Phật kinh trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm

Từ xưa, nhiều nhà văn nhà thơ nước ta đã ít nhiều chịu ảnh hưởng kinh Phật với những mức độ khác nhau. Trong số đó phải kể đến Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1581), Ngô Thì Nhậm (1746-1803)… Sự tác động của tư tưởng Phật ở hai tác giả này như mạch ngầm trong cuộc đời của họ.
Phật giáo truyền đến nước ta từ rất sớm. Giáo pháp của Phật được lưu giữ qua các bộ kinh và đã theo chân các nhà nhà sư đi đến khắp nơi. Tư tưởng Phật giáo đã ảnh hưởng lớn đến văn hóa dân tộc. Các trí thức nước ta đã từng vận dụng tư tưởng Phật làm chỗ dựa để hướng đến độc lập văn hóa với Phương Bắc. Từ xưa, nhiều nhà văn nhà thơ nước ta đã ít nhiều chịu ảnh hưởng kinh Phật với những mức độ khác nhau. Trong số đó phải kể đến Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1581), Ngô Thì Nhậm (1746-1803)… Sự tác động của tư tưởng Phật ở hai tác giả này như mạch ngầm trong cuộc đời của họ.
1. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1581)
Nếu Nguyễn Trãi có nhiều lần đọc “Pháp Bảo đàn kinh” (tác giả từng viết “Môn Thiền nhất phái Tào Khê thủy”, “Vô thụ phi đài ngữ nhược tâm” – “Du Nam Hoa tự”); Nguyễn Du sau này đã viết “Ngã độc Kim Cương thiên biến kinh” (Tụng đọc “Kinh Kim Cương” hơn nghìn vạn lần) (“Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài”) thì Nguyễn Bỉnh Khiêm có bài “Độc Phật kinh hữu cảm”. Ông đã chịu ảnh hưởng Phật giáo khá nhiều trong cuộc đời và sáng tác.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà nho có cái nhìn thời thế rất sâu sắc, độc đáo. Ông học được những kiến thức Nho học từ Lương Đắc Bằng (thuộc phái Tượng số học của Tống Nho). Học trò suy tôn ông là Tuyết Giang Phu Tử– một bậc chân nho.
Tuy nhiên ta vẫn gặp thái độ như không mấy lạc quan trong cuộc đời. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết những câu tương tự Đỗ Phủ, Nguyễn Trãi: “Nho quan tự tín đa thân ngộ” (Tự biết “cái mũ nhà nho” đã làm cho tấm thân mắc nhiều lầm lỡ – “Ngụ hứng, 3”, ”Bạch Vân am thi tập”). Nguyễn Bỉnh Khiêm ra làm quan với nhà Mạc nhưng ông cũng thấy được sự đổ nát từ bên trong. Ông đã dâng sớ chống tham nhũng. Về trí sĩ ông lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ như là một tín đồ nhà Phật. (Cha ông là Văn Định cũng đã từng lấy đạo hiệu là Cù Xuyên).
Về quê ông tích cực xây chùa, mở trường học. Thường ngày ông cùng với vài nhà sư, một số bạn bè dạo chơi các danh thắng trong đó có núi Yên Tử – trung tâm thiền học Việt Nam. Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm chơi chùa Phổ Minh (ngôi chùa được xây dựng từ thời nhà Trần), ông đã sánh Pháp giới của nhà Phật với quan niệm Trời của Nho gia: “Pháp giới ưng đồng thiên quảng đại” (Pháp giới sánh ngang tầm rộng lớn của trời) “Du Phổ Minh tự”). Điều này chứng tỏ ông đã nhận thức được tư tưởng “Nhất thế chư pháp vô phi Phật pháp” ở “Kinh Kim Cang” [7, 56]. Đến tiết Trung nguyên, Nguyễn Bỉnh Khiêm hy vọng ở lòng yêu thương rộng lớn:“Từ bi ta muốn nhờ công sức, Cứu được bao người chịu khổ oan” (“Trung nguyên tiết xá tội” – Đinh Gia Khánh dịch). Nhà thơ rất cảm hứng khi đọc kinh Phật (“Độc Phật kinh hữu cảm”). Ông tâm đắc triết lý sắc không: “Xuân hoa phong nguyệt không mà sắc” (“Tân quán ngụ hứng, 12”). Đây là tư tưởng “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” nổi bật của “Kinh Bát nhã”
Tư tưởng Thiền có lẽ đã gây chấn động trong nhận thức của tác giả: “Vị Phật na tri vô hữu tướng, Đáo thiền phương ngộ bổn lai ky (cơ)” (Chưa Phật nào hay vô hữu tướng, Đạt thiền mới biết bổn lai cơ – “Tân quán ngụ hứng, 18”). Tư tưởng này được tìm thấy ở “Kinh Kim Cang”. Khi Phật nói với Tu – bồ - đề:
“Phàm cái gì có hình tướng đều là hư vọng. Nếu các ông thấy các pháp (tướng) đều hư vọng, không thật (phi tướng) tức là thấy được Như Lai (thật tướng các pháp)” [7, 41]. Tư tưởng này cũng được tiếp nối ở “Pháp Bảo Đàn kinh”. Tác giả nói “Bổn lai cơ” trong trường hợp này không ngoài mệnh đề “Bổn lai vô nhất vật” (“Pháp Bảo Đàn kinh”). Khái niệm “cơ” ở cuối câu có thể có nguồn gốc xuất pháp từ Tượng Số học – vốn là sở trường của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Chính tư tưởng Thiền và kinh Phật đã làm phong phú và nâng cao bản lĩnh Nho học cùng bản sắc trí tuệ trong thơ và đời Nguyễn Bỉnh Khiêm.
2. Ngô Thì Nhậm (1746-1803)
Đến thế kỷ XVIII, Nho giáo – đặc biệt là Tống Nho –được các Việt Nho sử dụng trong thế chủ động, trong không khí tình hình học thuật và nghiênn cứu ở giới nho sĩ đã phát triển rất cao. Ngơ Thì Nhậm đã có những đóng góp lớn lao cho nhà Tây Sơn trong đại phá quân Thanh, trong các văn kiện quan trọng của Quang Trung từ cầu hiền, đòi đất, cầu hôn… Ông xứng đáng là một nhà Nho hành đạo tài ba, nhà nho đi sứ thành công nhưng cũng đóng góp không nhỏ vào học thuật Phật giáo thế kỷ XVIII. Dấu vết các kinh Phật được ông nhắc đến rất nhiều trong sáng tác của ông, đặc biệt là ở “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh” (còn gọi là “Trúc Lâm đại chân viên giác thanh”). Có thể nói ông là một trong những tác giả thời Trung đại am tường nhiều kinh Phật.
Trước hết Ngô thì Nhậm là nhà Nho có chí lớn. Bị Chúa Trịnh Tông ruồng bỏ, ông theo Tây Sơn và thể hiện trọn vẹn phong cách một nhà nho hành đạo. Trong cuộc đời và thơ văn Ngô Thì Nhậm còn có một chất liệu khc: chất liệu Thiền. Thiền học từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII đ được nhiều bậc vua chúa ngưỡng mộ, trợ giúp. Đồng thời nhiều thiền sư Trung Quốc đ cĩ mặt ở Đàng Trong. Vua Lê Huyền Tông, Trịnh Tráng xem Hòa thượng Chuyết Công (1590-1644) (Phái Lâm Tế) là Thầy. Năm 1678 vua Lê Hy Tông sám hốí với thiền sư Tông Diễn (1640- 1711) (phái Lâm Tế). 1696 Nguyễn Phúc Chu nhận thiền sư Thạch Liêm (phái Tào Động) làm sư phụ.
Đặc biệt thời này có sự đóng góp của thiền sư Chân Nguyên (1646-1726) (phái Trúc Lâm) và thiền sư Hương Hải (1627-1715) (phái Trúc Lâm). Thiền sư Hương Hải dịch và chú giải khoảng 30 tác phẩm kinh và ngữ lục. Thiền sư Chân Nguyên và các đệ tử khắc in và trùng san các tác phẩm như: “Thiền uyển tập anh”, “Kế đăng lục”, “Thánh đăng lục”, “Thượng sĩ ngữ lục”,… Lúc này Phái Liễu Quán đã được thành lập. Các trí thức như Lê Quí Đôn đã chú giải kinh “Kim cương”, sách “Kiến văn tiểu lục” (Lê Quí Đôn) ca ngợi thiền sư Hương Hải. Phạm Quí Thích nhận xét: “từ khi có đạo Phật, chưa bao giờ thịnh như ngày nay” (“Lập Trai văn tập”).
Ngô Thời Nhậm sống trong không khí các tác phẩm của Thiền Trúc Lâm được sưu tập khá đầy đủ, thiền phái Trúc Lâm đã được phục hưng. Những kinh điển Đại thừa được du nhập khá nhiều bên cạnh sự sút giảm niềm tin vào Lý học ở giới trí thức. Trong gia đình họ Ngô, Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Ức rất mộ Phật. Ngô Thì Nhậm viết “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh” với mục đích vừa tiếp nối Thiền phái Trúc Lâm vừa vừa tạo ra một tác phẩm lấy cảm hứng từ kinh “Viên giác”. Ngay tựa đề “Trúc Lâm đại chân viên giác thanh” phần nào đã nói lên điều đó. Ở tác phẩm này, tác giả có kế thừa, trích dẫn hàng loạt các tác phẩm kinh điển như: “Hoa nghiêm”, “Kim cương”, “Lăng nghiêm”… Một số trường hợp tác giả sử dụng đến kinh điển Phật giáo như:
- “Kinh Lăng – già nói rằng: “Trụ là chủ không trụ là khách” [14, 106]
- “Kinh Duy –ma – cật nói cái gì cũng đúng” [14, 124].
- “Cương yếu đạo lý là ở trong kinh Lăng – già” [14, 127].
- “Kinh Hoa Nghiêm nói: thấy hết ba nghìn thế giới , thấy hết tất cả chúng sinh, tuy chưa có thiên nhãn , mà sức mục nhãn đã được như thế [14, 151].
- “Kinh Kim cương nói rằng: Chẳng phải là pháp, chẳng phải là “chẳng phải pháp”” [ 14, 160]…
Qua những ví dụ này cho thấy Ngô Thì Nhậm đã huy động nhiều kinh Phật để đối chiếu và cho thấy những ưu thế của triết lý Phật giáo so với Lý học của Nho giáo. Đây là những sáng tạo lý thú của tác giả đồng thời thể hiện chiều sâu mang tính triết luận của tác phẩm.
Trong tác phẩm đó ông đặc biệt ca ngợi ngợi ca Thiền phái Trúc Lâm. Trong tác phẩm (“Tam Tổ hành trạng” [14, 183-223], ông cũng đứng từ đỉnh cao Thiền học để đánh giá Lý học. Điều đáng lưu ý ở ông xuất phát từ Thiền Trúc Lâm – một dòng Thiền Việt Nam để so sánh và thẩm định Lý học của Trung Quốc.
Từ nhữngcố gắng biểu dương thanh phong Thền Trúc Lâm, ông lập Trúc Lâm thiền viện ở phường Bích Câu. Có khi ông được ví với Trúc lâm đệ tứ tổ. Trong thơ ông có bài tiếp nối motip hoa mộc cận (hoa râm bụt) từ Nguyễn Trăi, Nguyễn Bỉnh Khiêm trước đó: “Xuân hoa ta tận đan thành Phật, Sắc tướng di lai bản tự thiền” (Hoa xuân tàn hết, riêng được thành Phật, Sắc tướng khác tục, vốn tự cửa thiền dời tới – “Cung cận hoa” – “Hoa râm bụt trong cung vua”).
Trong thơ ông có những phút giây siêu thoát: “Tiêu dao nhàn tại hồng mông thế, Cương tỏa hồi đầu liễu bất quan” (Người như rong ruỗi đời mông muội, Danh lợi ḷòng xưa giũ sạch rồi – “Tức cảnh, 3” – Đỗ Ngọc Toại dịch).
Tuy cĩ đơi lc lưu lạc và rời khỏi chính trường nhưng thực tế cuộc sống của ông là: “Thiền viện dục tiền, thiền vị ổn, Khấu quan tiêm thủ năo đa phương” (Muốn khép pḥng tu, tu chẳng trót, Tay măng gõ cửa dễ làm ngơ – “Họa “Trùng dương tiểu chước” chi tác” – Đỗ Ngọc Toại dịch)
Tuy mến mộ đạo thiền nhưng nh́n chung Ngô Thì Nhậm vẫn là một nhà nho. Một nhà nho hành đạo, sáng tác nhiều tác phẩm thơ nho giá trị dù ông vẫn đánh giá cao tư tưởng Thiền hơn Nho.
Qua khảo sát hai nhà thơ ta có dịp tìm hiểu vài nét tư tưởng cùa những nhà văn nhà thơ trong cùng một truyền thống liên tục của tư tưởng Phật giáo. Tư tưởng đó không ồn ào sôi nổi trong cuộc đời và trong sáng tác của các tác giả này nhưng thầm lặng và không kém phần mảnh liệt. Nó trở thành mạch ngầm, thành truyền thống xuyên đi suốt lịch sử dân tộc triều Lê- Nguyện, đó cũng là thời gian Phật giáo không còn là quốc giáo. Tìm hiểu những tác giả khác ta cũng sẽ tìm được không ít trường hợp tương tự như Nguyển Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm.
Huỳnh Quán Chi

Tài liệu tham khảo:
1. Thích Thiên Ân (1966), Giá trị triết học tôn giáo trong Truyện Kiều, Nxb Đông Phương, SG.
2. Thạch Trung Giả - “Từ tâm sự qua mọi giai đoạn của cuộc đời đến Thiền trong thơ của Nguyễn Trãi” – Hải Triều âm, số 9-10, tháng 4/1975
3. Nguyễn Thạch Giang (2005), Đoạn trường tân thanh dưới cái nhìn của Nho gia – Thiền gia, Nxb Văn hóa Sài Gòn. Tp. HCM.
4. Nhất Hạnh, Kim Cang – gươm báu chặt đứt phiền não, Nxb Lá Bối.
5. Nguyễn Phạm Hùng (1998), Thơ Thiền Việt Nam những vấn đề về lịch sử và tư tưởng nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia, HN.
6. Nguyễn Khuê (1997), Tâm sự Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch vân quốc ngữ thi tập, Nxb Tp. HCM.
7. Kim Cang và Tâm kinh dịch nghĩa và lược giải (1967) (Thích Thiện Hoa dịch), Hương Đạo xb, SG.
8. Kinh Pháp Bảo Đàn (1997) (Thích Duy Lực dịch), Thành hội Phật giáo Tp. HCM.
9. Kinh Viên Giác (1990) (Thích Thiện Hoa dịch) (Phật học phổ thông khóa VIII), Thành hội PG-Tp. HCM.
10. Nguyễn Trãi toàn tập (1976), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
11. Nhiều tác giả (2000), Đến với thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
12. Trần Ngọc Ninh (2009), Nguyễn Trãi Huyễn – Thực và Sắc – Không, Tc Hồn Việt, số 25.
13. Nguyễn Hữu Sơn (2005), Văn học trung đại Việt Nam quan niệm con người và tiến trình phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
14. Thơ văn Ngô Thì Nhậm (tập 1) (1978), Nxb KHXH, HN.
15. Thơ Ngô Thì Nhậm (1986), Nxb Văn học. HN.
16. Thích Thanh Từ (1999), Kinh Pháp Bảo Đàn giảng giải, Thiền viện Thường Chiếu.
18. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư Phạm tp. HCM, số 17(51)/ 7-2009