Vén màn bí mật về xá lợi của Phật trong tháp hơn 1000 tuổi


(ảnh minh họa)

Tháp thất bảo A Dục Vương

Tin từ đài truyền hình trung ương Trung Quốc: hôm nay ngày 12 tháng 6 ngày di sản văn hóa thế giới, tại chùa cổ Tây Hà thành phố Nam Kinh đã cử hành trọng thể lễ kỷ niệm xá lợi xương đỉnh đầu của đức Phật, sự kiện này một lần nữa đem lại ánh quang minh cho đời.

Hôm nay, khu du lịch nổi tiếng núi Tây Hà đóng cửa, không tiếp khách du lịch. Nơi đây “Phật đỉnh chân cốt” và “cảm ứng xá lợi” đã được chôn giữ từ một nghìn năm. (Tháp này được xây dựng vào thời Bắc Tống, cách nay khoảng 997 năm). Ngày hôm nay xá lợi Phật đã được đem ra trưng bày cùng thiên hạ, đây là một hoạt động mang nhiều ý nghĩa nhằm kỷ niệm ngày di sản văn hóa thế giới của Trung Quốc.

Sáng nay, nội tự chùa Tây Hà nhiều cao Tăng, đại Lão Hòa thượng, chư đại đức cùng chính quyền Trung Quốc đã bố trí rất nhiều camera hồng ngoại và các thiết bị báo động, hơn 100 cảnh sát bảo vệ và giữ gìn an ninh. Thất bảo tháp A Dục Vương và kim quan ngân quách (quan tài bằng vàng được bao bọc bởi quách bạc) từ Triều Thiên Cung đã được rước về chùa Tây Hà. Đúng 9h 15 phút (giờ địa phương), kim quan ngân quách đã được mở ra dưới sự chúng kiến, hoan hỷ của giới tăng sĩ cùng niềm vinh dự của chính quyền sở tại và hằng ngàn tín đồ Phật giáo.

Sơ lược nguồn gốc của “Xá Lợi Phật”.

Thế kỷ thứ năm trước công nguyên, Đức Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn tại thành Câu-thi-na, Ấn Độ. Trong nhiều kinh đã miêu tả quang cảnh lúc Ngài nhập Niết Bàn: “Ngọn lửa bốc cao ngùn ngụt đỏ hồng cả một góc trời, sau khi lửa đã lịm tắt, từ trong đống tro chúng đệ tử đã phát hiện xương đỉnh đầu, răng, xương ngón tay một ít tóc của Phật, ngoài ra còn có rất nhiều tinh thể hình viên ”. Đây là di cốt và các tinh thể mà cũng là chân thân xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni như trong kinh đã ghi chép.

Danh từ “Xá lợi” có nguồn gốc từ tiếng Phạn của Ấn Độ cổ ngữ, tiếng Hán dịch nghĩa là “thân thể”, “di cốt”. Sau này trong Phật giáo, các vị cao Tăng sau khi viên tịch, các kết tinh thể còn lại sau khi hỏa thiêu cũng được gọi là “xá lợi”.

Sở dĩ có tên gọi là tháp A Dục Vương là do lấy tên của vị quốc vương A Dục, đời thứ ba của vương triều Khổng Tước, Ấn Độ. Hơn 2200 năm trước, ông đã dựa vào vũ lực mà thống nhất toàn cõi Ấn Độ, kiến lập nên một đế quốc hùng mạnh bật nhất trong lịch sử Ấn Độ thời bấy giờ. Mặc dù là một ông Vua có nhiều uy quyền và vũ lực, nhưng A Dục Vương đã bị cảm hóa và thu phục từ thái độ và tâm từ của Phật. Tư tưởng của Đức Phật đã dần dần cảm hóa được vị quốc vương khát máu này. Từ đó ông ngưng dùng vũ lực bành trướng, ra sức tiến hành truyền bá Phật giáo trên toàn cõi Ấn Độ.

Theo như trong kinh chép, A Dục Vương đã đem xá lợi của Đức Phật phân chia làm tám vạn bốn nghìn phần, sau đó phái các sứ đoàn Phật giáo đem đến các nơi trên thế giới, đồng thời kiến tạo tám vạn bốn nghìn ngôi bảo tháp cúng dường xá lợi Phật. Do vậy mà các tháp đó được mang tên là tháp A Dục Vương.

Trong “Pháp Uyển Châu Lâm” của Pháp sư Đạo Thế đời Đường có chép, Trung Quốc có tất cả 19 tòa tháp A Dục Vương.

Tổng hợp bản tin
Thích nữ Huệ Như

(phapluanonline.com)