TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (TUẦN THỨ 2, THÁNG 12, 2010)

 

 

MIẾN ĐIỆN: Lễ cúng dường hàng năm cho chư tăng ni của Liên Minh Quốc gia vì Dân chủ

 

Yangon, Miến Điện - Ngày 08-12-2010, nữ lãnh tụ đối lập của Miến Điện là Aung San Suu Kyi, 65 tuổi, đã tham gia công tác tôn giáo lần đầu tiên kể từ khi bà bà được phóng thích khỏi sự quản thúc tại gia.
Bà Suu Kyi đã tặng y cho khoảng 700 tăng sĩ và 200 ni cô trước trụ sở của Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà tại thủ đô Yangon.
Hơn 1.000 tăng ni đã tập trung để nhận sự cúng dường thường niên từ NLD. Vật phẩm cúng dường gồm quần áo, dép, ô dù và tiền.
Bà Suu Kyi được sự ủng hộ rộng rãi trong nhân dân Miến Điện, mặc dù bà đã bị quản thúc tại gia trong 15 năm từ 21 năm qua.
Từ khi được phóng thích, bà đã duy trì một thời gian biểu bận rộn của những cuộc gặp gỡ những người ủng hộ, bạn bè và gia đình.
(Deutsche Presse-Agentur - December 8, 2010)

 

tin the gioi

 

Bà Aung San Suu Kyi tham gia lễ cúng dường chư tăng ni tại trụ sở của NLD - Photo: Deutsche Presse-Agentur

 

TRUNG QUỐC: Tượng khắc đá trên núi Bảo Đỉnh, huyện Đại Túc

 

Nằm cách thành phố Trùng Khánh 80 km, huyện Đại Túc nổi tiếng với những tác phẩm chạm khắc và điêu khắc Phật giáo trên đá, có niên đại trên 800 năm.
Trong vùng đồi núi của huyện này có hơn 50.000 tác phẩm chạm khắc và điêu khắc đá về Phật giáo, được UNESSCO công nhận là Di sản Thế giới với tên gọi Các Tác phẩm khắc Đá Đại Túc.
Núi Bảo Đỉnh của huyện Đại Túc là nơi có một trong số các quần thể tượng khắc đá đẹp nhất.
Vào khoảng năm 1160, một nhà sư nổi tiếng của Triều Nam Tống (1127-1279) là Zhao Zhifeng đã chọn núi Bảo Đỉnh này vì có nhiều tảng đá. Ông đã giám sát việc khắc những tượng Phật để phản ảnh những lời dạy của Ngài về Phật giáo Mật tông.
Phải mất 70 năm để hoàn thành 10.000 tượng khắc cao từ 3 đến 12 mét.
Phần lớn các tác phẩm điêu khắc này được tập trung tại Vịnh Đại Phật, trung tâm của núi Bảo Đỉnh. Pho tượng chính là Thiên Thủ Quan Âm, chiếm khoảng 88 mét vuông của vách đá phía đông Vịnh Đại Phật.
(China Daily - December 9, 2010)

 

tin the gioi

 

Tượng Thiên Thủ Quan Âm ở Bảo Đỉnh Sơn, huyện Đại Túc, thành phố Trùng Khánh - Photo: Wikipedia

 

tin the gioi

 

Tượng khắc đá chư Phật (Bảo Đỉnh Sơn, Đại Túc)  -  Photo: Li Taihang

 

tin the gioi
 
Tượng Phật nằm, dài 31 mét, ở núi Bảo Đỉnh - Photo: Li Taihang

 

ẤN ĐỘ: Khách hành hương Phật giáo của 5 quốc gia ASEAN sẽ được thị thực khi đến Ấn Độ

 

Chính phủ Ấn Độ đã quyết định gia hạn thị thực thuận lợi khi đến dành cho khách hành hương Phật giáo từ 5 nước ASEAN nữa, gồm Cam Bốt, Phi Luật Tân, Việt Nam, Lào và Miến Điện.
"Kế hoạch này sẽ được hoạt động kể từ ngày 01-01-2011", Bộ Du lịch cho biết.
Thị thực nhập cảnh một chiều, được các phi trường Delhi, Mumbai, Chennai và Kolkata cấp phát, sẽ có hiệu lực trong một tháng.
"Quyết định này được chấp thuận sau cuộc thảo luận với các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Nội vụ. Một thông báo chính thức về vấn đề này sẽ sớm được thực hiện", một quan chức nói.
Dự kiến sự thuận lợi này sẽ thu hút nhiều khách hành hương Phật giáo hơn.
Trước đó, các nước Tân gia Ba, Tân Tây Lan, Nhật Bản, Phần Lan và Lục Xâm Bảo đã được gia hạn thị thực thuận lợi khi đến Ấn Độ.
Tổng công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Bộ Du lịch Ấn Độ đã ký một thỏa thuận, theo đó IFC được trao trách nhiệm phát triển mạng mạch Phật giáo ở Ấn Độ.
(ANI - December 12, 2010)

 

ĐÀI LOAN: Triển lãm Di sản phật giáo tại trường Đại học Quốc gia Cheng Kung

 

Đài Nam, Đài Loan - Để truyền bá tinh thần từ bi và bình đẳng của Phật giáo và phổ biến khái niệm về lòng hiếu thảo của con cái, Hội Phật giáo liên trường đã tổ chức cuộc Triển lãm Di sản Phật giáo tại Thư viện của Khu Đại học Cheng Kung - thuộc trường Đại học Quốc gia Cheng Kung (NCKU) - ở Đài Nam, Đài Loan.
Hội Phật giáo gồm các thành viên từ NCKU và 9 trường Đại học khác của Đài Loan.
Cuộc Triển lãm Di sản Phật giáo sẽ được tổ chức từ này 13 đến 17-12-2010 tại tầng hầm của Thư viện Khu Đại học Cheng Kung.
Các trích dẫn văn học thuộc về lịch sử, các truyền thống, tranh tượng và nhạc cụ của Phật giáo được trưng bày để khách tham quan tìm hiểu về Phật giáo từ nền nghệ thuật Phật giáo đa dạng.
(centredaily.com - December 13, 2010)

 

TRUNG QUỐC: Hội đồng Phật giáo tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát Nam Kinh

 

Nam Kinh, Giang Tô (Trung quốc) - Ngày 13-12-2010, các nhà sư Phật giáo từ Trung quốc và Nhật Bản đã tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Nam Kinh (xảy ra vào ngày 13-12-1937 và kéo dài 6 tuần, với hơn 300.000 Trung quốc gồm binh sĩ đã bị giải giáp và cả thường dân bị quân Nhật giết hại).
Những người tham gia buổi lễ tại Hội trường Tưởng niệm các Nạn nhân của vụ Thảm sát Nam Kinh bao gồm 15 nhà sư từ 6 ngôi đền Phật giáo ở Nhật Bản, và hơn 50 nhà sư và các tín đồ Phật giáo từ Trung quốc. Đây là lần kỷ niệm năm thứ 73 của sự kiện này.
Chư tăng đã tụng kinh cầu siêu và cầu nguyện cho hòa bình.
Phát biểu tại buổi lễ, đại diện của một phái Phật giáo Nhật Bản là ông Yamauchi Sayoko nói rằng người dân của Nhật - đất nước đã xâm lược và chiếm đóng Trung quốc vào các thập niên 1930-1940 - đã rất thương tiếc cho các nạn nhân chiến tranh và chân thành hy vọng một thảm kịch như thế sẽ không bao giờ được lặp lại.
(ShanghaiDaily.com - December 13, 2010)

 

Diệu Âm lược dịch

 http://www.phapvan.ca