Tay Trắng Cuộc Đời (Vô thường vô sản)

image

Khi ngồi viết những dòng chữ này thì tôi nghĩ đến tất cả chúng ta đều là tay trắng cuộc đời.

 

Này nhé! Cứ nghĩ thử xem có đúng không?

 

Khi cất tiếng khóc chào đời tất cả trẻ sơ sinh có mang theo gì không? Đương nhiên là không rồi vì từ đầu đến chân bạn chẳng có một tấm vải che thân, không đem theo một bình sữa, không có tiền của tài sản vật chất, không địa vị học vấn, và tất cả là tay trắng chào đời. Cho dù bạn có là con vua hay thường dân thì khi bạn đến với cuộc đời thì là gì? Xin trả lời hai chữ TAY TRẮNG.

 

Từ những ngày đầu tiên bạn ra đời thì được Cha Mẹ lo cho từng bộ quần áo, từng miếng ăn ngon ngọt, từ những nơi vui chơi giải trí, những nhu cầu đòi hỏi thiết yếu cuộc sống và để rồi chỉ là những vay mượn cuộc đời đồng thời chỉ là gỉa tạm thôi.

 

Cách đây hơn một năm có một cô bé vào chùa tu học, khi đi cô bé không cho gia đình biết vì nghĩ rằng gia đình sẽ không đồng ý… và sự thật đúng như cô bé đã dự đoán, Bố cô bé nhắn tin cho cô với những lời không thể chấp nhận ( ăn mày cửa Phật ) và có nhiều từ ngữ xúc phạm đến cô bé – cô bé rất buồn và khóc rất nhiều ngày vì lo nghĩ Bố sẽ đến chùa quậy thì lúc đó tội của Bố sẽ vào địa ngục… vì thương Bố nên cô bé chủ động thông báo cho Thầy Trụ Trì biết để tìm cách giáo huấn Bố.

 

Bố cô bé dùng những lời lẽ ngon ngọt bằng chiêu dụ dỗ là con về nhà Bố mua xe máy mới điện thoại mới laptop mới – nhưng những thứ vật chất đâu có chiến thắng nỗi niềm mong muốn khát khao của người đi tu, và rồi tình thế đổi ngược là cô bé thuyết phục Bố đồng ý cho đi tu bằng cách im lặng quyết đoán chẳng thể lung lay. Một thời gian sau khi mọi chuyện êm xuôi nên cô bé về thăm nhà và nói thẳng những điều những quan điểm riêng của cô bé vì sao cô muốn đi tu, người Bố thấy cay đắng nơi sống mũi vì bao nhiêu kỳ vọng một tương lai tốt đẹp công danh sự nghiệp cho con mà bây giờ tự dưng nó đời đi tu bất tử làm xấu hổ mất mặt với gia đình dòng họ bạn bè… Nói thẳng ra đến lúc cô bé quyết định là cho dù gia đình đồng ý hay không đồng ý cho đi tu thì cô bé vẫn đi và chẳng có ai cản trở nổi vì đó là con đường đúng nhất trên cõi đời mà cô bé đã chọn lựa.

 

Có một lần cô bé nói chuyện với Thầy Trụ Trì thì lúc đó Thầy nói vui là VÔ SẢN, ý Thầy nói là Thầy không có tài sản vật chất, và cô bé nhận ra điều này rất đúng vì từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi ta chẳng mang theo được tài sản vật chất gì mà chỉ mang theo thiện ác cuộc đời. Cô bé nhận ra rằng ngay cả một Thầy Trụ Trì của một ngôi chùa lớn và nổi tiếng thế giới cũng tay trắng huống chi cô bé chỉ là một công dân sống trên cõi đời trong địa hình bản đồ chữ S.

 

Quay trở lại chuyện cô bé, thì chúng ta thấy rằng cả một cuộc đời con người chúng ta dù cố gắng làm ra nhiều tài sản vật chất nhưng không bao giờ chúng ta đem theo khi chết, chúng ta thấy rõ rắng khi Thái Tử Tất Đạt Đa chưa đi tu thì Ngài có tất cả những gì mà người đời mong ước – nhưng đến khi Ngài nhận ra tài sản chẳng tồn tại mãi nên Ngài từ bỏ tất cả và đi tu với tất cả TAY TRẮNG vật chất và rồi để lại cho nhân loại một kho tàng tình thương Từ Bi Trí Tuệ Chánh Pháp của Đạo Phật.

 

Vậy là rõ rồi nhé, khi bạn đến thì chẳng mang theo thứ gì và khi ra đi cũng chẳng mang sản vật gì, chỉ mang theo đất nước gió lửa thiện ác. Một hạt cát trong sa mạc một giọt nước giữa đại dương cũng tan biến trong nháy mắt – chúng ta vay mượn thì cũng đến lúc trả nợ để ra đi. Tất cả chỉ là giả mà thôi!.

Bạn đi sâu vào thực tế của người tu hành thì bạn sẽ thấy rõ một điều là họ không có tài sản như người trần tục, cơm ngày ba bữa, y áo ba bộ, phương tiện đi Phật sự rồi những lúc đau bệnh và cả tiền để trang trải việc sinh hoạt điện nước của bổn tự việc học hành của Tăng/Ni. Họ không có tài sản vật chất nhưng họ có tài sản tình thương bất tử vô gía mà không có tiền bạc nào mua được.

 

Người xuất gia nào sẽ ý thức mình Vô Sản?

Người trần tục nào sẽ ý thức “ của đời trả lại cho đời? ”.

Được Cha Mẹ sinh ra thì TAY TRẮNG đến khi trở về cát bụi cũng là TRẮNG TAY

Nên nhớ tất cả là tay trắng, vô thường vô sản, gỉa tạm.

 

Ta tay trắng cuộc đời

Đời vô thường vô sản

Sản vật là giả tạm

Tạm mượn của trần gian.


( Hiền Huy Hòa Hiệp )

NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT MA HA TÁT