HOẰNG PHÁP VỚI CÔNG TÁC TỪ THIỆN XÃ HỘI-Tham luận Hội thảo của Ban Hoằng pháp tỉnh Phú Thọ

altA. Dẫn nhập:

alt Trải qua bao đời nay cũng như qua bao thế hệ, sứ mạng Hoằng Pháp luôn luôn được thực hiện một cách tích cực, nhiệt huyết, cùng với nhiều hình thức, phương pháp đa dạng phong phú với mục đðích: Truyền trì mạng mạch Phật Pháp khiến cho Chánh pháp của Ðức Phật cửu trụ giữa cõi Ta bà, để làm lợi ích cho nhân thiên, đem lại sự an lạc cho chúng sanh là điều tối cần thiết trong đời sống tinh thần của con người.

Tính đa dạng, phong phú kể cả tính hiện đại trong sự nghiệp Hoằng Pháp với từng thời kỳ luôn có sự nổi bật riêng cho từng thời kỳ đó và luôn phù hợp với đặc điểm tình hình xã hội, con người với những thời kỳ đã qua. Tinh thần nhập thế được thể hiện bằng nhiều phương tiện, trong đó, hoạt động từ thiện xã hội là phương tiện khả thi và cần kíp nhất nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo và tạo cơ duyên cho một bộ phận bà con đang gặp khó để kịp vươn lên trong cuộc sống, sớm hoà nhập vào đời sống xã hội hôm nay. Trong phạm vi của bài tham luận người viết xin được trình bày chủ đề "Hoằng pháp với công tác từ thiện xã hội".

B. Nội dung:

1. Hoằng pháp với vấn đề thể hiện tinh thần khế lý-cơ-xứ-thời:

Với đức tính từ bi, cứu khổ của người con Phật, chúng ta không thể bình chân ngồi nhìn đa số đồng bào của chúng ta hiện đang còn nhiều khó khăn thiếu thốn mọi bề như : Những cụ già cô đơn đang chống gậy mò mẫm xin từng bữa cơm, những cháu trẻ mồ côi không nơi nương tựa, không biết tìm về nơi đâu? Những người bị ảnh hưởng chất độc màu da cam đang phải đau quằn quại với bệnh tật, người mù bị cướp đi ánh sáng cuộc đời, người tàn tật và bao người bất hạnh khác như sập núi đá, lũ lụt cuốn trôi, cháy nhà, cháy chợ, bị nhiễm HIV,v.v.. Vì thế, chúng ta cần thực hiện phương châm: “Phật pháp bất ly thế gian giác'', đúng vậy là người Hoằng Pháp phải hơn bao giờ hết cần sống nhập thế thực hành Bồ tát hạnh, tự lợi, lợi tha, tự giác, giác tha, luôn phấn đấu thực hiện lời dạy thiêng liêng cao quý của Đức Phật: “Này các Tỳ kheo! Hãy vì lợi ích chúng sanh, hãy vì lợi ích, vì an lạc, vì hạnh phúc của chư Thiên và loài người mà lên đường tuyên giảng Chánh pháp, con đường phạm hạnh, hoàn hảo chặng đầu, chặng giữa và chặng cuối. Không đi hai người về một hướng”.( kinh Trung Bộ)

Để thực hiện trọn vẹn lý tưởng trên, ngoài những buổi thuyết giảng trước hội chúng qua các sinh hoạt đạo tràng như: Bát quan trai, Niệm Phật đường, các khoá tu Phật thất… chúng ta còn có thể đưa đạo vào đời bằng những hình thức từ thiện xã hội, hòa nhập vào cộng đồng quần chúng. Như khi đến thăm bệnh nhân, chúng ta không chỉ cho quà mà còn có thể truyền đạt giáo lý của Phật đà bằng cách thăm hỏi bệnh, giúp họ tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có thể an trú vào diệu pháp để hoá giải đi tất cả những ưu, bi, khổ, não một cách hữu hiệu nhất.

Thông thường, người ta khó tin những gì giản dị, như tĩnh tọa niệm Phật, hít thở sâu đều, thay đổi cách ứng xử, thay đổi cách sống, giữ gìn môi sinh, biết buông xả, ít muốn, biết đủ... Những việc này không cần sự trợ giúp bên ngoài, cũng không tốn tiền mua, không mất thì giờ, không lao lực, không khổ thân, khổ tâm thì lại bị đa số mọi người cho là không giá trị. Quan niệm của con người nói chung, cái gì càng đắt càng quý, càng khó tìm, càng khó khăn thì càng có giá trị. Một phần nữa, đa số đều được giáo dục rằng, phải nương nhờ vào thẩm quyền của các cơ quan y tế. Nhưng các trường y khoa không hề dạy sinh viên học về mãnh lực của tâm linh, sức mạnh của tư tưởng, hiệu quả của thiền định, ảnh hưởng của tư tưởng đối với thể xác...

Giáo sư Troskin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về bệnh ung thư của Nga đã chứng minh rằng, lượng tế bào bạch huyết bị suy giảm đi khi bệnh nhân ung thư bi quan, tiêu cực hay phát ra những lời nói có tính cách giận dữ. Ngược lại, lượng bạch huyết gia tăng lên nhiều khi người ta có thái độ tích cực, thoải mái, chấp nhận. Qua đó chúng ta có thể giới thiệu cho các bệnh nhân biết rằng: Mỗi con người chúng ta vốn có khả năng tự chữa bệnh cho chính mình. Nguyên nhân và phương pháp điều trị đều nằm ngay trong chính con người. Chúng ta cũng có thể giới thiệu cho họ biết rằng: Theo thuyết “Trùng trùng duyên khởi” nên mỗi người đều ít nhiều góp phần vào công việc tạo dựng sức khỏe hay hủy hoại sức khỏe và số phận của chính mình hay tha nhân. Và như vậy, tất cả mọi người đều trực tiếp ảnh hưởng đến số phận và tình trạng sức khoẻ của nhau trong cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo thái độ, quan niệm và cách xử sự của mỗi người cộng lại. Cuối cùng muốn biết nguyên nhân gây bệnh, người ta nên quay vào quán chiếu bên trong nhiều hơn. Chỉ như thế người ta mới tìm được phương pháp điều trị thân bệnh - tâm bệnh thích hợp và hữu hiệu nhất.

Như năm ngón tay chung một bàn tay, thiếu một trong năm ngón, chúng ta đều khó khăn trong việc viết lách và làm các công việc khác. Cũng vậy, trong ba món thí: Tài thí, Pháp thí, Vô úy thí, đối với người Hoằng Pháp phải tùy thời, tuỳ duyên, tùy đối tượng mà đáp ứng những nhu cầu thiết yếu và thích hợp cho tha nhân, để đem lại sự hiệu quả tốt đẹp trong công việc từ thiện. Cho nên, đối với những người nghèo đói bệnh tật, cô đơn khốn khổ thì Tài thí là vấn đề cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên bấy lâu nay, phần nhiều chúng ta thường làm từ thiện theo kiểu “cho người ta gạo ăn mà không không giúp người ta tự trồng lúa để ăn lâu dài”. Vì vậy người hoằng pháp có thể chỉ cho người ta biết phương pháp làm thế nào để thoát nghèo đói? Nguyên nhân của nghèo đói là do đâu? Hướng cho họ biết cách tích tụ công đức để họ có được phúc tuệ trong tương lai. Điều đó đòi hỏi con người phải biết nương vào giáo pháp của Đức Phật để ứng dụng thực hành, mới có thể dứt trừ đi nguyên nhân gây ra khổ đau và nghèo đói. Nguyên nhân của nghèo đói và đau khổ đó cũng chính là sự tham lam, bỏn sẻn, ... ,mà chính họ gây tạo ra chứ không phải ai hết.

Do đó, Đức Phật cũng đã chỉ rõ dục vọng luôn luôn là động cơ dẫn tới sự xung đột và chiến tranh, gây ra khổ đau, nghèo đói. Ngài dạy: “... Do dục làm nhân, do dục làm duyên... chúng cầm mâu và thuẫn, chúng đeo cung và tên... chúng bắn đâm nhau bằng tên, chúng quăng đâm nhau bằng dao, chúng chặt đầu nhau bằng kiếm. Ở đây, chúng đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong” (Trung Bộ I, trang 87).

Lịch sử cũng chứng minh, những kẻ gây ra chiến tranh đều xuất phát từ lòng tham lam quá độ, muốn thôn tính, thống trị, bóc lột các dân tộc khác. Những kẻ gây ra nội chiến cũng không đứng ngoài mục đích tranh giành quyền lợi đi đến xâu xé, loại trừ, tiêu diệt lẫn nhau giữa các thế lực trong một nước, trong một xã hội, trong một đoàn thể... Vì thế, dù ở trong hoàn cảnh nào, nghèo hay giàu, lạc hậu hay văn minh thì nếp sống “ít muốn, biết đủ” là điều tối cần thiết. Nếu không như vậy, con người dù có ngồi trên đống tiền của, đầy danh vọng mà vẫn không toại ý mãi kêu ca than vãn, đầy khổ đau, bất hạnh như thường. Người “ít muốn biết đủ” thì luôn luôn sống trong trạng thái thảnh thơi, thoải mái, an vui tự tại, chẳng phút lo âu. Bởi hạnh phúc tinh thần luôn luôn chi phối, bền vững và lâu dài hơn hạnh phúc vật chất. Sau một cảm thọ về hạnh phúc vật chất thường để lại một khoảng trống nhiều ngậm ngùi và khổ đau ê chề. Chính đạo lý này đã được các bậc Trí Nhân xưa và nay, áp dụng thực hành một cách tuyệt diệu đem lại sự an lạc, giải thoát mọi khổ đau ngay trong đời sống thực tại. Và đạo lý ấy được thể hiện rõ qua bài kệ sau:

“Cơm rau đỡ bụng đói

Nhà cỏ che gió sương

Người đời nếu biết đủ

Phiền não nào còn vương.”

2. Giáo hội Phật giáo tỉnh Phú Thọ với công tác từ thiện:

Truyền thống của Phật giáo là “đồng hành cùng dân tộc”, với phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và Tỉnh hội Phật giáo Phú Thọ nói riêng luôn quan tâm hướng dẫn bà con Phật tử tích cực tham gia các phong trào yêu nước của Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc phát động. Tiêu biểu cho những phong trào đó là Phật giáo tham gia các hoạt động từ thiện xã hội. Từ thiện xã hội là một trong những hoạt động trọng tâm, đạt hiệu quả cao và được coi là điểm sáng của giới Tăng Ni, Phật tử Tỉnh Phú Thọ. Ðây là những công việc Phật sự mang tính tích cực, trong sáng, đượm nét từ bi của đạo Phật. Những năm qua, với tấm lòng Từ - Bi - Hỷ - Xả, Tăng Ni, Phật tử Phú Thọ đã đóng góp, kêu gọi giúp đỡ về tài chính, phẩm vật, tổ chức cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, các gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo, mồ côi, cơ nhỡ, khuyết, tàn tật, tích cực trong công tác chung tay xoa dịu nỗi đau với những nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam. Chỉ tính riêng trong 5 năm qua, Tăng Ni, Phật tử Tỉnh Phú Thọ đã đóng góp hàng tỷ đồng ðể giúp đỡ đồng bào trong tỉnh. Ngoài ra còn giúp đỡ ðồng bào vùng sâu vùng xa trên khắp mọi miền đất nước bị thiên tai, lũ lụt, mất mùa, thiếu ăn, thiếu mặc…

Thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Phú Thọ lần thứ 3 (nhiệm kỳ 2007 - 2012), đến nay, 12/13 huyện thành thị đã thành lập được Ban đại diện Phật giáo, với tổng số 60 nghìn 828 hội viên, toàn tỉnh hiện có 54 vị Tăng Ni. Năm 2009, Ban Trị sự Tỉnh hội đã thành lập được Ban Tăng sự; bổ nhiệm nhiều vị Tăng Ni về trụ trì các chùa trong tỉnh; sau khi ban Hoằng Pháp Tỉnh hội được thành lập đã mở các khóa bồi dưỡng hoằng pháp cho Phật tử ở các huyện trong toàn Tỉnh. Công tác từ thiện xã hội luôn là điểm mạnh của Ban Trị sự Tỉnh Hội, trong năm các cấp hội trong tỉnh đã vận động và xây dựng được 14 loại quỹ với tổng số gần 3 tỷ đồng. Tại hội nghị tổng kết, Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Phú Thọ đã thông qua phương hướng hoạt động Phật sự năm 2010.

Tỉnh hội Phật giáo Phú Thọ đã vận động được hơn 300 phần quà gồm lương thực, nhu yếu phẩm để chuyển đến tặng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách và người nghèo trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, vào các dịp Tết Nguyên đán, ngày Thương binh - liệt sỹ (27-7), Tết Thiếu nhi (1- 6), Tăng Ni ở nhiều chùa đều tổ chức tặng quà cho các hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ngay trong thôn, xóm. Nhiều vị Tăng Ni còn hưởng ứng và vận động bà con Phật tử đóng góp vào các Quỹ: Ðền ơn ðáp nghĩa, Khuyến học, vì người nghèo, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, xây dựng Nhà Tình nghĩa, Nhà Ðại đoàn kết cho các đối tượng chính sách, cứu giúp những người bị hoạn nạn, rủi ro; dạy giáo lý, dạy ngoại ngữ..., và mua sách vở, bàn ghế, đồ dùng học tập cho học sinh nghèo; giúp đỡ đồng bào lũ lụt do bị thiên tai đem tới.

Trên tinh thần yêu thương và cảm thông với mong muốn chia sẻ khó khãn, mang niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi ngýời, vì cuộc sống con người, Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà tuỳ theo khả năng sẵn sàng giúp ðỡ những người gặp phải hoàn cảnh éo le, đau khổ. Cùng với nhiều việc làm thiết thực, cụ thể, vào những dịp lễ, dịp tết, ngày kỷ niệm của đất nước, các chùa còn thường xuyên làm lễ cầu siêu cho các anh hùng, chiến sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc,… Tất cả những nghĩa cử cao đẹp ấy thể hiện tinh thần nhập thế của người con Phật, cũng là góp phần tạo uy tín và khẳng định vị thế của Tỉnh Hội Phật giáo Phú Thọ trong ngôi nhà chung Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Ðồng thời cũng thể hiện rõ tinh thần từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn của đạo Phật. Với truyền thống nhập thế của Phật giáo Việt Nam, Tãng Ni, Phật tử thường xuyên tiếp cận những vấn đề xã hội, tổ chức các hoạt động từ thiện để cùng thấu hiểu, trang trải tình thương đối với mọi người, từ đó chung tay cùng xã hội để giải quyết những khó khăn trong đời sống của một bộ phận nhân dân. Chư Tăng Ni, Phật tử luôn ăặt mình trong hoàn cảnh của những người khó khăn, hoạn nạn để thấu hiểu và đồng cảm. Chư Tăng Ni, Phật tử tỉnh Phú Thọ đồng thuận quan niệm xem công tác từ thiện xã hội là một phương pháp tu tập, là công hạnh thiết yếu để gần gũi phụng sự chúng sinh, học tập noi theo tư tưởng nhập thế của Bồ Tát Hạnh trong Phật giáo Bắc truyền, chính lý tưởng cao đẹp đó đã làm tươi sáng thêm cõi thế gian này và được thể hiện rõ qua bài thơ sau:

“Bồ Tát đi vào đời

Như hoa nở muôn nơi

Tô điểm màu tươi thắm

Trang nghiêm đẹp cuộc đời.”

Chính vì thế, hoạt động từ thiện cũng là một trong những cơ hội để Phật giáo đi sâu và gắn kết với cộng đồng dân tộc, đóng góp cho đất nước những gì tốt đẹp nhất từ giáo lý Từ - Bi - Hỷ - Xả, Vô ngã Vị tha của đạo Phật.

Vậy, làm thế nào để hoạt động từ thiện của Phật giáo được thường xuyên, có tính bền vững và hiệu quả hơn? Theo các bậc Thiện Tri Thức thì cần phải biết cách và có phương pháp làm từ thiện, đòi hỏi có được sự gắn kết giữa Từ bi và Trí tuệ. Cho nên, song song với việc xoa dịu nỗi đau của một số bà con trong từng thời điểm, giai đoạn nhất định, Tăng Ni, Phật tử Phú Thọ đã và đang tìm hướng đào tạo con người với định hướng chung, mang tầm chiến lược lâu dài. Mong muốn lớn nhất của những người con Phật là sớm thực hiện được kế hoạch xây dựng chuỗi những công trình phúc lợi mang tên từ thiện như: bệnh viện, trường dạy giáo lý, trường mầm non, trại trẻ mồ côi, nơi nuôi dưỡng người già cô đơn, nhà tình nghĩa… Muốn làm được điều đó, hoạt động từ thiện Phật giáo cần được tuyên truyền, quảng bá mạnh mẽ, sâu rộng hơn nữa để mọi tầng lớp nhân dân biết và hiểu. Từ đó, huy động, kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của những người giàu có với tấm lòng thiện tâm ở cả trong và ngoài nước, cùng chung tay xây dựng cộng đồng xã hội vào công việc Phật sự này để góp phần đem lại sự an lạc, hạnh phúc cho nhân sinh.

C. Kết luận:

Hoạt động từ thiện cũng là cơ hội để Phật Giáo đi sâu và gắn kết với cộng đồng dân tộc, đóng góp cho đất nước những gì tốt đẹp nhất từ giáo lý Từ bi, Vô ngã… Đó là con đường hoằng pháp hiệu quả thiết thực từ xưa đến nay. Hoạt động từ thiện chính là phương tiện hữu hiệu nhằm thực hiện phương châm: "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội" của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hoạt động từ thiện Phật Giáo phải gắn kết giữa Từ bi và Trí tuệ. Ngoài việc xoa dịu nỗi đau của con người, chúng ta cần phải gắn liền với đào tạo con người để cung cấp cho xã hội. Vì dù có nhiều tiền của để bố thí đi chăng nữa, cũng không bằng tạo ra một con người với phẩm chất tốt đẹp để góp phần xây dựng đất nước. Công tác từ thiện là một lĩnh vực, là một phýõng tiện ðể Ban Hoằng Pháp ðạt tới sự cứu cánh trong công việc tải Ðạo vào Ðời góp phần xây dựng ðời sống an lạc, giải thoát cho nhân sinh xây dựng một cõi Tịnh Ðộ ở ngay cõi thế gian này./.

 

Ðại Ðức: Thích Ðạo Nguyện

Ban Hoằng pháp tỉnh Phú Thọ

(Trích tham luận Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc nãm 2010 tại Kiên Giang)