Khái quát về Duy Thức Tam Thập Tụng và các bản luận giải

image
Ngài Thế Thân ( Vasubandhu,420-500)

Duy thức tam thập tụng ( vijnaptimatratridasastrakarika) và thành duy thức luận ( vijnaptimatratasidhisastra) là hai tác phẩm của Phật giáo được viết bằng tiếng Hán do ngài Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang ( 599-664) biên soạn, Ông ta là một học giả Phật học xuất sắc của nền Phật giáo Trung Hoa. Cả hai tác phẩm này sáng tác căn bản dựa trên Ba mươi bài tụng ( trimsika) được viết trong ngôn ngữ Sanskrit của Ngài Thế Thân ( Vasubandhu,420-500) , dựa trên quan điểm của trường phái Du- Già thuộc hệ thống tư tưởng Phật giáo Ấn độ.

Duy Thức Tam Thập Tụng là một tác phẩm được viết  bằng chữ Hán gồm 30 bài kệ đi cùng với sự giải thích của Ngài Huyền Trang. Thành Duy Thức Luận cũng được viết trong tiếng Hán trên bản luận giải gốc của ngài Hộ Pháp ( Dharmapala, 530-561) giải thích về 30 bài tụng của Ngài Thế thân. Duy Thức Tam Thập tụng và Thành Duy Thức Luận là những tác phẩm căn bản chính yếu của Pháp tướng tông( Fa-hsiang ở Trung Hoa hay Hosso của Nhật Bản) và tiểu biểu cho trường phái Duy Thức Học tại Trung Quốc và Nhật Bản hiện nay. Sự nghiên cứu này bao gồm bản dịch tiếng anh, từ tác phẩm chữ hán của Duy Thức Tam Thập tụng và bản dịch bằng tiếng anh của thành duy thức luận.

Nói chung, học thuyết duy thức biện minh về sự thật tuyệt đối của thức với sự chứng minh rằng thế giới bên ngoài vạn hữu là không có thực mà chỉ do thức biến mà thôi. Thành Duy Thức luận và Duy thức tam thập tụng minh họa về sự phát triển khác nhau của thức, thức năng biến và sự quan hệ của nó có thể giúp ta phân biệt được mọi thứ và nhận ra sư thật sau cùng trong tiến trình của sự tu tập tinh thần.

Ba Mươi bài tụng ( trimsika) hiện nay còn bảo quản trong văn bản bằng tiếng sanskrit và được chú giải bởi ngài An Tuệ ( Sthiramati, 470-550) , bản luận giải với tiêu đề Trimsikavijnaptibhasya hiện nay vẫn còn trong nuyên bản gốc tiếng Sanskrit. Bản dịch sang tiếng Trung hoa đầu tiên và bản luận giải tóm tắc của 30 bài tụng là Bát Thức Luận của Ngài Chân Đế ( Paramartha) vào năm 564AD. Bản dịch của Ngài huyền Trang và bản luận giải tóm tắc của 30 bài tụng vào năm 648 Ad có tựa đề là Duy thức Tam Thập tụng. Ngoài bản luận giải của Ngài An Tuệ. Ba Mươi Bài Tụng ( trimsika) được biết rằng có rất nhiều bản luận giải trong tiếng phạn ( sanskrit) qua chín vị Thầy Duy Thức học. Những vị Thầy đó là:

Hộ Pháp ( Dharmapala)

Hỏa Biện ( Citrabhanu)

Nan Đà( nanda)

Đức Huệ ( Gunamati)

Thắng Hữu ( Jinamitra)

Trí Nguyệt( Jnanacadra)

Thân Thắng( Bandhusri)

Tịnh Nguyệt ( Suddhacandra)

Tối Thắng Tử ( Jinapura).

Các bản luận giải gốc bằng tiếng Sanskrit của các vị thầy này không may bị thất lạc. Ngài Huyền Trang đã tìm kiếm lại được một bản gốc từ trường đại học nalanda trong khi ông ta tham học và hành hương tại ấn thổ. Hồi hương lại Trung thổ, dựa trên bản luận giải này ông ta biên soạn thành duy thức luận. Bộ luận này căn bản trên 10 bản luận giải theo dòng truyền chủ yếu của Ngài Hộ pháp.

Thành Duy thức luận là một bản luận giải xuất sắc trên 30 bài tụng ( trimsika). Khuy Cơ( 632-680) một đệ tử xuất sắc của Ngài Huyền Trang viết một bản luận giải có tựa đề là  Thành Duy Thức Luận Tập Ký trên Thành duy Thức Luận.

Bản dịch sang tiếng tây Tạng ( tibet) của 30 bài tụng có tựa đề là Trimsakakarika và được bảo quản trong Tanjur. Ngài Vinitadeva (700AD) đã viết hai bản luận giải trên 30 bài tụng bằng ngôn ngữ tibet đó là: Trimsakatila và Trimsaka karika Vyakhyana.

Trong thời điểm hiện nay, Bản gốc tiếng Sanskrit( Phạn ngữ) của ba mươi bài tụng (trimsika) được xuất bản bởi ngài Sylvan Levi vào năm 1925 tại Paris tái bản vào năm 1940 tại Thượng Hải ( Hoa lục) xuất bản sau cùng do ngài Swamievarananda vào năm 1982 tại Varanasi ( ấn độ). Ba mươi bài tụng (trimsika) được dịch vào tiếng Pháp ( S. Levi, 1932) tiếng Đức ( H. Jacobi, 1932; Frauwallner, 1956) tiếng Nhật ( Tamauci, 1952; H’ui 1952) tiếng Anh ( W.T Chan, 1957; KN. Chatterjee, 1980; S.Amerker 1984) Tiếng Hindi ( ấn độ) ( Mahesh Tiwary, 1967; T. Chogdub và R. Tripathi 1972) và tiếng Bengali ( bang Cacultta ấn độ) ( Sukomal Chaudhary, 1975).

Bản Duy Thức Tam Thập Tụng chữ hán của ngài Huyền Trang chưa được dịch sang tiếng nước ngoài. Riêng Thành Duy Thức Luận được dịch vào trong tiếng Pháp bởi Dela Vallue Poussin 1928-1929 tại Paris. Và được dịch vào trong tiếng Anh bởi W.T Chan trong cuốn “ Sourcebookl in chinese philosophy” vào năm 1973 (trang 374-95). Một phần của Thành Duy Thức Luận được dịch vào trong tiếng Anh bởi Fung Yulan (1952-53) vol II, trang 300-88 trong cuốn “ History of chinese philosophy” . Khôi phục lại một phần của Thành duy Thức luận vào trong tiếng Sanskrit được làm bởi Rahula Sankrtyayana trong quyển số 19-20 của cuốn “ Journal of Bihar and Orissa research society”.

Thích Long Vân dịch