Xác lập niềm tin và thực thi lời Phật dạy

Vào khoảng năm 300 trước Tây lịch, bối cảnh xã hội, văn hóa, tôn giáo Ấn Ðộ rất phức tạp và bất ổn, do đó đòi hỏi phải có một vĩ nhân để thật sự chuyển hóa tư týởng, xây dựng một tôn giáo thiết thực như một ngọn gió lành làm dịu đi bao nổi thống khổ, bất công. Đức Phật Thích - Ca thị hiện ra đời trong hoàn cảnh như thế. Trong lịch sử nhân loại chưa có ai là người dám bỏ tột đỉnh vinh hoa quyền quý, tương lai sẽ là một vị đế vương bậc nhất của nước Ca-tỳ-la-vệ để làm một đạo sĩ như Phật Thích-ca.

Sau 49 ngày đêm nhập định tại cội Bồ-đề, Thái tử Tất - đạt - đa đã giác ngộ thành Phật hiệu là Thích - Ca Mâu-Ni. Sau khi thành đạo, suốt 45 năm Đức Phật đã du hóa khắp mọi miền, ban vui, cứu khổ biết bao cảnh đời bất hạnh khôngđược sống bình đẳng. Với lòng từ và trí tuệ viên mãn, Người muốn kiến tạo một xã hội hiền lương, thoát ly sanh tử luân hồi. Giáo pháp của Ngài đã lan tỏa, đánh thức bao người.

Vào mùa an cư thứ 5 sau ngày Đức Phật thành đạo, Di Mẫu cùng 500 người nữ dòng Thích Ca quyết tâm đi theo con đường giác ngộ giải thoát của Phật. Ðây là hành động kiên quyết muốn đổi mới nếp sống lệ thuộc của nữ giới. Sau bao khó khăn khẩn cầu, rốt cuộc các vị đạt được ý nguyện, sống một cuộc sống tự do, hành trì Phật pháp:

"Ðã đến lúc làm nên điều kỳ diệu

Ánh hào quang lan tỏa muôn đời sau

Phận nữ lưu dù tột đỉnh sang giàu

Trong tâm khảm nguyện cầu nương Phật pháp".

Nói về Việt Nam chúng ta, Phật giáo đã truyền vào đất nước rất sớm khoảng thế kỷ thứ I Tây lịch. Về nữ giới đầu tiên là nữ Phật tử dưới thời Hai Bà Trưng, kế tiếp là Ni sư Diệu Nhân (1042-1113) cũng là một mệnh phụ phu nhân, Bà đã thấu hiểu được lẽ vô thường nên rũ bỏ tất cả để trở thành một thiền sư. Qua bao nhiêu thời đại thăng trầm, chiến tranh loạn lạc, đã có rất nhiều Ni sư thầm lặng chân tu với mục đích cứu đời, giải thoát sanh tử trần lao cho chúng sanh. Ðó là tất cả những quá khứ với công hạnh viên mãn của các bậc Ni sư.

Hôm nay đây giữa bầu không khí rực sáng niềm tin, chúng con là những nữ Phật tử cảm thấy mình chưa làm được gì nhiều để đóng góp công sức Phật sự cho đầy đủ. Vì thực chất nữ Phật tử chúng con vẫn còn biết bao ràng buộc, “lực bất tòng tâm”. Nhưng chúng con vẫn mang nguyện vọng thiết yếu là thực hiện những điều trong khả năng của mình.

I. Củng cố niềm tin:

Ðức Phật là một nhà giáo dục tài ba lỗi lạc. Ðạo của người không phải là giáo điều mà là sự trải nghiệm thực tế trong cuộc sống để rút ra những bài học giá trị cho chúng sinh học hỏi. Phật sống hòa đồng và cũng chịu biết bao phiền toái, nhưng Người vẫn vượt qua và đã hóa giải được những âm mưu, sân hận để rồi cuối cùng những kẻ đó vẫn phải quỳ dưới chân Người xin quy y sám hối. Với đức độ từ bi lớn lao của Người, chúng con đã đặt niềm tin tưởng vô biên và luôn hết lòng tôn quý giáo pháp của mình, không dao động dù bất cứ hoàn cảnh nào.

II. Học hỏi cầu tiến:

Là Phật tử chúng con luôn luôn phải học hỏi cầu tiến bộ trong giáo pháp Phật. Dành thời gian đọc tham cứu sách báo về Phật. Từ đó ta hiểu được giáo lý, có thêm suy nghĩ chính đáng để giải đáp thắc mắc của mọi người cho rằng đạo Phật yếm thế. Suốt cuộc đời Ðức Phật, Người chỉ biết tìm cầu hạnh phúc cho chúng sanh, một đức hy sinh vô bờ bến. Phật dạy “Phục vụ chúng sinh chính là cúng dường chư Phật”, trong cuộc đời trần lao khổ ải này có biết bao cuộc đời bất hạnh, mất mát đau thương nào ai hóa giải được. Chỉ có giáo lý của Phật, với vòng tay nhân ái, lòng vị tha và bình đẳng đã tạo dựng một nền tảng đạo đức vững bền. Từ Bắc, Trung, Nam đâu đâu cũng có những mái ấm của ngôi chùa, thấp thoáng các bóng của Ni sư đang hành đạo, thuyết pháp, cưu mang không biết bao mảnh đời khốn khó. Nhờ đó mà đã đem lại niềm tin cho những con người bất hạnh, thế phải chăng đạo Phật là đạo yêu đời.

III. Thực hành:

Thấu hiểu được phần nào giáo lý Ðức Phật, chúng con nguyện một lòng đem hết khả năng để thực hành những lời dạy của Người, hầu mong cầu được sự bình an, lợi lạc cho bản thân, cho con cháu và bạn bè cùng học tập. Ðó là bốn phương tiện, Đức Phật chỉ bày sau đây:

1. Giúp đỡ người những cái người cần: Ai gặp hoàn cảnh khó khăn ta ra tay cứu giúp, dù ít dù nhiều cũng là làm một việc thiện, có lẽ nào một chút bún để cho con kiến mà ta cũng không có được hay sao? Trong Gia Huấn Ca của Nguyễn Trải đã dạy:

"May ta ở chốn bình an

Còn người nghèo khó chẳng nên cầm lòng"

2. Nói lời êm ái dịu dàng: Ðể an ủi, động viên và xoa dịu bớt những khổ đau mà ai đó đã hứng chịu. Trong đời sống hằng ngày ta gặp không ít những xung đột, bất như ý nhưng ta không lấy đó làm trọng mà vẫn vui vẻ hòa nhã. Cứ thử nhìn vào gương sẽ thấy rõ sự phản chiếu của người khác đối với ta vậy. Một lời nói có thể mang lại niềm vui mà ta cũng thấy lòng thanh thản.

3. Ðem điều đạo đức, nghĩa nhân để xử thế: Phật luôn nhắc nhở chúng ta nói lời nói có ý nghĩa hợp với đạo lý và làm những điều hợp với lòng người, không ganh tỵ với ai và luôn sống hòa hợp với mọi người. Mẹ con có nói một câu lúc còn nhỏ những mãi đến hôm nay con vẫn còn nhớ “Ai có ở xấu với con, con vẫn cứ đối xử tốt với ngýời ta. Ai có nói xấu con, con cứ vẫn làm thinh nhẫn nhịn” và con vẫn cố gắng thực hành lời mẹ dạy cho tới hôm nay.

4. Mình luôn là tấm gương sáng cho người khác noi theo: Chúng con những nữ Phật tử tuy tài hèn sức mọn, chúng con luôn tâm nguyện sẽ cố hết sức làm những điều trên được chừng nào quý chừng ấy. Vì đó là những điều thực hành cơ bản cho nữ Phật tử tại gia chúng con.

Ðể thay lời kết, chúng con có đôi lời phát nguyện:

"Con đã biết, đã nghe và đã thấy

Bao niềm đau, mất mát chốn trần gian

Nét đau thương giọt lệ nóng dân gian

Bao đau khổ dập vùi đời thơ ấu

Con vẫn đi dù bước chân rướm máu

Ðể hòa lòng đồng điệu mối tin yêu

Con thiết tha luôn cầu nguyện sớm chiều

Xin Phật Tổ Người từ bi chứng giám".

 

Phật tử Ðồng Hội - Phan Thị Hiệp

(Trích tham luận Hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ XI tại Tp. HCM, Việt Nam)