Ni giới Phật giáo và sự lãnh đạo

1. DẪN NHẬP

Từ thời đức Phật, Ngài đã có bốn chúng đệ tử là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni, cư sĩ nam và cư sĩ nữ. Tăng có giới luật của Tăng, Ni có giới luật của Ni, do môi trường hoàn cảnh nên Tăng phải hỗ trợ cho Ni để Ni chúng được an toàn phát triển. Ngày nay, lực lượng Ni chúng khá đông đảo, nếu Ni giới biết hoàn thiện đạo đức bản thân, biết đóng góp vào việc giáo dục đạo đức và tâm linh cho xã hội thì vô cùng lợi ích và thiết thực. Ðể làm được điều này, cần có những nhà lãnh đạo giỏi, có tầm nhìn xa, nhìn rộng. Ðề tài “Ni giới Phật giáo và sự lãnh đạo” cho chúng ta thấy sự cần thiết về hoàn thiện đạo đức bản thân, tính cách tý duy để phát huy những ý tưởng sáng tạo đóng góp vào sự phát triển đạo đức, tâm linh cho xã hội.

2. HOÀN CHỈNH ÐẠO ÐỨC BẢN THÂN

Bồ tát hạnh của đạo Phật có sáu pháp Ba-la-mật, gồm có: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ.

* Bố thí

Trong pháp bố thí có tài thí, pháp thí và vô úy thí. Tài thí là bố thí về vật chất, dùng tiền, của cải, vật thực đem bố thí, giúp đỡ người khác. Pháp thí là bố thí về những bài pháp, chúng ta đem giáo lý Phật dạy để nói cho người khác nghe, để họ chuyển hoá nội tâm. Vô úy thí là đem sự không sợ hãi cho người. Ví dụ khi có một người lớn tuổi muốn đi băng qua một con đường, nhưng vì sợ xe dang lưu thông nên không dám đi, chúng ta thấy thế đến dẫn cụ già qua đường, đó là bố thí không sợ hãi.

* Giữ giới

Người tu trong đạo Phật chủ yếu lấy giới luật làm đầu. Giới luật là hàng rào ngăn chặn những ý nghĩ, lời nói và hành động xấu, ác, cũng khuyên làm tất cả những việc thiện, lành. Kinh Phạm Võng, Phật dạy:

Từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh và loài hữu tình.

Từ bỏ lấy của không cho, tránh xa sự lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, sự sống thanh tịnh không có trộm cướp.

Từ bỏ tà hạnh, tịnh tu phạm hạnh, sống giải thoát, từ bỏ dâm dục hèn hạ.

Từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ nơi sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lừa gạt, không phản lại lời hứa đối với đời.

Từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi; nghe điều gì ở chỗ này, không đi nói đến chỗ kia để sanh chia rẽ ở những người nầy; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những ngýời này để sanh chia rẽ ở những người kia.

Từ bỏ lời nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác, những lời nói không lỗi lầm, êm tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều ngeời, vui lòng nhiều ngeời.

Từ bỏ lời nói ỷ ngữ, tránh xa lời nói ỷ ngữ, nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về chánh pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời, thuận lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi.(1)

Khi người tu giữ giới luật nghiêm túc thì thân tâm được thanh tịnh, nhẹ nhàng, an lạc.

* Nhẫn nhục

Nhẫn nhục là nhẫn nhịn những điều trái ý, nghịch lòng, không sân giận. Chẳng hạn, khi chúng ta bị ai vu khống một điều gì, chúng ta vẫn từ tốn, điềm tĩnh, không nổi sân.

* Tinh tấn

Chúng ta luôn cố gắng, siêng năng trong việc tu học, làm công quả, dấn thân phục vụ vì lợi ích chúng sinh thì gọi là tinh tấn. Tinh tấn ở đây là chánh tinh tấn. Tinh tấn là chi phần thứ sáu trong Bát chánh đạo. Chánh tinh tấn đứng trước chánh niệm và chánh định. Vì vậy, để có được chánh niệm thì phải có chánh tinh tấn. Khi có chánh niệm thì chúng ta sẽ sống chánh niệm tỉnh giác.

* Thiền định

Thiền định là cốt lõi của đạo Phật. Ðức Phật ngồi thiền dưới cội cây bồ đề 49 ngày mà đắc được quả vị Chánh đẳng Chánh giác. Sau đó, Ngài truyền dạy giáo lý và các đệ tử của Ngài thực hành theo mà đắc quả A-la-hán. Vì vậy, yếu tố thiền định là yếu tố không thể bỏ qua.

Trong Tam vô lậu học thì giới sinh định, định sinh tuệ. Nhờ có định mà phát sinh trí tuệ. Vì vậy, thiền định là yếu tố rất quan trọng.

* Trí tuệ

Ðạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ. Ðức Phật là bậc có lòng từ bi vô lượng và trí tuệ không ai vượt qua được. Ðức Phật có mười danh hiệu: “Như ta nay sanh ra ở đời này, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.”(2). Trong đó Minh Hạnh Túc là đầy đủ về trí tuệ và giới hạnh.

Khi chúng ta làm việc gì thì cũng cần có trí tuệ để soi xét, quán chiếu. Người không có trí tuệ được xem là si. Người có tâm si thì dễ bị phiền não, khổ đau. Khi tâm tham và tâm sân nổi lên thì thường có tâm si đi kèm: “Moha: Si, là một điều kiện tất yếu đối với các bất thiện pháp. Lobha và Dosa (tham, sân) không thể khởi lên nếu không có Moha (si). Nhưng nếu chỉ có Moha thôi, thời khiến cho tâm trí bị mê mờ.” (3) Người có trí tuệ làm việc gì cũng dễ thành công, dễ thực hành lời Phật dạy và dễ đạt được an lạc, hạnh phúc.

3. MỞ CÁC KHOÁ TU TẠI CHÙA, HƯỚNG DẪN TÂM LINH CHO PHẬT TỬ

* Tu thiền

Thông thƯờng, Phật tử đi chùa thường tập trung vào việc cầu an, cầu siêu, cầu nguyện cho mình làm ăn phát đạt, hay cầu nguyện cho mình một điều gì đó. Nếu Phật tử đến chùa chỉ vì những việc như thế thôi thì họ không biết gì về đạo đức, tâm linh. Vì vậy, chúng ta cần mở ra khoá tu thiền để cho Phật tử tham gia, tìm được niềm an lạc. Người muốn tu thiền là phải sống thuần thiện, tức là phải sống rất đạo đức. Trong Kinh Sa Môn Quả, Ðức Phật có nói khi chứng được Sơ thiền là: “Ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ.” (4) Trước khi chứng được Sơ thiền thì hành giả phải diệt trừ được năm triền cái. Năm triền cái là: tham ái, sân, hôn trầm, trạo cử và nghi. Năm triền cái là những bất thiện pháp, những điều trói buộc. Khi diệt năm triền cái là diệt những bất thiện pháp, những điều trói buộc.

Như vậy, khi chúng ta hướng dẫn cho Phật tử tu thiền là Phật tử vừa thăng tiến về đạo đức, vừa an lạc nội tâm. Như thế, chúng ta đã đóng góp vào việc xây dựng đạo đức và tâm linh cho mọi người.

* Tịnh độ

Pháp môn Tịnh độ tu niệm hồng danh đức Phật A-di-đà, Niệm “Nam mô A-di-đà Phật” rất được phổ biến ở Việt Nam. Pháp môn này phù hợp với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi giới. Phật tử đi làm suốt cả tuần, chỉ có ngày Chủ nhật là được nghỉ ngơi, tập trung về chùa để tu tập tâm linh. Vì vậy, chúng ta hướng dẫn Phật tử tu niệm Phật cho có kết quả. Muốn tu niệm Phật cho có kết quả phải hội đủ ba yếu tố: 1. Phát bồ đề tâm; 2. Nhất tâm niệm Phật; 3. Phát nguyện sinh về cõi Tịnh độ (hay còn gọi là ba yếu tố: tín, hạnh, nguyện). Nếu mọi người tu Tịnh ðộ đủ ba yếu tố này thì khi lâm chung sẽ được Phật A-di-đà cùng Thánh chúng rước về cõi Tây phương Cực lạc:

Ðiều kiện tiên quyết để vãng sanh về thế giới Cực lạc của Phật A-di-đà, không có gì khó khăn, cũng không có gì bó buộc lắm, mà trái lại, bất luận ai, sang hèn, giàu nghèo, trí thức hay thiếu học đều có thể có được. Ðó là: Có đức tin mạnh mẽ, lập nguyện vững vàng, thực hành theo đúng chí nguyện. Có đủ ba yếu tố tín, hạnh, nguyện, là có thể lên đường đi đến cõi Cực lạc. (5)

Khi niệm Phật càng nhiều thì hành giả sẽ có một hoa sen ở ao thất bảo của Tây phương Cực lạc càng nở lớn, nếu niệm ít hoặc không niệm thì hoa sen đó sẽ nhỏ lại và khô héo: Chúng ta niệm “Nam mô A-di-đà Phật”, ở trong ao thất bảo bên thế giới Tây phương Cực lạc hoa sen đang từ từ nở ra. Trong ao đó có tám loại nước công đức. Chúng ta niệm Phật, niệm càng nhiều thì hoa sen càng nở lớn ra, bạn niệm thật ít, thì hoa sen nhỏ. Bạn nói: “Nếu không niệm thì sao?” Nếu bạn không niệm, thì hoa sen khô héo và đi ðến chết thôi. Cho nên bằng giá nào bạn cũng phải tranh thủ tu tập để thành tựu quả vị giải thoát cho chính mình. (6)

Vì vậy, chúng ta hýớng dẫn Phật tử tinh tấn Niệm Phật trong ði, ðứng, ngồi, nằm; Niệm Phật nhất tâm, phát nguyện sinh về cõi Tịnh độ và phát bồ đề tâm rộng lớn thì sẽ có kết quả. Một số chùa hướng dẫn phật tử tu Tịnh độ như: chùa Từ Nghiêm…

* Tu Bát quan trai

- Tu Bát quan trai là giữ tám giới:

1. Không được sát sanh

2. Không được trộm cướp

3. Không được dâm dục

4. Không được nói dối

5. Không được uống rượu

6. Không được trang điểm,thoa dầu thơm, múa hát và xem múa hát.

7. Không được nằm ngồi giường cao rộng đẹp đẽ

8. Không được ăn quá giờ ngọ. (7)

Tổ chức cho Phật tử tu Bát quan trai ðể Phật tử gieo nhân xuất gia và họ được an lạc. Một tuần hoặc hai tuần Phật tử giữ giới trọn trong một ngày thì cũng rất quý. Khi về nhà, họ sẽ nhớ tới những giới đó mà tiếp tục giữ. Như thế, bản thân họ được an lạc, gia đình hạnh phúc và xã hội yên vui.

4. TỔ CHỨC SINH HOẠT TẠI CHÙA CHO CÁC PHẬT TỬ

* Tổ chức sinh hoạt gia đình Phật tử

Các em thiếu niên, nhi ðồng vào ngày Chủ nhật được nghỉ học, chúng ta tổ chức sinh hoạt gia đình Phật tử cho các em tham gia để các em biết được Phật pháp. Các em đến chùa sinh hoạt, vui chơi, ca hát trong môi trường Phật giáo sẽ làm cho các em dần dần thấm nhuần Phật pháp. Ðiều đó sẽ làm cho các em sống an lạc và có ích cho xã hội.

· Tổ chức cho Phật tử làm từ thiện

Từ thiện là việc làm rất có ý nghĩa, nó giúp cho người ta có lòng từ đối với mọi người, có tình thương yêu đối với người nghèo khó, những người ðang gặp hoàn cảnh khó khăn. Hơn nữa, người làm từ thiện gieo được nhân lành ở hiện tại, sẽ gặt được quả tốt ở tương lai. Theo luật nhân quả thì làm từ thiện sẽ được giàu có. Theo Kinh Kim Cang, khi làm mà buông xả hết thì phước báu lại càng nhiều hơn.

· Mở các lớp giáo lý cho Phật tử

Người xuất gia khi vào chùa sẽ được học giáo lý từ các lớp Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng, Cao cấp… như các trường học bên ngoài. Còn Phật tử, vì công việc sinh kế, không có nhiều thời gian nên chúng ta mở ra các lớp giáo lý mỗi tuần một lần cho các Phật tử tham gia học. Giáo pháp đối với ngýời xuất gia là không thể thiếu, vì đó là chìa khoá mở ra con đường tâm linh. Còn đối với Phật tử, cũng phải cho họ biết về giáo lý Phật pháp để họ làm lành lánh dữ, tìm được nguồn an lạc, hạnh phúc.

* Mở giảng đường để Phật tử đến nghe pháp

Phật tử sau những ngày làm việc căng thẳng, bận rộn với những lo toan của cuộc sống đời thường, cũng cần có những giây phút thý giãn cho thoải mái tinh thần và hướng đến tâm linh. Vì vậy, các chùa nên mở các giảng đường ðể Phật tử đến nghe pháp hàng tuần. Nhờ sự nghe pháp trực tiếp với giảng sư, nên có sự cảm nhận trực tiếp về tâm linh, làm cho Phật tử dễ phát khởi lòng tin và tinh tấn hành trì giáo lý của đức Phật. Hiện nay, ở Việt Nam có những giảng đường lớn như chùa Từ Nghiêm, chùa Dược Sư…

5. THAM GIA VÀO HOẠT ÐỘNG XÃ HỘI

1. Từ thiện

Ni giới chúng ta ngoài các Phật sự tại chùa, nên tham gia vào các hoạt động xã hội. Hoạt động từ thiện rất thích hợp với Ni giới. Người nữ có tình thương yêu rộng lớn nên làm từ thiện rất tốt. Chúng ta làm từ thiện ở các bệnh viện, kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ tài chính để giúp đỡ cho các bệnh nhân nghèo có phương tiện, tài chính để chữa bệnh. Chẳng hạn chương trình: “Mổ mắt từ thiện” mà chùa Giác Ngộ thường hay làm.

Chúng ta đi thăm và phát quà từ thiện cho những bệnh nhân. Món quà tuy ít ỏi nhưng sự quan tâm của chúng ta đến với bệnh nhân là sự an ủi về tinh thần, giúp cho họ cảm thấy ấm áp tình người và họ sẽ cảm thấy có thiện cảm với đạo Phật hơn.

Những nơi có thiên tai, lũ lụt thì chúng ta nên đến đó để cứu trợ, giúp đỡ. Ðó là những nơi rất cần sự quan tâm, chia sẽ của mọi người. Chúng ta thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” là nghĩa cử hết sức cao đẹp của người Việt Nam. Khi miền Trung bị lũ lụt, Tăng Ni học viện Phật giáo Việt Nam đã lên đường đi cứu trợ. Từng món quà được trao tận tay những người ðang bị nạn và cả những tấm lòng ấm áp, chân tình của những Tăng Ni trẻ đang một lòng hướng về miền Trung ruột thịt, thân yêu đang bị thiên tai, lũ lụt để chia sẽ bớt những nổi khổ, niềm đau của đồng bào. Ðiều đó thể hiện sự quan tâm và tình người thêm thắm ðậm.

Những nơi còn nhiều khó khăn rất cần sự giúp đỡ của nhiều người khác. Vì thế, chúng ta nên làm từ thiện ở những nơi này. Ðời đau khổ mới có nhiều việc để làm, Bồ tát thường có mặt ở những nơi khó khăn. Chẳng hạn, trong kinh Ðịa Tạng có nói: Bồ tát Ðịa Tạng nguyện rằng khi nào không còn chúng sinh ở cõi địa ngục, Ngài mới thành Phật. Do đó, chúng ta nên làm từ thiện ở những nơi còn nhiều khó khăn ðể giúp cho mọi người bớt khổ, và giúp cho mọi người biết đến Phật pháp để hành trì, tìm được niềm an lạc. Giá trị vật chất món quà không lớn, nhưng chúng ta kèm theo món quà đó mảnh giấy, trong đó có những lời dạy của đức Phật, khi họ đọc những lời đó, có thể họ sẽ thực hành theo thì sẽ tìm được nguồn hạnh phúc. Một bữa ăn có thể cứu đói người ta được một ngày, nhưng những lời dạy của đức Phật sẽ cứu người ta đời đời kiếp kiếp. Chẳng hạn, luật nhân quả nói rằng làm thiện thì được quả báo lành, làm ác sẽ bị quả báo xấu. Chính vì thế trong kinh Pháp Cú đức Phật dạy:

Chớ làm các việc ác

Nên làm các việc lành

Giữ tâm ý trong sạch

Là lời chý Phật dạy. (8)

2. Giáo dục

- Tham gia giảng dạy giáo lý ở các trường Phật học: Trung cấp, Cao đẳng, Phật học viện.

Giáo dục được coi là then chốt trong mọi lĩnh vực. Xã hội muốn phát triển thì giáo dục phải đứng hàng đầu. Phật giáo muốn phát triển thì giáo dục cũng phải được xem trọng. Vì vậy, Ni giới tham gia vào lĩnh vực giáo dục rất thiết thực và có ý nghĩa. Chúng ta tham gia giảng dạy Phật pháp ở các trường Phật học như: Trung cấp, Cao đẳng, Phật học viện… Sự truyền bá kiến thức của chúng ta đến Tăng Ni sinh trẻ để đào tạo Tăng tài sẽ góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và đẩy mạnh Phật giáo và dân tộc.

- Tham gia nuôi dạy trẻ, hướng dẫn cho trẻ biết Phật pháp.

Trẻ em là lứa tuổi còn nhiều trong trắng, ngây thơ, chưa bị nhiễm bụi đời. Chúng ta gieo vào trong tâm trí trẻ những hạt giống Phật pháp để sau này lớn lên, chúng sẽ trở thành những người có đạo đức, đóng góp nhiều điều ích lợi, tốt đẹp cho xã hội.

- Tham gia giảng dạy Phật pháp cho thanh thiếu niên, người lớn tuổi.

Tầng lớp thanh thiếu niên là tầng lớp trụ cột của xã hội. Nếu tầng lớp này mà biết đến Phật pháp, họ sẽ là những người có đạo đức và sẽ làm nhiều điều có lợi ích cho xã hội. Vì vậy, chúng ta nên dạy Phật pháp cho tầng lớp thanh thiếu niên để họ sống có đạo đức hơn, có lòng thương yêu con người và biết chia sẽ với người khác. Một xã hội có tình thương thì con người sẽ sống hạnh phúc và yên vui.

Những người lớn tuổi là những người đã nghỉ hưu. Lứa tuổi này cần biết Phật pháp để tu hành. Lứa tuổi này là lứa tuổi của cuối đời người, vì vậy mà chúng ta càng nên dạy cho họ biết Phật pháp để tu dưỡng nội tâm, có được niềm an lạc, và khi lâm chung sẽ được sinh về cõi giới tốt lành.

- Tham gia giảng dạy Phật pháp ở các cô nhi viện

Trẻ em ở cô nhi viện thì không có tình cảm của gia đình, của người thân; vì vậy chúng cảm thấy rất cô đơn ở giữa cõi đời này. Chúng ta dạy Phật pháp cho trẻ em ở cô nhi viện sẽ giúp cho chúng hiểu được nhân quả nghiệp báo. Và giúp cho chúng tự tin ở chính mình, cuộc đời mình là do mình quyết định. Ðiều đó, sẽ giúp cho chúng cố gắng phấn đấu vươn lên để gặt hái những thành công trong cuộc đời và tìm thấy niềm an vui, hạnh phúc.

3. Hoằng pháp

- Thuyết giảng ở các chùa, tịnh xá

Ở các chùa, tịnh xá đều có giảng Phật pháp thì chùa, tịnh xá đó sẽ dần dần hưng thịnh. Phật tử đi chùa mà chỉ có sự cầu nguyện hay tụng kinh thì sẽ tẻ nhạt và chỉ có người lớn tuổi mới đi chùa, còn giới trẻ ít đến chùa. Ðể thu hút giới trẻ và đông ðảo mọi người ðến chùa thì cần có thuyết pháp. Thông qua những bài thuyết pháp, sự phân tích về giáo lý của đức Phật và đối chiếu với nhiều điều trong cuộc sống, sẽ làm cho mọi người hiểu ra, ứng dụng và thấy có ích lợi thì dần dần mọi người sẽ tin vào Phật pháp, sẽ truyền bá làm cho Phật pháp ngày càng lan rộng.

- Thuyết giảng ở những nơi có mọi người thỉnh mời.

Ở những nơi mà mọi người cảm thấy cần có thuyết giảng thì mọi người sẽ thỉnh giảng sư. Khi có mọi người thỉnh mời thì chúng ta nên nhận lời. Mục đích thuyết pháp là ðể truyền bá giáo lý của đạo Phật, để mọi người nghe mà chuyển hoá nội tâm, bỏ ác làm thiện để tìm được niềm an lạc, hạnh phúc.

- Truyền bá Phật pháp trong các trại tù

Vì sao mà người ta lại phải vào tù? Người ta vào tù vì làm những điều trái với luật pháp. Vì sao nhà nước phải đưa ra luật pháp? Vì luật pháp bảo vệ cho xã hội được ổn ðịnh. Xã hội không ổn định là do có nhiều người làm điều xấu, ác, làm loạn. Do họ làm những điều xấu, ác, làm loạn nên họ phải vào tù. Như vậy, nhiệm vụ của chúng ta là giúp cho họ biết được đâu là thiện, đâu là ác, đâu là hạnh phúc, đâu là khổ đau. Khi họ được giáo dục về những điều đó, họ sẽ thay đổi nhận thức, sẽ cải hoá tâm hồn của chính họ.

+ Giúp cho họ biết giữ 5 giới cấm.

Năm giới cấm trong nhà Phật là: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu. Chúng ta giúp cho những người trong tù hiểu và giữ được năm giới cấm này thì họ sẽ trở thành những người lương thiện. Nếu những người tù giữ thuần thục năm giới cấm này thì bản thân họ sẽ được an lạc, cộng đồng sẽ yên vui.

+ Giúp cho họ chuyển hoá lòng tham, lòng sân và lòng si

Con người có làm chuyện phi pháp là do lòng tham, lòng sân và lòng si. Do có tham lam mới có cướp của, tham nhũng, tranh giành, chiếm đoạt… Do có sân hận mới giết người, đánh người, gây thương tích cho người, mắng nhiếc người bằng những lời độc ác… Khi con người có lòng tham, lòng sân thì phải có lòng si đi kèm. Vì vậy, chúng ta phải giúp cho họ chuyển hoá lòng tham, lòng sân và lòng si bằng sự bố thí, thương yêu, hiểu biết để căn bản phiền não được chuyển hoá mà tìm được nguồn an vui, hạnh phúc.

+ Quy y cho họ ngay trong trại tù

Khi chúng ta thuyết giảng Phật pháp cho người tù nghe xong, chúng ta nên khuyên họ quy y. Chúng ta giảng cho họ hiểu về ý nghĩa của việc quy y Tam bảo là: quy y Phật, quy y Pháp và quy y Tăng. Khi họ quy y Tam bảo là họ giữ gìn năm giới cấm, như thế sẽ rất tốt cho họ và cho xã hội.

Những người phạm pháp mà biết thực hành theo lời Phật dạy thì xã hội này sẽ trở nên tốt đẹp. Khi họ ra tù, họ sẽ trở thành những người tốt và lương thiện.

6. CÁC HOẠT ÐỘNG KHÁC

- Làm việc cho Giáo hội

Giáo hội rất cần những người có nãng lực làm việc để lo cho Phật pháp, để phát triển, làm Phật pháp ngày càng tiến nhanh, tiến mạnh. Trong một cơ quan mà có người lãnh đạo giỏi thì cơ quan đó phát triển nhanh, phát triển mạnh. Ðất nước mà có nhiều người tài làm lãnh đạo thì đất nước đó mau hùng mạnh, cường thịnh. Giáo hội cũng vậy, Giáo hội có nhiều người tài làm việc thì Phật pháp sẽ phát triển mạnh. Do đó, chúng ta cần phải tham gia vào làm việc cho Giáo hội để đẩy mạnh Phật pháp.

- Dịch kinh

Kinh ðđển Phật giáo rất phong phú, tập trung vào những thứ tiếng như: Pali, Sanskrit, Hán cổ. Nếu chúng ta có khả năng dịch kinh từ những cổ ngữ này, sẽ cho ra mắt bạn đọc những quyển kinh rất có giá trị. Những quyển kinh này được xem là tài liệu gốc cho nguồn tài liệu tham khảo, nghiên cứu. Thanh Tịnh Ðạo Luận được Ni sư Trí Hải dịch từ tiếng Anh, mà bản gốc của nó là tiếng Pali do ngài Buddhagosa hay còn gọi là Phật âm viết tóm tắt từ Tam tạng kinh điển. Bộ luận này rất nối tiếng, là tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho Tăng Ni sinh.

- Viết sách

Sách là thực phẩm tinh thần của con người, con người cần có hai yếu tố vật chất và tinh thần. Nếu chỉ cần thực phẩm vật chất mà không cần thực phẩm tinh thần thì trí tuệ con người không phát triển được. Vì vậy, cần trí tuệ phát triển thì con người phải đọc sách. Phật giáo là nguồn tư liệu vô giá để tham khảo và phát triển trí tuệ. Vì vậy, chúng ta cần viết sách để cho mọi người ðọc, để có nhận thức đúng đắn, những hiểu biết chuẩn xác sẽ khai mở tâm trí, thực hành theo lời Phật dạy để có được niềm an lạc.

- Viết báo

Thông tin Phật pháp mỗi ngày là quan trọng và cần thiết. Những hoạt động Phật sự của Giáo hội, các trường Phật học, các ngày lễ Phật giáo, những thông tin, sự kiện liên quan đến Phật giáo… đều nên đưa lên báo cho mọi người biết. Ni giới nên tham gia viết báo để góp phần làm lan rộng và đẩy mạnh Phật pháp.

- Tạo trang web, đưa Phật pháp lên mạng Internet

Với thời ðại công nghệ thông tin như hiện nay, việc đưa Phật pháp lên mạng Internet rất cần thiết. Mọi người đều có thể ngồi tại nhà, với máy vi tính, mở Internet là có thể đọc được nhiều bài viết trên toàn thế giới. Do đó, chúng ta đưa Phật pháp lên mạng Internet để cho mọi người trên khắp hành tinh này đều đọc được. Như vậy, dù không đến chùa, dù không đi học ở các trường Phật học, mọi người đều có thể đọc được Phật pháp qua mạng Internet. Hạt giống Phật pháp đi vào lòng mọi người sẽ có ích cho họ.

- Thông tin cho mọi người biết về Phật giáo trong nước và ngoài nước

Tăng Ni, Phật tử hầu hết đều luôn quan tâm đến tình hình Phật giáo trong nước và ngoài nước. Phật giáo có những bước phát triển nào mới, những thay đổi nào mới cần nên đưa lên những phương tiện thông tin để mọi người cùng biết. Có như thế chúng ta mới thấy được điểm mạnh, điểm yếu của Phật giáo, so với những tôn giáo khác, Phật giáo có những bước phát triển nào hơn. Vì thế, chúng ta cần nên tham gia vào việc đưa thông tin Phật giáo trong nước và ngoài nước lên các phương tiện truyền thông để mọi người cùng biết.

- Tạo ra những trung tâm du lịch Phật giáo để thu hút mọi người và giúp cho họ biết đến Phật pháp, biết đến tâm linh

Cuộc sống vật chất ngày càng cao, con người có nhu cầu về du lịch để tham quan thắng cảnh và mở rộng tầm hiểu biết. Chúng ta nên tạo ra những trung tâm du lịch Phật giáo để thu hút khách du lịch, qua đó chúng ta thuyết giảng cho họ biết về Phật pháp, giúp cho họ biết đến Phật pháp, biết đến tâm linh. Sau một chuyến du lịch, sẽ giúp cho họ biết về một giáo lý cao đẹp, giúp con người thoát khổ, sống an vui, hạnh phúc ở ngay hiện tại và nhiều kiếp về sau.

- Tham gia vào các hội thảo, đóng góp ý kiến để đẩy mạnh Phật pháp

Một tổ chức Phật giáo hay một vài chùa hoạt động riêng lẻ thì khó có được những hiệu quả cao, vì sự tư duy và những ý týởng sáng tạo sẽ có những hạn chế. Khi có tổ chức hội thảo, chúng ta nên tham gia vào để được nghe những ý kiến đóng góp của nhiều người, nhiều học giả để chúng ta học được những ý kiến tốt, ứng dụng vào các công tác Phật sự, đồng thời chúng ta cũng đóng góp những ý kiến hay của chúng ta để mọi ngđời học hỏi, cùng nhau đẩy mạnh Phật pháp.

- Khi chúng ta giảng dạy hoặc thuyết giảng xong, thu lại tiếng và hình ảnh, đưa lên mạng hoặc ghi vào dĩa hoặc đánh máy cho in thành sách để truyền bá rộng rãi cho mọi người

Với những phương tiện kỹ thuật hiện đại như hiện nay, khi giảng dạy hoặc thuyết giảng xong, chúng ta nên thu lại tiếng và hình ảnh để đưa lên mạng Internet hoặc ghi vào dĩa để truyền bá rộng rãi cho mọi người đọc. Những người nghe trực tiếp thì không nhiều, chúng ta tạo ra nhiều cách dù là gián tiếp để mọi người cùng nghe, cùng đọc để hiểu biết và thấm nhuần Phật pháp.

Phật pháp chưa phát triển mạnh ở vùng sâu, vùng xa. Chúng ta cần thành lập đội ngũ Tăng Ni trẻ, tình nguyện dấn thân về vùng sâu, vùng xa để dạy Phật pháp, thuyết giảng; cho mọi người sách, dĩa để mọi người đọc hiểu Phật pháp. Thông qua những lời dạy của đức Phật, họ có thể hành trì để có được sự an lạc, hạnh phúc.

Chúng ta nên đưa Phật pháp vào trong những phương tiện truyền thông và giải trí của xã hội như: sách, báo, tạp chí, phim ảnh, ca nhạc, cổ nhạc, cải lương… Phật pháp đi vào lòng quần chúng qua những phương tiện đó sẽ dễ dàng hơn. Chẳng hạn, phim Duyên Trần Thoát Tục được lồng vào đó giáo lý Duyên khởi và Nhân quả. Con người hội ngộ với nhau đều do duyên nghiệp và khi sống ác sẽ gặt lấy hậu quả khổ đau; khi sống hiền lành, tạo nhiều việc thiện sẽ gặt được quả hạnh phúc.

Vở cải lương Cuộc Ðời Ðức Phật được trình diễn tại Ðại lễ Phật đản LHQ 2008 đã đoạt được kỷ lục quốc gia với số lượng dĩa VCD nhiều nhất: 30.000 dĩa. Vở cải lương này cho mọi người biết về lịch sử cuộc đời ðức Phật Thích-ca. Nguyên nhân nào khiến thái tử Tất-đạt-đa từ bỏ cung vàng, điện ngọc, vợ đẹp, con ngoan để đi tu. Kịch bản cùng với sự diễn xuất nhập vai của các diễn viên đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng khán thính giả, làm cho mọi người có cái nhìn khách quan về cuộc đời, biết rằng cuộc đời này chỉ là giả tạm, chỉ có sự giác ngộ, giải thoát mới là chân lý.

- Tổ chức cho Phật tử đi hành hương trong nước và ngoài nước

Việt nam là đất nước Phật giáo phát triển khá thịnh, khá nhiều chùa được xây cất từ Bắc đến Nam. Chúng ta nên hướng dẫn cho Phật tử đi hành hương, để Phật tử có dịp được biết nhiều danh lam ở nhiều nơi trong nước. Từ đó, sự tín tâm về Phật pháp của Phật tử cũng được tăng lên. Không những chúng ta hướng dẫn cho Phật tử đi hành hương trong nước mà còn hướng dẫn cho Phật tử đi hành hương ở nước ngoài. Chẳng hạn, Ấn Ðộ là nước mà đức Phật đã đản sinh, thành đạo, chuyển pháp luân và Niết bàn. Chúng ta hướng dẫn cho Phật tử tham quan Tứ động tâm để mọi người có thêm sự tin tưởng về một vị Phật đã từng có mặt ở cõi đời này, làm cho niềm tin ở họ càng thêm tăng trưởng. Từ đó, mọi người tu hành tinh tấn hơn.

7. MỘT VÀI TẤM GƯÕNG VỀ NHỮNG VỊ NI LÃNH ÐẠO

Sư bà Diệu Tịnh, Sưbà Diệu Không, Ni trưởng NhưThanh… là những vị Ni lỗi lạc đã có công trong việc xây dựng hệ thống giáo dục, phát triển và đào tạo Ni chúng của giáo đoàn Ni giới Việt Nam:

Ni sư Diệu Tịnh là người chịu khó đi lại khắp các vùng lục tỉnh để kêu gọi Ni giới bước ra phục vụ xã hội. Bà vận động thành lập nhiều trường gia giáo. Ðầu tiên, bà tham gia làm Chánh na, thủ lĩnh Ni và sau đó được công nhận là Giáo thọ Ni ở trường hương chùa Giác Hoàng (Bà Ðiểm), sau đó là các trường hương ở khắp miền lục tỉnh. Ni sư Diệu Tánh (tự Như Thanh) là người có công lớn trong việc hình thành hệ thống Ni trường ở Sài Gòn-Gia Ðịnh, bao gồm chùa Huê Lâm, Từ Nghiêm, Dược Sư. Con đường giáo dục Ni chúng đã thành nếp và có hệ thống từ đây. (9)

Ni trưởng Diệu Không hợp tác với Ni trưởng Diệu Tịnh làm nhiều công tác Phật sự:

Năm 1939, hợp tác với Ni trưởng Diệu Tịnh mở trường gia giáo tại chùa Tâm Hòa, Sa Ðéc; năm 1941, cộng tác với Thượng toạ Trí Hải, Tố Liên mở trường Ni học Bồ Ðề Gia Lâm, Hà Nội…

Ni trưởng Diệu Không là cây bút nữ viết nhiều bài nhất trên tạp chí Viên Âm.

Trong bài thơ “Khuyên người học ðạo”, số 14, ra tháng 3 và 4-1935, Diệu Không nữ sĩ khuyên nhủ: Xin ai hãy gắng tu trì/ Mới rõ đạo từ bi vô thượng/ Vin sáu chữ Di Ðà niệm tưởng/ Cùng trì kính chiêm ngưỡng bái Như Lai/ Cầu sao cho thanh tịnh suốt ngày/ Lòng chẳng vướng mảy may bụi trần luỵ. (10)

Mỗi bài viết của Ni trưởng Diệu Không là một nỗi niềm thao thức và tâm huyết đối với nữ lưu trong sự nghiệp chấn hưng Phật giáo. Nó có sức lan toả và hấp dẫn chị em phụ nữ trên bước đường học Phật, bởi tác giả là một vị chân tu từng được hấp thụ một nền giáo dục dung hòa cả hai truyền thống Ðông Tây và khá tinh thông Phật học.” (11)

Bên cạnh đó, hệ phái Khất sĩ cũng có những vị Ni đã có những ddóng góp lớn lao trong việc thành lập giáo đoàn Ni giới Khất sĩ: “Quý Sư bà Huỳnh Liên, Bạch Liên, Tạng Liên… đã thành lập được Ni giới Khất sĩ dấn thân trên mọi nẻo đường đời để truyền bá chánh pháp, cứu độ rất nhiều người. Ðiều này chứng tỏ năng lực giáo hoá của chư Ni Việt Nam rất đáng kể ở thế kỷ XX.” (12)

8. KẾT LUẬN

Trong bài viết này, người viết đưa ra một số vấn đề như: trước hết phải hoàn chỉnh về đạo đức của bản thân gồm có: bố thí, giữ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ; mở các khoá tu tại chùa, hướng dẫn tâm linh cho Phật tử gồm có: tu thiền, Tịnh độ và tu Bát quan trai; tổ chức sinh hoạt tại chùa cho các Phật tử gồm có: tổ chức sinh hoạt gia đình Phật tử, tổ chức cho phật tử làm từ thiện, mở các lớp giáo lý cho Phật tử, mở giảng đường để Phật tử đến nghe pháp; tham gia vào hoạt động xã hội như: từ thiện, giáo dục, hoằng pháp và các hoạt động khác như: làm việc cho Giáo hội, dịch kinh, viết sách, viết báo, tạo trang web, đưa Phật pháp lên mạng Internet…

Chú thích:

(1) Thích Minh Châu (dịch). Kinh Trường Bộ. http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/pali/Truongbo1.htm

(2) Thích Minh Châu (dịch). Kinh Trường Bộ. http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/pali/Truongbo26.htm

(3) Thích Minh Châu (dịch). Thắng Pháp Tập Yếu Luận. http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-vdp-mc/vdpmc01.htm

(4) Thích Minh Châu (dịch). Kinh Trường Bộ. http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/pali/Truongbo2.htm

(5) Thích Thiện Hoa, Tịnh Ðộ. http://www.buddhismtoday.com/viet/triet/036 -tth-tinhdo.ht

(6) Hoà thượng Tuyên Hoá, Thích Thuận Nghi (dịch). Quê Hương Cực Lạc. http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/quehuongCucLac.htm

(7) Thích Thiện Hoa, Phật Học Phổ Thông. http://www.thuvienhoasen.org/phathocphothong-01-10.htm

(8) Thích Minh Châu (dịch). Kinh Pháp Cú. http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/pali/phapcu3.htm

(9) Nguyễn Gia Quốc. ‘Ni giới Nam Bộ Nửa Ðầu Thế Kỷ XX’, Nguyệt San Giác Ngộ, số 143 (02-2008), tr. 22.

(10) Nguyệt San Giác Ngộ, số 156 (03-2009), tr.66.

(11) Nguyệt San Giác Ngộ, số 156 (03-2009), tr.68. (12) Nguyệt San Giác Ngộ, số 143 (02-2008), tr. 4.

 

Giác Hạnh Nguyện

(Trích tham luận Hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ XI tại Tp. HCM, Việt Nam)