Nữ giới Phật giáo và sự lãnh đạo qua tinh thần tứ nhiếp pháp

Chúng tôi xin chân thành biết đn Ban Tổ Chức đã ưu ái dành cho chúng tôi một cơ hội hy hữu để chia xẻ những kinh nghiệm trong sự tu học và trên con đường phụng sự đạo pháp – dân tộc với tất cả chư Ni trong nước cũng như các nước bạn trên thế giới. Ðây là một niềm vinh dự chẳng những riêng cá nhân chúng tôi mà cũng là niềm vinh hạnh chung của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam. Kính nguyện Ðức Từ Phụ Bổn Sư luôn thuỳ từ hộ Niệm cho Ni giới nói riêng và Phật giáo ở khắp nơi luôn hòa hợp bên nhau trong đạo tình thắm thiết để cùng chung tay xây dựng tòa nhà chánh pháp mãi hưng thịnh và trường tồn tại nhân gian.

* Tham luận chính

“Tôn giáo - Quyền lực - Chiến tranh” luôn là chủ đề được quan tâm hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ chúng ta thấy, nguyên nhân sâu xa của nó xuất phát từ sự tranh chấp quyền hạn và danh lợi giữa những người lãnh đạo. Vì muốn phát triển và phát huy quyền lực cá nhân, những nhà lãnh đạo đã không từ chối bất cứ một thủ đoạn nào để đạt ðến mục đích của mình.

Tuy nhiên, như Nho giáo đã nói: “Nhân hư ðạo bất hư” chân lý của một tôn giáo bị diễn dịch một cách lệch lạc là do con người, nói một cách chính xác, là do người truyền giáo đã vận dụng sai chân lý. Còn bản thể chân lý vốn thanh tịnh, không có lỗi lầm, không có chuyện đúng – sai, hay – dỡ. Ðã là chân lý, tức là một lý lẽ chân thật thì chỉ dẫn dắt con người đến chỗ chân- thiện -mỹ, tuỳ theo cấp độ nhận thức của từng tôn giáo. Không có một chân lý nào khiến con người hành động trái với lương tâm, hoặc đðánh mất nhân tính.

Trái ngược với tinh thần tiến hóa bằng bạo lực của những cá nhân tiêu cực, đạo Phật trên căn bản của lòng từ bi, đã có một chiều dài lịch sử phát triển vô cùng vinh quang và êm ả. Từ khi đức Bổn Sư nhập Niết bàn đến nay, những nhà lãnh đạo Phật giáo đã lần theo dấu chân son của đức Thế Tôn hoằng truyền chánh pháp của Ngài trên cơ sở đem lại sự hòa bình và an lạc. Ánh đạo huy hoàng từ xứ Ấn tỏa rạng sang các nước lân bang, và trãi rộng ra khắp thế giới như ngày nay. Con người biết đến đức Phật và giáo pháp của Ngài qua lòng từ bi và trí tuệ cứu đời của những nhà truyền giáo. Nhất là đối với hàng ngũ Ni giới lãnh đạo trong Phật giáo, các bậc Trưởng lão Ni xưa và nay, noi theo đức hạnh sáng ngời của đức Kiều Ðàm Di Mẫu, đã lãnh đạo và phát triển Ni đoàn bằng đức độ và trí tuệ của người con Phật. Trong khuôn khổ tham luận, xin chỉ đề cập đến sự lãnh đạo và những vấn đề liên quan của hàng nữ giới Phật giáo mà thôi.

Một điểm son chỉ cho thấy sự đặc của các nhà truyền giáo đạo Phật, đó là sự hành trì Tứ Nhiếp Pháp. Tứ Nhiếp Pháp là bốn phương tiện nhiếp hoá tha nhân theo mình về với chánh đạo, đó là: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, và đồng sự. Ðối với chư Tổ Ni, bốn pháp này vừa là phương tiện thù thắng trên bước đường phục vụ nhân sinh, vừa giúp người nhận lãnh sứ mạng truyền bá chánh pháp của đức Phật luôn đi đúng theo quỹ đạo Phật pháp mà không sợ bị lạc lối.

Bố thí là phương tiện đầu tiên của nhà lãnh đạo Phật giáo. Pháp bố thí ấy mang lợi lạc gì cho người truyền giáo và cả tha nhân?

Chủ trương của đức Bổn Sư là lấy khổ đau của người làm niềm đau của bản thân, xem hạnh phúc của chúng sanh là niềm vui của chính Ngài. Do đó, nơi nào có bước chân Ngài ngự đến, chúng sanh nơi ấy ân triêm pháp lạc của đức Thế Tôn sống an bình hạnh phúc. Ðức Phật dạy đó là cách bố thí của Ngài, bố thí để đưa ngýời vào đạo. Pháp bố thí trong sở hành của Phật không phải chỉ đem đến cho người những tài sản vật chất mà tự thân Ngài gần gũi chúng sanh để nhiếp hóa, dìu dắt họ đi trên con đường chân thiện. Ngài giúp họ nhận ra được thật tướng của cuộc đời để vượt thoát khỏi những ràng buộc ở thế gian, đạt Niết bàn an lạc ngay trong cõi đời đau khổ này.

Theo dấu chân son của Phật, các bậc Tổ Ni hành đạo cũng dùng thân mình làm pháp thí, dấn thân vào đời lợi lạc quần sanh. Tấm gương rực sáng trong trang sử của Ni lưu ðó là hình ảnh của đứcTổ Kiều Ðàm Ðại Ái Ðạo. Sau khi được đức Thế Tôn cho phép thành lập Ni đoàn, Người đã chẳng ngại dấn thân, liền hoạch định qui củ, xây cất các trung tâm tu học cho đòan thể Ni giới. Nhờ đã chứng đắc thánh quả, Di Mẫu có đầy đủ khả năng thay Phật tuyên dương chánh pháp, giáo hóa Ni đồ và dìu dắt cả hàng vạn nữ cư sĩ. Ni viện lần lượt mọc lên ở các nơi như: Tỳ Xá Ly, Ca Tỳ La Vệ, Xá Vệ, v.v… Hàng ngàn Ni chúng sống nghiêm túc, tinh cần, và rất đông trong số họ đắc từng phần thánh quả.

Thật cao cả thay! Gương đức hạnh của bậc sáng lập Ni đoàn. Vì đạo pháp, vì chúng Ni đa nghiệp, Di Mẫu đã dâng hiến tài sản quí nhất của đời mình, thân phước đức – trí tuệ, vào công trình nuôi dưỡng hạt mầm bồ đề của những vị Phật tương lai. Ðó chính là bố thí theo tinh thần đại thừa, bố thí để nhiếp hóa, giúp người phát khởi niềm tin tu hành và đắc đạo. Thi sĩ Tống Anh Nghị từng có thơ ca tụng các bậc nữ giới Phật giáo có chí khí không kém chư Tăng trong bài thơ “Người Nữ Tu” rằng: …

"Vàng ngọc, người sao chẳng ngọc vàng,

Ngọc vàng thế sự ngập sầu than

Lòng thương đem trải cùng thiên hạ

Lệ thảm người lau ức vạn hàng”.

Ái ngữ là phương tiện nhiếp hóa thứ hai của người lãnh đạo Phật giáo. Từ ngàn xưa, đệ tử Phật chỉ sử dụng lời chân thật từ hòa cảm hóa tha nhân. Sử dụng ái ngữ để chuyển hóa tâm người khác chính là lợi thế của hàng Ni giới. Trong đời kiếp trược có nhiều chúng sanh cang cường khó điều phục, chính ngôn từ hòa ái, đậm vị chân thành, có mãnh lực thuyết phục tha nhân, kể cả những người chống đố đãi không tốti.

Khác với những người có tâm ý bất thiện dùng lời nói để gây mầm đau khổ cho người khác, người con Phật sử dụng văn ngôn của mình để đưa tha nhân thoát khỏi biển sầu, đến bờ bến an vui. Nói đến tài hùng biện dùng lời nói để chinh phục nhân tâm ở trong giới Ni lưu, ngýời duy nhất đáng được đề cập đến chính là Sư trưởng Như Thanh, một bậc lão Ni xuất cách với đức tài song toàn. Sư trưởng sử dụng thành công khẩu giáo trên bước đường hoằng dương Phật pháp. Trên mọi phương diện: tổ chức, lãnh đạo, giáo dục, hoằng pháp… , Sư trưởng đều thể hiện một cách xuất sắc năng lực của người lãnh đạo qua thân giáo và khẩu giáo. Nhất là khẩu giáo, những lời dạy dỗ của Sư trưởng vừa mang tính nghiêm khắc của một người cha, vừa ẩn tàng tình thương con vô bờ của một người mẹ. Khiến cho toàn thể Ni bộ Bắc Tông một thời nói chung, và hàng môn nhơn trong tầm tay giáo dưỡng của Người nói riêng, tất cả đều âm hưởng đức lành của Người được tăng quang giới thân huệ mạng.

Sư trưởng đã để lại cho đời rất nhiều dòng thơ tuyệt tác. Khẩu ngữ được dùng trong văn thơ của Người vừa sắc bén nhưng cũng rất ôn nhu, vừa hiển lộ khí phách của một bậc lãnh đạo kỳ tài, nhưng cũng tiềm ẩn nét dịu dàng của người con gái Ðức Phật trong đời sống chân tu thật học:

“Nặng lời tâm nguyện ý chơn thành,

Ðem tấm thân này hẹn sử xanh.

Góp nhặt công lao vào đất Phật,

Dựng nên nghiệp cả mới an lành”.

(Nguyện lực hoằng thâm)

Hay:

“Tánh bình đẳng, chỉ một lòng thông đạt,

Trí cao minh, luôn hoạt bát hơn người

Hạnh ôn nhu, êm dịu tiếng nói cười,

Ðức kham nhẫn, rạng ngời gương cao khiết.”

(Người con Phật)

Kính phục thay! khẩu khí của bậc long tượng Ni lưu, ngýời đương thời khi nghe đến phải thức tâm qui phục, kẻ hậu nhơn đọc lại văn phong cũng phát lòng kính ngưỡng hành trì. Dùng ngôn ngữ từ hòa hóa độ người bỏ tà theo chánh thì duy nhất chỉ có người con Phật mới hành xử như vậy mà thôi.

Phương tiện nhiếp hóa thứ ba trong Tứ Nhiếp Pháp là Lợi Hành. Người truyền giáo mang lại lợi ích cho người như thế nào trên bước đường hành đạo?

Người đệ tử đức Phật thấm đẫm tư tưởng bất bạo động, xuất hiện nơi nào cũng chỉ vì mang đến lợi lạc và đáp ứng theo yêu cầu của chúng sanh để giúp họ thăng hoa cuộc sống. Ðó chính là ý nghiã “Lợi hành nhiếp pháp”.

Theo tinh thần Phật giáo đại thừa, chư vị Bồ tát tùy loại ứng hiện thân. Nghiã là mang thân hình nào có thể giúp cho nhiều người hướng thiện, an vui, giải thoát thì các Ngài hiện thân hình đó. Như Bồ tát Quán Thế Âm, Ðại Thế Chí, v.v… Pháp lợi hành nhiếp của chư vị Bồ tát biến thành năng lượng vô tận của lòng từ và niềm thương cảm vô biên của bi tâm. Khiến cho trong ánh mắt của chúng sanh, quý Ngài là các đại ân nhân, là những bà mẹ hiền luôn sẳn lòng ban phát niềm vui và cứu nguy khi hoạn nạn.

Ðức hạnh sáng ngời của các vị Bồ Tát được các bậc Trưởng lão Ni thể hiện rõ nét vào đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, sử dụng lợi hành nhiếp đi vào cuộc đời phổ hoá quần sanh, lưu lại trong trang sử vàng của Phật giáo những tấm gương ngời sáng. Nổi bật nhất là Sư bà Diệu Tịnh (1910-1942), Sư bà Diệu Tấn (1910-1247), Sư trưởng Như Thanh (1911-1999) đã có công đức to lớn trong việc khởi đầu cho việc hình thành và phát triển Ni giới Việt Nam.

Ðặc biệt là Sư trưởng Như Thanh, bậc long tượng Ni dày dặn công lao trong việc thành lập Ni bộ Bắc Tông. Vì lợi ích của Ni đoàn, vì tấm lòng thương vô hạn đối với Ni chúng, Sư trưởng cùng một số quý Sư bà đồng tâm hiệp lực hợp nhất Ni chúng Việt Nam thành một khối, hòa hợp trong mọi phương diện: học hành, tu tập, sinh hoạt, và công tác xã hội. Trước những tâm nguyện cao cả và những tấm lòng vì đạo ấy của quý Sư bà khiến cho Hòa thượng Trị sự trưởng Giáo hội Tăng Già Nam Việt Thích Thiện Hòa đã tán thán rằng:

“Người ta thường tưởng rằng Ni lưu chỉ có khả năng tự tu, chứ không có khả năng đảm đang những Phật sự lớn lao làm vẻ vang cho Phật pháp. Nhưng trái lại, ngày nay người ta đã thấy Ni lưu với ý chí mạnh mẽ cương quyết, đứng ra lãnh lấy nhiệm vụ cùng với chư Tăng chia sớt gánh nặng lo đào tạo Ni tài để duy trì gia phong của Từ Phụ. Thật là một điểm son đáng ghi trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.”

Thật trân kính thay! những tấm gương sáng rực rỡ trên nền trời đạo pháp, sẳn sàng vì đạo, vì người hậu học mà quên thân của các bậc Trưởng lão Ni. Ni giới hậu lai, cung kính đọc lại trang sử vàng của người xưa cảm thấy vô cùng vinh hạnh. Quả thật:

“Một đời hành đạo, đức tài nhiếp khắp Ni lưu

Muôn thuở lợi sanh, công hạnh soi chung Ni giới.”

Phương tiện độ người thứ tư của người lãnh đạo Phật giáo là “Ðồng Sự Nhiếp”

Ðồng sự hiểu đơn giản có nghiã là cùng làm việc chung với nhau để hoàn thành một mục tiêu hay lý tưởng nào đó. Tuy nhiên, hiểu theo tinh thần đại thừa nhiếp thì đồng sự mang ý nghiã cùng làm việc với người nhằm mụch đích thấu hiểu và đáp ứng đúng tâm tư, ước nguyện của người, và lần lần đưa họ trở về Phật đạo.

Từ ngàn xưa đến nay, các bậc Tổ sư vâng lời Phật đi du hóa khắp nơi, hành trang trên vai chỉ có hai món căn bản là lợi hành nhiếp và đồng sự nhiếp. Giương cao ngọn đuốc bi trí, các Ngài bình thản đi truyền giáo giữa cuộc đời và lòng người. Dừng chân ở bất cứ nơi nào, chư Tổ sư tùy theo sinh hoạt tập tục của nơi đó mà giúp người dân thăng hoa cuộc sống. Các Ngài xây dựng tín tâm của chúng sanh trên căn bản đáp ứng nhu cầu của từng địa phương nhằm phục vụ lợi ích cho người rồi lần hồi đưa người đến với đạo. Ðó là hình ảnh của Thiền sư Không Lộ từng dạy dân nghề đúc đồng và nghề thuốc, hay thậm chí như Vạn Hạnh Thiền sư, Ðỗ Thuận Pháp sư còn tham gia nhiếp chính giúp nước nhà chống giặc ngoại xâm, v.v…

Thừa kế tinh thần đồng sự nhiếp của tiền nhân, các bậc Tổ Ni hành cước bất cứ nơi đâu, trước tiên cũng tìm cách tiếp cận làm lợi ích cho chúng sanh rồi sau mới tạo cơ hội đưa người về với đạo. Do đó trong giáo đoàn Ni từ xưa đến nay, ít nhiều đều có các bậc Tổ Ni hành đạo và phát triển giáo đoàn Ni giới đa dạng hình thức. Tuỳ theo nhu cầu của từng thời đại, có vị thì giảng pháp, dịch kinh, đào tạo lớp người kế thừa, nhưng cũng có vị kiến tạo chùa chiền, làm công tác giáo dục hay từ thiện như: xây trường học, bệnh viện, nhà tình thương, ủy lạo cứu đói, v.v… Mỗi mỗi sở hành đều nhắm theo yêu cầu của từng địa phương mà phục vụ nhân quần làm tốt đạo đẹp đời nơi đó. Tinh thần đồng sự cao cả ấy được quý Sư bà Diệu Không, Sư trưởng Như Thanh…,bên hệ phái khất sĩ có Ni trưởng Huỳnh Liên, Ni trưởng Bạch Liên,… thể hiện một cách xuất sắc trong ngôi nhà Ni giới, xứng đáng là những bậc lãnh đạo kỳ tài tiếp nối được sự nghiệp vẻ vang của đức Tổ Kiều Ðàm Ðại Ái Ðạo. Thật là:

“Ra đó vào đây theo bổn nguyện,

Khi lên lúc xuống rất thanh cao.

Hồng trần lửa đỏ từng nung đốt,

Thiên quốc tường quang chẳng ngại lao.

Chí hạnh độ đời đâu thối chuyển,

Nhất tâm vì đạo chẳng xôn xao.”

Tinh thần Tứ Nhiếp Pháp nếu mở rộng ra thì có vô số phương tiện giúp nhà truyền giáo đưa tha nhân trở về Phật đạo. Nhưng nếu thu hẹp lại thì bốn pháp nhiếp ấy chính là diệu dụng nhiệm mầu lưu xuất từ nguồn “từ bi – trí tuệ” của người hành đạo. Thật vậy, trang bị trí tuệ siêu thế gian, nhà lãnh đạo Phật giáo có nhận thức một cách đúng đắn về nhân sinh và vũ trụ theo từng bối cảnh xã hội. Từ đó, phát triển đạo pháp ngay trong lòng dân tộc qua chủ trương làm tốt đạo đẹp đời, rất dễ dàng được đời chấp nhận mà không sợ bị những phê phán hay chống đối. Trang bị tâm từ bi của Phật, nhà truyền giáo đi hành đạo chỉ với mơ ước xây dựng tình người, nối kết muôn tấm lòng lại với nhau, để cùng hiểu và thương, đồng tâm xây dựng một tịnh độ nhân gian cho mọi người chung sống. Cứ như thế, bằng đôi hài “trí tuệ và từ bi”, người lãnh đạo Phật giáo du hóa khắp nơi kiến tạo sự hòa bình an lạc cho chúng sanh giữa cõi đời ngập tràn đau khổ này.

Tóm lại, Phật giáo trên nền tảng hòa bình và an lạc xuất hiện nơi đâu đều mang đến cho người niềm hạnh phúc an vui. Nhà truyền giáo giương cao ngọn cờ chánh pháp của Phật trong cuộc đời, cũng chỉ làm chừng ấy công việc mà thôi. Nếu có ai làm khác đi tôn chỉ này tức là người ấy đã bị lạc ra ngoài quỹ đạo của Phật pháp. Ðối với đạo Phật không bao giờ có việc tranh chấp lẫn nhau về một ít quyền hạn trong giáo đoàn, thì đừng nói gì đến việc khõi nguồn chiến tranh nhằm mục đích tranh đoạt tín đồ hay quyền lực. Ðức Phật, đấng Ðạo sư tôn kính của trời người đã từng tuyên bố rằng chỉ có đời tranh chấp với Ngài, bản thân Ngài chẳng bao giờ đem lòng tranh chấp với người. Trong tận cùng sâu thẳm trái tim của Phật, ở đó chỉ có tình thương vô hạn dành cho chúng sanh, không hề có những ước muốn đem lại sự khổ đau cho người khác.

Tiếp nối triết lý sống vĩ đại ấy của Ðức Phật, những người con gái của Ngài xuất hiện nơi đâu cũng chỉ với nguyện ước gieo rắc tâm đạo vào lòng người trên tinh thần từ bi – trí tuệ. Bằng hành trang Tứ Nhiếp Pháp: Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành, và Ðồng sự, Ni giới từ ngàn xưa và mãi đến ngàn sau đã và sẽ làm theo gương đức hạnh của người xưa, phát triển Ni đoàn và truyền bá chánh pháp trên nền tảng hòa bình an lạc. Ðể cho trang sử vinh quang của đạo Phật mãi mãi truyền lưu tấm gương xả kỷ của bậc tiền nhân, và cho thế hệ ngàn sau luôn có chỗ noi theo trên con đường tìm về nguồn cội.

Ôi! Kính ngưỡng thay! Tài năng và đức độ của người xưa…

"… Dòng Tào Khê nước chảy đôi nguồn, pháp đốn tiệm sáng soi kim cổ

Nam tông, Bắc phái, Ni lưu mãi mãi sáng ngời gương Di Mẫu…"

 

Tỳ kheo Ni Tịnh Tuyền

(Trích tham luận Hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ XI tại Tp. HCM, Việt Nam)