Sự Kiện Đản Sanh

alt

altCách đây 2643 năm tại thành Ca Tỳ La Vệ thuộc vương quốc Ấn Độ, phía Nam nước Nêpal, dưới quyền trị vì của vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Gia, bối cảnh lịch sử lúc ấy hết sức phồn thịnh là dòng dõi quý tộc Sát đế lợi đứng thứ hai của đất nước nhưng tiếc thay Vua và Hoàng hậu không có con nối dõi. Triều đình rất buồn bã nên lập đàn cầu nguyện Đất – Trời chứng tri, lòng thành ấy đã thấu đến ba cõi.guội.

Đêm hôm sau hoàng hậu Ma Gia mộng thấy con voi trắng 6 ngà xuất hiện trên không trung từ từ bay xuống chui vào bụng, từ đó Hoàng hậu mang thai, đức vua vô cùng mừng rỡ, cả triều thần hân hoan chào đón thái tử.
Cho đến một hôm Hoàng hậu chuyển dạ, theo phong tục Ấn Độ khi sinh con đầu lòng phải về nhà cha mẹ đẻ, Hoàng hậu cùng đoàn tùy tùng trên đường về quê, khi đi ngang vườn Lâm Tỳ Ni thấy trong vườn sắc hương kỳ lạ, hoa Ưu Đàm đua nở. Thấy phong cảnh hữu tình Hoàng hậu ghé thăm, thì ngay lúc ấy cả không gian ngập đầy tiếng nhạc chúc tụng, muôn hoa cúng dường, vườn Lâm Tỳ Ni muôn hoa khoe sắc thì Thái Tử hạ sinh, thời khắc lúc ấy là ngày 08/02 Ấn Độ là ngày 15/04 theo lịch Tàu trước Công Nguyên 642 năm. Ngài sinh ra đi 7 bước trên đóa sen một tay chỉ trời một tay chỉ đất (ẩn dụ thiên thượng hạ duy ngã độc tôn).
Đức vua Tịnh Phạn và triều thần phấn khích vui mừng đưa kiệu hoa tiếp đón Thái Tử và Hoàng hậu về chánh cung mở tiệc ăn mừng.
Ngày hôm sau từ đỉnh núi Hymayala, ông tiên A Tư Đà chống gậy xuống núi vào triều đình xin đoán tướng cho Thái tử. Khi gặp mặt ông đã bật khóc và nói “ tiếc rằng tôi không được sinh ra cùng thời với Thái tử” trong câu nói ngụ ý là sau này Ngài là bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Ông nói: “ Ngài sinh ra đi được 7 bước hoa sen cũng chính là 7 ngày sau Hoàng hậu sẽ mất. Ngài có 32 tướng tốt nếu xuất gia tu hành thì sẽ thành Phật, nếu làm vua thì sẽ là một vị minh quân chuyển luân thánh vương”. Thái tử Tất Đạt Đa dù sống trong hoàng cung nhưng khuôn mặt u buồn, vua Tịnh Phạn rất sợ hãi khi nghĩ lại câu nói của ông tiên A Tư Đà nên truyền khắp dân chúng cho mời các vị thầy giỏi nhất cả văn lẫn võ dạy học cho thái tử. Ngài học đến đâu là thông đạt mọi ngõ ngách, các vị thầy đều bái phục. Ngài trở thành một người văn võ toàn tài.
Thấy nét mặt ưu sầu của Thái tử vua ra lệnh phong tỏa các cửa thành không cho Thái tử ra ngoài. Ngài càng lớn thì tâm trí của Ngài để ngoài chúng sinh, thương xót nhân loại.
Khi đến tuổi thành niên trong một buổi thử tài chọn chồng của công chúa Da Du Đà La của nước láng giềng thì Ngài lại chiến thắng mọi đối thủ và rước công chúa về làm vợ và sinh con đặt tên là La Hầu La. Không bao lâu sau Ngài cứ u sầu phiền não thương chúng sinh đọa đày trong cảnh lầm than cơ cực, Chí xuất trần quá mạnh vào đêm 08/02 Ngài lén từ giã vua cha và vợ con cùng người hầu cận tên là Xa Nặc thầm lặng dắt ngựa ra khỏi hoàng cung bay qua dòng sông Anoma rồi rút gươm cắt mái tóc của mình giao cho Xa Nặc và bảo: “Người hãy đem mái tóc này dâng lên đức Vua nói rằng từ đây ta giã từ tất cả, vào rừng để tìm đạo giải thoát cho chúng sinh”.

Ngài đổi chiếc áo quý tộc cho một gã thợ săn, một mình tiến sâu vào rừng. Ngài đi tìm những vị tiên ông đắc đạo để thọ giáo nhưng không có giáo phái nào phù hợp suy nghĩ của Ngài. Ngài lại tiếp tiến sâu vào rừng Nai, nơi đó có 5 anh em Kiều Trần Như đang tu khổ hạnh ép xác, mỗi ngày chỉ ăn được một bữa, thân thể gầy còm ốm yếu, họ lấy gai cứa vào thân thể để hóa giải nỗi đau, họ ăn những hoa trái đắng để hóa giải tham dục, sau 6 năm Ngài nhận ra một điều “muốn tìm đạo giải thoát phải là một con người minh mẫn, thân thể tráng kiện”. Nên Ngài từ giã 5 anh em Kiều Trần Như tiến đến dòng sông Ni Liên Thuyền bên gốc cây Bồ Đề lý tưởng. Ngài xuống sông tắm, làn nước làm cho Ngài tươi tỉnh và ngồi kiết già dưới gốc cây và thề rằng “nếu ta không thành đạo thề không rời khỏi nơi này”.

Nàng Tu Xà Đề người chăn cừu ở khu rừng thấy Ngài là bậc trí tuệ hơn người nên đến dâng cho Ngài một bát sữa, Ngài cảm ơn, khi uống xong Ngài liền quẳng bát xuống sông và nguyện “nếu ta thành đạo thì chiếc bát này sẽ trôi ngược dòng” quả nhiên chiếc bát ấy trôi ngược dòng. Rồi ngài thiền định trong 49 ngày và chứng quả  Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sau đó chuyển hóa pháp thế gian thành pháp Phật; trải qua biết bao nhiêu thiên kỷ các vị Phật - Bồ Tát đã hoằng dương chánh pháp và lưu truyền cho đến hôm nay.

Trương Nguyễn