Vào cửa thiền ngẩn ngơ với tranh đá quý

Vào lúc 16 giờ chiều hôm qua 30-12, tại Thiền viện Vạn Hạnh – TP. Đà Lạt đã long trọng khai mạc phòng triển lãm văn hóa nghệ thuật nhận Dịp Festival hoa Đà Lạt 2010.  

TDQ (1).jpg

Cắt băng khai mạc triển lãm

Đến tham dự có ông Nguyễn Công Trí - Phó phòng Tôn giáo, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng cùng hàng trăm Tăng Ni, Phật tử du khách trong và ngoài nước đến thưởng lãm. Phòng triển lãm được chia làm hai khu vực, không gian trưng bày gỗ lũa và tranh đá thạch anh.

TDQ (2).jpg

TDQ (3).jpg

TDQ (4).jpg

Khách tham quan tiền lãm

Gỗ lũa và thú chơi kỳ mộc

Theo lời TT. Thích Viên Thanh - Chủ nhân của hàng ngàn tác phẩm độc đáo này: “Nét độc đáo và hấp dẫn nhất của gỗ lũa là trước một tác phẩm người ta thường có những cảm nhận khác nhau. Vẻ đẹp ấy là sự kết hợp giữa thiên nhiên và con mắt giàu trí tưởng tượng của con người. Hay nói cách khác nghệ thuật chơi gỗ lũa là nghệ thuật của cái nhìn và trí tượng tượng”. Những người say mê gỗ lũa thường có một triết lý riêng, coi nó là “kỳ mộc”, là phần sống duy nhất của cây gỗ chết vì chất của gỗ lũa rất cứng, không mối mọt nào ăn được, không bị cong vênh hay ảnh hưởng mưa nắng. Lũa có ba loại: Lũa nằm sau trong lòng đất, lũa chìm trong bùn nước và lũa được tạo thành từ mưa gió.

Mỗi loại lại có đặc điểm riêng như: Lũa dưới đất giữ nguyên màu gỗ nguyên thủy, lũa ngâm trong bùn có màu như mun, như sừng và lũa phới trước giá là loại quý hiếm nhất vì có những vân sóng rất đẹp. Tuy nhiên không phải  loại gỗ nào cũng hình thành được lũa, lũa được tạo thành bởi những loại gỗ quí như đinh, trai hoặc những loại gỗ có chứa dầu thơm như giáng hương, đinh hương, gù hương và vẻ đẹp của gỗ lũa không bao giờ lập lại.

TDQ (5).jpg

TDQ (6).jpg

TDQ (8).jpg

TDQ (11).jpg

TDQ (12).jpg

TDQ (13).jpg

Tìm được lũa đã khó, tạo hình cho lũa lại càng khó hơn bởi nó phụ thuộc vào hình dáng ban đầu của lũa. Nhưng quan trọng nhất là con mắt và trí tưởng tượng của người chơi, nghệ nhân biết “thổi hồn” vào lũa. Tuy nhiên có những thân lũa không cần vào sự can thiệp cùa con người vì chính bản thân nó đã do thiên nhiên tạo ra quá hoàn mỹ.

Mặc dù vậy, chơi gỗ lũa vẫn là một thú chơi khá xa xỉ với nhiều người, vì không phải ai cũng sẵn sàng móc túi ra để mua về những khúc gỗ và không phải ai cũng nhìn thấy vẻ đẹp của lũa.

Vào cửa Thiền xem kho đá quý

Đá thạch anh hình thành từ bao giờ chưa ai khẳng định, chỉ biết rằng những năm gần đây nó đang là mặt hàng đầy hấp lực với những cái tên như: Đá chúa, đá phong thủy, đá siêu nhiên. Các thành phần hóa học mà thạch anh (tùy từng loại) sở hữu có thể xử dụng trong nghành công nghiệp vũ trụ, hạt nhân, điện tử… Trong y học, thạch anh được dùng vào việc trị liệu. Còn trong đời sống tâm linh người ta chiêm nghiệm và gắn cho thạch anh những bí ẩn trong việc xem quá khứ, tương lai, hung kiết. Nhiều người khẳng định rằng, đá thạch anh thực sự có tác dụng tốt, mang lại nhiều may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Thạch anh tím mang lại sức khỏe, thông tuệ, lòng bao dung, dễ nhập định; thạch anh trằng mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thanh cao, chung thủy; thạch anh hồng tăng cảm xúc yêu thương, ấm áp, tránh được những điều dữ, giải tỏa niềm vui, mang lại niềm vui…

TDQ (17).jpg

TDQ (19).jpg

TDQ (21).jpg

TDQ (26).jpg

TDQ (38).jpg

Trong khuôn khổ có hạn của một phòng triển lãm nhưng Thượng tọa viện chủ Thiền viện Vạn Hạnh đã làm cho người xem phải ngất ngây trước hàng trăm tác phẩm tranh đá thạch anh độc đáo mà Thầy đã bỏ nhiều tâm huyết để sưu tầm hàng chục năm qua. Những viên thạch anh quí màu vàng, xanh, hồng, trắng, tím… được Thượng tọa gắn kết thành những tác phẩm thật sinh động như: Bản đồ Việt Nam, rồng Tthiên đất Việt, Thập mục ngư đồ, cõng nước về làng, Thiền định.v.v… Nhiều kiệt tác thiên nhiên có giá trị dòng thạch anh tím hình ngọn đồi bên trong mạch đá nổi bật lên một chữ lưu màu đen (chữ Hán) rõ ràng, sắc nét. Một viên thạch anh khác hình trụ qua quá trình phong hóa tạo nên hình đức Quán Thế Âm đang tọa trên đài sen. Hai viên thạch anh mặt mã não mỗi viên khoảng 50kg có hình chú cá đuối điện, có viên tựa hình ông địa, thần tài .v.v… TT. Thích Viên Thanh tâm sự: “Người yêu đá, tầm đá thì nhiều nhưng phái có cơ duyên mới có được những viên có hồn mang hình thù như những linh vật.”

Thêm một điểm dừng chân lý tưởng, đó là Phòng trưng bày triễn lãm hàng trăm báu vật độc đáo chốn cửa thiền. Có lễ Festival Hoa năm nay du khách đến với thành phố Đà Lạt mộng mơ chắc chắn rằng sẽ hài lòng thú vị khi ghé thăm tranh đá quí tại Thiền viện Vạn Hạnh.

Các tác phẩm được trưng bày tại triển lãm:

TDQ (14).jpg

TDQ (15).jpg

TDQ (22).jpg

TDQ (23).jpg

TDQ (24).jpg

TDQ (25).jpg

TDQ (28).jpg

TDQ (29).jpg

TDQ (30).jpg

TDQ (31).jpg

TDQ (33).jpg

TDQ (34).jpg

TDQ (36).jpg

TDQ (37).jpg

 

TDQ (39).jpg

TDQ (40).jpg

TDQ (42).jpg

TDQ (43).jpg

TDQ (45).jpg

TDQ (46).jpg

TDQ (48).jpg

 

TDQ (49).jpg

Bài, ảnh: Linh Toàn (Theo: giacngo)