PHỤ NỮ PHẬT GIÁO VÀ SỰ KẾT NỐI TOÀN CẦU

Hội Sakyadhita (con gái Thích - ca) được thành lập nãm 1987 do Ni sư Karma Lekshe Tsomo đề xướng thành lập. Hội được thành lập với tông chỉ: Thiết lập một liên minh quốc tế nữ tu sĩ và cư sĩ Phật giáo, nâng cao lợi ích về tinh thần và thế tục của Phụ nữ thế giới, đẩy mạnh sự hòa hợp truyền thống Phật giáo với các tôn giáo khác, khuyến khích việc nghiên cứu và xuất bản những chủ đề liên quan đến phụ nữ Phật giáo, thúc đẩy hoạt động từ thiện xã hội vì lợi ích của nhân loại, thúc đẩy hòa bình thế giới thông qua những lời dạy của Ðức Phật. [1]

Nhân Hội nghị Sakyadhita lần thứ 11 được tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh - Việt Nam vào cuối năm 2009, đây là dịp để những người phụ nữ Phật giáo trên toàn cầu nhìn lại những công tác Phật sự và xã hội đã cống hiến tại mỗi quốc gia của mình trong hai năm qua, đồng thời cũng là cơ hội để những người con gái họ Thích cùng nhau trau đổi những kinh nghiệm trong sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh, lợi đạo ích đời cũng như khẳng định vị trí, vai trò của nữ giới nói chung và Ni giới nói riêng đối với đất nước mà mình đang sinh sống và trên trường quốc tế.

Ðối với Ni giới, qua các tài liệu còn lưu lại của hai bộ phái Nam truyền và Bắc truyền, sự xuất hiện của giáo đoàn Ni đã cho chúng ta thấy Ni giới đã góp một phần không nhỏ trong việc xây dựng và phát triển Giáo hội thời Ðức Phật, và chính chư vị Thánh Ni là người đã làm thay đổi định kiến xã hội bấy giờ đối với Nữ giới thông qua việc chứng đắc Thánh quả của Ni giới cũng như vai trò của người phụ nữ đối với gia đình và xã hội trong xã hội Ấn Ðộ cổ đại. Nối tiếp truyền thống của phụ nữ Phật giáo, nhất là trong sự kết nối toàn cầu, trong thời cận - hiện đại người phụ nữ Phật giáo đã, đang và sẽ thể hiện tài năng qua những vị trí, vai trò trên nhiều lĩnh vực khác nhau mà xã hội phân công, điển hình qua các mặt sau:

I. Sự thành lập giáo đoàn Ni

Gần 2.600 năm, khi đức Thế Tôn chấp thuận cho Di Mẫu Ma-ha Ba-xà-ba-đề và 500 người nữ dòng họ Xá-di xuất gia và trở thành một trong bốn chúng đệ tử của Ðức Phật. Sau khi Di Mẫu xuất gia được Thế Tôn đặt cho đạo hiệu là Ðại Ái Ðạo, trải qua ba năm tu hành tinh cần, tinh tấn, tuân hành Tám Kính Pháp, nữ tu Ðại Ái Ðạo được Thế Tôn cho phép thọ Tỳ-kheo Ni giới [2]. Ðối với Phật giáo, đây là vị Tỳ-kheo Ni dầu tiên của Ðạo Phật, dối với các truyền thống tôn giáo tại Ấn Ðộ cổ dại, đây là người nữ đầu tiên thể hiện quyền bình đẳng với nam giới trong tu chứng, và Tỳ-kheo Ni Ðại Ái Ðạo trở thành Sơ tổ của Ni giới.

Vì không muốn chứng kiến cảnh tượng Phật vào Niết-bàn, nên Tỳ-kheo Ni Ðại Ái Ðạo đã xin phép đức Thế Tôn được nhập Niết-bàn. Trước khi nhập Niết-bàn, Tỳ-kheo Ni Ðại Ái Ðạo dùng thần thông bay trên không trung hiển hiện các loại thần biến, và sau khi nhập Niết-bàn dã để lại nhiều xá-lợi được Thế Tôn bảo chư Tỳ-kheo thu nhặt xá lợi và xây tháp cúng dường; sau đó 500 vị ðệ tử của Ngài cũng lần lượt vào Niết-bàn [3]. Ðiều này dã minh chứng khả năng tu chứng đạt đến quả vị A-la-hán của nữ giới.

Hình ảnh ngài Ðại Ái Ðạo cùng với 500 vị nữ giới được Thế Tôn cho phép xuất gia và thọ giới cũng như sự chứng ngộ của chư vị đã giải phóng được tư tưởng nam chính nữ phụ, bất bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội Ấn Ðộ đương thời, và chính chư vị là người đã làm thay đổi định kiến xã hội đối với người phụ nữ, nhất là vai trò, vị trí của người phụ nữ đối với gia đình và xã hội cổ đại.

Sau khi Phật diệt độ, Phật giáo được truyền bá đến các nước phương Nam và Bắc ngoài địa giới hành chánh của Ấn Ðộ cổ đại và hình thành hai hệ thống tu hành là Nam - Bắc truyền Phật giáo. Ðến thời đại vua A-dục (vào khoảng năm 247. BC [4]. , con gái vua A-dục là công chúa Tãng-già-mật-đa (Sanghamitta) thừa lệnh sư huynh là Ma-hê-đà (Mahinda) đến Srilanka (Tích Lan) tế độ phu nhân A-nậu-la cùng 1.500 người nữ xuất gia và tuần tự đều chứng thánh quả A-la-hán [ 5] . Từ đó Ni giới Srilanka được thành lập, giáo đoàn Ni thuộc truyền thống Nam tông đầu tiên được thành lập. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau, tại các nước Phật giáo Nam truyền vì không đủ hai bộ Ðại tăng truyền giới nên Ni đoàn dần dần bị thất truyền, chỉ tồn tại hình thức Tu nữ (giữ Bát Kỉnh Pháp, 10 giới, 75 ưng học pháp …) như ngày nay.

Khoảng thế kỷ thứ nhất, vào thời đại Ðông Tấn - Hán Minh Ðế, Niên hiệu Vĩnh Bình (nãm 67. CN), Phật giáo được truyền vào Trung Quốc [ 6] , nơi đây được xem là nơi phát tích của Phật giáo Bắc truyền. Cũng vào thời gian này, hình ảnh Ni chúng Trung Quốc cũng đã xuất hiện, như trong hậu cung của Hán Minh Ðế có Âm phu nhân và hơn 200 cung nữ cũng xuất gia [7], nhưng đến đời Tấn (Tấn Kiến Hưng năm 313 - 319) thì Tỳ-kheo Ni Tịnh Kiểm là vị Ni đầu tiên được lịch sử và Phật giáo công nhận, tức là người nữ được xuất gia, thọ giới theo đúng tinh thần giới luật.

Ðến thế kỷ thứ II Tây lịch, Phật giáo đã tồn tại ở Việt Nam [ 8] , vào thời đại Hai Bà Trưng đã xuất hiện hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xuất gia, đầu tiên là phu nhân Bát Nàn, nhưng đến thế kỷ thứ 10, Ni sư Diệu Nhân được xem là vị Ni đầu tiên của Việt Nam được chính sử ghi lại [ 9] .

Năm 775, Phật giáo truyền đến Tây Tạng và Tăng-già được thành lập, SuNim Sa Morye là vị Tỳ-kheo Ni đầu tiên (SuNim có nghĩa là đại đức hoặc Ni sư trong tiếng Hàn quốc) đã hổ trợ đắc lực cho Ado mang Phật giáo truyền vào kinh đô Silla. Tám nãm sau khi Phật giáo được chính thức chấp nhận ở đây, do ngưỡng mộ đức hạnh SuNim Sa Morye, hoàng hậu của vua Beopheung đã xây chùa Youngheong cúng dường, sau đó xuất gia trở thành SuNim Myobop và là vị Tỳ-kheo Ni đầu tiên của Giáo hội ở Silla. [10]

Qua đó cho thấy Ni giới xuất hiện khá sớm trong suốt dòng chảy lịch sử của Phật giáo, nhưng do nhiều điều kiện chủ quan và khách quan khác nhau, nên có nơi thì Ni đoàn được tồn tại song song với Tăng đoàn, và cũng có nơi thì bị mai một, nhưng dù sao do sự nổ lực của chư Ni tiền bối mà ngày nay Ni giới đã có mặt nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới có 47 nước tham gia là thành viên của Hội [11] và Việt Nam là một quốc gia có số lượng Ni chúng khá đông so với các nước khác, trong số 32.625 Tãng Ni[12] thì số lượng Ni chúng gần như chiếm phân nữa, chứng tỏ Ni giới Việt Nam từ khi mới thành lập cho đến nay đã có một số lượng Ni chúng phát triển liên tục về chất lượng và số lượng so với Ni chúng các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới.

II. Về giáo dục

Con người sinh ra và lớn lên trong thế giới duyên sinh vô tận này, dù người đó là nam giới hay nữ giới, đều có chung một khả năng, đó là khát vọng vươn lên, một trái tim nhiệt huyết, phát huy và tìm tòi, cầu tiến, khí tiết và cuối cùng là đạt đến một tri thức về mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, con người luôn bị chi phối bởi do hoàn cảnh xã hội, ý thức hệ cho nên khả năng đó có người hoàn thành có người bị hạn chế. Ðây là một thực tế lịch sử, nhất là đối với nữ giới. Trong mọi lĩnh vực, nữ giới đều thể hiện sự cẩn trọng, thiện xảo, cần cù, chịu thương chịu khó trong công việc, nhưng về quyết đoán, giải quyết sự việc nhanh chóng thì nữ giới có phần hạn chế. Qua kiểm nghiệm thực tế, khi hoàn cảnh xã hội có đổi thay, ý thức hệ có chuyển biến tích cực, phụ nữ được giải phóng và họ có những thành đạt đáng kể, nhưng số lượng nữ giới thành đạt không nhiều trên mọi lĩnh vực.

Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình, nữ giới nói chung và Ni chúng nói riêng đã không dừng lại khả năng mình sẳn có mà còn phát triển hơn nữa trên mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực giáo dục quốc dân và giáo dục Phật giáo. Lật từng trang sử, chúng ta dễ dàng nhận thấy một số hình ảnh chư vị Ni mô phạm, tài đức kiêm ưu như:

- Sư bà Thích Hiểu Vân (1912-2004) là người sáng lập Ðại học Hoa Phạm – lãnh thổ Ðài Loan – Trung Quốc, lấy “Giác ngộ” làm mục tiêu cho sự nghiệp giáo dục, lấy “ Ðức – Trí – Năng – Nhân” làm tông chỉ cho việc thiết lập học đường [13 ] .

- Sư bà Thích nữ Như Học, nãm 1962 sáng lập Pháp Quang Nghiên Cứu Sở (Ðài Bắc-lãnh thổ Ðài Loan ), sau khi tốt nghiệp đại học ở Nhật Bản, trải qua 60 nãm xuất gia tu học, Sư bà có một kiến thức về giáo dục Phật giáo rất uyên thâm, xem trí huệ là thọ mạng của Phật pháp, tự thân không ngừng cầu học, luôn lấy việc giáo dục Phật giáo làm sự nghiệp suốt đời không ngừng nghĩ, ngoài đảm nhiệm Phật học viện ra, Người còn đào tạo một số đệ tử học để lấy bằng cấp thế học để đáp ứng nhu cầu công việc giáo dục. Các hình thức giáo dục khác như mở các trường thế học như Tiểu học, Cao Trung và Ðại học, Sư bà Như Học rất chú trọng đến sự nghiệp văn hóa giáo dục.

- Tại lãnh thổ Ðài Loan còn có 04 Ni trưởng: Từ Di, Từ Dung, Từ Trang và Từ Huệ. Hầu hết 04 vị này đều tốt nghiệp Ðại học và Thạc Sĩ tại Nhật Bản, có những công trình phiên dịch kinh điển như Phật Quang Ðại Từ điển, Phật giáo Tùng thư……. Hiện nay trên thế giới, Phật Quang Sơn có tất cả 16 Phật học viện và 04 trường đại học cũng như nhiều trường Trung, Tiểu học, Mẫu giáo. Phật Quang Sơn có được hôm nay là công lao to lớn của 04 Ni trưởng này, 04 vị này từng là Viện trưởng, Giám Viện các trường và Phật học viện trực thuộc Phật Quang Sơn [14] .

- Ni trưởng Thích nữ Long Liên, luôn xem trọng việc giáo dục Ni chúng, lấy tông chỉ là đào tạo Ni tài có kiến thức chuyên môn về Phật học tương đối cao để sau khi tốt nghiệp có thể làm các công việc nhý quản lý tự viện, giảng dạy Phật pháp và nghiên cứu Phật học. Học Ni đến từ các tự viện của các tỉnh trong cả nước đến theo học. Tuy rất bận việc về giáo dục về nội - ngoại điển, nhýng Ni trưởng vẫn dành thời gian, mỗi tuần định kỳ đến Phật học viện Ni dạy 12 giờ, giảng các môn về giáo lý Phật giáo và giới luật v.v…Khéo dạy dỗ Ni chúng từng bước, không biết mỏi mệt, chăm non vun bồi đàn hậu học, đào tạo Ni tài, và ở Phật học viện làm vị trong nhị bộ Tăng truyền giới cho học Ni, đệ tử ðắc giới rất đông, đào tạo được rất nhiều Ni tài, đến nay, học sinh đã tốt nghiệp lần thứ 10 của Phật học viện khoảng 400 vị. Trong số đó có vị thì ðảm nhiệm những chức vị quan trọng trong Hiệp hội Phật giáo của các tỉnh, thành phố, có vị thì dạy các lớp bồi dưỡng ở Phật học viện của nhiều địa phương, có vị thì làm giám viện, trụ trì các tự viện, có vị ở lại trường dạy học.v..v….[15] Ni trýởng được xem là vị Tỳ-kheo Ni đệ nhất trong thời hiện đại của Phật giáo Trung Quốc. Ngoài ra tại Ðài Loan còn có trường Tiểu, Trung và Ðại học Từ Tế, do Ni sư Chứng Nghiêm sáng lập.

- Tại Hàn Quốc, những hoạt động của Ni giới được mở rộng trong việc thuyết giảng Phật pháp. Họ học cả giáo dục trong đạo và ngoài đời và nhiều vị với văn bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ đã có thể dạy các Tỳ-kheo Ni trong các trường cao đẳng Phật giáo. Hiện nay có 80 Tỳ-kheo và Tỳ-kheo Ni đang là pháp sư và có khoảng 60 Tỳ-kheo và Tỳ-kheo Ni đang là giảng sư các ở trường Phật giáo và đại học Dongkuk. Sự thay đổi đáng khích lệ này là kết quả của những nổ lực và sự tự tu tập của họ. Hơn 100 Tỳ-kheo Ni đã tốt nghiệp khoá hoằng pháp ở chùa Namjang, tại Sangju. Ðây là một sinh khí mới cho Ni giới của Giáo hội Phật giáo Hàn quốc. Thật là vinh hạnh và vĩ đại cho Ni giới Giáo hội Hàn Quốc, vì vừa qua 3 vị Ni trưởng đạo cao đức trọng là quý Sư bà: Geumryong, Hyeoak và Sueak được giới thiệu vào sử Phật giáo hiện đại của đất nước kim chi (Hàn quốc) [16 ] .

Việt Nam một quốc gia về hình thức giáo dục, cơ sở vật chất tuy không quy mô như các nước có nền Phật giáo phát triển nhưng tiếp nối được tinh thần giáo dục của chư vị Tiền bối Ni. Vào đầu thế kỷ 19 tại miền Bắc chư Ni trưởng: Ðàm Kiền, Ðàm Chất, Ðàm Nghĩa, Ðàm Hinh, Ðàm Thuần khắc phục mọi khó khăn để thành lập Ni trường đào tạo Ni tài cho Giáo hội. Ðến nãm 1930, Ni trưởng Ðàm Thu tiếp tục kế thừa sự nghiệp của chư vị tiền bối Ni. Nãm 1949, mặc dù Việt Nam đang trong bối cảnh chiến tranh, Ni viện Bồ Ðề được thành lập dưới sự lãnh đạo của tổ Thanh Hanh, Ni viện Vân Hồ (nay là chùa Vân Hồ) do Hòa thượng Thích Tố Liên thành lập, và Ni trưởng Ðàm Soạn được cung thỉnh làm Giám học và Quản chúng, Ni trưởng Ðàm Ðậu được mời tham gia trong Ban Giảng huấn. Một số chùa Ni tại miền Bắc, được tổ chức như một Ni viện [17].

Tại miền Trung, năm 1928, Ni viện Diệu Viên được thành lập do Ni trưởng Diệu Viên khởi xướng. Năm 1932, Ni viện Diệu Ðức tiếp tục được thành lập, do Ni trưởng Diệu Hương làm Giám Ðốc. Từ năm 1934 trở đi, nơi đây đã quy tụ được hàng trăm Ni sinh từ các miền của đất nước về đây tham học [ 18] , một số hình ảnh nổi bậc trong hàng lãnh đạo Ni chúng tại Huế như Ni trưởng Diệu Hương, Thể Quán, Diệu Không…., đó là những bậc danh Ni xuất chúng lãnh đạo Ni chúng tại đất thần kinh - Huế. Năm 1969, Ni viện Diệu Quang tại vùng duyên hải miền Trung - Nha Trang cũng được thành lập.

Tại miền Nam, năm 1927 tại chùa Giác Hoa - tỉnh Bạc Liêu, lớp học Gia giáo đầu tiên của Ni chúng miền Nam được thành lập, do Ni sư Thích nữ Diệu Ngọc tự Hồng Nga vừa là trụ trì, vừa là vị đại thí chủ đã có nhiều công lao trong việc mở lớp Gia giáo đầu tiên để đào tạo Ni chúng tại miền Nam [19] . Sau đó đến năm 1936, Ni trưởng Diệu Tịnh mở lớp học tại chùa Hải Ấn (Bà Quẹo - Sài Gòn); Sư trưởng Diệu Tánh và Diệu Tấn mở các lớp học tại chùa Kim Sõn (Phú Nhuận). Năm 1936, Ni viện Dược Sư được hình thành và đến năm 1954 đã trở thành Ni viện rất quy mô tại miền Nam. Năm1946, Thiền sư Chánh Quả - trụ trì chùa Kim Huê (Sa Ðéc) thành lập lớp gia giáo cho Ni chúng tại chùa Phước Huệ (Sa Ðéc). Ðến năm 1959, Ni viện Từ Nghiêm được thành lập...

Ngược dòng thời gian, chúng ta rất tự hào về chư vị Ni tiền bối đã dày công thành lập Ni viện, đó là những Ni viện tiêu biểu của Ni giới Việt Nam trong lịch sử 2.000 nãm lịch sử Phật giáo Việt Nam. Từ những Ni viện, Phật học viện này đã sản sinh ra biết bao nhân tài kiệt xuất lãnh đạo Ni chúng ở trong nước lẫn nước ngoài hiện nay. Sau khi nước nhà thống nhất, giang sơn liền một dãy, năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, mở ra một kỷ nguyên mới cho Phật giáo Việt Nam - kỷ nguyên của sự thống nhất trong đa dạng và đồng thuận trong các Phật sự, thống nhất ý chí và hành dộng, thống nhất lãnh đạo và tổ chức. Từ ngày thành lập đến nay, hơn một phần tư thế kỷ trôi qua, GHPGVN đã viết nên một trang sử vàng mới, một kỳ tích lịch sử, đó là hiện nay cả nước có 04 Học viện Phật giáo (ba học viện tại 03 khu vực Bắc, Trung, Nam và một học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ), 08 lớp Cao đẳng Phật học, 28 trường Trung cấp Phật học và hàng trăm lớp Sơ cấp Phật học trên cả nước, khoá Cao – Trung cấp Giảng sư. Kết quả cho thấy hiện nay Giáo hội có hơn 3.000 Tãng Ni có trình độ Cử nhân Phật học, Trung cấp Phật học, Giảng sư và một nữa trong số đó là Ni giới. Giáo hội đã gởi hơn 200 Tãng Ni dào tạo trên đại học tại nhiều nước trên thế giới: Ấn Ðộ, Thái Lan, Tích Lan, Pháp, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, lãnh thổ Ðài Loan - Trung Quốc …. và khoảng 50 Tãng Ni đã tốt nghiệp và trở về nước phục tại Trung ương Giáo hội, các Ban – Viện Trung ương, các trường Phật học và các Ban Trị sự tỉnh - thành hội Phật giáo [20], trong số đó có không ít chư Ni đang tích cực tham gia công tác Phật sự của các cấp Giáo hội từ Trung ương dến địa phương, dang làm công tác giáo dục phục vụ tại các cấp Giáo hội. Bên cạnh dó còn có một lượng lớn Tăng Ni du học tự túc, con số này tương đương với số Tăng Ni dược Giáo hội gởi di đào tạo.

So với chư Ni các nước, Ni giới trẻ Giáo hội Phật giáo Việt Nam được đào tạo trong và ngoài nước có số lượng rất lớn cũng như về chất lượng. Ðây là một niềm hãnh diện cho Ni giới Việt Nam nói riêng và Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung.

III - Về hoằng pháp

Tăng Ni là người thừa tự giáo pháp của Ðức Phật và có nhiệm vụ “đạii Phật tuyên dương”, giữ gìn và truyền trì mạng mạch Phật pháp. Từ ý nghĩa dó, Tăng Ni đều rất nỗ lực trong việc diễn dương diệu pháp. Bởi thế việc hoằng pháp lợi sanh, dù Tăng hay Ni dều không có sự phân biệt và cùng có trách nhiệm như nhau. Như chúng ta biết, tại Thái Lan tuy hệ thống Ni giới không nhiều như các nước khác, nhưng vẫn có những vị danh Ni thật lỗi lạc trong việc hoằng pháp lợi sinh.

Như đã trình bày, Ni giới Việt Nam phát triển song hành với đại Tăng và có nhiều bậc danh Ni dể lại dấu ấn tuyệt vời trong việc phò trì mạng mạch giáo pháp Ðức Phật. Chúng tôi xin đơn cử một vài danh Ni Việt Nam có tầm ảnh hưởng rất lớn trong việc hoằng dương Phật pháp, tiếp dẫn hậu lai như:

Tại miền Nam, Sư trưởng Như Thanh là bậc uyên thâm và tinh tường giáo pháp, nghiêm trì giới luật. Ðiều này được thể hiện qua dạo phong, phẩm hạnh của Người. Vì thế trong các giới đàn từ nãm 1946 đến năm 1998, Hội đồng Ni bộ Bắc tông dều cung thỉnh Sư trưởng làm Hòa thượng Ni Ðàn đầu để truyền trao giới pháp cho giới tử Ni qua 16 giới đàn. Suốt 60 năm liên tục, Sư trưởng đã trước tác và phiên dịch nhiều tác phẩm quan trọng nhằm xiển dương chánh pháp, trước tác và soạn thuật 13 tác phẩm, 06 dịch phẩm, 9 thi phẩm, chủ biên 2 tập san. Song song với công việc hoằng pháp, thành lập các Ni học viện từ sơ cấp đến trung cấp, mở các lớp giáo lý cho cư sĩ, các giới dàn, lo các Phật sự, chỉnh đốn lại hàng ngũ Ni chúng, mở trường dạy văn hóa cho trẻ em ... [21].

Tại miền Trung, Ni trưởng Diệu Không ngoài thời gian dịch thuật, trước tác Kinh luận, viết sách và làm thơ, Ni trưởng còn góp phần đắc lực trong việc sáng lập nhà in Liên Hoa để in Kinh sách Phật giáo và Nguyệt san Liên Hoa do Hòa thượng Ðôn Hậu làm chủ nhiệm, Hòa thượng Ðức Tâm làm Chủ bút, Ni trưởng làm Quản lý và Biên tập viên (đây là tờ báo Phật giáo tồn tại lâu nhất tại miền Trung) cũng như cộng tác với nhiều tạp chí Phật giáo như : Viên Âm, Giác Ngộ, Từ Quang, Liên Hoa và 7 tác phẩm Kinh và Luận. Ni trưởng là một bậc lãnh đạo Ni tài dức song toàn của toàn thể Ni chúng và Phật tử của hai miền Trung - Nam nước Việt.

Tại miền Bắc, Ni trưởng Ðàm Ðể trải qua hơn ba mươi nãm cần khổ phục vụ đạo pháp và Ni trưởng Ðàm Tín đem hết khả năng của mình để tưới xuống những hạt mưa pháp “mưa dầm thấm đất” cho mọi người được phần nào an vui lợi lạc. Với công lao sâu dày, nguyện lực kiên cố, nên kết quả là Ni trưởng đã dộ được rất nhiều đồ chúng xuất gia, cũng như Phật tử tại gia quay về nương tựa Tam bảo để đi theo con đường giải thoát. Mặc dầu sống trong thời kỳ loạn lạc, dất nước chìm trong khói lửa chiến tranh, nhưng nghĩ đến tương lai của Phật pháp “Tỳ Ni tạng trụ, Phật pháp diệc trụ, Tỳ Ni tạng diệt, Phật pháp diệc diệt”, nên Ni trưởng đã tham gia mở các giới dàn truyền trao giới pháp cho Ni chúng. Ni trưởng ðđ từng làm Hòa thượng Ni truyền giới cho các giới tử như Giới đàn chùa Sở do Thành hội Phật giáo Thành phố Hà Nội tổ chức, giới dàn chùa Ðại Cát (thuộc huyện Từ Liêm). Ni trưởng đã đào tạo rất nhiều Ni tài, trong đó đệ tử nổi bật nhất của Ni trưởng hiện nay là Ni trưởng Ðàm Hảo (nay ðã 79 tuổi), Ni trưởng Ðàm Kim, hai vị hiện đang là Hóa chủ của trường hạ Hoàng Mai, cũng là nhị vị Hòa thượng Ðàn đầu của Ni giới các tỉnh phía Bắc.... [22].

Hệ phái Khất sĩ, Ni trưởng Huỳnh Liên trong 41 năm, ánh sáng công hạnh trí huệ của Ni trưởng gieo trồng đến đâu là hoa Giác, quả Thiền xinh tươi đơm cành dến dó. Ni chúng xuất gia càng lúc càng đông; thiện nam tín nữ lớp lớp, hàng hàng thọ giới quy y, tinh thần tu tập ngày càng tăng tiến. Xe pháp luân chuyển pháp hoằng dương của Ni trưởng từ năm 1948 dến nay đã tỏa chiếu ánh từ quang khắp sơn khê, nông thôn, phố thị... Sự hiện hữu của trên trăm ngôi tinh xá đạo tràng Ni giới khắp Nam Trung, với sự hiện hữu của hàng ngàn Ni chúng, hàng vạn vạn tín dồ... Ðây là sự nghiệp hoằng dương chánh pháp của Ni trưởng … Bên cạnh công tác lợi đạo ích đời, Ni trưởng chủ trương Việt hoá các kinh điển bằng cách diễn dịch các Kinh điển ra chữ Quốc ngữ và thể văn vần như Kinh Di Ðà, Hồng danh, Vu lan, Phổ môn, Báo hiếu, Bát Nhã Tâm Kinh, Xưng Tụng Tam bảo, Kinh Vô Ngã Tướng, Kinh Pháp cú, Di Giáo, Tứ Thập Nhị Chương, Khóa Hư lục, Cảnh sách... Ðối với các Ni nhỏ tuổi, Ni trưởng cho học văn hóa sinh ngữ, cổ ngữ, dạy làm thơ phú, trau giồi luyện Việt văn, dạy làm sách báo... [23 ].

Ngoài các bậc danh Ni tiêu biểu nói trên, Ni trưởng Trí Hải là niềm hãnh diện cho Ni giới Việt Nam thời hiện đại. Ni trưởng là cây bút kiệt xuất trên vãn đàn dịch thuật, nhiều tác phẩm do Ni trưởng biên soạn và dịch thuật để lại cho nhân thế. Ni trưởng đã tích cực tham gia cùng đại Tăng trong việc giảng dạy, dịch thuât, thuyết pháp cho sinh viên, Tăng Ni, Phật tử tại học viện và thực hiện công tác an sinh từ thiện cho đồng bào bị thiên tai bão lụt và chiến tranh. Ngoài những hoạt động giáo dục, hoằng pháp, Ni trưởng còn dành nhiều thì giờ cho việc phiên dịch, biên soạn và in ấn kinh điển để giúp Tăng Ni, Phật tử có thêm tài liệu nghiên cứu học tập, mà tổng số lên đến cả trăm tác phẩm. Nãm 1970, Ni trưởng thọ Tỳ-kheo-Ni Bồ-tát giới tại Ðại giới đàn Vĩnh Gia-Ðà Nẵng. Khi Viện Phật học Vạn Hạnh được thành lập, Ni trưởng tiếp tục làm Giảng sư tại Thiền viện Vạn Hạnh rồi giảng dạy tại các trường Cao cấp Phật học và Học viện Phật giáo Việt Nam, phụ trách môn Kinh Trung Bộ bằng Anh ngữ cho Tăng-Ni sinh. [24].

Danh Ni thì nước nào cũng có, dể dáp ứng số lượng dông đảo tín đồ ðến tham dự các khóa tu Thiền ngày càng tăng so với ngôi tổ đình chật hẹp ở Bangkok – Thái Lan, nãm 1970 Sư bà Khun Yay đã xây dựng chùa Phra Dhammakaya làm nơi tu học cho chư Ni. Ngoài ra Sư bà Khun Yay (1909-2000) cùng hai người đệ tử là Ðại đức Dhammajayo và Ðại đức Dattajivo đã tiến hành kiến lập một thiền đường có quy mô lớn nhằm tiếp nối truyền thống Thiền Dhammakaya, dồng thời nơi dó cũng trở thành một ngôi chùa với hình ảnh tôn nghiêm cho mọi chúng sinh trở về an trú trong thế giới đầy khổ đau này [25]. Và đương đại hôm nay có Ni sư Karma Lekshe Tsomo là giảng sư Phật học và Tôn giáo Thế giới tại Ðại học San Diego - Hoa Kỳ và là chủ tịch Hội Phụ nữ Phật giáo Quốc tế Sakyadhita. Hội Sakyadhita được thành lập khi Hội nghị Phật giáo Quốc tế về nữ tu sĩ và cư sĩ Phật giáo lần thứ nhất bế mạc tại Bồ Ðề Ðạo Tràng (Bodhgaya) - Ấn Ðộ năm 1987. Hội Sakyadhita đã tổ chức 10 lần Hội nghị tại các quốc gia: Bodhgaya - Ấn Ðộ (1987), Bangkok - Thái Lan (1991), Colombo - Tích Lan (1993), Ladakh - Ấn Ðộ ( 1995), Phnom Penh - Campuchia (1998), LumbiNi - Nepal (2000), Taipei - Ðài Loan (2002), Seoul - Hàn Quốc (2004), Kuala Lumpur - Malaysia (2006), Ulanbator - Mông Cổ (2008) và Thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam (2010) [26].

Ngoài ra còn có một số nữ cư sĩ Phật tử đã có công đóng góp cho Phật giáo Tây Tạng như cô Besty Napper đã từ bỏ công việc dạy học của mình ở Ðại học đường Stanford vào năm 1990 để đến làm việc tại Dharamsala - Ấn Ðộ, giúp đỡ Sư bà Rinchen Khadro điều hành một kế hoạch xây dựng một Ni viện và một trường Phật học cho Ni giới Tây Tạng. "Tôi có cái may mắn mà người phụ nữ Tây Tạng không có được" . [27]

Sư cô Charuwana đã thành lập "Hội Phát triển Ni giới ở Campuchia" tại tỉnh Battambang và hiện nay Sư cô đã vận động ngân quỹ để xây dựng Ni viện và học viện cho nữ tu có nơi ăn ở và tu học. Sư cô nói về mục đích việc làm của mình: "Tôi muốn tất cả các nữ tu ở đây, ai cũng được học hành, vì khi họ học và hiểu được giáo lý của Ðức Phật thì họ chỉ biết cách làm dịu đi những nổi đau của mình".[28]

Trên con đường hoằng pháp lợi sinh, người phụ nữ Phật giáo đã hy sinh cuộc sống riêng tư của mình, góp phần lợi lạc quần sinh, tùy khả nãng cá nhân đã góp phần xây dựng nữ giới nói chung và Ni giới nói riêng ngày một trang nghiêm và phát triển trước xu thế phát triển, hội nhập toàn cầu.

IV- Hoạt động từ thiện xã hội

Trên thế giới trong thời gian qua đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh, thiên tai bão lụt, dịch bệnh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động... là những hiểm họa mang lại cho con người những mãnh đời bất hạnh, gia đình ly tán, thân xác đau đớn , tinh thần suy sụp…Những cuộc sống như vậy cần được sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội. Ðể chia xẻ những nỗi mất mát đau khổ này, với lòng từ bi của Ðạo Phật, tình tương thân tương ái của nhân loại, Phật giáo nói chung và phụ nữ Phật giáo đã xuất hiện những vị chuyên làm công tác từ thiện xã hội, như Hội Từ Tế của Ni sư Chứng Nghiêm, là một trong nhưng hội hoạt động về mặt Từ Thiện mạnh nhất. Ni sư Chứng Nghiêm sinh năm 1937, tại một thị trấn nhỏ ở Lãnh thổ Ðài Loan -Trung Quốc, xuất gia đầu Phật với Hòa thượng Ấn Thuận năm 1963. Với tinh thần " Phổ cập Phật đạo, độ tận chúng sanh", Ni sư thành lập Hội Từ Tế năm 1966 và chuyên hoạt động 4 lĩnh vực chính: “Từ thiện, y học, giáo dục và văn hóa”. Khởi đầu, hội chỉ có 30 thành viên nhưng hiện nay có hàng triệu tình nguyện viên, 231 trụ sở văn phòng trên 40 quốc gia. Hàng ngày, gần 100.000 tình nguyện viên thực hiện lời dạy của Ni sư giúp người nghèo khó và trải lòng yêu thương khắp mọi nẻo đường trên thế giới. Hội đã giúp không biết bao nhiêu người nghèo khổ, bịnh tật và vì vậy hội đã trở thành một trong những tổ chức từ thiện cung ứng nhu cầu về y tế, phục vụ, giáo dục, văn hóa tích cực nhất ở Lãnh thổ Ðài Loan và một số quốc gia trên thế giới [29] .

Tại Việt Nam, một quốc gia có thời gian dài phải đối phó với chiến tranh xâm lược của phương Bắc và phương Tây. Trước thảm họa nhân đạo do chiến tranh gây ra đã tạo nên cảnh tượng gia đình ly tán, trẻ em mất cả người thân đã làm chất xúc tác để Ni giới Việt Nam dấn thân vào cuộc đời, chia xẻ những khốn khó của đồng bào ruột thịt đang gặp phải, ðđển hình là Sư trưởng Như Thanh đã tích cực tham gia các công tác từ thiện xã hội và luôn quan tâm chăm sóc những mầm non kém may mắn của đất nước. Sư trưởng mở hàng loạt trường học, ký nhi viện, cô nhi viện, phòng phát thuốc Ðông, Tây y, trường huấn nghệ, trường dạy văn hoá ở khắp nơi để trẻ em và đồng bào nghèo đều được học chữ, học nghề và được chữa bệnh v.v … [30] . Sư bà Diệu Không từng xây nhiều Cô nhi viện mang lại mái ấm gia đình cho trẻ em cô nhi, cơ nhỡ … và nhiều tấm gương của chư Ni khác đã đem lại tình thương cho nhân thế.

Hiện nay có một số chư Ni tại hầu hết các vùng miền của đất nước thành lập các cô nhi viện hay những trường học miễn phí cho trẻ em nghèo có đủ điều kiện đến trường như cô nhi viện Ðức Sơn tại Thừa Thiên - Huế, chùa Bồ Ðề tại Gia Lâm - Hà Nội là nơi cưu mang những mảnh ðời bất hạnh của trẻ em mồ côi. Nhà Tình thương chùa Diệu Giác - quận 2, chùa Pháp Võ – huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh là nơi cư trú của các trẻ mồ côi, cơ nhỡ, lang thang không nơi nương tựa. Nhà Tình thương chùa Diệu Pháp - Ðồng Nai, chùa Bửu Thắng - Buôn Mê Thuộc vừa nuôi cô nhi vừa nuôi người già… Ðó là những hình ảnh chư Ni các nơi làm công tác từ thiện, với một mục đích chung là thể hiện tinh thần từ bi của người con Phật, mang lại niềm an lạc cho những người khốn khó bất hạnh.

Ngoài ra còn có nhiều vị tu sĩ Phật giáo đến Ấn Ðộ trang trải tình thương đến với mọi người, trong đó có một ngôi trường tình thương của một Sư cô người Việt Nam xây dựng trên đất Phật - Ấn Ðộ, ngôi trường đã mang lại ánh sáng văn hóa cho những người nghèo mù chữ tại làng Bhaga, trường tình thương mang tên Siddhartha Compassion School Bodhgaya cách đây 5 nãm, với 1 cô giáo dạy 45 học sinh ở cấp tiểu học. Ðến nay, hệ thống lớp học miễn phí của sư cô người Việt đã tãng lên 4 trường cấp 1 với 10 thầy cô giáo dạy 412 học sinh [31].

Từ những thành tựu nêu trên cho thấy phụ nữ Phật giáo nói chung và Ni giới nói riêng đều có những tư chất, nãng lực, trí huệ để đảm đương nhiều công tác của đạo pháp và xã hội. Qua các công tác đạt được về giáo dục, hoằng pháp, từ thiện xã hội như đã nêu trên, cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh về Ni chúng trên toàn thế giới đều thể hiện tinh thần trách nhiệm của người con Phật trong việc góp phần mang lại lợi ích tốt đạo đẹp đời qua nhiều lĩnh vực khác nhau. Riêng Ni giới Việt Nam thừa hưởng sự quyết tâm và việc làm hiệu quả, tinh thần cần cù hiếu học của người Việt, của chư Ni tiền bối, nối tiếp truyền thống, phát huy, sáng tạo, Ni giới Việt Nam ý thức được tinh thần trách nhiệm của mình, đã thành tựu nhiều mặt mà các nước khác Phật giáo không có được, như số lượng Ni chúng xuất gia và tốt nghiệp Phật học trong và ngoài nước khá đông. Tất cả những gì mà Ni giới Việt Nam thành tựu hôm nay là do nỗ lực sự tự thân vận động, khát vọng phát triển, trái tim nhiệt huyết, sự cầu thị, đạt được trí huệ và lòng không tự mãn của tập thể Ni giới, bên cạnh đó còn có sự quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của chư Tôn giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư vị Trưởng lão Lãnh đạo Ni giới.

Bên cạnh những thành tựu, Ni giới còn tồn đọng những hạn chế sau:

1- Hội Sakyadhita từ khi thành lập đến nay, trải qua 22 năm hoạt động, tuy đã giúp, tạo điều kiện cho phụ nữ các quốc gia kém phát triển có điều kiện tham dự Hội nghị, đồng thời trở thành thành viên của Hội và góp phần tích cực trong việc giải quyết những vấn nạn mà thế giới và nước họ quan tâm. Những bài tham luận, báo cáo tại Hội nghị cũng chỉ là một lý thuyết suông, chưa đáp ứng được nguyện vọng chung về vấn đề tu học của chư Ni trẻ.

2- Hai năm một lần, Hội nghị Sakyadhita (con gái Thích-ca) được tổ chức tại quốc gia đăng cai, việc tổ chức vừa tốn thời gian và kinh phí, nhưng đó chỉ là cơ hội gặp nhau và báo cáo, thảo luận chung chung về thành quả của hai năm qua, chưa mang lại lợi ích thiết thực bằng những việc làm cụ thể mà phụ nữ Phật giáo cần trong sự kết nối toàn cầu như tổ chức khóa đào tạo ngắn hay dài hạn cho hàng Ni trẻ trên thế giới học tập về nhiều lĩnh vực khác nhau, quản lý hành chánh, tổ chức và các lĩnh vực khác mà phụ nữ Phật giáo có thể mạnh và đảm trách được …

3- Ni giới nên tổ chức, hoặc thông qua các mạnh thường quân Phật tử thành lập cơ sở kinh doanh để Hội và các phân ban trực thuộc có được kinh phí ổn định trong việc triển khai, thực hiện các chương trình hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực phụ nữ Phật giáo có năng lực, giỏi chuyên môn và chuyên sâu một số lĩnh vực có thể đảm trách được trên cương vị chủ chốt. Nếu thực hiện được điều này thì Hội Sakyadhita (Con gái Thích-ca) không bị lệ thuộc về kinh phí tổ chức, đồng thời còn giúp đỡ cho các Hội viên hoặc các chùa Ni khi gặp khó khãn… khi nền kinh tế trên toàn cầu đang bị suy thoái.

Tin tưởng rằng thông qua Hội nghị Phụ nữ Phật giáo thế giới lần thứ 11 này, chúng ta sẽ tìm ra quyết sách thoả đáng để Ni giới vừa phát triển song hành với đại Tăng, vừa làm cho phụ nữ Phật giáo hoạt động hiệu quả hơn, vừa phù hợp với những giá trị văn hoá truyền thống của từng quốc gia, vùng lãnh thổ và vừa phù hợp với sự kết nối toàn cầu của Phụ nữ Phật giáo.

Chúng tôi xin mượn lời của một bậc cao Tăng Việt Nam để thay cho lời kết:

"Tát cạn sông mê là việc khó

Lấp bằng bể khổ dễ gì đâu

Tuy nhiên dễ khó đâu do cảnh

Chỉ tại lòng mình quyết hay không?"

 

Tỳ kheo ni. Thích nữ Như Nguyệt (Viên Minh)

-------

Chú Thích:

[1] http://www.sakyadhita.org/events/index.html

[2] Ðại Ái Ðạo Tỳ-kheo Ni kinh ( Thinh Văn Luật Ðiển), Ðại Chánh Tân Tu Tạng, cuốn 24, quyển thượng, trang 945b-948a.

[3] Ðại Ái Ðạo Bát Niết Bàn kinh, phẩm 52 ( Tăng Nhất A Hàm Kinh), quyển 50, Ðại Chánh Tân Tu Tạng, cuốn 02, trang 812b – 822c.

[4] Tống Lập Ðạo, Từ Phật giáo Ấn Ðộ đến Phật giáoThái Lan, NXB Ðông Ðại, Dân Quốc năm 91, trang 62.

[5] Tỳ-kheo Thích Tâm Hạnh, Chú Giải Luật Thiện Kiến, NXB Tôn giáo, nãm 2008, trang 143-144.

[6] Phương Lập Thiên, Trung Quốc Phật giáo Tán Luận, NXB Tôn giáo Vãn Hóa, năm 2003, trang 324.

[7] Vương Nhụ Ðồng, Tỳ-kheo Ni Truyện Hiệu Chú, NXB Trung Hoa Tý Cục, năm 2006, trang 14 - 15.

[8] Lê Mạnh Thát, Lịch Sử Phật giáo Việt Nam ( Tập 1), NXB Tp. Hồ Chí Minh, năm 2003, trang 33.

[9] Lê Mạnh Thát, Lịch Sử Phật giáo Việt Nam ( Tập 3), NXB Tp. Hồ Chí Minh, năm 2003, trang 467.

[10] Thích nữ Giới Hng, Ni giới Phật giáo Hàn Quốc. (http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/Nigioihanquoc.htm)

[11] http://www.sakyadhita.org/events/index.html

[12] Ban Thường Trực HÐTS GHPGVN, Kỷ yếu Ðại hội Ðại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VI, NXB Tôn giáo, trang 34.

[13] Thích Hiểu Vân, Giác Chi Giáo Dục, NXB Nguyên Tuyền, Ðài Bắc, năm 1998, trang 241-248.

[14] http://www.fgs.org.tw/career/career_edu.aspx

[15] Cửu Sơn Sơn: Ðương đại Ðệ nhất Tỳ-kheo Ni Thích Long Liên, NXB Thượng Hải Tư Thư, năm 2007, trang 157-170.

[16] Thích nữ Giới Hương, Ni giới Phật giáo Hàn Quốc. (http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/Nigioihanquoc.htm)

[17] Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo Sử Luận (tập 3), nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, năm 2000, trang 987.

[18] Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo Sử Luận (tập 3), nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, năm 2000, trang 968-970.

[19] Khôn Ðạo Gia Giáo Thức Sự bản ( bản chữ Hán, tài liệu phổ biến nội bộ) .

[20] Ban Thường Trực HÐTS GHPGVN, Kỷ yếu Ðại hội Ðại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VI, NXB Tôn giáo, trang 36- 41.

[21] Tổ đình Huê Lâm, Kỷ yếu Sư Trưởng Như Thanh, NXB Tp. Hồ Chí Minh, năm 1999, trang 17-19.

[22] TKN.Thích Như Nguyệt, Hành Trạng Chư Ni Việt Nam, NXB Tôn Giáo, năm 2007, trang 43-54.

[23] TKN.Thích Như Nguyệt, Hành Trạng Chư Ni Việt Nam, NXB Tôn Giáo, năm 2007, trang 139-154.

[24] Nt , trang 252 - 254.

[25] http://www.quangduc.com/quocte/01pgkhaptg2-dhammakaya.html

[26] http://www.sakyadhita.org/events/index.html

[27] Thích Nguyên Tạng, theo Tạp chí Mandala, tháng 10/1995.( http://www.quangduc.com)

[28] Thích Nguyên Tạng, Ni giới Tại Campuchia, theo tạp chí Seeds of Peace 01-1996 ( http://www.quangduc.com)

[29] Thích Giải Hiền dịch, Tịnh Tư Ngữ Pháp Sư Chứng Nghiêm (http://www.buddhismtoday.com/viet/khac/tinh_tu_ngu.htm)

[30] Tổ đình Huê Lâm, Kỷ yếu Sư Trưởng Như Thanh, NXB Tp. Hồ Chí Minh, năm 1999, trang 19.

[31] http://www.thanhNien.com.vn/news/Pages/200907/20090214230222.aspx