Chiêm ngưỡng báu vật nghìn năm của phương Đông

Bình gốm trên 4000 năm tuổi, trống đồng Đông Sơn trên 2000 năm hay tượng Phật 18 tay... là những báu vật tiêu biểu của các nước châu Á đang được trưng bày tại Hà Nội.

Sáng nay (18/5), tại bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm Báu vật phương Đông. Với trên 50 cổ vật đặc sắc của 9 quốc gia châu Á được tuyển chọn, lần đầu tiên công chúng Việt Nam được chiêm ngưỡng những "báu vật" của các nước Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan, Lào, Myanma...

Đại diện duy nhất của Việt Nam tại triển lãm là chiếc trống đồng Đông Sơn thuộc loại HegerI. Chiếc trống này được đại diện bảo tàng Lịch sử khẳng định "hoành tráng" nhất trong hệ thống trống đồng Đồng Sơn, mới đây nó đã được tham gia trưng bày tại Hàn Quốc. Chiếc trống cao 86cm, đường kích mặt 116cm, có niên đại 2000-2500 năm.

Cũng tại triển lãm, người xem được chiêm ngưỡng chiếc bình gốm có tuổi đời 4000-5000 năm của Trung Quốc, tượng Phật đồng 18 tay, mỗi tay cầm một bảo vật của Nhật Bản hay tượng nằm quý hiếm đến từ đất nước Myanma...

Cùng chiêm ngưỡng những báu vật của văn hóa phương Đông:

Chiêm ngưỡng báu vật nghìn năm của phương Đông

Phù điêu đá chạm nữ thần sông Hằng (Ấn Độ), thế kỷ 12.

Chiêm ngưỡng báu vật nghìn năm của phương Đông

Tượng thần Shiva đúc bằng đồng, cao 40.5cm, thế kỷ 17 (Ấn Độ). Tượng đứng dưới một vòm cửa cuốn tròn, trên đầu đội mũ Phật có vành rắn Naga và hoa lá.

Chiêm ngưỡng báu vật nghìn năm của phương Đông

Phù điêu Quan Âm, đá sa thạch (Ấn Độ). Quan Âm đầu đội mũ Phật, cổ, tay, bụng chạm nổi các chuỗi hạt trang sức, diềm trước chạm 2 ô hình sư tử và người quỳ.

Chiêm ngưỡng báu vật nghìn năm của phương ĐôngChiêm ngưỡng báu vật nghìn năm của phương Đông

Tượng Phật đúc bằng đồng cao 35-54cm của Lào và tượng Phật đứng bằng gỗ chạm (thế kỷ 19) của Campuchia.

Chiêm ngưỡng báu vật nghìn năm của phương Đông

Tượng phật nằm của Myanma (thế kỷ 17). Bức tượng đặc biệt này có tư thế nằm nghiêng, tay phải chống đầu, tay trái đặt trên hông. Loại hình tượng này ở Việt Nam gọi là Phật nhập Niết bàn, đã xuất hiện trên loại hình tượng gỗ sơn son thếp vàng.

Chiêm ngưỡng báu vật nghìn năm của phương Đông

Tượng Phật đứng cao 2,22m, thế kỷ 17-18. Tượng có chỏm hình bông hoa, tóc xoắn ốc, mặt chính diện, mình trần, bụng quấn xà ry có dải tua dài.

Chiêm ngưỡng báu vật nghìn năm của phương ĐôngChiêm ngưỡng báu vật nghìn năm của phương Đông

Nhóm tượng Phật đồng mạ vàng, cao 41-73cm. Đây là những sản phẩm của trường phái Bangkok (hay Ratana - Kosin), cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19.

Chiêm ngưỡng báu vật nghìn năm của phương Đông

Tượng Phật đúc bằng đồng, đầu đội mũ trang trí nổi hồ lô Cam lộ (Nhật Bản). Tượng có 18 tay, mỗi tay cầm một bảo vật, các dây anh lạc bao quanh thân. Đế tượng là đài hoa sen tạo hình bông sen nở nhô trên hồ nước.

Chiêm ngưỡng báu vật nghìn năm của phương Đông

Bình gôm tô nhiều màu thuộc văn hóa Ngưỡng Thiều (Trung Quốc), cách đây 5000-4000 năm.

Chiêm ngưỡng báu vật nghìn năm của phương Đông

Chiếc gối men màu xanh và trắng rạn, dài 27cm, thuộc thế kỷ 6-7. Đây là một trong số những tượng gốm men tạo hình theo phong cách tả thực rất thành công dưới thời Đường của Trung Quốc.

Chiêm ngưỡng báu vật nghìn năm của phương ĐôngChiêm ngưỡng báu vật nghìn năm của phương Đông

Đỉnh đồng pháp lam có nắp, men nhiều màu, cao 50cm, thế kỷ 17-18/ Chiếc đỉnh này tạo tác theo chủ đề chính là hình tượng voi, hoa sen, hoa dây lá trổ thủng, ngoài màu đồng thau còn có các màu men đỏ, xanh, vàng và đen.

Chiêm ngưỡng báu vật nghìn năm của phương ĐôngChiêm ngưỡng báu vật nghìn năm của phương Đông

Nhóm hiện vật chế tạo bằng đá ngọc thuộc thé kỷ 18 của Trung Quốc. Đây là những sản phẩm chạm tinh xảo và rất có giá trị thuộc đời Càn Long nhà Thanh.

Chiêm ngưỡng báu vật nghìn năm của phương Đông

Chiêm ngưỡng báu vật nghìn năm của phương Đông

Tượng người cưỡi hổ thuộc thế kỷ 18 (Trung Quốc)

Chiêm ngưỡng báu vật nghìn năm của phương Đông

Chiếc trống đồng Đông Sơn được đánh giá là "hoành tráng" nhất trong hệ thống trống đồng Việt Nam.

Chiêm ngưỡng báu vật nghìn năm của phương Đông

Mặt trên của chiếc trống có trên 2000 năm tuổi.

Thủy Nguyên

Theo: Zing News

(tuvienhuequang.com)