việt Nam (Vietnamese Folk Religions and Non-Buddhist Traditions): 3 ĐVHT

3. Toán Học và Khoa Học Tự Nhiên: 3 ĐVHT. Chọn lựa 1 môn.

01. Tin Học (Computer Science): 3 ĐVHT  02. Vật Lý Học Đại Cương (Physics): 3 ĐVHT  03. Sinh Vật Học (Biology): 3 ĐVHT

4. Nhân Văn Học (Humanities): 9 ĐVHT. Chọn lựa 3 môn.

01. Nhân Chủng Học (Anthropology): 3 ĐVHT  02. Tâm Lý Học (Psychology): 3 ĐVHT  03. Xã Hội Học (Sociology): 3 ĐVHT  04. Kinh Tế Học (Economics): 3 ĐVHT  05. Chính Trị Học (Political Science): 3 ĐVHT  06. Giáo Dục Học (Education): 3 ĐVHT  07. Ngôn Ngữ Học (Linguistics): 3 ĐVHT  08. Quản Trị Hành Chánh (Administrative Management): 3 ĐVHT

5. Kiến thức tổng quát về Phật học (General Education for Buddhist Studies): 24 ĐVHT. Chọn lựa 8 môn.
01. Cuộc Đời Đức Phật (301LS): 3 ĐVHT  02. Thiền Học Đại Cương (214P): 3 ĐVHT  03. Các vấn đề Phật học (101TH): 3 ĐVHT  04. Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ (102LS): 3 ĐVHT  05. Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam (105LS): 3 ĐVHT  06. Mỹ thuật và kiến trúc Phật giáo (217P): 3 ĐVHT  07. Quản Lý Tự Viện Học (220VN): 3 ĐVHT  08. Hành Chánh Giáo Hội (218VN): 3 ĐVHT  09. Xướng Ngôn Lễ Hội Phật Giáo (219VN) 3 ĐVHT

5. Kiến thức chuyên ngành Phật học (Major Requirements Optional in Buddhist Studies):   - Hoàn tất 60 tín chỉ, từ 01 trong 06 nhóm chuyên ngành. Tuỳ theo bản chất khoá học, ban giảng huấn và giáo án, Hội Đồng Nghiên Cứu và Giáo Vụ sẽ ấn định số lượng 70 tín chỉ trong từng nhóm chuyên ngành. (Dĩ nhiên, các tín chỉ chọn này sẽ không trùng với các tín chỉ đã được liệt kê trong nhóm “Kiến Thức Tổng Quát về Phật Học”).  - Các sinh viên chọn nhóm Lịch sử Phật giáo, Phật giáo Việt Nam hay Triết học Phật giáo phải chọn 24 TC về ngôn ngữ Phật giáo trong số Pāli, Sanskrit hoặc Hán văn.   - Đối với các sinh viên chọn nhóm “Phật giáo Trung Nhật Hàn,” nếu có chọn các tín chỉ về tiếng Nhật và tiếng Đại Hàn, nhằm hỗ trợ cho các tín chỉ liên hệ đến tông phái và nhân danh Nhật Bản và Đại Hàn, thì phải học hết 12 tín chỉ ngôn ngữ. Do đó, các sinh viên không nên chọn cả Nhật ngữ và Hàn ngữ trong khi đã chọn Hán ngữ rồi.

(tham khảo thêm trong mục Các chuyên ngành Phật học)

 

Các bộ môn và Giáo sư giảng dạy
CÁC BỘ MÔN (Departments)

Bộ môn Pāli và Đông Nam Á: (Department of Pāli and Southeast Asian Studies)- Trưởng Bộ môn (Chairman): HT. GS. Thích Minh Châu, Ph.D.- Phó Bộ môn (Vice Chairman): ĐĐ. Thích Bửu Chánh, Ph.D.

Bộ môn Phạn Tạng, Phật giáo Ấn Độ và Tây Tạng (Department of Buddhist Sanskrit and Tibetan Studies)- Trưởng Bộ môn (Chairman): TT. GS. Thích Trí Siêu, Ph.D.- Phó Bộ môn (Vice Chairman): TT. Thích Nguyên Giác, Resident Scholar.

Bộ môn Phật Giáo Trung Nhật Hàn (Department of Chinese, Japanese and Korean Buddhism)- Trưởng Bộ môn (Chairman): HT. GS. Thích Trí Quảng, Ph.D.- Phó Bộ môn (Vice Chairman): ĐĐ. Thích Thọ Lạc, Ph.D. Candidate.

Bộ môn Phật Giáo Việt Nam (Department of Vietnammese Buddhism)- Trưởng Bộ môn (Chairman): TT. Thích Phước Sơn, Resident Scholar.- Phó Bộ môn (Vice Chairman): ĐĐ. Thích Đồng Bổn, Ph.D.

Bộ môn Lịch Sử Phật Giáo (Department of History of Buddhism)- Trưởng Bộ môn (Chairman): TT. GS. Thích Trí Siêu, Ph.D.- Phó Bộ môn (Vice Chairman):  ĐĐ. Thích Giác Dũng, Ph.D. Candidate.

Bộ môn Triết Học Phật Giáo (Department of Buddhist Philosophy)- Trưởng Bộ môn (Chairman): GS. Minh Chi.- Phó Bộ môn (Vice Chairman): ĐĐ. Thích Nhật Từ, Ph.D.

Bộ môn Kiến Thức Đại Cương (Department of General Education)- Trưởng Bộ môn (Chairman): TT. Thích Giác Toàn, M.A.- Phó Bộ môn (Vice Chairman): ĐĐ. Thích Tâm Đức, Ph.D.

BAN GIẢNG HUẤN (Faculty Staff)

Ban giảng huấn cơ hữu của HVPGVN tại TP.HCM bao gồm các vị trưởng và phó Bộ môn và các vị Tiến Sĩ và Thạc Sĩ chuyên ngành về nhiều môn, nhiều lãnh vực:

TT. Thích Minh Cảnh, Resident Scholar TT. Thích Thiện Nhơn, Resident ScholarTT. Thích Thiện Trí, Resident Scholar TT. Thiện Tâm, Ph.D. Candidate. TT. Thích Đạt Đạo, M.A. ĐĐ. Thích Minh Thành, Ph.D. ĐĐ. Thích Viên Trí, Ph.D. ĐĐ. Thích Tâm Minh, Ph.D. ĐĐ. Thích Đồng Văn, Ph.D. ĐĐ. Thích Giác Tín, Ph.D.  ĐĐ. Thích Giác Trí, Ph.D. Candidate ĐĐ. Thích Lệ Thọ, Ph.D. ĐĐ. Thích Phước  Đạt, M.A.  ĐĐ. Thích Giác Hiệp, Ph.D. ĐĐ. Thích Thanh Chương, Ph.D. ĐĐ. Thích Phước Chí, Ph.D. ĐĐ. Thích Quang Thạnh, Ph.D.  ĐĐ. Thích Thiện Quý, Ph.D. ĐĐ. Thích Đức Trường, Ph.D. ĐĐ. Thích Nghiêm Quang, Ph.D.ĐĐ. Thích Hoằng Dự, M.A. ĐĐ. Thích Giác Duyên, Ph.D.ĐĐ. Thích Minh Nhẫn, Ph.D.Candidate SC. Thích Nữ Tịnh Vân, Ph.D. NS. Thích Nữ Huệ Liên, Ph.D. SC. Thích Nữ Tín Liên, Ph.D. SC. Thích Nữ Vân Liên, Ph.D. SC. Thích Nữ Tuệ Liên, Ph.D. SC. Thích Nữ Nguyên Hương, Ph.D.SC. Thích Nữ Hạnh Bảo, Ph.D.  SC. Thích Nữ Dung Liên, Ph.D. SC. Thích Nữ Hương Nhũ, Ph.D. SC. Thích Nữ Quảng Thảo, M.A.SC. Thích Nữ Nguyện Liên, M.A. SC. Thích Nữ Huệ Thành, M.A.

Ngoài ra, còn có các giáo sư, các tiến sĩ, các nhà nghiên cứu trong và nước ngoài sẽ được mời thỉnh giảng trong một số tín chỉ.

Xem chi tiết:
Bộ môn Pali và Đông Nam Á
Bộ môn Phạn tạng, Phật giáo Ấn Độ và Tây Tạng
Bộ môn Phật giáo Trung, Nhật, Hàn
Bộ môn Phật giáo Việt Nam
Bộ môn lịch sử Phật giáo
Bộ môn triết học Phật giáo

vbu.edu.vn