BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC PHẬT SỰ NĂM 2009 CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ

BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC PHẬT SỰ NĂM 2009

CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

Thay mặt Ban Thư ký Hội đồng Trị sự, chúng tôi xin trình bày báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2009 và dự thảo chương trình hoạt động Phật sự năm 2010 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

Năm 2009 – năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Phật giáo Toàn quốc lần thứ VI (2007 - 2012), trong bối cảnh chung toàn thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và biến đổi khí hậu toàn cầu đã ảnh hưởng không ít đến các hoạt động của Giáo hội, nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã triển khai nhiều công tác Phật sự và đạt được những thành quả tốt đẹp như: Hội đồng Trị sự đã tham dự Diễn đàn Phật giáo Thế giới lần thứ II tại Trung Quốc; thực hiện thành công chuyến Hoằng pháp lần thứ ba tại các nước Châu Âu; tham dự Đại lễ Phật đản LHQ PL. 2553 tại Thái Lan; tham dự hội thảo “Hành trạng, cuộc đời, sự nghiệp hoằng pháp, thống nhất Phật giáo Việt Nam của Tổ Tuệ Tạng” tại Nam Định; tổ chức Hội thảo Hoằng pháp tại Tp. Đà Nẵng, Hải Phòng; Hội thảo chuyên ngành Hướng dẫn Phật tử tại Đak Lak; Khóa Bồi dưỡng kiến thức và hoạt động văn hóa Phật giáo tại Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; tổ chức Đại lễ cầu siêu anh linh anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; tại Đền 20 đường Quyết Thắng, tỉnh Quảng Bình; tại nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn, tỉnh Quảng Trị; Đại lễ Cầu siêu và an táng hài cốt anh hùng Liệt sĩ lần thứ 3 tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Anh Sơn, Nghệ An; Đại lễ Cung nghinh Xá Lợi Phật và Thánh Tăng từ chùa Giác Quang, Tp. Hồ Chí Minh về tôn thờ tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội và Tổ đình Bái Đính tỉnh Ninh Bình; Đại hội thành lập Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Quảng Bình, Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Tuyên Quang. Ngoài ra, Trung ương Giáo hội còn tham gia, tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo với nội dung, hình thức phong phú. Đặc biệt, là hỗ trợ cho Phân ban đặc trách Ni giới thuộc Ban Tăng sự Trung ương tổ chức thành công Hội nghị Nữ giới Phật giáo Thế giới lần thứ XI tại Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam thành công tốt đẹp.

Tiếp đón các phái đoàn Phật giáo Quốc tế thăm hữu nghị GHPGVN như Giáo hội Tăng già Khất sĩ Thế giới tại Hoa Kỳ, Đoàn Phật giáo Nhật Bản, tiếp đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước, Hội Sakyadhida, Phật giáo Ấn Độ phái Kim Cang Thừa v.v... Tổ chức đoàn đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam thăm hữu nghị Phật giáo Lào, Vương quốc Campuchia. Qua đó, đã khẳng định vị thế của GHPGVN đối với dân tộc, tạo được uy tín, niềm tin đối với Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước cũng như cộng đồng Phật giáo thế giới trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Đặc biệt, với tinh thần từ bi của Đạo Phật và đạo lý tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam, Ban Từ thiện Xã hội Trung ương, các Tỉnh, Thành hội Phật giáo cũng như các Tổ đình, Tự, Viện, Tịnh xá đã thăm viếng và cứu trợ đồng bào nghèo có hoàn cảnh khó khăn, phát học bổng, trao tặng nhà tình thường, tình nghĩa, chăm sóc bệnh nhân nghèo, thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội; đặc biệt là cứu trợ đồng bào các tỉnh miền Trung và Tây nguyên bị ảnh hưởng do cơn bão số 9, số 11 gây ra.

Sự thành tựu các Phật sự của Giáo hội chính là sự nỗ lực, quyết tâm và tinh thần trách nhiệm của từng thành viên Ban thường Trực, Hội đồng Trị sự, Ban, Viện TWGH, Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội, Ban Đại diện Phật giáo Quận, Huyện cùng Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước đã tích cực hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao từ phạm vi xây dựng, củng cố cơ sở Trung ương, địa phương cho đến hoạt động chuyên ngành như Ban Tăng sự, Giáo dục Tăng Ni, Hoằng pháp, Hướng dẫn Phật tử, Nghi lễ, Văn hóa, Từ thiện xã hội, Kinh tế tài chính, Phật giáo quốc tế, Nghiên cứu Phật học. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động vẫn còn những khó khăn, hạn chế và tồn đọng không sao tránh khỏi.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ ĐẠT ĐƯỢC CỦA GHPGVN:

A. VỀ MẶT TỔ CHỨC:

1. Cơ cấu nhân sự:

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban, Viện Trung ương Giáo hội, tại Hội nghị Ban Thường trực HĐTS vào các ngày 09, 10/9/2009, Hội nghị đã nhất trí tăng số lượng thành viên của các Ban, Viện Trung ương từ 47 lên 57 thành viên chính thức.

2. Phổ biến các văn kiện của Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự và ban hành văn bản:

Thông qua 02 Văn phòng Trung ương Giáo hội, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã ban hành Thông bạch hướng dẫn Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo tổ chức Đại lễ Phật đản, An cư Kiết hạ, Vu lan - Báo hiếu PL.2553; Thông báo tổ chức Bồi dưỡng Hoằng pháp tại Tp. Đà Nẵng, Tp. Hải Phòng; tổ chức trại Họp bạn và hội thảo ngành Cư sĩ Gia đình Phật tử tại Đak Lak; tổ chức khóa Bồi dưỡng kiến thức và hoạt động văn hóa Phật giáo tại Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; Thông bạch cúng dường công đức phí cho Giáo hội; Công văn hướng dẫn khắc khuôn dấu tròn cho các Ban Đại diện Phật giáo Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh và các Tự, Viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường đang sinh hoạt trong Giáo hội; Thông cáo tổ chức Đại lễ Cầu siêu anh linh anh hùng liệt sĩ hy sinh tại nghĩa trang Hàng Dương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Lễ cầu siêu tại đường Trường Sơn tỉnh Quảng Bình, Nghệ An; Lễ cầu siêu tại nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn tỉnh Quảng Trị, nghĩa trang Phú Quốc tỉnh Kiên Giang; Thông bạch tổ chức Lễ kỷ niệm 701 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập diệt; Thông bạch kêu gọi cứu trợ đồng bào bị thiên tai bão lụt tại các tỉnh miền Trung, cùng nhiều văn bản liên quan đến hoạt động Phật sự của Trung ương và địa phương.

Đồng thời, Văn phòng Trung ương Giáo hội đã triển khai và thực hiện Nghị quyết Hội nghị số 386 ngày 11/9/2009 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN một cách có hiệu quả. Nhất là công tác ban hành Quy chế sử dụng khuôn dấu của Ban Đại diện Phật giáo Quận, Huyện và các Tự, Viện của Giáo hội.

3. Khắc khuôn dấu tròn:

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VI ngày 14/12/2007, Hội nghị Trung ương Giáo hội kỳ 2 khóa VI ngày 31/12/2008, theo đề nghị của Trung ương Giáo hội tại công văn số 391, 392, 393 ngày 15/9/2008, V/v xin khắc dấu cho các Ban Trung ương, Ban đại diện Phật giáo Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc Tỉnh và các cơ sở Tự, Viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường của Giáo hội. Tổng cục Cảnh sát (C11) Bộ Công an đã chấp thuận cho phép khắc các loại dấu tại công văn số 5021/C11 ngày 21/10/2008.

Đến nay, công tác khắc khuôn dấu cho 09 Ban Trung ương Giáo hội đã hoàn tất. Có 20/56 Tỉnh, Thành phố thực hiện việc khắc và trao con dấu như: An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Ninh Thuận, Đak Nông, Khánh Hòa, Long An, Bình Phước, Bình Thuận, Quảng Nam, Bến Tre, Đồng Tháp, Nam Định, Vĩnh Phúc, Cần Thơ, Bình Dương, Gia Lai, Bà Rịa Vũng Tàu, với 217 con dấu Ban Đại diện Phật giáo Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh và 3.110 con dấu cơ sở Tự, Viện.

Các Ban Trị sự còn lại cũng đã và đang tiến hành thủ tục đăng ký khắc khuôn dấu cho Ban Đại diện Phật giáo và cơ sở Tự, Viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường.

4. Công tác in ấn Kinh sách Phật giáo Nam tông Khmer:

Việc thực hiện in ấn Kinh sách Phật giáo Nam tông Khmer là một công tác Phật sự vô cùng chính yếu, nhằm phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo của Giáo hội, đáp ứng yêu cầu đọc tụng, nghiên cứu, học tập của Quý Sư sãi và Phật tử Phật giáo Nam tông Khmer. Vì thế, được sự hỗ trợ kinh phí của Ban Tôn giáo Chính phủ, sự giúp đỡ của Nhà Xuất Bản Tôn giáo, sau khi các nhà in đã hoàn tất việc in ấn 52 đầu kinh sách Phật giáo bằng chữ Khmer; Tổng kinh phí cho đợt in ấn 52 đầu kinh sách là 5.387.922.500đ. Vào ngày 27/6/2009 Ban Thường trực Hội đồng Trị sự – Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội tổ chức Lễ Trao tặng Kinh sách tại Chùa Munirensey, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ cho 14 đơn vị Tỉnh, Thành hội Phật giáo có Phật giáo Nam tông Khmer sinh hoạt.

5. Xây dựng và củng cố cơ sở Giáo hội:

1. Văn phòng Trung ương Giáo hội : Theo giấy phép xây dựng số 192/GPXD ngày 14/10/2008 do Sở Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh cấp, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Trùng tu đã tiến hành Lễ động thổ khởi công xây dựng dãy nhà Đông lang – cơ sở Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội – Thiền viện Quảng Đức do Công ty TNHH xây dựng Yên Gia chịu trách nhiệm thi công công trình. Đến nay công trình đã tạm hoàn thành và đưa vào sử dụng một số phòng làm việc cho Văn phòng Trung ương và Ban, Viện của Giáo hội.

Theo kế hoạch tổng thể công trình xây dựng cơ sở Văn phòng Trung ương Giáo hội – Thiền viện Quảng Đức, Ban Trùng tu sẽ tiếp tục xin phép xây dựng khối nhà Tây Lang trong năm 2010.

2. Văn phòng Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo :

Cơ sở Văn phòng của Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo, hầu hết đều được trùng tu khang trang, trang thiết bị phục vụ công tác hành chánh văn phòng tương đối đầy đủ, tiện nghi đã giúp cho các hoạt động của Ban Trị sự được nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu công tác tại địa phương. Ngoài ra, đơn vị Bình Phước, Bạc Liêu, Long An, Nam Định, Bình Thuận, Gia Lai, Hà Nam, Hà Tỉnh, Hòa Bình, Yên Bái, Vĩnh Phúc… đang tiến hành trùng tu trụ sở Văn phòng Ban Trị sự.

3 Nhân sự Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội:

Theo đề nghị của các Ban Trị sự Phật giáo, Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự đã ký Quyết định số 021/QĐ.HĐTS ngày 09/01/2009 chuẩn y thành phần nhân sự Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Tp. Hà Nội (mới) nhiệm kỳ VI (2008 - 2012), gồm 90 thành viên, do TT. Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự làm Trưởng ban; Quyết định số 161/QĐ/ĐTS ngày 15/4/2009 chuẩn y thành phần nhân sự Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nhiệm kỳ III (2007 - 2012) gồm 58 thành viên, với 47 ủy viên chính thức và 11 ủy viên dự khuyết, do HT. Thích Đồng Huy làm Trưởng ban (đã viên tịch ngày 03/01/2010); Quyết định số 253 ngày 16/6/2009, công nhận Hội Phật tử Việt Nam tại Hungary gồm 11 thành viên, do Phật tử Đoàn Tuấn Long làm Trưởng ban kiêm Chủ tịch; Quyết định số 451/QĐ.H ĐTS ngày 20/10/2009 chuẩn y thành phần nhân sự Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ I (2009 - 2014), gồm 19 thành viên, do TT. Thích Tánh Nhiếp làm Trưởng ban, văn phòng Tỉnh hội đặt tại chùa Phổ Minh, Tp. Đồng Hới.

Được sự quan tâm chỉ dạo của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự và sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan Trung ương và tỉnh Tuyên Quang, Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Tuyên Quang đã được thành lập và ra mắt ngày 24/12/2009 theo Quyết định số 169/QĐ-HĐTS ngày 15/12/2009 Quyết định thành lập và chuẩn y thành phần nhân Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Tuyên Quang nhiệm kỳ I (2009 - 2012), gồm 17 thành viên, do TT. Thích Gia Quang – Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự làm Trưởng ban, Văn phòng Tỉnh hội đặt tại chùa An Vinh, thị xã Tuyên Quang.

Để hoạt động Phật sự tại các Tỉnh hội Phật giáo được phát triển liên tục và có kết quả, đồng thời, bổ sung các chức danh khuyết vị do Chư Tôn đức viên tịch, theo đề nghị của các Ban Trị sự, Trung ương Giáo hội đã ký Quyết định bổ nhiệm HT. Thích Thiện Tấn chính thức đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ IV; HT. Thích Thiện Huệ đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Đồng Tháp; HT. Thích Chơn Thành đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Bình Thuận; Đ Đ. Thích Minh Lành – Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Bạc Liêu; HT. Thạch Sok Xane – Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Trà Vinh thay cho HT. Trần Dạnh đã viên tịch. Do việc tách nhập các đơn vị hành chánh địa phương, nên tại một số Ban Trị sự đã tiến hành bổ nhiệm Ban Đại diện Phật giáo Quận, Huyện tại các địa phương.

Ngoài ra, Trung ương Giáo hội đã cử nhiều phái đoàn về thăm các Tỉnh, Thành hội Phật giáo để nắm tình hình hoạt động Phật sự tại địa phương và có hướng chỉ đạo cụ thể theo từng trường hợp, giúp cho Phật sự tại địa phương đạt được kết quả khả quan như Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Bến Tre, Lâm Đồng, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước.

B. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH:

I/. Hoạt động của Ban Tăng sự:

1 Nhân sự :

Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự , Ban Tăng sự Trung ương đã lập danh sách bổ sung nhân sự Ban Tăng sự Trung ương nhiệm kỳ VI (2007 - 2012) từ 47 thành viên chính thức lên 57 thành viên chính thức.

2. Công tác thống kê Tăng Ni, Tự viện:

Qua báo cáo của Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo, Ban Tăng sự Trung ương đã thống kê số lượng Tăng Ni, Tự viện tương đối cụ thể như sau:

- Tăng Ni: 44.958 vị, gồm: 32.625 Bắc tông; 8.574 Nam tông Khmer, 805 Nam tông kinh (455 chư Tăng, 350 Tu nữ); 2.954 Khất sĩ.

- Tự Viện: 14.775 ngôi, gồm: 12.245 Tự viện Bắc Tông; 452 chùa Nam Tông Khmer; 73 chùa Nam tông Kinh; 540 Tịnh xá, 467 Tịnh Thất, 998 NPĐ.

4. Cấp giấy Chứng nhận Tăng Ni:

Nhằm hợp thức hóa và công nhận Tăng Ni là thành viên của Giáo hội, theo đề nghị của các Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo, Ban Tăng sự TW đã duyệt cấp 1.213 giấy CNTN, đổi 30 giấy CNTN và cấp 16 Chứng nhận Tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer.

5. Công tác tổ chức giới đàn, cấp giấy Chứng điệp thọ giới:

Để tăng trưởng giới thân huệ mạng, trang nghiêm ngôi Tam bảo, tạo điều kiện cho Tăng Ni thọ giới tu học, hành đạo, Ban Tăng sự Trung ương đã hướng dẫn và cho phép Ban Trị sự Tỉnh Bình Định, Sóc Trăng, An Giang, Hậu Giang, Đồng Nai, Lạng Sơn, Bình Dương, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa, Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức Đại giới đàn để truyền giới cho 2.751 Giới tử; đã duyệt cấp 4.462 Chứng điệp thọ giới cho Tăng Ni giới tử đã thọ giới tại các giới đàn, gồm 693 CĐTK, 720 CĐTKN, 827 CĐTX, 1.096 CĐSD và 1.126 CĐSDN. Trung ương Giáo hội đã cho phép Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Đại giới đàn “Minh Hoằng” trong thời gian tới.

6. An cư Kiết hạ, cấp sổ Chứng điệp an cư kiết hạ:

Theo truyền thống, hằng năm từ 15/4 âl đến 15/7 âl Tăng Ni đều tập trung an cư kiết hạ để trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội, giữ gìn quy củ tòng lâm, trau giồi Giới, Định, Tuệ. Năm nay, cả nước có 49/56 đơn vị Tỉnh, Thành hội Phật giáo tổ chức An cư Kiết hạ, có 30.479 Tăng Ni an cư từ ngày 15/5 đến 15/7al. Trong đó: 22.475 Tăng Ni an cư tập trung (nội thiền) và 782 Tăng Ni an cư tại chỗ (ngoại thiền), có 7.854 Chư Tăng Nam tông an cư từ ngày 15/6 đến 15/9/âl.

Để làm cơ sở tu hành, chứng minh hạ lạp cho Tăng Ni, Ban Tăng sự TW đã duyệt cấp 1.162 Chứng điệp Kiết hạ cho Tăng Ni các Tỉnh, Thành hội Phật giáo an cư lần đầu.

Chương trình sinh hoạt của các Trường hạ tương đối đồng đều và phong phú như Ban Giảng huấn các Trường hạ đã trích giảng một số nội dung Kinh, Luật, Luận và giảng chuyên đề; đồng thời, hành giả an cư tại các Trường hạ còn được hướng dẫn môn sinh hoạt Giáo hội như: Học tập Nghị quyết của Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VI, chương trình hoạt động nhiệm kỳ VI của GHPGVN, học tập Hiến chương, Nội quy Ban Tăng sự Trung ương, thực tập diễn giảng, làm báo tường v.v... Ngoài ra, Ban Chức sự các Trường hạ đã mời đại diện Sở Nội vụ - Ban Tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc, Ban Tuyên giáo tỉnh, thành phố đến trình bày một số vấn đề liên quan đến Tôn giáo, tình hình thời sự trong và ngoài nước để Tăng Ni được am tường, nhằm thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Luật pháp hiện hành.

7. Bổ nhiệm trụ trì, thuyên chuyển vùng sinh hoạt tôn giáo:

Để công tác điều hành quản lý cơ sở sinh hoạt tín ngưỡng tại các Tự viện trong toàn quốc được đều khắp, thông qua ý kiến của Ban Tăng sự Trung ương, sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng, Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội Phật giáo đã bổ nhiệm trụ trì, hợp thức hóa trụ trì cho 354 Tăng Ni trụ trì các cơ sở của Giáo hội.

Có 47 cơ sở Tự, Viện được nhà nước công nhận là cơ sở Giáo hội và được phép sinh hoạt tôn giáo: Bình Dương (15), Đồng Nai (23), Bạc Liêu (02), Đak Nông (04), Bà Rịa Vũng Tàu (02) Tp. Hồ Chí Minh (01), Bình Phước thành lập thêm 03 cơ sở tôn giáo. Ngoài ra, còn có một số cơ sở Tự Viện đang lập thủ tục để được công nhận là cở sở và hoạt động tôn giáo.

Theo đề nghị của Ban Trị sự Phật giáo, Trung ương Giáo hội đã giới thiệu: 27 Tăng Ni về tu học và sinh hoạt tại các Tỉnh, Thành hội Phật giáo phía Bắc và 15 Tăng Ni về tu học, sinh hoạt Phật sự tại các tỉnh phía Nam.

8. Bồi dưỡng nghiệp vụ Trụ trì, công tác quản lý hành chánh:

Để nâng cao kiến thức, trình độ và nghiệp vụ Trụ trì và hành chánh cho Tăng Ni các cơ sở Tự viện của Giáo hội, nhân mùa An cư Kiết hạ Phật Lịch 2553, Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Kiên Giang, Đồng Nai, Long An, Bình Phước, An Giang đã tổ chức Khóa Bồi dưỡng Trụ trì, có hơn 1700 Tăng, Ni trụ trì các cơ sở Tự Viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường tham dự.

Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Hội nghị Tăng, Ni Phật giáo tỉnh Quảng Nam vào ngày 12/4/2009, có hơn 300 đại biểu tham dự; Ngày 19/12/2009 Tỉnh hội Phật giáo Thừa Thiên Huế tổ chức Khóa Bồi dưỡng Hành chánh Giáo hội, có 700 đại biểu Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử tham dự. Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Tuyên Quang tổ chức bồi dưỡng kiến thức Phật học và nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên Ban Đại diện.

Tại Thừa Thiên Huế, ngày 19/12/2009, tại hội trường chùa Từ Đàm, Văn phòng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo đã tổ chức lễ khai mạc khoá bồi dưỡng, tấp huấn nghiệp vụ hành chánh 2009, có gần 700 học viên là Thư ký các Ban ngành trực thuộc Ban Trị sự; Thư ký các Ban Đại diện Phật giáo các huyện, đại diện các Ban Hộ tự, Niệm Phật Đường và Ban Huynh trưởng Gia đình Phật tử trong toàn tỉnh tham dự.

9. Quyết định Truy phong Giáo phẩm:

Theo đề nghị của Ban Trị sự, Ban Tăng sự Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh và Tỉnh Quảng Nam, thừa ủy nhiệm Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Tăng sự Trung ương đã ký Quyết định truy phong lên hàng Giáo phẩm Hòa thượng đối với cố TT. Thích Tôn Thật – UV. Hội đồng Trị sự, Phó Ban TTXH Trung ương, Trưởng ban TTXH Báo Giác Ngộ; cố TT. thích Hạnh Thiền - Ủy viên Kiểm soát Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Quảng Nam; cố TT. Thích Thiện Minh – Chứng minh Đạo sư Tổ đình Giác Lâm, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh; cố TT. Thích Minh Khai – Nguyên Ủy viên Kiểm soát Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Bạc Liêu; Cố TT. Thích Long Trình – nguyên Viện chủ Chùa Tân Long, quận 7, Tp. Hồ Chí Minh; Truy phong Cố Ni sư Thích nữ Diệu Tâm – Trụ trì chùa Liên Trì, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh lên hàng Ni trưởng.

10. Thành lập Phân ban đặc trách Ni giới tại các Tỉnh, Thành hội Phật giáo:

Thực hiện thông tư số 073/TT-HĐTS ngày 22/02/2009 của Ban Thường trực HĐTS GHPGVN, Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội Phật giáo đã ký quyết định chuẩn y thành phần nhân sự Phân ban đặc trách Ni giới thuộc Ban Tăng sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo.

Đến nay, đã có 29/56 Phân ban đặc trách Ni giới thuộc các Tỉnh, Thành đã được thành lập như: Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Đà Nẵng, Tp. Cần Thơ, tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Trà Vinh, Bình Dương, Lâm Đồng, Đak Lak, Gia Lai. Các Tỉnh, Thành hội Phật giáo còn lại, đang tiến hành thành lập và chuẩn bị ra mắt Phân ban đặc trách Ni giới.

10. Tình hình sinh hoạt Tăng Ni, Tự viện :

Trong năm 2009 đã có 840 giới tử xuất gia tu học.

Tình hình sinh hoạt của Tăng Ni, Tự viện trong cả nước, nhìn chung tương đối ổn định, đoàn kết, hoà hợp, thực hiện tốt bổn phận của công dân đối với xã hội, làm Tốt đạo – Đẹp đời, góp phần trang nghiêm và phát triển Giáo hội trong lòng dân tộc. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít Tăng Ni, cơ sở Tự Viện sinh hoạt chưa được đoàn kết, một số hình thức sinh hoạt chưa đúng Chánh pháp và Luật Phật đã gây ra những phức tạp, khó khăn, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt Phật sự của các Tỉnh, Thành hội Phật giáo tại địa phương, như việc tranh chấp đất đai của Tự viện, tranh chấp quyền thừa kế Tự, Viện tại một vài địa phương.

II/. Hoạt động của Ban giáo dục Tăng Ni:

Ban giáo dục Tăng Ni Trung ương đã thực hiện một số công tác như sau:

- Thăm viếng và làm việc, trao đổi với các Học viện Phật giáo Việt Nam và các Trường Trung cấp Phật học, các Lớp Cao đẳng Phật học trong toàn quốc.

- Dự Lễ trao bằng Tốt nghiệp Trung cấp Phật học và Cao đẳng Phật học.

1. Học viện Phật giáo Việt Nam:

- Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội: Có 276 Tăng Ni sinh đang theo học năm thứ 4 khóa V (2006 - 2010). Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã kết hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức Lớp Đại học tại chức chuyên ngành Triết học và Tôn giáo học, có 110 sinh viên theo học năm thứ ba.

- Học viện Phật giáo tại Tp. Hồ Chí Minh: Có 545 Tăng Ni sinh tốt nghiệp khóa VI (2005 - 2009) theo hệ thống tín chỉ; có 974 Tăng Ni sinh heo học năm thứ 3 khóa VII (2007 - 2011), khai giảng năm học thứ I khóa VIII (2009 - 2013), có 506 TNS theo học.

- Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế: Có 169 Tăng Ni sinh tốt nghiệp khóa III (2005 - 2009), có 65 Tăng Ni sinh theo học năm thứ II khóa IV (2007 - 2011); khai giảng năm học thứ I khóa V (2009 - 2013), có 177 Tăng Ni sinh theo học.

- Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Tp. Cần Thơ: Có 61 Tăng sinh theo học năm thứ 3 Khóa I (2007 - 2011).

2. Lớp Cao đẳng Phật học:

Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương thường xuyên quan tâm chỉ đạo hỗ trợ hệ thống giáo dục đào tạo và đã có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng liên hệ cho phép thành lập Trường Cao đẳng Phật học.

Các lớp Cao đẳng Phật học tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa Vũng Tàu, Lâm Đồng, Quảng Nam, Bạc Liêu sinh hoạt rất ổn định. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Khánh Hòa đang lập thủ tục xin mở Lớp Cao đẳng Phật học Khóa I.

- Tp. Hồ Chí Minh: Hiện có 690 Tăng Ni sinh (322 Tăng, 368 Ni) khóa IV tốt nghiệp. Khóa V (2009 - 2012) có 560 Tăng Ni sinh theo học năm thứ nhất.

- Tp. Hà Nội: Có 49 TNS đang theo học năm thứ 3 khóa II (2006 - 2009).

-Thừa Thiên Huế: Có 36 Tăng Ni sinh tốt nghiệp khóa III (2005 -2008).

- Quảng Nam: Có 37 Tăng Ni sinh theo học năm thứ II khóa II.

- Lâm Đồng: Có 37 Tăng Ni sinh theo học 02 lớp Cao đẳng khóa IV và Khóa V.

- Bà Rịa - Vũng Tàu: Có 50 Tăng Ni theo học năm thứ 2 khóa IV (2008 - 2011).

- Bạc Liêu : Có 50 Tăng Ni sinh theo học Khóa II (2008 - 2011).

3 Trường Trung cấp Phật học:

Cả nước có 28 trường TCPH, phía Bắc có 05 trường, phía Nam có 23 trường.

- Tp. Hà Nội: Trường Trung cấp Phật học có hai cơ sở. Cơ sở I tại chùa Mỗ Lao – Hà Đông, cơ sở II chùa Bà Đá – Hoàn Kiến, có 165 Tăng Ni sinh Lớp Trung cấp A đang chuẩn bị thi tốt nghiệp và 116 TNS Lớp Trung cấp B đang học chương trình năm thứ nhất.

- Tp. Hồ Chí Minh: Có 520 Tăng Ni sinh tốt nghiệp khóa V (2005 - 2009); 278 Tăng Ni sinh đang theo học khóa VI (2007 - 2011); Khóa VII có 422 TNS theo học .

- Tp. Đà Nẵng: có 104 Tăng Ni sinh học năm thứ nhất khóa IV.

- Tp. Hải Phòng: có 93 Tăng Ni theo học Khóa V. Hiện nay, Trường Trung cấp Phật học Hải Phòng đã được Chính phủ đồng ý nâng cấp thành Trường Cao đẳng Phật học Duyên hải Bắc Bộ. Đồng thời, Ban Trị sự đã hoàn tất các thủ tục Dự án xin cấp đất xây dựng Trường Cao đẳng Phật học tại xã Bắc Sơn, huyện An Dương.

- Thừa Thiên Huế: có 183 Tăng Ni sinh khóa III đang ôn thi tốt nghiệp.

- Đồng Nai: Tổ chức cho 121 Tăng Ni sinh khóa V (2005 - 2009) thi tốt nghiệp; Khóa VI (2009 - 2014) có 200 Tăng Ni theo học năm thứ nhất.

- An Giang: Gồm 02 Phân hiệu, Nam tông và Bắc tông, có 147 Tăng Ni sinh theo khóa I (2008 - 2011) tại tại chùa Viên Quang – Thị xã Châu Đốc và 3 điểm học của Phật giáo Nam tông Khmer: Chùa Kol Bô Phức, Chùa Sà Lôn và chùa Thommít; Hiện nay nhà Trường đang lập thủ tục chiêu sinh khóa II (2009 – 2013). Đang chuẩn bị chiêu sinh khóa II (2009 - 2013).

- Sóc Trăng: Có 34 TNS theo học năm thứ hai, khóa V (2008 - 2012).

- Ninh Thuận: Có 41 Tăng Ni sinh theo học năm thứ hai khóa V (2008 - 2012).

- Bình Định: 132 TN sinh theo học khóa V (2007 - 2010).

- Quảng Ngãi: 45 TN sinh theo học năm thứ ba Khóa I (2006 – 2010).

- Quảng Nam: Có 64 Tăng Ni sinh đang học năm học ba hai khóa IV.

- Khánh Hòa: 116 Tăng Ni theo học năm thứ ba khóa V.

- Trà Vinh: 52 TN sinh theo học năm thứ ba khóa III (2007 - 2011).

- Tiền Giang: Phát bằng tốt nghiệp khóa IV cho 102 Tăng Ni sinh; khai giảng năm học thứ I khóa V (2009 - 2013), có 129 Tăng Ni sinh theo học.

- Long An: 118 Tăng Ni sinh theo học năm thứ 3 khóa IV.

- Vĩnh Long: 95 TN sinh theo học năm thứ hai khóa V (2007 - 2011).

- Bình Thuận: 37 Tăng Ni sinh theo học khóa V, 41 TNS theo học khóa VI.

- Lâm Đồng: Lớp Trung cấp IIA Tăng có 50 TS; Lớp Trung cấp IIA Ni có 50 NS.

- Đồng Tháp: Bế giảng Khóa V (2004 - 2009) cho 89 Tăng Ni sinh tốt nghiệp; khai giảng năm thứ I khóa VI (2009 - 2013), có 65 Tăng Ni sinh theo học.

- Bạc Liêu: Có 2 phân hiệu, Phân hiệu Bắc tông và Phân hiệu Nam tông Khmer, tổng số Tăng Ni 2 phân hiệu là 265 vị đang theo học.

- Hải Dương : Có 44 Tăng Ni đang theo học năm thứ 4 khóa V (2005 - 2009).

- Nam Định : 137 TNS đang chuẩn bị thi tốt nghiệp khóa 4 (2005 - 2009).

- Bắc Ninh : Có 28 Tăng Ni tốt nghiệp khóa 2. Khai giảng năm học thứ nhất khóa 3, có 64 Tăng Ni theo học.

- Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bến Tre đang chiêu sinh khóa I, chuẩn bị khai giảng năm học thứ I vào cuối tháng 01/2010. Ngoài ra, các Trường Trung cấp Phật học khác đều đang hoạt động tốt.

Nhìn chung, Ban Giám hiệu các Trường Phật học đều nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học.

Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Gia Lai đã lập thủ tục xin phép thành lập Trường Trung cấp Phật học.

4. Sơ cấp Phật học:

Nhằm mục đích cung cấp kiến thức Phật pháp căn bản cho các Tăng Ni trẻ mới xuất gia, Ban Chủ nhiệm các lớp Sơ cấp Phật học trực thuộc các Trường Trung cấp Phật học thực hiện việc giảng dạy theo chương trình do Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương biên soạn. Nổi bật nhất là các lớp Sơ cấp Phật học tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Duơng, Nam Định, Đà Nẵng, Huế, Khánh Hòa, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau… ước tính có trên 2000 Tăng Ni sinh theo học các lớp Sơ cấp Phật học trên toàn quốc.

5. Giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer:

Do tính đặc thù của Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer các Tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nên chương trình giáo dục đào tạo dành cho Hệ phái đều có sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương Giáo hội, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Dân tộc Trung ương và địa phương, Ủy ban Mặt trận các cấp, đã thành lập Trường Trung cấp Pali Nam bộ tại tỉnh Sóc Trăng, mở đầy đủ các lớp Vini, Pali Trung cấp, Sơ cấp, Khmer ngữ và bổ túc văn hóa cấp 1, 2, 3, mở lớp dạy Anh văn, tin học cho Chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer tại các đơn vị có Phật giáo Nam tông Khmer.

- Sóc Trăng:

+ Trường Trung cấp bổ tuc văn hóa Pali Nam bộ có: 137 Tăng sinh và 18 cán bộ đang theo học từ năm thứ nhất đến năm thứ tư.

+ Lớp Sơ cấp Pali có 25 lớp, 350 Tăng sinh theo học.

+ Hệ Thoma Vini có 14 lớp, 232 Tăng sinh theo học.

+ Lớp giảng dạy chữ Khmer cho Tăng sinh và con em đồng bào dân tộc trong dịp tổ chức ánh sáng văn hóa hè có 420 lớp, 8.706 vị sư sãi và học sinh theo học.

- Trà Vinh:

+ Tiểu học ngữ văn Khmer: 712 phòng, 19.745 Tăng, Thanh niên theo học.

+ Sơ cấp Phật học từ lớp 6 đến lớp 9: có 89 phòng, 1.887 học viên.

+ Trung cấp Phật học từ lớp 10 đến lớp 12: có 12 phòng, 395 học viên.

- Kiên Giang:

+ Lớp Pali ngữ: 125 Tăng sinh.

+ Lớp Kinh Luận Giới: 403 Tăng sinh

+ Có 37 thí sinh dự thi tốt nghiệp lớp 9 Khmer ngữ, kết quả đạt 17/37, đạt tỷ lệ 45,9%.

+ 73/73 chùa mở lớp Khmer ngữ cho Sư sãi mới vào tu và con em đồng bào Phật tử trong dịp hè, từ lớp 1 đến lớp 6. Có 4537 học viên tham dự.

- Vĩnh Long: Có 65 Tăng sinh theo học Lớp 03 Sơ cấp Phật học.

- Tp. Cần Thơ: Phật giáo Nam tông Khmer vẫn duy trì ổn định 03 lớp học: Pali sơ cấp tại Chùa Pothi Somrom, Quận Ô Môn; Chùa Nairyvone, Định Môn; Chùa Settordor, Cờ Đỏ có 60 Tăng sinh theo học.

- Hậu Giang: có 01 lớp, với 24 Tăng sinh theo học.

- Cà Mau: Có 3 Lớp Sơ cấp Phật học Pali, với 55 Sư sãi theo học.

- Bạc Liêu: Trường Trung cấp Phật học Phân hiệu Nam tông Khmer được tổ chức tại 07 điểm chùa, có 185 Tăng sinh theo học.

Ngoài ra, còn có nhiều Chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer theo học các Trường Đại học tại Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Trà Vinh với các chuyên ngành như: Tin học, kế toán, du lịch, Anh văn; trên 50 vị đang du học tại các nước như Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ. Đây là thành quả giáo dục đáng được khích lệ dành cho Phật giáo Nam tông Khmer.

6. Tăng Ni sinh du học:

Hiện có trên 100 Tăng Ni sinh tốt nghiệp Tiến sĩ, Thạc sĩ Phật học và các chuyên ngành khác đã về nước và đang tham gia các công tác của Ban, Viện Trung ương Giáo hội, các Ban chuyên môn tại Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo; tham gia công tác giảng dạy tại các Học viện Phật giáo Việt Nam, các Lớp Cao đẳng, các Trường Trung cấp Phật học. Hiện có trên 200 Tăng Ni sinh đang theo học tại các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản, Pháp, Úc và tu thiền tại Myanmar.

Văn phòng Trung ương Giáo hội đã giới thiệu 07 Tăng sinh đổi hộ chiếu tại Đại sứ Quán Việt Nam tại Ấn Độ để hoàn tất chương trình Tiến sĩ Phật học; giới thiệu 27 Tăng Ni sinh du học Đài Loan.

Nhìn chung, Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương đã có những nỗ lực đáng kể trong công tác giáo dục, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải đầu tư hơn nữa để hoàn thiện chương trình hoạt động mà Ban đã đề ra.

III/. Hoạt động của Ban Hoằng pháp:

1. Đào tạo Giảng sư:

Thực hiện chương trình hoạt động nhiệm kỳ VI (2007 - 2012), được sự cho phép của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Hoằng pháp Trung ương đã có thông báo số 090/TB/HP/HĐTS ngày 02/3/2009, chiêu sinh Lớp Cao cấp và Trung cấp Giảng sư khóa V (2009 - 2012).

Ngày 10/9/2009 tổ chức lễ Phát bằng tốt nghiệp mãn khóa cho 40 Tăng Ni giảng sinh Trung cấp Giảng sư Khóa IV (2007 - 2009); khai giảng khóa V (2009 - 2012) Lớp Cao – Trung cấp Giảng sư. Lớp Cao cấp Giảng sư có 160 Tăng Ni sinh, Lớp Trung cấp Giảng sư có 56 Tăng Ni sinh. Điểm học chùa Hòa Khánh, Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

2. Công tác tổ chức sinh hoạt Giáo hội:

Ban Hoằng pháp Trung ương phối hợp với Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Tp. Đà Nẵng tổ chức khóa Bồi dưỡng, Hội thảo Hoằng pháp và Tập huấn cộng tác viên Hoằng pháp từ ngày 14 đến 18/4/2009 tại chùa Pháp Lâm – Văn phòng Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Tp. Đà Nẵng, với sự tham dự của 553 chư Tôn đức Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử thuộc Ban Hoằng pháp các Tỉnh, Thành hội Phật giáo trong cả nước và hơn 1000 Phật tử tham dự tập huấn Hoằng pháp viên. Đồng thời, Ban Hoằng pháp đã kết hợp với Ban Từ thiện Xã hội, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương tặng xe đạp cho học sinh nghèo hiếu học và phát quà cho đồng bào nghèo tại địa phương.

Tổ chức Bồi dưỡng, thi diễn giảng, tập huấn Hoằng pháp, thuyết giảng tại một số Tự viện thuộc khu vực phía Bắc, được tổ chức từ ngày 03 – 08/11/2009 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Tiệp, phường Lạch Trang, quận Ngô Quyền, Tp. Hải Phòng, có 400 Tăng Ni và 5.000 Phật tử tham dự.

3. Công tác thăm viếng và thuyết giảng:

Nhân mùa An cư Kiết hạ PL. 2553 – DL. 2009, để khích lệ tinh thần tu học của hành giả an cư, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Hoằng pháp, Ban Từ thiện Xã hội đã đến thăm Quý Ban Trị sự Phật giáo, thuyết giảng và cúng dường các Trường hạ thuộc các tỉnh phía Bắc, Tây nguyên, miền Trung và miền Tây, miền Đông Nam bộ. Đồng thời, đoàn cũng đã tặng quà cho đồng bào nghèo tại địa phương nơi đoàn đến.

Thực hiện công văn số 318/CV.HĐTS ngày 24/7/2009 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN, V/v tổ chức Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL. 2553, Ban Hoằng pháp Trung ương đã phối hợp với Ban Trị sự, Ban Hoằng pháp Tp. Hà Nội, tỉnh Kiên Giang, Long An, chùa Hòa Khánh, quận Bình Thạnh, chùa Phổ Quảng, quận Phú Nhuận tổ chức chương trình chia sẻ pháp thoại nhân mùa Vu lan, thuyết giảng ý nghĩa Vu lan Báo hiếu, tứ trọng ân v.v…

4. Sinh hoạt đạo tràng:

Với đội ngũ Tăng Ni sinh trẻ và nhiệt huyết, các Hoằng pháp viên thuộc Giảng sư Đoàn Ban Hoằng pháp Trung ương, Ban Hoằng pháp các tỉnh, thành hội Phật giáo đã tham gia công tác thuyết giảng tại các Đạo tràng, hướng dẫn Phật tử tu tập Bát Quan trai, giảng dạy các lớp giáo lý tại địa phương, giúp cho các giới Cư sĩ, Phật tử tại gia có điều kiện tu tập. Nổi bật nhất là các đạo tràng tại Tp. Hồ Chí Minh, với các khóa tu Một ngày an lạc tại Nhà Văn hóa Truyền thống Phật giáo Tp. HCM, có từ 1.000 đến 1500 Phật tử tham dự; Khóa tu Phật thất tại chùa Hoằng Pháp, quận 12 đã thu hút hàng ngàn người tu tập. Tại các giảng đường lớn thuộc các tỉnh, thành hội Phật giáo cũng đã tổ chức được các khóa tu như Khóa Tu Pháp Lạc, đạo tràng Niệm Phật, Trì chú, tụng kinh Pháp hoa, tại mỗi điểm đều có số lượng pttu đến tu tập rất đông, có từ vài trăm đến hơn 1000 người tham dự.

Câu lạc bộ Hoằng Pháp Trẻ có 130 hội viên, do Ban Hoằng pháp THPG Tp. HCM thành lập, đã tổ chức “Hội trại hè” vào tháng 6/2009 tại Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên (Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh), có 2.298 Trại sinh và hơn 1.000 Phật tử tham dự. Hội trại diễn ra trong hai ngày với chủ đề “Tuổi trẻ và Cuộc sống”, đã giúp cho thanh thiếu niên thêm phần lạc quan, có niềm tin, vui sống và tự tại trước mọi khó khăn, nghịch cảnh.

Chương trình thuyết giảng Phật pháp tại các lớp giáo lý, các giảng đường lớn được Ban Hoằng pháp Trung ương và địa phương thực hiện liên tục và phát triển đồng bộ từ hình thức đến nội dung. Một số Tỉnh, Thành hội Phật giáo đã phát triển chương trình thuyết giảng Phật pháp đến các quận, huyện, thị xã, đơn vị Tự viện, vùng sâu vùng xa như: Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Lâm Đồng, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Đak Lak, Gia Lai… mỗi điểm giảng trung bình có từ 300 đến 2000 Phật tử thính pháp.

Các Đạo tràng Pháp Hoa, Dược sư, Hương Sen, Đạo tràng Tu Bát Quan Trai, Thập Thiện, Tu Thiền, Tịnh độ, Hội quy, Đạo tràng Niệm Phật, lớp tại các Tỉnh, Thành hội Phật giáo đang được phát triển ổn định, có nề nếp và nhân rộng tại các cơ sở Tự viện của Giáo hội trong cả nước. Trung bình mỗi đạo tràng có khoảng từ 50 đến 500 Phật tử tham dự.

Chương trình Phật học Hàm thụ do Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội phối hợp cùng tòa soạn Báo Giác Ngộ tổ chức đến nay có hơn 2000 Tăng Ni, Phật tử ghi danh theo học. Với nội dung chương trình học phong phú, đã góp phần nâng cao kiến thức cho Tăng Ni, Phật tử và những học giả nghiên cứu về giáo lý Đạo Phật.

Ngoài ra, Ban Hoằng pháp Trung ương còn phối hợp với Ban Từ thiện xã hội Trung ương và Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương trong công tác hoằng pháp.

Nhìn chung, công tác Hoằng pháp hiện nay không những thực hiện đúng theo tôn chỉ và mục đích của chánh pháp, mà còn được vận dụng một cách “khế lý, khế cơ” vào hiện thực cuộc sống trên hai phương diện lý thuyết và thực hành, giúp cho đời sống tâm linh của những người đệ tử Phật ngày một thăng hoa. Tuy nhiên, với những ưu điểm và thành quả đạt được, mối ưu tư nhất mà Ban Hoằng pháp chưa đáp ứng được là vấn đề phân bổ các Giảng sư đến thuyết giảng tại các tỉnh có yêu cầu, nhất là các tỉnh vùng sâu, vùng xa vì nhiều lý do khác nhau. Ban Hoằng pháp sẽ khắc phục và nỗ lực thực hiện, nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu cấp thiết này trong điều kiện và khả năng cho phép, đồng thời còn phải nhờ sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của các cơ quan hữu quan trong thời gian tới.

IV/. Hoạt động của Ban Hướng dẫn Phật tử:

1. Nhân sự:

Nhân sự Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ VI (2007 – 2012) tương đối ổn định với số lượng 79 ủy viên chính thức phụ trách Phân ban Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử Trung ương và Phân ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử TW; và nhân sự Tiểu ban Thanh thiếu nhi Phật tử, Tiểu ban Phật tử Dân tộc ít người, Tiểu ban Phật tử Nam tông Kinh, Tiểu ban Phật tử người Hoa và Tiểu ban Liên lạc Phật tử Hải ngoại.

2. Thăm viếng, tổ chức sinh hoạt trại, Hội thảo:

- Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương và các Phân ban đã có những buổi thăm viếng và làm việc tại các Tỉnh, Thành hội Phật giáo có liên quan như: Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Phú Yên, Lâm Đồng, Dak Lak … đặc biệt là triển khai công tác thành lập, sinh hoạt, nội quy Gia đình Phật tử nhân khóa Bồi dưỡng Hành chánh cho Tăng Ni trong tỉnh do Ban Trị sự tỉnh Đak lak tổ chức.

- Được sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, Trung ương Giáo hội và chính quyền tỉnh, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương kết hợp cùng Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Đak Lak tổ chức Hội thảo Hướng dẫn Phật tử cho khu vực Tây nguyên và miền Trung; Hội trại Huynh trưởng toàn quốc Gia đình Phật tử TW từ ngày 01 đến 03/8/2009 tại Hội trường chùa Khải Đoan – Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Đak Lak dưới sự chứng minh, tham dự của Chư Tôn đức Giáo phẩm Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Văn phòng Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh, miền Trung và Tây Nguyên. Tham dự Hội thảo có trên 400 đại biểu tham dự, 42 bài tham luận và 08 ý kiến phát biểu trực tiếp; Hội trại Gia đình Phật tử với chủ đề “Phát triển Gia đình Phật tử thời hội nhập”, có 1.672 Huynh trưởng, đoàn sinh các tỉnh Tây nguyên tham gia.

3. Sinh hoạt đạo tràng tại các Tỉnh, Thành hội Phật giáo:

- Tp. Hà Nội: Ban Hướng dẫn Phật tử Thành hội Phật giáo Tp. Hà Nội kết hợp với Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương tổ chức thành công Hội thảo về công tác Hướng dẫn Phật tử các Tỉnh, Thành hội Phật giáo phía Bắc tại chùa Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm. Ban Hướng dẫn Phật tử đã tổ chức hướng dẫn cho một số thanh thiếu niên Quy y Tam bảo, tham gia học tập giáo lý, sinh hoạt vă nghệ Phật giáo và làm công tác từ thiện xã hội tại một số địa phương. Đặc biệt, Thành hội Phật giáo Tp. Hà Nội và Vĩnh Phúc phối hợp tổ chức trại hè Họp bạn cho Thanh – Thiếu niên Phật tử Thủ đô lần thứ II từ ngày 04 – 06/6 năm Kỷ Sửu tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Ban Hướng dẫn Phật tử Tp. Đà Nẵng tổ chức hội thảo về “Cuộc đời và sự nghiệp Cư sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám” nhân ngày húy kỵ lần thứ 40 (1969 - 2009) của Cư sĩ.

- Thừa Thiên Huế: Tổ chức Lễ thọ cấp cho 78 Huynh trưởng cấp Tập và 18 Huynh trưởng cấp Tín; trại ngày Dũng cho gần 200 Huynh trưởng và Đoàn sinh thiếu nam Gia đình Phật tử; Lễ Hiệp kỵ Gia đình Phật tử.

- Ban Hướng dẫn Phật tử thuộc Ban Trị sự THPG Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tp. Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Bình Thuận, Quảng Trị đã tổ chức khai khóa học Kiên, Trì, Định, Lực.

- Tỉnh Phú Yên tổ chức Hội trại nhân mùa Phật Đản.

- Tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội trại ngành Oanh tại Tp. Phan Thiết và huyện Tánh Linh.

- Tỉnh Đak Nông tổ chức Trại huấn luyện cho Đoàn sinh tham dự khóa trại A Dục – Lộc Uyển năm 2008 – 2009 và Liên Trại A Nô Ma – Ni Liên và Tuyết Sơn.

- Tỉnh Quảng trị tổ chức Trại họp bạn Tất Đạt Đa, tổ chức thi vượt bậc ngành Oanh, Thiếu, Thanh với 3.142 đoàn sinh tham dự; tổ chức trại huấn luấn luyện Huynh trưởng Lộc Uyển khóa 37, có 162 trại sinh; Khóa huấn luyện Tuyết sơn có 280 em Oanh vũ đầu thứ đàn và 04 khóa Anoma Ni liên, có 292 đội chúng trưởng ngành thiếu tham dự; tổ chức ngày Hạnh của ngành Nữ ngày 19/6 âl. Tham gia Lễ giổ truyền thống tại Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang, có hơn 5000 Phật tử các giới về dự lễ.

- Tp. Hải Phòng cử đoàn đại biểu gồm 80 thành viên Thanh niên Phật tử tham dự Hội trại dành cho Thanh niên Phật tử phía Bắc, tại Thiền viện Tây Thiên.

- Tỉnh Vĩnh Phúc: Ban Đại diện Phật giáo huyện Tam Đảo đã tổ chức cho 105 cháu sinh hoạt Gia đình Phật tử từ Oanh vũ đến thanh niên tại chùa Nga Hoàng và sinh hoạt các đạo tràng tại chùa Vân, Thiền viện Tây Thiên v.v…

- Tỉnh Lạng Sơn: Tại chùa Thành, Ban Đại diện Phật giáo đã tổ chức quản lý danh sách khoảng 2000 cháu thanh thiếu nhi Phật tử và có chương trình sinh hoạt rất phong phú như trại hè, tổ chức cho các cháu đồng tử quy y Tam bảo, tặng quà, khuyến khích các em học tập, vươn lên trong cuộc sống trở thành những công dân có ích cho xã hội; nhất là công tác tổ chức Đại lễ chúc thọ cho các Phật tử có tuổi chẳn từ 70 đến 100 tuổi, đã trở thành một nét đẹp văn hóa của địa phương và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người khi thực hiện lời Phật dạy: “Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế”.

- Tỉnh Bình Định: tổ chức trại Huơng Hội Hè cho các em thanh, thiếu niên sinh hoạt.

- Tỉnh Quảng Nam: tổ chức khóa Tu mùa hè cho thanh thiếu niên.

6. Cấp thẻ chứng nhận Phật tử : B

an Hướng dẫn Phật tử Tỉnh Bình Định đã cấp 2.150 thẻ và Bến Tre cấp 278 thẻ Chứng nhận Phật tử.

7. Hoạt động liên ngành:

Để công tác Hoằng pháp và Hướng dẫn Phật tử tu học đạt kết quả cao hơn, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương đã nhận lời mời của Ban Hoằng pháp Trung ương tổ chức khóa Bồi dưỡng và Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc tại Tp. Đà Nẵng từ ngày 14 đến 18/5/2009. Nhân Hội thảo chuyên ngành Hướng dẫn Phật tử tại tỉnh Đak Lak, Ban Hướng dẫn Phật tử đã cung thỉnh HT. Thích Trí Quảng – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, nguyên Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương thuyết giảng với đề tài “Kinh nghiệm hướng dẫn Phật tử”, có gần 7000 Phật tử tham dự.

Kết hợp với Ban Từ thiện Xã hội Trung ương tổ chức cứu trợ đồng, khám phát thuốc, tặng xe đạp, xe lăn cho đồng bào dân tộc tại 02 tỉnh Kon Tum và Đak Lak. Ngoài ra, các Tiểu ban Hướng dẫn Phật tử còn tổ chức công tác cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, đồng bào nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

Nhìn chung, hoạt động của Ban Hướng dẫn Phật tử với các Phân ban Gia đình Phật tử, Phân ban Cư sĩ Phật tử tất cả đều nỗ lực hoạt động theo Hiến chương Giáo hội, Nội quy của Ban và cố gắng thực hiện có kết quả chương trình hoạt động của Ban đã đề ra.

V/.. Hoạt động của Ban Nghi lễ:

1. Nhân sự:

Thực hiện tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Nghi lễ Trung ương nhiệm kỳ VI (2007 - 2012) đã tổ chức phiên họp để bổ sung nhân sự tham gia Ban Nghi lễ từ 47 thành viên chính thức lên 57 thành viên.

2. Đại Lễ Phật Đản PL. 2553:

Theo tinh thần thông bạch số 110/TB/HĐTS ngày 18/3/209 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, V/v hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản PL. 2553, Qua đó, Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội Phật giáo cùng với sự hỗ trợ Nghi lễ của Ban Nghi lễ Trung ương, các Tỉnh, Thành đã tổ chức trang nghiêm, trọng thể Đại lễ Phật đản, đạt kết quả như sau:

- Cả nước có 53 Lễ đài tập trung cấp Tỉnh được tổ chức tại Văn phòng Tỉnh hội Phật giáo; các Ban Đại diện Phật giáo Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh đều tổ chức Lễ đài tập trung tại Văn phòng Ban Đại diện Phật giáo. Trung bình tại mỗi lễ đài tập trung có trên 1.000 đến vài chục ngàn Tăng Ni, Phật tử tham dự. Tại các Lễ đài tập trung cấp Tỉnh, Thành hội Phật giáo đều tổ chức chương trình văn nghệ với nội dung “Kính mừng Phật đản”; thuyết giảng về Lịch sử Đức Phật, Ý nghĩa Phật đản sanh. Tại các Tự viện đều thiết lập vườn Lâm Tỳ Ni, tái hiện lại ngày Đức Phật đản sinh và treo cờ, đèn hoa rực rỡ.

Nổi bật nhất là tại Tp. Hà Nội, Trung ương Giáo hội kết hợp với Thành hội Phật giáo Tp. Hà Nội tổ chức Đại lễ Phật đản tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô; tại Tp. Hồ Chí Minh, Lễ đài tập trung cấp Thành phố được tổ chức tại Sân Vận Động Quân khu 7, quận Tân Bình; Ngoài ra các Lễ đài tập trung tại Tp. Hải Phòng, Nam Định, Đak Lak, Kiên Giang, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa v.v… đã được Ban Trị sự tổ chức quy mô, trọng thể, tạo được tiếng vang và ảnh hưởng tốt trong quần chúng và Phật tử Thủ đô Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và các Tỉnh, Thành trong cả nước.

- Có trên 100 xe hoa, 15 kiệu hoa rước Phật và diễu hành trên các đại lộ và 38 thuyền hoa cùng hàng chục ngàn hoa đăng đã thắp sáng trên các dòng sông quê hương được diễn ra từ ngày 13 đến tối ngày 15/4/âl để cúng dường ngày Đức Phật đản sinh.

- Tuần lễ Phật đản đã được một số Ban Trị sự triển khai có kết quả như: Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hà Nội, tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang, Bình Dương, Long An, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Nam Định, Đak Nông, Hà Tĩnh, Ninh Bình v.v…, với các nội dung như tổ chức Hội thi giáo lý tìm hiểu về Lịch sử Đức Phật, triển lãm, văn nghệ chào mừng Phật đản, diễn đàn Phật đản, tất cả đã tạo nên một không khí sinh động, vui tươi nhưng không kém phần trang nghiêm, trân trọng, từng bước đưa ngày Đại lễ Phật đản hòa nhập trong đời sống văn hóa nhân gian.

3. Lễ Tưởng niệm, Lễ tang:

- Lễ Tưởng niệm:

Để tưởng nhớ đến các bậc tiền bối hữu công như Bồ tát Thích Quảng Đức, chư Thánh tử vì đạo, Chư Sơn Thiền đức Hội đồng Trưởng lão của các tổ chức Giáo hội, Hệ phái Phật giáo Việt Nam, Chư Tôn đức tiền bối hữu công, Chư Tôn Đức giáo phẩm thành viên Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự GHPGVN tại Văn phòng TW Giáo hội.

Đặc biệt, Lễ kỷ niệm lần thứ 50 Tổ Tuệ Tạng – Thượng thủ Giáo hội Tăng già Toàn quốc Việt Nam, Trụ trì chùa Qui Hồn, chùa Vọng Cung, Nam Định viên tịch; Lễ Kỷ niệm 30 năm ngày hóa ký Cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Hải, bậc cao tăng của Giáo hội thời kỳ Phật giáo chấn hưng, tại chùa Phúc Sơn xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định và tại Tp. Hải Phòng đã được tổ chức vô cùng trọng thể.

Ngoài ra, Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội và các cơ sở Tự, Viện đã tổ chức lễ tưởng niệm Chư Tôn đức Tăng Ni, Cư sĩ thành viên Ban Trị sự, giáo phẩm tại địa phương rất trang nghiêm trọng thể, thể hiện trọn vẹn tinh thần tri ân và báo ân của người con Phật.

2. Lễ tang:

Ban Nghi lễ Trung ương kết hợp với Văn phòng Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Bạc Liêu, Khánh Hòa, Sóc Trăng, Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức tang lễ và viếng Tang lễ: HT. Thích Thanh Chỉnh - Phó Thư ký Hội đồng Chứng minh, UV. Hội đồng Trị sự, Chứng minh Ban Trị sự THPG Thành phố Hà Nội, Nguyên Trưởng Ban Trị sự THPG Thành phố Hà Nội; HT. Trần Dạnh – Thành viên Hội đồng Chứng minh, UV. Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự, Chủ tịch Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tỉnh Trà Vinh; HT. Thích Huệ Quang – Thành viên Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Khánh Hòa; HT. Thích Huệ Hà - Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo, Hiệu trưởng Trường Cao – Trung cấp Phật học tỉnh Bạc Liêu; HT. Thích Tôn Thật – UV. Hội đồng Trị sự, Phó ban TTXH Trung ương, Trưởng ban TTXH Báo Giác Ngộ; HT. Trần Phiêng – Thành viên Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Sóc Trăng; HT. Thích Đồng Huy – Thành viên Hội đồng Chứng minh, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trang nghiêm và trọng thể.

Ngoài ra, Trung ương Giáo hội, Ban Nghi lễ Trung ương đã đến viếng và gửi điện Phân ưu về sự viên tịch của Chư Tôn đức Tăng Ni, Cư sĩ thành viên Ban Trị sự, chư Tôn đức giáo phẩm tại các Tỉnh, Thành hội Phật giáo.

- Đại Lễ Cầu siêu:

Nhân dịp kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao, Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban Quản trị Tổ đình Vĩnh Nghiêm cùng với sự tài trợ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn, Công ty Cổ phần Phương Trang, trọng thể tổ chức “Đại lễ cầu siêu tưởng niệm anh linh các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình tại nhà tù Côn Đảo và huyền thoại Côn Đảo” vào ngày 18, 19/4/2009 tại Nghĩa trang Hàng Dương – Côn Đảo; Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kết hợp với Lãnh đạo chính quyền Tỉnh Kiên Giang, Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Kiên Giang, Ban Quản trị Tổ đình Vĩnh Nghiêm và sự tài trợ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn, Công ty Cổ phần Phương Trang tổ chức Đại lễ Cầu siêu và truy niệm anh linh các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ cách mạng, bộ đội, dân công, công nhân hỏa tuyến, công nhân giao thông (mở đường) nhân kỷ niệm 50 năm mở đường Truờng Sơn - đường Hồ Chí Minh lịch sử tại đền tuởng niệm các anh hùng Liệt sĩ trên đường 20 Quyết Thắng tỉnh Quảng Bình vào ngày 14, 15/5/2009; Đại lễ kỳ siêu anh linh anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Trường Sơn – tỉnh Quảng Trị do Công ty TNHH Hiếu Huyền (Thạch Thảo) – Hà Nội, Công ty TNHH Đức Anh – Hải Phòng, Công ty TNHH Chợ Lớn Mới – Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh, Tổ đình chùa An Phú, Tp. Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 13, 14/6/2009; Lễ cầu siêu Quân tình nguyện Việt Nam – Lào tại Nghĩa trang Quảng Trị; Đại lễ Cầu siêu, truy niệm các anh linh chiến sĩ cách mạng, bộ đội, tù nhân chính trị, tù binh vượt ngục đã hy sinh tại nghĩa trang huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang và an táng 300 hài cốt Liệt sĩ vừa được khai quật lần thứ 3 vào ngày 24, 25/7/2009; Lẽ cầu siêu tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

Ban Nghi lễ Phật giáo tỉnh Khánh Hòa đã tham dự Lễ Cầu siêu anh hùng chiến sĩ tại Tháp Trầm Hương, Tp. Nha Trang; Ban Nghi lễ tỉnh Bình Thuận tham dự Lễ tưởng niệm cố Đại đức Thích Nguyên Hương vị pháp thiêu thân năm 1963. Thành hội Phật giáo Tp. Hà Nội tổ chức Lễ cầu siêu cho các nạn nhân bị thiệt mạng trong vụ thảm sát B52 năm 1972 tại chùa Bà Đá.

Ngoài ra, tại các Tỉnh, Thành hội Phật giáo, Ban Nghi lễ địa phương đã phối kết hợp với Ban Trị sự tổ chức Đại Lễ cầu siêu chư hương linh quá vãng tại các đạo tràng, trai đàn chẩn tế, truy niệm anh linh các anh hùng Liệt sĩ, đồng bào tử nạn; đặt vòng hoa tưởng niệm tại các nghĩa trang, đài liệt sĩ, tượng đài các anh hùng liệt sĩ một cách trang nghiêm, trân trọng nhân dịp đón xuân Kỷ Sửu, Đại Lễ Phật đản, Đại lễ Vu Lan Báo hiếu và ngày Kỷ niệm Thương binh Liệt sĩ (27/7), ngày thành lập Quân đội Nhân dân (22/12).

- Đại lễ Vu Lan – Báo Hiếu:

Trên tình thần tri ân, báo ân của người con Phật, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, Ban Nghi lễ các Tỉnh, Thành hội Phật giáo đã phối hợp với Ban Trị sự và các Tự viện tổ chức Đại lễ Vu Lan báo hiếu một cách trang nghiêm, trọng thể, trong tinh thần đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã khuất và những người còn sống, bằng các hoạt động cụ thể, thiết thực như: Tổ chức lễ cầu siêu bạt độ chư hương linh, chẩn tế, lễ dâng pháp y và đặt vòng hoa tưởng niệm tại các nghĩa trang, đài liệt sĩ, tượng đài v.v… trong ý nghĩa tình người, tình đạo của dân tộc và Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, nhân dịp lễ khánh thành đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh Cao Bằng, Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Cao Bằng tổ chức lễ cầu siêu anh hùng liệt sĩ thật trang nghiêm, trọng thể.

Nổi bật nhất là Đại lễ Vu lan – Báo hiếu tại Công viên Văn hóa Suối Tiên đã được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự phối hợp với Ban Giám đốc Du lịch Văn hóa Suối tiên tổ chức trọng thể với sự chứng minh của Chư Tôn đức Giáo phẩm, đại chúng Tăng Ni và hàng ngàn Phật tử, du khách tham dự.

- Lễ hội Phật giáo :

Trong cuộc sống, ngoài nhu cầu vật chất, nhu cầu về đời sống tâm linh cũng không thể thiếu. Để đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Phật tử, ngoài các nghi lễ cầu an đầu xuân – tết Nguyên đán, lễ cúng rằm tháng giêng, tháng mười, lễ Vu lan Báo hiếu ngày rằm tháng 7 – ngày xá tội vong nhân, ngày đền ơn đáp nghĩa, Lễ Phật xuất gia, Thành đạo, nhập Niết bàn, Lễ vía Đức Phật A Di Đà, Lễ vía Bồ tát Quán Âm và các lễ hội truyền thống dân gian nhưng mang đậm nét tinh thần Phật giáo hòa quyện với dân tộc cũng được tổ chức theo từng địa phương và tại các Tự viện. Để đạt được những điều này, Ban Nghi lễ Trung ương cũng như Tỉnh, Thành hội Phật giáo đã trực tiếp và gián tiếp hỗ trợ, tổ chức, hướng dẫn các Tự viện tổ chức các buổi lễ mang tính truyền thống Phật giáo. Nổi bật nhất là Đại Lễ Quy y cho gần 4000 tín đồ Phật giáo là người dân tộc, do Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Kon Tum tổ chức đã tạo được niềm tin Phật cho đồng bào dân tộc tại địa phương.

Đặc biệt, ngày 6/6/2009 đại Lễ cung nghinh 6 viên Xá lợi Phật và Xá lợi Thánh tăng từ chùa Giác Quang, quận 8, Tp. Hồ Chí Minh về tôn thờ vĩnh viễn tại Trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ, Thủ đô Hà Nội và tại chùa Bái Đính - Ninh Bình, đã được Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Ninh Bình và Chư Tăng Phật giáo Nam tông Kinh phối hợp tổ chức dưới sự tài trợ của Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường – Hà Nội, sự ủng hộ của Tăng Ni, Phật tử. Đại lễ cung nghinh Xá lợi Phật và Thánh tăng diễn ra vô cùng trang nghiêm và trọng thể với sự chứng minh, tham dự của Chư Tôn Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội Phật giáo; Quý vị lãnh đạo cấp cao Nhà nước tại Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, tỉnh Ninh Bình cùng sự tham dự của hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử. Đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc trong việc chiêm bái, tu tập của người Phật tử, nhằm tôn vinh giá trị văn hóa và sự trong sáng của giáo lý Đạo Phật trong cuộc sống nhân gian, xiển dương Phật pháp sâu rộng trong đời sống tu học của Tăng Ni, Phật tử.

- Lễ Tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông:

Thực hiện thông tư số 545/TT.HĐTS ngày 27/11/2009 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự V/v tổ chức Đại lễ tưởng niệm 701 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập diệt để tưởng nhớ công đức Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông đã có công giữ nước và hình thành Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, Ban Thường trực HĐTS, THPG Tp. Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 701 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập diệt tại Văn phòng 2 TWGH - Thiền viện Quảng Đức, Tp. Hồ Chí Minh. Tại Chùa Trình, khu di tích Yên Tử, Quảng Ninh, Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 701 nhân ngày mất của đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông và lễ khởi công xây dựng Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên núi An Kỳ Sinh khu di tích danh thắng Yên Tử.

+ Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa Du lịch Huyền Trân tổ chức tại Đền thờ đức Vua Trần Nhân Tông (thuộc Trung tâm văn hóa Huyền Trân, 151 đường Thiên Thai, phường An Tây, thành phố Huế).

+ Tỉnh Cao Bằng được tổ chức tại chùa Phố Cũ, đồng thời, tại các Tỉnh, Thành hội Phật giáo, Ban Trị sự đã long trọng cử hành lễ tưởng niệm 701 ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn với sự tham dự của chư Tôn đức Ban Trị sự, Ban Đại diện Phật giáo Quận, Huyện, Tăng Ni, Phật tử và đại diện chính quyền địa phương. Buổi Lễ tưởng niệm được diễn ra ra theo đúng nghi thức truyền thống của dân tộc và của Phật giáo, trang nghiêm và trọng thể.

VI/. Hoạt động của Ban Văn hóa:

1. Ban Văn hóa Trung ương đã có công văn gửi đến Ban Trị sự và Ban Văn hóa các Tỉnh, Thành hội Phật giáo để phối hợp thực hiện:

+ Biên soạn bộ sách: “Lịch sử Phật giáo và hành trạng của chư Tôn đức và Cư sĩ có công tại các Tỉnh, Thành Phật giáo trong cả nước”.

+ Lập thống kê các di tích văn hóa Phật giáo cấp Quốc gia, cấp Tỉnh, Thành đã được công nhận và đề xuất thêm di tích dự trù xin công nhận.

+ Tuyển tập các bài viết có chủ đề: “Hồ Chủ tịch và Phật giáo Việt Nam”; Thống kê các tên đường mang tên các vị Thiền sư, Ni trưởng có công với đạo pháp và dân tộc.

+ Lập thống kê các di tích văn hóa Phật giáo cấp quốc gia, tỉnh, thành đã được công nhận và đề xuất thêm di tích dự trù xin công nhận.

+ Tổ chức khóa Bồi dưỡng kiến thức và hoạt động Văn hóa Phật giáo tại Khánh Hòa thành công mỹ mãn.

2. Các Tạp chí, báo viết và điện tử:

+ Tạp chí Văn hóa Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến nay đã xuất bản được 95 số, mỗi số 10.000 quyển. Với nội dung phong phú, hình thức trang nhã đã thu hút được đông đảo đọc giả Tăng Ni, Phật tử, các nhà Nghiên cứu, học giả quan tâm.

+ Báo Giác ngộ:

Báo Giác Ngộ là cơ quan ngôn luận của Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh, với nhiệm vụ đăng tải, đưa tin các mặt hoạt động trên nhiều lĩnh vực của Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo, Ban Đại diện Quận, Huyện, Thị, Thành hội Phật giáo thuộc tỉnh, các Phường xã, các Tự viện trong cả nước. Hiện nay, tuần báo xuất bản đến số 519, mỗi số 12.000 quyển; Nguyệt san 165 số, mỗi số 7000 quyển. Các số báo đặc biệt như báo Xuân, báo Phật đản, Vu Lan, Thành đạo được đọc giả đánh giá cao về mặt nội dung và hình thức.

+ Tạp chí Nghiên cứu Phật học của Phân Viện Viện NCPH, Tạp chí Khuông Việt của Học viện PGVN tại Hà Nội là những tờ tạp chí với chủ trương đăng tải nghiên cứu các công trình Phật học hoạt động ổn định và xuất bản đúng định kỳ.

+ Tờ Nội san Phật học của các Tỉnh, Thành cũng đã đăng tải những nội dung giáo lý Phật giáo và tình hình sinh hoạt Phật sự tại địa phương.

+ Các trang báo điện tử của Trung ương GHPGVN, Giác ngộ online, Ban Hoằng pháp Trung ương, Liễu Quán (Thừa Thiên Huế), Bạc Liêu, Long An, Kiên Giang… đã đi vào hoạt động hữu hiệu, chuyển tải được những tin tức, hoạt động Phật sự của Giáo hội, Tỉnh, Thành hội Phật giáo … đến đọc giả một cách nhanh nhất. Do vậy, số lượt người truy cập trang web ngày càng tăng.

3. Biên soạn, sáng tác, dịch thuật, in ấn:

- Ban đã thực hiện các đầu sách như: Chiến thắng Ác ma của HT. Thích Minh Châu; Tâm ảnh lục, Ngài La Thập của HT. Thích Trí Quang; Đức Phật Thích Ca đã xuất hiện như thế, Tăng già Thuận Hóa của HT. Trung Hậu – Hải Ấn; Thi hóa kinh Pháp cú của Phước Hải; Chuyển hóa của Thiện Đạo; Nghệ thuật thuyết giảng, tranh luận và điều hành trước quần chúng; các bộ sách về Lịch sử Phật giáo các nước như: Lào, Tích Lan, Nhật bản, Miến Điện, Trung Quốc, Đại Hàn … của Tiến sĩ Trần Quang Thuận. Ngoài ra Ban còn hợp tác với nhóm Văn hóa Tuệ Quang dịch Luận tạng của Đại Chính Tân tu ra tiếng Việt. Cả thảy có 8 tập và đã dịch được 25, 26, 27, 30, 31. Số còn lại đang được thực hiện.

- Tổ in ấn và phát hành Kinh sách Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh đã được Nhà Xuất bản Tôn giáo cấp phép xuất bản 61 đầu kinh sách Phật học có giá trị. Đã in 34/61 đầu sách với 43.000 quyển. Ngoài ra, còn in tượng Phật ngọc và nhiều ấn phẩm văn hóa Phật giáo khác có giá trị truyền bá Chánh pháp.

- Tp. Hà Nội: Ban Văn hóa Thành hội kết hợp với Trường Trung cấp Phật học Tp. Hà Nội ra mắt Tập san Hương Từ nhân mùa Phật đản, An cư … năm 2009.

- Đồng Nai: Thiền viện Thường Chiếu xuất bản Tuệ Trung Thượng sĩ, Trúc Lâm Tam Tổ, Hai Quảng đời của Sơ Tổ Trúc Lâm tác giả HT. Thích Thanh Từ; Gương hạnh người xưa, Hành hương hoa hạ, Niềm vui mùa an cư của HT. Thích Nhật Quang v.v…

- Khánh Hòa: Phát hành Nội san Quảng Đức

- Đaklak: Xuất bản Nội san Vô Ưu

- Ninh Thuận: Nội san Hoa Từ được ấn hành mỗi năm 3 số.

- Đak Nông: Nội san của Tỉnh được ấn hành 3 số trong năm.

- Bình Dương: Ấn hành Nội san Hương Sen.

- Thừa Thiên Huế: Ấn hành Nội san Trung tâm Liễu Quán – Huế.

4. Biên khảo về lịch sử Phật giáo địa phương:

Các Tỉnh, Thành đang tiếp tục công việc biên khảo về lịch sử Phật giáo tại địa phương.

- Sóc Trăng: Tiến hành thực hiện Danh mục Tự viện Phật giáo.

- Quảng Nam: Lập danh bạ và viết lịch sử các chùa trong tỉnh với chủ đề “Phật giáo đất Quảng”.

- Quảng Ngãi, Daklak … và một số Tỉnh hội đang hoàn chỉnh bản thảo, biên tập về tập tư liệu các ngôi chùa tại địa phương.

5. Triển lãm, văn nghệ, lễ hội văn hóa:

Hàng năm, vào dịp Đại lễ Phật Đản, Kỷ niệm ngày Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân, Vu lan Báo hiếu v.v… Ban Văn Hóa các Tỉnh, Thành hội Phật giáo, nhất là Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng, Quảng Trị, Bình Dương, Tiền Giang, Khánh Hòa, Đồng Nai, Kiên Giang, Long An, Đak Nông… phối hợp với Phân ban Gia đình Phật tử tổ chức Văn nghệ, diễn hành xe hoa cúng dường và phục vụ đồng bào Phật tử, tạo nên không khí hân hoan, sinh động.

Đặc biệt, nhân Đại lễ Phật đản PL.2553, Ban Văn hóa Trung ương, Ban Văn hóa các THPG đã tổ chức triển lãm những hình ảnh hoạt động Phật sự chuyên ngành với nội dung phong phú, đa dạng thể hiện quá trình hình thành và phát triển Phật giáo của từng địa phương, các cổ vật, pháp khí như: Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Tây, Tiền Giang, Thanh Hóa, Gia Lai, Kiên Giang, Ninh Thuận, Daklak v.v…

Các lễ hội lớn mang tính tôn giáo như Lễ hội Quan Âm ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bạc Liêu, Bình Dương; Đại Lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ ở Phú Quốc, Quảng Bình, Nghĩa trang Trường sơn, Côn Đảo… được Giáo hội Trung ương và địa phương kết hợp tổ chức trọng thể… Ngoài ra Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo các tỉnh thành ở Tây Nam Bộ cũng tổ chức những lễ hội văn hóa Nam tông Khmer.

Đặc biệt, được sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, các ngành chức năng, sự hỗ trợ của Trung ương Giáo hội, Ban Văn hóa TW đã phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức thành công Khóa Bồi dưỡng kiến thức và các hoạt động Văn hóa Phật giáo tại Hòn Ngọc Việt, Tp. Nha Trang. Có khoảng 300 đại biểu thuộc 48 đơn vị Tỉnh, Thành hội tham dự. Đồng thời, Ban Văn hóa đã tổ chức triển lãm về Văn hóa Phật giáo, văn nghệ để chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, từ ngày 30/11/2009 đến hết ngày 07/12/2009 tại số 7 Trần Phú, phường Vĩnh Nguyên, Tp. Nha Trang.

6. Trùng tu, Tôn tạo chùa chiền:

Được sự giúp đỡ của Quý Cơ quan chức năng các cấp, một số cơ sở tự viện tại các Tỉnh, Thành đã được trùng tu, tôn tạo như:

- Tp. Hà Nội: Nhằm hướng tới Đại lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Ban Văn hóa Thành hội kết hợp với các Ban ngành chuyên môn tiến hành trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử Văn hóa Phật giáo cấp Quốc gia và Thành phố; kết hợp với các Tự viện trùng tu tôn tại các di tích lịch sử và các cơ sở Tự viện.

- Tp. Hồ Chí Minh: Tượng đài Bồ tát Quảng Đức tại giao lộ Cách mạng tháng 8 và Nguyễn Đình Chiểu do Nhà nước và Phật giáo thiết kế, dự kiến năm 2010 khánh thành.

- Tp. Hải Phòng: Khánh thành chùa Bạch Long tại huyện đảo Bạch Long Vĩ và động thổ xây dựng cho chùa Đông Chấn quận Kiến An, chùa Long Hoa huyện An Lão.

- Thừa Thiên Huế: Khánh thành Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán; động thổ khởi công xây dựng Trung tâm Du lịch Tâm linh Phật giáo Quán Thế Âm.

- Tỉnh Bình Định: Tại khu vực Linh Phong cổ tự, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) cùng các nhà tài trợ, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Định trọng thể tổ chức khởi công động thổ xây Dự án khu quần thể Du lịch – Lịch sử - Tôn giáo tâm linh tại khu vực Linh Phong cổ tự. Theo kế hoạch, giai đoạn I có 4 hạng mục: Quảng trường Pháp luân, đường hành lễ, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, vườn tượng Phật. Khi dự án hoàn thành, có thể nói, đây là một trong những công trình có quy mô lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, của Việt Nam và khu vực duyên hải miền Trung. Trở thành một địa chỉ du lịch tâm linh hấp dẫn cho nhân dân cả nước, kiều bào Việt Nam và du khách khi đến Việt Nam.

- Bình Thuận: Tổ chức Lễ khởi công xây dựng Khu tưởng niệm cố Đại đức Thích Nguyên Hương vị pháp thiêu thân năm 1963 tại thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong.

- Cao Bằng: Ban Đại diện Phật giáo cùng Ủy ban Nhân dânh tỉnh Cao Bằng đang xây dựng 02 gác chuông tại chùa Đà Quận (Viên Minh Tự), xã Trần Hưng Đạo, huyện Hòa An để treo 02 quả chuông cổ đã được xếp hạnh di tích lịch sử cấp Quốc gia.

- Bạc Liêu: Ban Trị sự chủ trì xây dựng các công trình như Quán Âm Phật đài, trụ sở Tỉnh hội – chùa Huệ Quang, Trường Phật học Bạc Liêu – Chùa Long Phước.

- Bình Phước: Văn phòng Ban Trị sự - Chùa Thanh Long đang được tiến hành trùng tu; xây dựng tượng đài Phật Chuẩn Đề tại Khu Du lịch Văn hóa Tâm linh Bà Rá, huyện Phước Long.

- Lạng Sơn: Ban Đại diện Phật giáo phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lạng Sơn xây dựng đề án phục chế Nhà Công Quán và khu công viên văn hóa cạnh chùa Thành; xây dựng chùa Phật Quang Sơn tại cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng.

- Hà Tĩnh: Đã có văn bản trình UBND tỉnh xin cấp đất để làm trụ sở Tỉnh hội.

- Vĩnh Phúc: Được UBND tỉnh cấp 7000m2 đất bên cạnh chùa Hà Tiên để làm trụ sở Ban Trị sự.

- Hà Nam: Đã có tờ trình UBND tỉnh và các ban ngành xin xây dựng Văn phòng Tỉnh hội, Trung tâm sinh hoạt văn hóa của Phật giáo tỉnh và 12 ngôi chùa đang trùng tu.

- Yên Bái: Đang tiếp tục thực hiện, kiểm kê, áp giá đền bù trên diện tích đất được tỉnh cấp xây dựng Trụ sở Ban Đại diện Phật giáo Tỉnh, kết hợp mở rộng khuôn viên chùa Ngọc Am.

- Hòa Bình: Ban Đại diện Phật giáo Tp. Hòa Bình tỉnh Hòa Bình đã được cấp phép xây dựng chùa Thượng và đang làm công tác giải phóng mặt bằng xin cấp đất đợt 2 để xây dựng Văn phòng làm việc của Ban Đại diện và đền thờ Thánh Mẫu.

- Ninh Bình: Đang tiến hành công tác xây dựng giai đoạn 2 chùa Bái Đính.

- Quảng Ninh: Các khu di tích núi Yên Tử đang được trùng tu; khởi công xây dựng và tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tại núi An Kỳ Sinh .

- Nam Định: Đang xây dựng Trụ sở Tỉnh hội và Trường Trung cấp Phật học tỉnh trên diện tích 34.000m2, dự kiến công trình khoảng 75 tỷ đồng.

- Bắc Ninh: Khởi công xây dựng Trung tâm Từ thiện Phật Tích trên diện tích 12hécta để nuôi dưỡng người già neo đơn, chính sách và trẻ mồ côi.

Ngoài ra, nhiều cơ sở Tự viện tại các Tỉnh, Thành hội đã và đang tiến hành trùng tu xây dựng tượng Quán Âm lộ thiên, Chánh điện, nhà tăng, nhà giảng, nhà thờ tro cốt, cổng tam quan và nhiều công trình khác.

Với nhận thức chùa là cơ sở, là kho tàng di sản vô giá, là văn hóa vật thể của Giáo hội và của dân tộc, là môi trường rèn luyện đạo đức cá nhân, là giá trị nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước rất sâu sắc, với kiến trúc nghệ thuật văn hóa lâu đời, nên các vị trụ trì cùng Tăng Ni, Phật tử đều nỗ lực trùng tu, giữ gìn ngôi Tam bảo, do vậy kinh phí trùng tu các tự viện trung bình từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.

7. Xác lập kỷ lục năm 2009:

- Kỷ lục cung nghinh Xá Lợi Phật và Thánh Tăng tại Tp. Hà Nội và Tỉnh Bái Đính, có số lượng Tăng Ni, Phật tử đông nhất và trang trọng nhất.

- Kỷ lục Hội nghị Nữ giới Phật giáo lớn nhất Việt Nam.

- Kỷ lục Lễ cầu siêu trên đảo lớn nhất Việt Nam (huyện Côn Đảo, tỉnh BRVT).

- Kỷ lục Lễ Quy y cho đồng bào Dân tộc lớn nhất Việt Nam, tổ chức tại tỉnh Kon Tum.

VII/. Hoạt động của Ban Kinh tế Tài chính:

1. Tổ chức:

Với mục đích đẩy mạnh hoạt động của Ban Kinh tế Tài chính, khuyến khích phát triển kinh tế tự túc, vận động gây quỹ cho 02 Văn phòng Trung ương Giáo hội, Ban Kinh tế đã mời thêm các vị Cư sĩ, Phật tử, doanh nhân, doanh nghiệp có thiện tâm, kinh nghiệm làm kinh tế tham gia vào các hoạt động của Ban.

Thường trực Ban KTTC đã tổ chức chuyến công tác gặp gỡ và làm việc với đại diện các Ban KTTC Tỉnh, Thành hội Phật giáo các tỉnh miền Trung và miền Tây Nam bộ, để nghiên cứu tình hình hoạt động về kinh tế, thực hiện việc hợp tác cung cấp nguồn nguyên liệu tại địa phương, mở các của hàng quản lý, phân phối, hỗ trợ việc tự chủ kinh tế trong các Tự viện.

2. Hoạt động kinh tế:

- Công ty Cổ phần Thiện Tài (đơn vị trực thuộc Ban KTTCTW) tiếp tục phát triển, phát hành văn hóa phẩm Phật giáo và dịch vụ du lịch.

- Chuổi cửa hàng Văn hóa Phật giáo mang tên Lộc Tài – đơn vị thành viên của Ban KTTC được hình thành và chính thức đi vào hoạt động tại các địa điểm: Chùa Bái Đính tỉnh Ninh Bình từ tháng 01/2009; huyện Đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang từ tháng 4/2009; chùa Một Cột Tp. Hà Nội từ tháng 6/2009.

- Tháng 3/2009, Công ty Cổ phần Hệ thống Lộc Tài phối hợp với Công ty Nước Giải khát Hàng không SASCO của Tổng Công ty Hàng không miền Nam sản xuất nước uống tinh khiết mang tên Lộc Phát, phân phối cho các Tự viện và cúng dường Hội nghị, Hội thảo của Giáo hội và các Ban, Ngành Viện Trung ương.

- Chính thức đưa hoạt động Công ty Cổ phần đầu tư Ngọc Việt và chuổi Nhà hàng Việt Chay vào kế hoạch hỗ trợ phát triển của Ban từ tháng 01/2009. Trong năm 2009, nhà Hàng Việt Chay đã tài trợ và cúng dường cho các hoạt động Phật sự gần 600 triệu đồng (tiệc buffet chay chiêu đãi đại biểu Quốc tế dự Hội nghị Nữ giới Phật giáo Thế giới lần thứ XI tại Tp. Hồ Chí Minh khoảng 400 triệu đồng).

- Khai trương Trung tâm Phim ảnh và Tư liệu Phật giáo Sen Việt – đơn vị thành viên mới của Ban KTTC Trung ương.

3. Công đức phí :

Ban Kinh tế Tài chính Trung ương đã có thông bạch số 085 ngày 27/2/2009 gửi đến Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo, Tăng Ni, Phật tử, V/v cúng dường công đức phí năm 2009 cho các hoạt động của Giáo hội và Hội nghị Nữ giới Phật giáo Thế giới lần thứ XI được tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

4. Tài Chính thu chi (Có báo cáo riêng)

VIII/. Hoạt động của Ban Từ thiện xã hội:

1. Nhiệm vụ:

Với chức năng và nhiệm vụ được phân công, các thành viên phụ trách các Phân ban của Ban TTXH đã nỗ lực hoạt động, đem lại hiệu quả cao cho công tác từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong năm 2009.

2. Tuệ Tĩnh đường:

Hiện nay, có trên 58 Tuệ Tĩnh đường, nổi bật nhất là lớp Y học cổ truyền của Thành hội Phật giáo Tp. Hà Nội, các Tuệ tĩnh đường chùa Pháp Hoa, Tịnh xá Trung Tâm - Tp. Hồ Chí Minh, chùa Diệu Đế – Thừa Thiên Huế, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Cà Mau, Pháp Hoa - Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang, Ninh Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bạc Liêu, Kiên Giang…. đã hoạt động có hiệu quả, khám bệnh và phát thuốc cho hàng ngàn bệnh nhân, tổng trị giá hàng tỷ đồng.

Một số các Tự viện còn có phòng thuốc nam, bốc thuốc và châm cứu đang được đồng bào các giới hướng về ngành trị liệu thuốc dân tộc, tổng trị giá hàng trăm triệu đồng.

3. Trường nuôi dạy trẻ, Lớp học tình thương:

Trên tinh thần trách nhiệm ưu đời mẫn thế của người con Phật, các lớp học tình thương, trường nuôi dạy trẻ khuyết tật, mồ côi…. thuộc Tỉnh, Thành hội Phật giáo như: Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Quảng Trị, Bạc Liêu đã được hình thành và phát triển đồng bộ, tăng cường hiệu năng giảng dạy, góp phần chia sẻ gánh nặng cho xã hội, chi phí cho công tác này ước tính hàng chục tỷ đồng.

4. Tư vấn, hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS:

Hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS, phát tờ rơi, tư vấn sức khỏe, hỗ trợ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV, hỗ trợ xét nghiệm cần thiết cho người nhiễm HIV, chăm sóc người nhiễm HIV, hỗ trợ giáo dục cho người nhiễm HIV, tổ chức họp mặt, tặng quà cho trẻ em bị lây nhiểm HIV đã được Ban Từ thiện Ban Trị sự THPG Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế v.v... triển khai có kết quả nhất định.

4. Các công tác từ thiện khác:

Thể hiện lòng từ bi của người con Phật, tình đồng bào dân tộc, Tăng Ni, Phật tử cả nước đã nhiệt liệt hưởng ứng các phong trào ích nước lợi dân, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng hàng trăm nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đoàn kết, tặng xe lăn, xây cầu đường, khoan cây giếng, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, cho áo quan, ghe, xuồng, xe đạp tình thương, cứu trợ hàng ngàn tấn gạo, mì, quần áo, thuốc men, ủng hộ tuyến đầu Tổ quốc, chiến sĩ biên phòng, Trại tâm thần, Nhà dưỡng lão, Quỹ Bảo thọ, hiến máu nhân đạo đã được Tăng Ni, Phật tử các đạo tràng tích cực hưởng ứng.

- Công tác từ thiện xã hội do Đại đức Thích Thanh Phong và các nhà tài trợ ủng hộ xây dựng 2.500 căn nhà Nhân ái: 53 tỷ và các công tác từ thiện xã hội khác: 19.976.430.000đ. Tổng công 72.976.430.000đ

- Các Phân ban Ban Từ thiện Trung ương như Phân ban đặc trách cứu trợ, Phân ban phụ trách các vấn đề xã hội, đem ánh sáng cho người nghèo và giúp xe lăn, Phân ban Tây y, Phân ban Nhân ái, Phân ban Huấn nghề và phát triển cộng đồng, Phân ban Giáo dục, Phân ban phụ trách Từ thiện của Hệ phái Khất sĩ, Phật giáo Người Hoa, Phật giáo Nam tông Khmer, Phật giáo Nam tông Kinh đều đã nỗ lực hoạt động có hiệu quả, với tổng kinh phí đã thực hiện trên 100 tỷ đồng.

- Công tác từ thiện xã hội tại các Tỉnh, Thành hội Phật giáo:

1. Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Tp. Hà Nội 7.034.935.000đ

2. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 35.744.027.000đ

3. Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh 155.610.532.000đ

4. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Đồng Nai 26.915.529.730đ

5. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Thừa Thiên Huế 19.674.604.000đ

6. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Tiền Giang 16.326.162.000đ

7. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Sóc Trăng 15.852.110.000đ

8. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Tây Ninh 11.666.948.500đ

9. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Bình Dương 11.281.130.000đ

10. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Trà Vinh 10.072.300.000đ

11. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Cà Mau 10.000.000.000đ

12. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Quảng Trị 9.012.370.000đ

13. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Kiên Giang 8.387.700.000đ

14. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Long An 8.530.822.000đ

15. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Bình Thuận 8.357.872.000đ

16. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Quảng Nam 7.458.530.000đ

17. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Bến Tre 6.664.355.000đ

18. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Phú Yên 6.509.500.000đ

19. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Đồng Tháp 6.500.000.000đ

20. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Vĩnh Long 6.169.763.000đ

21. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Khánh Hòa 5.826.045.000đ

22. Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Tp. Đà Nẵng 5.570.792.000đ

23. Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Tp. Cần Thơ 5.558.385.000đ

24. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh An Giang 4.695.218.000đ

25. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Quảng Ngãi 4.389.692.250đ

26. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Bạc Liêu 4.055.300.000đ

27. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Bình Phước 3.461.935.000đ

28. Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Tp. Hải Phòng 3.443.917.000đ

29. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Vĩnh Phúc 2.541.400.000đ

30. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Hậu Giang 2.065.000.000đ

31. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Ninh Thuận 1.745.780.000đ

32. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Đak Lak 1.643.826.000đ

33. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Bình Định 1.266.300.000đ

34. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Thanh Hóa 1.127.100.000đ

35. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Gia Lai 1.000.000.000đ

36. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Bắc Ninh 1.000.000.000đ

37. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Lâm Đồng 573.500.000đ

38. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Đak Nông 570.000.000đ

39. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Hải Dương 400.000.000đ

40. Ban Đại diện Phật giáo Tỉnh Lạng Sơn 250.000.000đ

41. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Nam Định 150.000.000đ

42. Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Hà Tĩnh 146.850.000đ

43. Ban Đại diện Phật giáo Tỉnh Cao Bằng 105.000.000đ

44. Ban Đại diện Phật giáo Tỉnh Yên Bái 80.000.000đ

Trong năm 2009, công tác từ thiện xã hội đã thực hiện đạt trên 550 tỷ đồng. Ngoài ra, do một số tỉnh không báo cáo cụ thể tổng số tiền của công tác từ thiện xã hội và một số tỉnh chưa gửi báo cáo nên Ban Thư ký không thể cập nhật.

IX/.. Hoạt động của Ban Phật giáo quốc tế:

1. Tham dự Hội nghị Quốc tế:

- Từ ngày 28/3 đến 01/4/2009: Đoàn đại biểu giáo phẩm GHPGVN gồm 08 thành viên do HT. Thích Thanh Tứ (Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự) làm Trưởng đoàn đã đến tham dự “Diễn đàn Phật giáo Thế giới lần thứ II” tại Tp. Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, với chủ đề chính “Thế giới Hài hòa, Chúng duyên Hòa hợp”. Cùng đi có: HT. Thích Trí Quảng – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế. Diễn đàn quy tụ hơn 1.700 đại biểu đến từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.

- Từ ngày 04 – 06/5/2009, Đoàn đại biểu giáo phẩm GHPGVN, gồm 19 thành viên tham dự Hội thảo Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc lần thứ VI tại Thái Lan. Đoàn do HT. Thích Trí Quảng (Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM) làm trưởng đoàn.

- Tham dự 04 phiên họp liên tịch tại Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội với Ban Tổ chức Hội nghị Nữ giới Phật giáo Thế giới lần thứ XI tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh.

2. Tiếp đón và ngoại giao các phái đoàn Quốc tế:

Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương phối hợp với Văn phòng Hội đồng Trị sự, các Ban Ngành Trung ương, Ban Trị sự, Ban Phật giáo Quốc tế các Tỉnh, Thành hội đón tiếp phái đoàn Phật giáo Quốc tế thăm hữu nghị GHPGVN như:

- Ngày 17 – 21/5/2009: Tiếp phái đoàn Nhật Bản (07 thành viên), do Thượng tọa Fujikura (Tổng Thư ký Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới) làm Trưởng đoàn đến viếng thăm và khảo sát, đàm phán tại Hà Nội để chuẩn bị cho việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ VI tại Hà Nội vào tháng 11/2010.

- Ngày 20/5/2009: Hướng dẫn phái đoàn Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới đến thăm ngài Phạm Gia Khiêm (Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) tại phòng khánh tiết phủ Thủ tướng - Thủ đô Hà Nội.

- Ngày 03/7/2009: Tiếp phái đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước (gồm 10 thành viên) tại Văn phòng 2 TWGH, đoàn do Ngài Kenta Kongbounmy (Phó Chủ tịch UB. Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước) làm Trưởng đoàn.

- Ngày 16, 17/7/2009: Tiếp đón, làm việc và đàm phán với phái đoàn Hội Sakyadhita thế giới, do Ni sư Karma Lesher Tsomo (Chủ tịch Hội Sakyadhita thế giới) làm Trưởng đoàn tại chùa Giác Tâm và Từ Nghiêm để chuẩn bị tổ chức “Hội nghị nữ giới Phật giáo Thế giới lần thứ 11” tại Tp. Hồ Chí Minh vào trung tuần tháng 12/2009. Về phía Trung ương Giáo hội có: TT. Thích Thiện Thống (Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó Văn phòng 2 TWGH), ĐĐ. Thích Quang Thạnh (Chánh Thư ký Ban PGQTTW), ĐĐ. Thích Huệ Khai, ĐĐ. Thích Nhật Từ (UV. Ban Phật giáo Quốc tế TW) và đại diện Phân ban Đặc trách Ni giới.

- Ngày 08/9/2009: Tiếp đón Quý Trưởng lão HT. Tép Vong (Vua sãi Vương quốc Campuchia), HT. Dharmasen Mohasthaver (Tăng thống Phật giáo Bangladesh); HT. Satyapala (Giáo sư Tiến sĩ Đại học Delhi-Ấn Độ); và HT. Theppariyattivimol (Viện trưởng Đại học Phật giáo Vương quốc Thái Lan) đến thăm và tham dự Lễ Tốt Nghiệp Tăng Ni sinh Khóa VI Học Viện Phật giáo Việt Nam – Tp.HCM, tại chùa Phổ Quang - Quận Tân Bình.

- Ngày 07/12/2009: Tiếp đoàn Bộ Tôn giáo Myanmar tại Văn phòng TWGH.

- Ngày 08/12/2009: Phái đoàn Hoàng gia Thái Lan cúng dường Pháp Y tại chùa Hộ Pháp, Tp. Vũng Tàu.

- Ngày 10/12/2009: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tiếp đoàn Bộ Tôn giáo Myanmar tại Văn phòng Tỉnh hội – chùa Từ Quang, Tp. Vũng Tàu.

- Ngày 12/12/2009: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tiếp phái đoàn Phật giáo Ấn Độ tại Chùa Đại Tòng Lâm Phật giáo.

- Ngày 26/10/2009: Tiếp Ngài Đại sứ và phái đoàn Pakistan đến thăm GHPGVN tại Văn phòng I Trung ương Giáo hội - Chùa Quán Sứ, Hà Nội.

- Ngày 19/12/2009: Tiếp đón phái đoàn Phật giáo Ấn Độ sang thăm Hòa thượng Chủ tịch tại chùa Vạn Đức, quận Thủ Đức và Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh tại chùa Phổ Quang, Quận Tân Bình.

- Từ ngày 28/12/2009 đến 03/01/2010: Tham gia hỗ trợ cho Phân Ban Đặc Trách Ni Giới tổ chức thành công Hội nghị Nữ giới Phật giáo Thế giới lần thứ XI tại chùa Phổ Quang do GHPGVN đăng cai tổ chức và Phân ban Đặc Trách Ni Giới PGVN thực hiện.

- Ngày 31/12/2009: Tiếp đoàn Phật giáo Ấn Độ (Kim Cang Thừa) đến thăm Trụ sở Trung ương Giáo hội tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội.

3. Viếng thăm, hoằng pháp và trao đổi giao lưu tại hải ngoại:

- Từ ngày 31/01 đến ngày 10/02/2009, đáp lời thỉnh cầu của Phật tử Châu Âu, HT. Thích Giác Toàn – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Kinh tế Tài chánh Trung ương, Chứng minh Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN; ĐĐ. Thích Trí Chơn – UV. HĐTS, UV. Ban Hoằng pháp Trung ương đã lên đường để thăm Phật tử Cộng hòa Hungary, Ba Lan, Czech và thuyết giảng nhân dịp đầu năm Kỷ Sửu – 2009.

- Từ ngày 26/4 đến 06/5/2009: Phái đoàn Hội đồng Trị sự GHPGVN do TT. Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương dẫn đầu đã đến thăm, thuyết giảng Phật pháp và tổ chức Đại lễ Phật đản PL. 2553 tại Nước Cộng hòa Zech, Ba Lan, Hungary, Đức; TT. Thích Gia Quang – Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 1 cùng phái đoàn Giáo hội đã đến thăm, thuyết giảng Phật pháp và tổ chức Đại lễ Phật đản PL. 2553 tại Cộng hòa Ucraina và Liên bang Nga.

- Ngày 17/5/2009: HT. Thích Thiện Nhơn (Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN), ĐĐ. Tiến sĩ Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại Tp. Hồ Chí Minh và 04 Tăng sinh tốt nghiệp Thạc sĩ lưu trú tại Thái Lan đã tham dự Lễ Tốt nghiệp tại Trường Đại học Mahachulalongkorn và HT. Thích Thiện Nhơn đã đuợc Hoàng gia Thái Lan trao tặng bằng Tiến sĩ danh dự.

- Từ ngày 06/8/2009 đến 06/9/2009: Đoàn đại diện GHPGVN gồm 09 thành viên, thực hiện chuyến công tác Hoằng pháp 30 ngày tại các nước Châu Âu gồm: Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Séc và Đức. Đoàn do ĐĐ. Thích Thanh Phong – UV. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ủy viên Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương làm Trưởng đoàn.

- Ngày 20/09/2009: Phái đoàn đại diện GHPGVN, gồm 07 thành viên do HT. Thích Thiện Tâm (Ủy viên HĐTS kiêm Phó Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương) làm Trưởng đoàn, sang thăm chính thức hữu nghị Liên Minh Phật giáo Lào.

- Ngày 20/11/2009: Phái đoàn Ban TTXH Trung ương thăm Vương quốc Campuchia và tặng quà cho đồng bào nghèo.

4. Tình hình sinh hoạt Phật giáo của Phật tử Việt Nam ở hải ngoại:

Trong thời gian qua, Trung ương Giáo hội đã ký 05 Quyết định công nhận Hội Phật tử Việt Nam tại Cộng hòa Ucraina, Liên bang Nga, Hungary, Cộng hòa Czech và Cộng hòa Liên bang Đức.

Để tăng cường tình thân hữu, phổ biến thông tin về các hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại, Ban Phật giáo Quốc tế đã củng cố được một số cơ sở, cá nhân thân hữu tại Châu Mỹ, Châu Âu và Úc châu.

Nhìn chung, với sự nỗ lực thực hiện công tác của Giáo hội, Ban Phật giáo Quốc tế đã đạt được những thành quả nhất định, tạo mối quan hệ hữu nghị giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam với các tổ chức Phật giáo trong khu vực và một số nước trên thế giới về các mặt văn hóa, giáo dục và trao đổi tìm hiểu lẫn nhau. Tuy nhiên, do kinh phí hạn hẹp nên hoạt động của Ban Phật giáo Quốc tế vẫn còn hạn chế.

X/. Hoạt động của Viện và Phân viện NCPHVN :

1. Lễ ra mắt nhân sự nhiệm kỳ VI (2007 -2012):

Ngày 05/01/2009, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt nhân sự nhiệm kỳ VI (2007 - 2012), gồm 47 ủy viên chính thức và 09 ủy viên dự khuyết, do HT. Thích Trí Quảng (Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN) làm Viện trưởng và Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội do TT. Thích Thanh Duệ - UV. Thư ký Hội đồng Trị sự làm Phân Viện trưởng.

2. Các hoạt động của Viện và Phân viện:

- Các thành viên của Viện vẫn tiếp tục công tác nghiên cứu, dịch thuật về Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Văn học, Giáo dục Phật giáo, hiệu đính một số tác phẩm Phật học để giới thiệu và xin phép xuất bản.

- Phân viện Viện Nghiên cứu PHVN tại Hà Nội vẫn hoạt động bình thường theo chức năng chuyên môn và nhiệm vụ của mình, phục vụ sự nghiệp Hoằng dương Phật pháp của Giáo hội. Tạp chí Nghiên cứu Phật học xuất bản đều đặn 2 tháng một kỳ, góp phần phát huy tính trong sáng và tích cực của giáo lý Đạo Phật, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu Phật pháp của Tăng Ni, Phật tử cũng như các nhà Nghiên cứu Phật học.

- Có 15 TN đang theo học năm thứ ba Lớp Hán văn nâng cao, do Viện tổ chức.

3. Phiên dịch:

Về Kinh sách: Tiếp tục dịch sách Pali và Thanh Tịnh Đạo Luận làm giáo trình cho Học viện Phật giáo; tiếp tục dịch Bản Sớ luận Sutta Nipata; chuẩn bị một số bản dịch Phật pháp để đăng trang Web của Học viện Phật giáo Việt Nam; chuẩn bị soạn dịch một số sách Giáo khoa Phật pháp Trung cấp song ngữ Anh - Việt.

Ban Pali tiếp tục thu thập, phân loại các tài liệu Đại Tạng Kinh bảng Pali, bảng Anh ngữ và Việt ngữ để đối chiếu số trang; tiếp tục hiệu đính bộ thứ 7 (Patthana) bảng tiếng Việt của Hòa thượng Tịnh Sự dịch với bảng Pali của tạng Abhidhammapitaka; tổ chức các lớp dạy ngữ Pháp Pali ở các chùa cho Tăng Ni và Phật tử.

Dịch lại một số dịch phẩm Hán tạng chưa đạt yêu cầu.

4. Kinh sách, giáo tài đã in và xuất bản:

“Mindfulness, Bliss and Beyond” (Từ Chánh niệm đến giác ngộ) của Ajahn Brahm; Hai tập “Sắc tu Bách Trượng Thanh Quy”; Tái bản “Sangha Talk” (Tăng chúng đàm thoại) làm giáo trình cho Khoa Anh ngữ Phật pháp thuộc Học viện Phật giáo; Biên niên sử Giới đàn tăng Việt Nam; Tủ sách Phật giáo và dân tộc, Tập I; Kinh Kim Cang giảng giải; Bộ Luận giảng Đại Trí Độ Luận, 5 tập; Budhavamsa (Phật Sử); Chiến thắng ác ma; Thiền Nguyên thuỷ và Thiền Phát triển; Lăng Già Tâm Ấn giảng giải; Phật Nhãn Ngữ Lục; Bạch Ẩn Thiền Định Ca – Ẩn Hạc dịch từ bản tiếng Anh của K. Tanahashi; Một số giáo tài phục vụ cho Tăng Ni sinh HVPGVN như: Các vấn đề Phật học, Đức Phật lịch sử, Tiếng Việt, Thiền PG, Nghiên cứu về Mâu Tử…

4. Hội thảo:

Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Khoa học Xã hội phối hợp Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Nam Định đã tổ chức Hội thảo về “Hành trạng, cuộc đời, sự nghiệp hoằng pháp, thống nhất Phật giáo Việt Nam” tại chùa Vọng Cung, có hơn 500 đại biểu tham dự, với 30 bài tham luận, có 09 bài tham luận được trình bày tại Hội thảo; HT. Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, đã đến tham dự và phát biểu ý kiến tại hội thảo “Chùa Yên Phú Lịch sử và hiện tại” do Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội phối hợp đồng tổ chức.

C. CÔNG TÁC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC:

Phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, quyết tâm giữ vững tinh thần độc lập dân tộc, với tâm nguyện phụng sự chúng sinh là cúng dường Chư Phật, đồng thời, để phát huy vai trò thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện hữu hiệu phương châm hoạt động của Giáo hội “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, trong năm qua, các thành viên của Giáo hội, Ban Trị sự các Tỉnh, Thành, Tăng Ni và Phật tử cả nước đã tích cực tham gia các phong trào ích nước lợi dân, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi sinh, môi trường sinh thái, xây dựng nếp sống văn hóa văn minh trên địa bàn khu dân cư...

Cụ thể hóa tinh thần và ý nghĩa thiết thực ấy, Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội Phật giáo, Tăng Ni và Phật tử đã tích cực trong các mặt hoạt động từ thiện xã hội, xóa đói giảm nghèo, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, đồng bào vùng sâu, vùng xa .v.v…; tham gia ủng hộ công tác xây dựng trường học, phòng học tại các vùng sâu vùng xa, đắp lộ, xây cầu, trị giá hàng trăm tỷ đồng. Đồng thời, Tăng Ni các Tự viện trong Giáo hội còn động viên con em gia đình Phật tử hăng hái thi hành nghĩa vụ quân sự, làm tròn bổn phận công dân đối với đất nước.

Về công tác đoàn thể, Tăng Ni và Phật tử trong toàn Giáo hội còn tích cực tham gia các phong trào, đoàn thể, Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo, Hội Bảo vệ môi trường sinh thái, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Ban Xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, Hội Chữ Thập Đỏ, Hội Người Cao Tuổi v.v…. Đặc biệt, một số Chư Tôn đức Tăng Ni giáo phẩm tham gia Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc từ Trung ương, Tỉnh, Thành phố, đến Quận, Huyện, Phường, Xã địa phương; tham gia phong trào hội thi tìm hiểu và học tập theo gương Bác Hồ… Từ đó, đã xuất hiện nhiều gương điển hình, người tốt việc tốt, bàn tay vàng giàu lòng nhân đạo v.v… nên đã được nhà nước trao tặng Huân chương, Bằng khen, Giấy khen và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tặng Bằng Tuyên dương công đức.

Qua các cuộc sinh hoạt, hội họp, học tập nghị quyết và các bộ luật do Quốc hội, Nhà nước ban hành liên quan đến các vấn đề tôn giáo, dự thảo báo cáo Mặt trận Trung ương nhiệm kỳ VII, những thành viên Tăng Ni, Phật tử trong Giáo hội đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng dân chủ, phản ảnh tâm tư nguyện vọng của các cử tri Tăng Ni và Phật tử. Đồng thời, mạnh dạn đóng góp ý kiến, trao đổi cùng các cơ quan chức năng liên hệ, giải quyết có tình có lý những vấn đề liên quan đến tôn giáo, tạo sự hài hòa cảm thông, đoàn kết giữa chính quyền các cấp và các cấp Giáo hội; giữ vững lập trường, phát huy truyền thống đoàn kết, hòa hợp, độc lập dân tộc, theo hướng đi lên của thời đại, góp phần xây dựng xã hội Việt Nam dân chủ, văn minh, tiến bộ và giàu mạnh.

III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ƯU KHUYẾT ĐIỂM:

Mặt ưu:

Bằng sự vận dụng trí tuệ tập thể, tinh thần hòa hợp, đoàn kết, phát huy tính sáng tạo, giữ vững niềm tin Đạo pháp của các thành viên Tăng Ni, Phật tử cả nước, Giáo hội đã bám sát các mặt công tác từ Trung ương đến địa phương, với những thành quả nổi bật như sau:

- Thực hiện có kết quả, đồng bộ các mặt hoạt động của Giáo hội từ Ban, Viện Trung ương cho đến Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo trong cả nước.

- Về mặt cơ sở vật chất, Văn phòng 2 TWGH – Thiền viện Quảng Đức đã xây dựng hoàn thành dãy nhà Đông lang và đưa vào sử dụng.

- Văn phòng Trung ương và 10 Ban, Viện đã được củng cố và tăng cường nhân sự hợp lý, quan hệ chăt chẽ, giải quyết kịp thời những Phật sự cần thiết và hoạt động đồng bộ.

- Trung ương Giáo hội đã hướng dẫn và chủ động cho các Tỉnh, Thành hội Phật giáo tổ chức học tập Hiến chương Giáo hội đã được tu chỉnh lần thứ 4 tại Đại hội VI, triển khai, thực hiện các văn kiện của Đại hội, Nghị quyết Hội nghị.

- Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng tăng thêm uy tín và sự hiểu biết đối với Tăng Ni, Phật tử trong nước và cộng đồng thế giới, qua các cuộc Hội nghị, hội thảo quốc tế và thăm viếng hữu nghị của Giáo hội.

- Trong các mặt hoạt động, tất cả thành viên của Giáo hội luôn luôn thể hiện tinh thần Tốt đạo – Đẹp đời, gắn với phương châm hoạt động của Giáo hội “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội”.

Về mặt khuyết:

- Bên cạnh những ưu điểm đã đề cập, trong quá trình hoạt động vẫn còn những mặt hạn chế, khó khăn, tồn đọng và khuyết điểm như:

- Về mặt xây dựng, củng cố nhân sự của các cấp Giáo hội, do những yếu tố chủ quan và khách quan, cũng như thiếu nhân sự nên đến nay Ban Trị sự, Ban Đại diện Phật giáo Tỉnh Nghệ An, Sơn La, Lào Cai chưa tiến hành Đại hội như dự kiến. Ngoài ra, do tài chính hạn chế, nên ảnh hưởng đến một số hoạt động Phật sự của Giáo hội.

- Một vài nhân sự tại một số địa phương chưa thực sự đoàn kết, đồng tình và đồng bộ trong các hoạt động, do đó cũng tạo ra một số dư luận không tốt, làm ảnh hưởng đến chương trình hoạt động của Giáo hội.

Với những thành tựu tốt đẹp đạt được, Giáo hội quyết tâm phát huy cao hơn nữa; đối với những tồn đọng, khó khăn, khuyết điểm, hạn chế đã nêu sẽ cố gắng khắc phục, bằng với sự quyết tâm của toàn Giáo hội, cũng như tinh thần phụng sự Đạo pháp và Dân tộc của Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội, Ban Đại diện Phật giáo Quận, Huyện, Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước, sự giúp đỡ chân tình của các cơ quan chức năng lãnh đạo Trung ương và địa phương, nhất định công tác Phật sự trong năm 2010 của Giáo hội sẽ đạt được những thành quả tốt đẹp hơn, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng trang nghiêm vững mạnh trong lòng dân tộc, trong những thập niên đầu và những thập niên tiếp theo của thế kỷ 21, thế kỷ của thời kỳ hội nhập và phát triển.

Trong năm qua, các thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã dốc hết tâm lực và trí lực để hoàn thành các công tác Phật sự quan trọng của Giáo hội và Tỉnh, Thành hội Phật giáo. Sự thành tựu Phật sự của Giáo hội trong thời gian qua, cũng chính là sự thành tựu Phật sự của các thành viên Ban Thường trực, Hội đồng Trị sự, các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội, Ban Đại diện Phật giáo Quận, Huyện cùng Tăng Ni, Phật tử trong nước và ngoài nước.

Trên tinh thần tự giác, Giáo hội cũng đã mạnh dạn nhìn vào thực tế, nhận xét đánh giá đúng đắn những ưu khuyết điểm, những khó khăn, hạn chế, tồn đọng trong quá trình hoạt động. Từ những nhận thức đúng đắn, cụ thể đó, bằng tư duy và hành động tích cực, tiếp nối tinh thần đoàn kết hòa hợp trong lòng dân tộc, với sự lãnh đạo sáng suốt, kỷ cương của Giáo hội, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng lãnh đạo Nhà nước Trung ương, Tỉnh, Thành và địa phương, sự nhiệt tình tham gia của Chư Tôn đức Giáo phẩm, Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước sẽ là cơ sở hoạt động vững chắc, thành quả tốt đẹp, góp phần đẩy mạnh công tác Phật sự của Giáo hội ngày càng phát triển trong tình hình xã hội, đất nước và thế giới có những thuận duyên để hoàn thành các công tác Phật sự năm 2010 đã đề ra, làm cơ sở tổng kết Phật sự Hội nghị kỳ IV khóa VI Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tiếp tục thực hiện hữu hiệu phương châm hoạt động của Giáo hội “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”.

 

BAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM