ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN TẠI HÀ NỘI

Sáng nay, hòa trong không khí kính mừng ngày Đức Phật đản sinh trên cả nước, gần 5.000 Tăng Ni, Phật tử thủ đô Hà Nội đã vân tập về quảng trường 1/5 dự Đại lễ Phật đản lần thứ 2634, Phật lịch 2554.

Quang lâm chứng minh Đại lễ có Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Bích – Thành viên Hội đồng Chứng minh, Hòa thượng Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự cùng đông đảo chư Tăng Ni trong Hội đồng Trị sự,  Ban Trị sự THPG Hà Nội.

Tham dự về phía quan khách có ông Trương Vĩnh Trọng – Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Huỳnh Đảm – Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bà Ngô Thị Thanh Hằng – Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ông Nguyễn Thanh Sơn – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, đại diện sứ quán, các đoàn ngoại giao, các cơ quan ban ngành, đoàn thể trung ương và Hà Nội.

Gần 5.000 Phật tử thủ đô, nhiều người đến từ các huyện xa của Thành phố cũng không quản ngại đường xá xa xôi, thời tiết nóng nực hân hoan về dự Đại lễ.

Trước đó, các Phật tử đã có mặt từ sáng sớm để cung nghênh và rước xá lợi Phật từ chùa Quán Sứ đến tôn trí tại Lễ đài Phật đản.

alt
Rước Xá lợi từ chùa Quán Sứ ra tôn trí tại lễ đài Phật đản
alt

alt
TT. Thích Thanh Nhã - Trưởng ban Nghi lễ THPG Hà Nội

alt
An vị Xá lợi Phật tại lễ đài

alt
Cung nghênh Đức Pháp chủ quang lâm
alt
Cung nghênh chư Tôn đức quang lâm

Sau nghi lễ niệm Phật cầu gia hộ, toàn thể đại chúng đã khởi thân đứng dậy, chắp tay và nhân tâm lắng nghe Hòa thượng Thích Thanh Tứ tuyên đọc Thông điệp Phật đản của Đức Pháp chủ GHPGVN.

Chư Tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Mở đầu Thông điệp Phật đản, Đức Pháp chủ “Tán thán công đức đến chư vị Giáo phẩm, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, đồng thời nhất tâm cầu nguyện để mọi Phật sự của các cấp Giáo hội chúng ta được thành tựu viên mãn, góp phần thiết thực cùng với toàn dân trong việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển chung của đất nước.”

alt

Hòa thượng Thích Thanh Tứ tuyên đọc Thông điệp Phật đản của Đức Pháp chủ GHPGVN

Thông điệp khẳng định “Những kết quả thành tựu Phật sự đạt được trong thời gian qua là những tiền đề quan trọng để mỗi cấp Giáo hội và Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử cần tiếp tục nhân rộng trong đời sống xã hội, thông qua đó Phật pháp được xiển dương, đạo pháp và dân tộc được tôn vinh.”

Kết thúc thông điệp, Đức Pháp chủ kêu gọi “Các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Chư tôn Giáo phẩm, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử tích cực chủ động triển khai các hoạt động Phật sự trên được viên mãn, đó là Phật sự thiết thực mà chúng ta cần quan tâm và nỗ lực thực hiện để góp phần công đức dâng lên cúng dường ngày đản sinh của Đức Phật.”

Tiếp theo, Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự THPG Hà Nội đã đọc Diễn văn Đại lễ Phật đản của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN Thích Trí Tịnh.

Mở đầu, Diễn văn nêu rõ sự kiện Đản sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là hy hữu, vi diệu, và được kinh tán thán như sau: “Sự xuất hiện của một người, này các Tỳ-kheo, là sự xuất hiện của mắt lớn, của đại quang, đại minh; là sự xuất hiện của thù thắng và sự chứng ngộ vô ngại giải, là sự chứng đạt các giới và các giới sai biệt, là sự chứng ngộ minh và giải thoát, là sự chứng ngộ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất lai, A-la-hán. Người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán”.

Đề cập đến sự phát triển của Phật giáo Việt Nam hiện nay, Diễn văn nhấn mạnh “Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một tổ chức Phật giáo kế thừa, tiếp nối mạng mạch Phật giáo của đất nước trong thời đại mới. Ngót 30 năm thành lập và phát triển, Giáo hội đã đạt những thành quả tốt đẹp song song với sự phát triển của đất nước. Chúng ta đã và đang làm Phật sự lợi Đạo ích Đời, và do đó, Giáo hội được sự ủng hộ, tham gia của chư Tăng Ni, Phật tử cùng sự đồng tình, giúp đỡ của nhà nước.”

Diễn văn nhắc nhở: “Giáo hội chúng ta xem ngày lễ nghìn năm có một của Thăng Long Hà Nội, của toàn thể con dân nước Việt, là một ngày trọng đại. Bởi thế, cùng với nhân dân, các tổ chức, ban ngành trong cả nước, Tăng Ni Phật tử đã lồng ghép các ý nghĩa trọng đại này bằng nhiều phương tiện: truyền thông, hội nghị, hội thảo, lễ lạc…

Diễn văn nhấn mạnh “Tất cả mọi hoạt động của chúng ta nhằm mục đích lợi đạo, ích nước, độ dân chính là nhằm phục vụ Đạo pháp, thực hiện thông điệp cứu độ của Đức Phật. Đấy là ý nghĩa đích thực của việc hoằng pháp….

Muốn hoằng pháp, muốn mang ánh sáng Phật giáo cho đời, bản thân người con Phật phải nỗ lực tu tập, thúc liễm thân tâm, thấm nhuần kinh kệ, và nhất là phải kiên trì, tận tụy, nhẫn nhục, hy sinh.”

Cuối cùng, Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự khuyến tấn “Mùa Phật đản năm nay, Phật lịch 2554, chúng ta thành tâm tưởng niệm hình ảnh cao vời toàn hảo về Trí tuệ và Đức độ của Đức Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni và thệ nguyện một lòng vì Đạo pháp và Dân tộc, vì hết thảy chúng sinh tại thế gian này.”

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ông Trương Vĩnh Trọng đã có bài phát biểu quan trọng. Mở đầu, Phó Thủ tướng gửi lời chúc tới Hòa thượng Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, quý Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư cùng đông đảo Tăng Ni, Phật tử và quý vị đại biểu lời chúc sức khỏe và an lạc.

Phó Thủ tướng nêu rõ “Với gần hai ngàn năm có mặt ở Việt Nam, Phật giáo đã trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử đất nước, song thời nào Phật giáo cũng lấy đức Từ Bi, chân – thiện – mỹ để giáo hóa chúng sinh, lấy trí tuệ làm sự nghiệp và phương châm hành đạo. Từ xa xưa, giáo lý Phật giáo đã thấm nhuần trong đời sống của đông đảo người Việt Nam từ nông thôn đến thành thị. Những giá trị tốt đẹp của Phật giáo đã góp phần hun đúc nên những giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa và con người Việt Nam. Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận thời nào Phật giáo cũng có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước, bởi lẽ đó Phật giáo Việt Nam được ghi nhận là tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc ‘Hộ quốc an dân’.”

Phó Thủ tướng phát biểu “Tốt Đời, đẹp Đạo là phương thức sống và hoạt động đúng đắn của các tôn giáo ở nước ta, trong đó có Phật giáo. Trong Phật giáo có câu: ‘Đạo pháp bất ly thế gian pháp’, có nghĩa là Đạo – Đời gắn bó bền chặt, như một chân lý tự nhiên phải có. Đạo từ Đời mà sinh ra và phụng sự cho Đời. Đời nuôi Đạo và giúp Đạo trường tồn. Phật giáo trong mối quan hệ ấy, từ ngàn xưa cho đến nay nhìn chung vốn vậy”.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh phương châm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam "Đạo pháp - Dân tộc - CHXH" chính là “chủ trương cho Đạo – Đời hòa hợp, để chư Tăng Ni và bà con Phật tử nước nhà có điều kiện tốt nhất đóng góp nhiều hơn cho đạo pháp và phục vụ được nhiều hơn cho dân tộc, cùng với các tầng lớp nhân dân trong cả nước trong công cuộc đổi mới phấn đấu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, một cõi Niết bàn thực sự trong cuộc sống mỗi con người và giữa trần gian. Đấy cũng là kế sách lâu bền để duy trì mạng mạch Phật giáo ta mãi mãi sống còn cùng dân tộc, vì dân tộc”.

Phó Thủ tướng mong rằng trong thời gian tới, “với tâm huyết của các vị Tăng Ni, với sự ủng hộ mạnh mẽ của bà con Phật tử và với sự phối hợp, hướng dẫn, giúp đỡ của các cơ quan, ban, ngành, các cấp chính quyền địa phương, hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ được diễn ra tốt đẹp đúng với Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phù hợp với luật pháp nhà nước, góp phần phát huy truyền thống yêu nước và tinh thần hộ quốc an dân của Phật giáo để xây dựng quê hương, đất nước ngày một hưng thịnh, xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày một phát triển, hài hòa trong lòng dân tộc, xứng đáng với truyền thống lịch sử gần 2000 năm hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam”.

Trước và sau khi phát biểu, Phó Thủ tướng đều chắp tay lễ Phật, đỉnh lễ Đức Pháp chủ, xá chào chư Tôn đức Tăng Ni. Hành động này đã được toàn thể đại chúng tán thán bằng những tràng pháo tay.

Sau phần phát biểu chúc mừng của Ông Huỳnh Đảm, nghi lễ dâng hương, tụng kinh cúng dàng ngày Đức Phật đản sinh đã diễn ra trang nghiêm, thiêng liêng trong sự nhất tâm của những người con Phật và quan khách.

Tại buổi lễ, Đức Pháp chủ, Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Bích, Hòa thượng Thích Thanh Tứ đã thực hiện nghi thức tắm Phật. Ông Trương Vĩnh Trọng, ông Huỳnh Đảm, Bà Ngô Thị Thanh Hằng cũng thực hiện nghi thức này.

alt

alt

alt

alt

alt

Kết thúc Đại lễ, 45 xe hoa cúng dàng ngày Đức Phật đản sinh do các Ban đại diện Phật giáo quận huyện và các chùa đã diễu hành qua lễ đài, để lại sự trầm trồ, thích thú và tán thán của đại chúng.

alt

alt

Đại lễ Phật đản năm nay đã thành tựu viên mãn trong niềm tự hào của những người con Phật thủ đô.

Trọng Hoàng - Huệ Minh - Hoàng Tuấn - Bằng Lam - Cẩm Vân
(PhattuVietnam.net)