Dưới Côi Bồ-đề


alt

Nơi đây, dù một kẻ ngạo nghễ nhất thế gian, khi bước chân đến cũng tự nhiên sụp xuống bái chào.

Nơi đây, dù cho một chúng sanh có nghiệp dĩ nặng nề nhất, cũng cảm nhận được sự che chở, thăng hoa trong kiếp sống phù hư.

Dường như có một linh khí bất tận, một nguồn từ tường mãnh liệt từ vũ trụ phóng xuống, quyện tỏa vào từng kẻ lá, từng mảng tường rêu, nơi mà đã 2546 năm về trước, một người con vĩ đại của xứ sở thần linh, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, đã thành bậc chánh đẳng chánh giác. Tôi đã đến thành Gìa-da trong một buổi sớm mùa thu như thế, khi mà những nhánh lá Bồ-đề bên tòa Kim Cang đã chuyển sang màu xanh thẳm, đủ sức vươn mình đón tiết trời Đông đang từ từ chớm trổ, và những ngọn gió sang mùa lồng lồng giữa những ngọn tháp rêu phong. Bồ-đề Đạo Tràng, danh từ sao mà siêu xuất quá. Từ nhỏ, tôi đã đọc câu kinh tán thán Đức Thích Tôn với những hình ảnh thật mơ hồ:

“Tọa Bồ-đề tòa,

Đại phá ma quân,

Nhất đổ minh tinh

Đạo Thành giáng pháp lâm...”

Bây giờ, những hình ảnh ấy hiện ra rõ ràng trước mắt, tôi thầm cảm tạ mưới phương Tam Bảo đã cho tôi những tháng ngày về phủ phục bên tòa Kim Cang Từ Phụ, há chẳng phải đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trong một đời người?

alt

Nằm trong một khuôn viên rộng, sâu xuống như một thung lũng, tháp Đại Giác vọt lên, cao đến 52m. Đây là ngôi tháp được xây dựng từ thời vua A-dục, tuy nhiên, kiến trúc cũ đã không còn. Ngôi tháp hiện nay, cùng bức tượng Bổn Sư trong chánh điện đã có từ trên 1700 năm. Tượng xoay mặt về hướng Đông, y như tư thế Đức Thích Tôn đã ngồi thành đạo dười cội Bồ-đề. Tượng Phật cao khoảng 2m, ngồi kiết già, tay trái gát trên đùi, tay phải buông xuôi theo thế Xúc địa ấn. Đức Đạt-lai-lạt ma đã cúng dường để thếp vàng và kẻ lại khuôn mặt, nên tượng Phật phảng phát đường nét của Tây Tạng, đầy huyền bí. Tháp Đài Giác gồm có 2 tầng, tầng trên cùng có một tiền sảnh, một hậu sảnh và một hành lang bao bọc chung quanh. Tiền sảnh có một pho tượng Phật đứng, xung quanh còn có 4 ngôi tháp nhỏ, hiện nay tầng trên đẫ bị khóa lại vì sự bảo tồn ngôi tháp, du khách không được lên. Tôi đẫ năng nỉ một vị Sư chủ quản để được lên tụng một thời kinh vào một tối trung thu, vô cùng yên tĩnh và mát mẻ. Sát phía Tây ngọn Tháp là tòa Kim Cang dưới cội Bồ đề>Tòa Kim Cang được làm bằng sa thạch dài 2,28m, rộng 1,5m va cao 0,9m, do chính vua A- dục tạc cúnh dường> Tương truyềng ngày xưa tòa được trang trí bằng nhiều thứ ngọc quý, nay đa không còn. Cội Bồ – đề quanh năm xanh lá, do cận ngọn tháp nên cành lá hướng về phía tây, tỏa bóng mát cả một vùng. Phía bên phải, nổi bậc Tam miệu tam bồ đà da. Cấp dẫn vào Đài tháp có một ngọn tháp nhỏ tên là Animeshalochana. Sau khi thành đạo, Đức Thế Tôn đã ngồi trên tòa Kim Cang sốt 7 ngày Thiền Định; trong tuần lễ thứ hai Ngài đã dùng ngay vị trí ngôi tháp này chăm chú nhìn cây Bồ Đề để tỏ lòng biết ơn cội cây đã che chở cho Ngài. Trong tháp hiện có thờ một ộ Kinh Hoa Nghiêm bằng tiếng Tay Tạng. Dọc bên hướng Bắc sát tháp Đại Bồ Đề là đường kinh hành bằng ngọc, được lưu dấu bởi trụ đá Chankramenar và những tòa sen. Nơi đây, những đóa sen kỳ diệu đã đỡ chân Phật khi Ngài đi kinh hành trong tuần lễ thứ 3. Phía Tây Bắc của tháp chính có ngôi đền Ratnagraha, nơi Đức Phật ngồi thiền trong tuần lễ thứ 4, nơi phát ra những luồng hào quang năm màu huyển ảo, màu cờ của Phật giáo ngày nay, ngay cửa vào Đài tháp có một trụ đá, nơi đây ngày xưa có cội cây Nigrodha, chỗ Đức Thế Tôn ngồi thiền trong tuần lễ thứ 5 và đã độ cho một vị Bà-la-môn. Ở phía Nam, cách không xa Đài tháp, có một cái hồ rộng, nước trong xanh và mát dịu; giữa hồ có một tượng Phật lớn ngồi trên thân một con rồng, đầu rồng che trên đãnh Phật. nơi đây đánh dấu chỗ rồng mù Muchalinda đã che mưa cho Ngài trong tuần lễ thứ 6 trong khi giác ngộ. Gần Đại tháp hơn còn có cây Rauyatna, nơi Đức Phật đã nhận đồ cúng dường của những vị thương gia và bốn vua trời. Ngoài ra còn có bốn trụ đá vua A-dục cùng hàng trăm ngôi tháp nhỏ xung quanh tháp Đại Bồ-đề, tạo thành một thánh tích thiêng liêng bậc nhất thế gian. Mỗi ngày có hàng ngán người tu từ khắp mọi nơi trên thế giới đên đây chiêm bái. Từ 4h00 sáng, người ta đi kinh hành bên trên một lối đi rộng khoảng 2,5m. Thỉnh thoảng có người vừa đi vừa lạy, nhất bộ nhất bái hay tam bộ nhất bái xung quanh Đài tháp khoảng 800m.

altBên dưới đường kinh hành này là những tàng cây Asoka xanh thẳm, hàng trăm vị sư Tây Tạng lót ván lạy dài theo tư thế ngũ thế đầu địa. Đăøng kia là mấy vị sư người Âu Mỹ tọa thiền, mấy Phật tử Việt Nam, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc tụng kinh niệm Phật; chỗ nọ là các sư Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện giảng pháp cho Phật tử... Dường như nhiều người của nhiều quốc gia khác nhau cùng tu tập tại đây một cách hòa bình vô phân biệt. Chưa có nơi nào tôi thấy có sự hoan hỷ như ở Bodh Gaya này. Tôi được ở một ngôi chùa Việt Nam cách Đài tháp khoảng 5 phút đi bộ. Mỗi sáng ra nhất bộ nhất bái một vòng trên đường kinh hành. Sau đó cũng tự kiếm cho mình một tấm ván để lễ lạy theo cách Tây Tạng. Ban đêm, các Phật tử đã đốt nến cúng dường sáng rực xung quanh Đài tháp, như hàng vạn vì sao lấp lánh giữa thiên không. Những lúc như thế, tôi chẳng biết mình đang ở thời điểm nào giữa dòng sinh diệt vô tận. Cứ như mình đang được dự “Thiên Đăng Hội” thời Đức Phật còn tại thế! Đêm đầu tiên bên Đài tháp tôi đã thắp một ngàn ngọn nến để cúng dường Đức Thế Tôn, và cầu nguyện cho trí tuệ tăng trưởng... Cách Đài tháp khoảng 180m là dòng sông Ni-liên-thuyền. Mùa nước cạn có thể lội bộ qua sông. Bên bờ sông là một đền thơ, nơi lưu dâu cho một ông già cúng bó cỏ Kusa cho Đức Phật làm tòa ngồi. Chếch về hướng Nam là ngôi làng Sujatacuti, nơi nàng Sujata từng dâng sữa cúng dường cho Đức Phật trước khi thành đạo. Gần đó là chỗ Đức Phật hàng phục con rắn thần của anh em nhà Ca Diếp, Khổ Hạnh lam nằm bên chân núi Tường Dâu thấp thoáng xa xa... Mấy ngàn năm đã lặng lẽ trôi qua bên dòng chảy Ni-liên lẵng lờ cùng trăng sao hoa cỏ. Tôi đã hát lời kinh cho dòng vọng cõi sa mù. Vào cái đêm hôm đó, cái đêm mà cõi Ta bà lung linh ánh hồng giác ngộ, tôi là giọt sương hay con kiến bé ở nơi này? Quỳ dưới cội Bồ-đề trong một buổi khuya vang rền lơi kinh nguyên thủy, tôi đã khóc thật nhiều bởi niềm cảm xúc tràn dâng. Kính lạy Đức Bổn Sư! Kính lạy Đức bổn Sư! Ngài vẫn còn ngồi nguyên vẹn đó, từ cổ độ miên trường đến lũy kiếp vô chung. Giọt lệ này nhỏ xuống tòa Kim Cang hóa thành hạt sương bé bỏng, cho cây cỏ trăng sao cùng ngời hiện vô ngần. Tất cả niềm tin và lòng thành kính vạn ngàn năm tháp sáng sau kiếp đọa đày này vẫn còn nặng trĩu tấm thân con! Kính lạy đức Từ Phụ Bổn Sư! Giáo pháp của Ngài vẫn luân lưu cùng khắp, sao thế giới vẫn còn đầy dẫy nỗi khổ đau. Phải chăng con người đã bị mây mờ vô minh che lấp, nên mãi triền miên lặn hụp giữa muôn trùng. Xin đốt nén tâm hương cúng ba ngàn thế giơi, đảnh lễ dấu ngã trước cội Bồ-đề nguyện cầu cho thế giới hết vô minh. Ai đã về giữa nguồn cội tâm linh, hãy một lần về Bodh Gaya đảnh lễ. Dù nghiệp chướng có nặng nề đa đoan cùng thế sự, hãy về đây dưới cội Bồ-đề linh thánh, bạn sẽ cảm được luồng Hồng từ gia bị, chở che.

(Viết tại hang động số 8 Aurangabad, trên đường chiêm bái các Phật tích miền Trung Nam Ấn Độ)

 

Nhất Thanh

Trích: Tập san Suối Nguồn 14

(Hình ảnh: internet)