HOẰNG PHÁP VỚI TỪ THIỆN- Tham luận Hội thảo của Ban Hoằng pháp tỉnh Sóc Trăng


Hoằng pháp là sứ mạng của Phật pháp, thế cho nên đối với một sứ giả hoằng pháp của Như Lai, thì phải thực hành pháp tự độ và độ tha. Mang lời dạy của đức Phật truyền đạt, thuyết giảng chân lý của Ngài đi vào lòng thính chúng, tín đồ Phật tử. Tinh thần hoằng pháp thể hiện qua câu thơ:

“Cuộc sống cần vui nguyện làm chim hót

Sỏi đá khô cằn chuyển hóa màu xanh

Nguyện là hoa khi cành lá trơ cành

Nguyện làm đuốc sáng khi đường dài trăng lặn”.

alt

Như vậy, hoằng pháp là phải mang lại cho thính chúng, Phật tử những giáo pháp thiết thực, bằng sự hiểu biết trong tinh thần Giác Ngộ; nhằm hóa giải, xóa bỏ mọi vô minh, oán thù và cố chấp không tin nhân quả, tội phước, không hiếu kính đến cha mẹ ông bà. Nhằm giúp cho con người biết lỗi và biết quay về bến yêu thương, biết chia sẽ, biết nhân quả, biết hiếu kính đối với cha mẹ và ông bà và phụng sự Phật pháp và dân tộc.

Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bổn hoài” nghĩa là mang sự nghiệp phục vụ cho chúng sanh theo tinh thần hoằng pháp của đức Thế Tôn đã dạy: là tiếng chuông với một mệnh đề “phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật”. Hoằng pháp trong tinh thần phục vụ, tự lợi, lợi tha. Ở đây nghĩa đối với các vị hoằng pháp viên; bằng một trọng trách là một sứ giả, tính chất lợi tha là tất cả hoài bảo của Phật giáo Việt Nam, với tinh thần cứu khổ ban vui.

Vai trò của một sứ giả hoằng pháp là đem ánh sáng giác ngộ ban bố, và thuyết giảng gieo đạo từ bi vào trong lòng thính chúng, không phân biệt thấp hèn, luôn luôn tùy thuận, không vụ lợi và hãy quên mình vì đạo. Ánh sáng hoằng pháp đi đến đâu thì bóng tối của khổ đau sẽ sua tan, vì nơi đó giáo pháp của Phật soi sáng. Cổ đức có dạy: Giáo pháp có được tỏa sáng, là nhờ hàng đệ tử sứ giả của Như Lai nỗ lực hoằng pháp. Hoa giác ngộ, giải thoát của tín đồ Phật tử được đơm hoa kết quả, là nhờ công sức của hành giả hoằng pháp. Đưa giáo pháp và lời dạy của đức Phật; mầu nhiệm, từ báo thân công đức của Phật, không ngừng phóng ánh sáng hào quang tỏa khắp, thắm nhuần dứt hết nỗi khổ, niềm đau không còn vô minh phiền não. Võ vô minh bị đập vỡ, đem đến giải thoát an vui.

Hoằng pháp kết hợp từ thiện có nghĩa tiếng nói hoằng pháp và từ thiện cùng giao thoa với nhau trong tinh thần lợi tha, nói lên tinh thần từ thiện đối với Phật giáo Việt Nam. Trong lòng quần chúng tín đồ Phật tử. Từ thiện luôn tiên phong mở đầu trong sinh hoạt Phật giáo Việt Nam. Đứng một vai trò quan trọng trong xã hội ta ngày nay. Đáp ứng và đối phó với tất cả hoàn cảnh. Từ thiện là vị thần hộ mệnh, là vị cứu tinh, như mẹ hiền cao cả có mặt mọi lúc mọi nơi; bằng tinh thần từ bi. Từ vật chất cho đến tinh thần. Ngành từ thiện cũng có thể kết hợp với các chương trình phúc lợi của xã hội v.v…

Hoằng pháp song hành từ thiện: Hoằng pháp chất liệu là đầu cầu bắc ngang qua sông, từ thiện giúp cho con người vượt qua mọi mặc cảm, bất hạnh của cuộc đời, để họ trở về với ánh sáng của đạo từ bi, thoát khỏi vòng khổ lụy, mà nơi đó nỗi khổ niềm đau đang ức chế cuộc đời của họ. Khi con người cảm nhận được nhân và quả ở kiếp người, thì tất cả cuộc đời của họ không còn đau khổ và phiền muộn, mọi thứ bị sua tan. Hoằng pháp và từ thiện là hạnh nguyện lợi tha, ở trong đó không có sự đối đãi, phù phép, chủ tớ, bắt buộc, mưu sinh, chuộc lợi. Ở đây hạnh nguyện hoằng pháp và từ thiện là song hành với nhau, nhằm đưa con người vượt qua nỗi khốn khổ, nghèo khó, neo đơn, nghịch cảnh trong cuộc đời đang đè nặng. Hoằng pháp tiếp cận với từ thiện, nhằm tạo cho đời sống và giảm bớt nỗi khổ tâm trong lòng con người.

Tuy nhiên, vị thế và hình ảnh của người xuất gia còn bị bỏ quên, bị (khinh bỉ) có một số phần tử tổ chức phi nghĩa, với cái nhìn, cái suy nghỉ nhỏ hẹp, lại cho rằng: “người tu là ngôi trong mát ăn bát vàng”; yếm thế, tiêu cực, không biết đoái hoài đến tha nhân; ai khổ, ai đói chết thì mặc ai. Tuy nhiên với hạnh nguyện lợi tha - bố thí, Phật dạy: Trong tinh thần Bồ tát hạnh, trong sáu pháp ba la mật. Pháp bố thí Phật dạy: Bố thí tài sản vật chất, tiền của và cả thân mạng; nếu là đệ tử Phật thì phải thực hành hạnh bố thí. Vậy một lần nữa khẳng định và cho chúng ta thấy rằng: hình ảnh người xuất gia ngày nay có tiêu cực hay không? Thì xin mời hãy ngẫng đầu lên nhìn cho thật kỷ, rồi trắc nghiệng le lói trong tim. . . tất nhiên hình ảnh của người xuất gia không phải là loại người ăn hại, ăn xin, ăn mày, tiêu cực, yếm thế, “ăn không ngồi rồi”. Hình ảnh người tu trong lĩnh vực từ thiện là vị cứu thế mẹ cao cả.

Quả thật, hoằng pháp trong từ thiện là sự kết hợp hài hòa trong tiếng nói và hành động. Là nói lên tính cách và hành động bản chất của từ thiện và hoằng pháp không thể rời nhau, nhất quán đối với người cho và người nhận. Không có sự đối đãi, mưu lợi cho bản thân. Nhằm nâng cao bản chất của Phật giáo Việt Nam. Khi suối nguồn hoằng pháp và từ thiện tuôn chảy thì sức sống được chan hòa tình yêu thương gắn chặt. Chân ngôn có câu “có thực mới vực được đạo”. Khi còn ở học đường, chúng con tâm đắc kinh nghiệm hoằng pháp của Hòa thượng Thích Trí Quảng rằng: Nầy các anh em, đi hoằng pháp thì nên lắng nghe, coi quần chúng cần gì ở chúng ta. Từ đó chúng ta giúp cho họ thăng hoa trên cuộc sống. Khi chúng ta giải quyết được nhu cầu của họ, khi họ cần chúng ta. Vấn đề đắc nhân tâm là con đường quần chúng dễ đi theo chúng ta hơn, nếu mất lòng với quần chúng thì họ sẽ chống lại chúng ta. Khi quần chúng thuận theo chúng ta, thì lúc đó chúng ta mới dạy đạo đức cho họ, lúc đó quần chúng tiếp cận với giáo pháp dễ hơn. Như vậy cho thấy rằng hoằng pháp trong từ thiện là bản chất của đạo Phật, là tinh thần của Phật giáo Việt Nam, làm tốt đạo đẹp đời, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Tóm lại theo thực tế khách quan cho thấy rằng: ngành từ thiện cần phải đưa ra hướng đi, có tổ chức chỉ đạo, có khen thưởng, có phê bình. Nắm bắt phong trào phúc lợi xã hội như trái tim cho em, vượt lên chính mình, ngôi nhà hạnh phúc, vòng tay nhân ái, khuyến học v.v… Đối với phong trào từ thiện hiện nay, mỗi tổ chức đều có chủ đề và hướng sinh hoạt cụ thể.

Tuy nhiên ngành từ thiện cần phải kinh nghiệm trong tổ chức, sớm đưa ra mô hình và trọng tâm như Phật đản sinh, Phật thành đạo, Phật xuất gia, Phật Niết bàn v.v… nhằm cụ thể hóa, tạo điều kiện cho các nhà Mạnh Thường Quân, các nhà hảo tâm đong góp, nhằm nâng cao giá trị Phật giáo Việt Nam trong lòng dân tộc./.

 

Đại đức Thích Phước Duyên

Ban Hoằng pháp tỉnh Sóc Trăng

(Trích tham luận Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2010 tại Kiên Giang)