Quảng Ngãi: Những hình ảnh chưa đẹp tại chùa cổ Thiên Ấn.

Chùa Thiên Ấn nằm trên núi Thiên Ấn ở tả ngạn sông Trà Khúc, thuộc địa phận xã Tịnh Ấn Đông và thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Chùa Thiên Ấn được khởi công xây dựng vào năm 1694 và hoàn thành vào cuối năm 1695 ( năm Chính Hòa thứ 15 ), đời Lê Huy Tông (chúa Nguyễn Phúc Chu đàng trong). Tổ khai sơn chùa là Thiền sư Pháp Hóa ( 1670 - 1754 ), tục danh Lê Diệt, hiệu Minh Hải Phật Bảo, gốc người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, trụ trì tại tổ đình 41 năm, viên tịch giờ ngọ ngày 17 tháng 01 năm Giáp Tuất, thọ 84 tuổi, thuộc dòng thiên Lâm Tế. Lúc đầu chùa chỉ là một thảo am tĩnh mịch, sau được dần trùng tu mở rộng thu hút được nhiều tăng ni phật tử và trở nên nổi tiếng.

Năm Vĩnh Thịnh thứ 11 ( 1717, đời vua Lê Dụ Tông ), chúa Nguyễn Phúc Chu, là một một người rất sùng đạo Phật, đã ban cho nhà chùa biển ngạch Sắc Tứ Thiên Ấn Tự. Tấm biển này sau đó bị hư hại và được thiền sư Hoàng Phúc tái tạo vào năm 1946.

Thiên Ấn tự được khai sơn từ năm 1716 đến nay. Từ năm 1695 đến nay ( 1995 ), trãi qua 300 năm chùa đã có 15 đời sư trụ trì, trong đó có 6 vị được suy tôn là sư tổ, gọi chung là lục tổ. Chùa cũng trãi qua 5 lần trùng tu vào các năm 1717, 1827, 1910, 1918, 1959. Hòa thượng Thích Huyền Đạt, vị sư trụ trì gần nhất cũng đã viên tịch ngày 1 tháng 12 năm Quý Dậu ( 1 - 1994 ) thọ hơn 80 tuổi.

Năm 1990 núi Thiên Ấn - chùa Thiên Ấn - mộ cụ Huỳnh đã được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích và thắng cảnh quốc gia.

Trong bảng lảng khói hoàng hôn một chiều đầu tháng 4, chúng tôi thả hồn dạo bước lên chốn “bồng lai” Thiên Ấn để thưởng ngoạn, tìm về chốn tĩnh mịch trong tiếng chuông chùa và phảng phát khói hương. Tách khỏi chốn phố xá xô bồ, người ta tìm đến đây để mong tìm lại chút thăng bằng trong tâm hồn mình để tâm tịnh. Chùa là nơi tĩnh mịch, là nơi cho người ta cảm giác tịnh tâm đến vô định trong tâm hồn mình, đến chùa để tìm sự bình yên, tĩnh lặng. Tuy nhiên, trên ngôi chùa cổ này, chúng tôi đã bắt gặp một số hình ảnh thật sự không đẹp, đáng lên án cho ý thức của một số ít người mà chủ yếu là giới trẻ. Họ đến với Phật để cầu mong tình duyên, nhưng vô tình hay cố ý họ đã “gán” tình duyên của họ cho Phật, “gửi” lại tình yêu đó vào nơi cửa chùa. Những dấu tích đã được số người này khắc lên cây cối trong chùa, viết lên tường chùa đã làm cho ngôi chùa mất đi vẻ trang nghiêm, tôn kính.

Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi lại được cảnh viết, vẽ bẩn lên chùa Thiên Ấn:








Trọng Huy (Dân trí)