CỬA THIỀN, CỬA TỊNH

 

Truyện ngắn nầy phát xuất từ lòng chân thành ngưỡng mộ tổ Đạo Chân và Đạo Tâm, hai nhà sư Việt Nam, thế kyœ thứ XVII, đã ngộ đạo và để lại toàn thân xá lợi vẫn còn nguyên vẹn tại chùa Thành Đạo, tỉnh Hà Tây, Bắc Phần. Hai vị tổ đã âm thầm tu tập theo truyền thống hài hòa và bình dị cuœa dân tộc Việt, một lối tu không cần phaœi lập tông hay tranh luận hơn thua về tông phái, nói khác, tu không cần phân biệt thiền, tịnh, giáo, mật (hoặc cũng có thể nói tổ đã vừa tu thiền, vừa tịnh, vừa giáo, vừa mật), và đó là đặc điểm mà tác giaœ trân quí và thành tâm tán thán.

*

Chùa Thành Đạo

Phật giáo bắt đầu du nhập vào đất Giao Châu bằng đường biển vào khoaœng thế kyœ thứ hai, thứ ba trước Tây lịch, do những tu sĩ người Tây Trúc như Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, theo chân các đoàn thương thuyền đến hoằng dương đạo pháp... Trong thời kỳ phôi thai thiếu sưœ liệu này, giáo lý đạo Bụt (1) truyền tụng trong dân gian bị trộn lẫn bơœi huyền thoại về pháp thuật kỳ bí, về những đạo sĩ dị dạng, có tài kêu mưa, gọi gió hay đi trên nước, trên lưœa, trên mây, cùng với những trận đấu phép kinh rợn, trấn yểm bùa chú linh thiêng, chất chứa đầy dẫy hận thù ân oán... Mẩu chuyện phổ biến nhất tạo aœnh hươœng sâu rộng từ thế hệ nầy sang thế hệ khác, để biến thành một nền tín ngưỡng dân gian mang tính chất cầu đaœo mong mưa thuận gió hòa, là tín ngưỡng thờ tứ pháp (2) tại miền Bắc. Tương truyền thì đồng thời với thiền sư Ma Ha Kỳ Vực, có người bà la môn tên Khâu Đà La (Ksudra), chuyên tu khổ hạnh, hành lối thiền độc cước (đứng một chân), đã đạt được nhiều phép thần thông biến hóa. Khâu Đà La chỉ thích ẩn thân chốn hoang vắng, nhưng thuận theo cơ trời, đã đến thành Luy Lâu, đất Giao Châu lưu lại vài năm để dốc lòng truyền dạy đạo mầu cho người đệ tưœ gái duy nhất, tuổi mới mười hai, tên Man Nương. Đệ tưœ vừa thành tài, thì Khâu Đà La bèn ban cho nàng một cây gậy làm tín vật, rồi tiếp tục vân du. Không bao lâu, đất Giao Châu bị hạn hán trầm trọng, Man Nương với cây gậy mầu nhiệm cứu nhân độ thế, đi đến đâu chỉ cần phóng gậy ra, là có giòng nước tuôn trào như suối tưới ngập ruộng đồng, danh tiếng nổi vang lừng, khiến vị thái thú đương thời là Sĩ Nhiếp cũng sùng mộ. Thời gian sau, có một trận giông bão to lớn, nước lũ từ nguồn ồ ạt đổ về mang theo một cây dâu vĩ đại trôi đến thành Luy Lâu thì dừng lại dù không vướng mắc vật gì. Thái thú Sĩ Nhiếp truyền lịnh cho dân quân hàng ba trăm người, vận dụng đuœ mọi phương tiện để kéo cây lên bờ vẫn không hiệu quaœ. Được thái thú triệu thỉnh, Man Nương giơ gậy ra ngoắc thì cây tắp vào, nàng bèn dùng giaœi yếm cột thân cây lôi lên bờ, nhẹ như một tàu lá. Man Nương cho biết đây là một cây linh thiêng, cần tạc tượng để thờ hầu được mưa thuận gió hòa. Sĩ Nhiếp tuân lời, hạ lệnh cho thợ xeœ cây làm tượng. Khi xeœ khúc đầu thì trời nổi mây, khúc thứ hai thì mưa rơi, khúc ba và bốn thì sấm chớp vang lừng. Theo đó, các tượng được tôn xưng là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện, gọi chung là tượng tứ pháp. Tượng Pháp Vân thờ tại chùa Diên Ứng tức chùa Dâu, Pháp Vũ thờ tại chùa Thành Đạo tức chùa Đậu, Pháp Lôi chùa Phi Tướng và Pháp Điện tại chùa Trí Quaœ. Sắp xếp xong mọi việc thì Man Nương cũng thác hóa về trời. Sĩ Nhiếp tôn xưng nàng là Man Nương tiên vương và hạ lệnh tạc tượng thờ tại chùa Phúc Nghiêm, làng Mãn Xá. Kể từ đó, Man Nương và tượng tứ pháp biến thành nền tín ngưỡng dân gian khiến vua quan các triều đại cũng thuận theo niềm tin nầy để tổ chức các lễ đaœo vũ long trọng, cầu xin mưa thuận gió hòa. Phật giáo vốn không liên hệ gì đến tín ngưỡng cầu đaœo, nhưng Man Nương và tứ pháp từ ngàn xưa đã nương nơi cưœa Phật, nên các chùa liên hệ, hằng năm cũng phaœi chiều theo tín ngưỡng mang đầy tính chất đồng bóng, cúng vái thần thánh để xin xoœ lợi lộc cuœa dân gian mà yểm trợ việc cầu đaœo. Hằng năm, vào ngày mùng tám tháng tư, nhân dân khắp miền đồng bằng sông Hồng Hà, nhất là các làng xã trực thuộc tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên... đua nhau tưng bừng tề tựu về những ngôi chùa liên hệ, nhưng không phaœi để mừng lễ Phật đaœn, mà chỉ nhằm mục đích mơœ hội đaœo vũ long trọng. Nghi lễ thường kéo dài từ ba đến baœy ngày, trong khung caœnh vừa trang nghiêm, vừa ồn ào náo nhiệt.

Sau mấy tuần bị tràn ngập bơœi làn sóng người nô nức đến chùa lễ bái cầu đaœo tượng thần Pháp Vũ, chùa Thành Đạo (3), tức chùa Đậu, mới được traœ lại nếp sống thanh thaœn vắng lặng thường nhựt. Đệ tưœ chùa Đậu đã được sư cụ Đạo Chân (4), một bậc tam tạng pháp sư làu thông kinh điển, rèn luyện theo đúng chánh pháp chơn truyền, nên có lẽ không mấy caœm tình với truyền thống yểm trợ cầu đaœo xa xưa. Họ cho rằng dễ dãi với huœ tục là vô tình trơœ thành đồng lõa cho lối tín ngưỡng đồng bóng mê tín, gây thương tổn đến bầu không khí thanh tịnh cuœa chốn tôn nghiêm. Do đó, chư đệ tưœ đồng lên tiếng thỉnh cầu sư phụ công khai bày toœ thái độ minh bạch về việc thờ tứ pháp, và khẳng định chấm dứt yểm trợ hội hè lễ lạc cầu đaœo trong khuôn viên chùa Đậu sau này. Sư cụ Đạo Chân trầm ngâm nghe những lời than phiền cuœa đám đệ tưœ, sư gật gù ra veœ tán đồng nhưng cuối cùng cũng như bao vấn đề nan giaœi khác, vị sư già "ba phaœi" không có lập trường nào dứt khoát caœ. Sư cụ ấp a ấp úng trình bày loanh quanh dông dài... mà tựu trung theo cụ thì yểm trợ hay chống yểm trợ cầu đaœo đều đúng, phương cách nào cũng có điểm lợi và điểm hại, tóm lại càng bàn cãi càng chẳng giaœi quyết được điều gì caœ. Thế rồi, sư cụ đột ngột ngoœ ý giao chùa cho hai đệ tưœ lớn là Tri Thiền và Tri Tịnh chăm sóc, hầu nhập thất ba tháng mười ngày để "tịnh tâm tụng kinh niệm Phật".

Tuy chỉ tạm thời đaœm nhiệm trách vụ trụ trì, sư Tri Thiền liền sưœa đổi thời công phu như một thiền viện, khiến cho sư đệ Tri Tịnh tức bực ra mặt. Đúng y như pháp danh đã phaœn aœnh, Tri Thiền tha thiết đặc biệt với pháp môn thiền định; sư lý luận rằng lối hành trì nhập thất cuœa thầy là phương thức tu tập thiền tông, huống chi, chùa Đậu vốn có liên hệ đến vị sư thiền độc cước Khâu Đà La, nên đã thuộc hệ thống thiền tông lâu đời, do đó, việc sưœa đổi môn qui theo thiền viện là một điều hợp lý. Vaœ chăng, theo sư thì thiền là lối hành trì duy nhất để ngộ nhập đạo mầu. Đức Phật đã thiền bốn mươi chín ngày dưới cội Bồ Đề để thành chánh quaœ, thì tại sao những người con Phật lại không noi gương đấng tôn sư để hành thiền đạt đạo. Vaœ chăng, đạo Phật vốn chuœ trương tự lực, mỗi người phaœi tự đốt đuốc mà đi, phaœi đại hùng đại lực tự tu tự chứng, "tu nhứt kiếp ngộ nhứt thời" một phút minh tâm kiến tánh thì sánh bằng Phật bằng Tổ, chớ còn lần mò trông cậy vào tha lực thì chừng nào mới thấy được đạo; niệm Phật để mong cầu vãng sinh tịnh độ chỉ là một lối tu hèn yếu, dành cho những người có trình độ thấp kém mà thôi. Sư đệ Tri Tịnh tranh cãi rằng thầy nhập thất để niệm Phật, chớ không phaœi để thiền định. Chính thầy thường nhắc nhơœ rằng trong thời mạt phát nầy chúng sanh nghiệp nặng tu pháp môn khác khó thành đạt, chỉ có pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương Cực lạc là pháp môn thù thắng, dễ tu dễ đắc... Chính vì vậy, nên đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, chư Bồ Tát Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Đại Thế Chí..., chư Tổ sư Mã Minh, Long Thọ... và ngay các vị thiền sư như Vĩnh Minh, Triệt Ngộ, Liên Trì... cũng đều long trọng tán dương pháp môn Tịnh độ và khuyên nhuœ mọi người nên phát nguyện vãng sanh về Tây phương Cực lạc. Hai huynh đệ tranh cãi ngày nầy qua ngày khác, khô caœ họng mà không ai chịu thua ai. Cuối cùng, caœ hai đành phaœi chờ đợi đúng một trăm ngày, khi cưœa tịnh thất cuœa vị thầy già vừa mơœ để nhao nhao xin thầy phân giaœi.

— Thưa thầy, thầy nhập thất thiền định để giaœi quyết công án nào vậy? Chùa cuœa mình là chùa thiền tông phaœi không thầy?, vị sư huynh lên tiếng.

Sự đệ cũng hậm hực:

— Thầy nhập thất để tụng kinh niệm Phật chớ đâu phaœi để thiền định phaœi không thầy? Chùa mình chuœ trương Tịnh độ tông đã nhiều đời rồi phaœi không thầy?

Vị thầy già lặng yên một lúc lâu, rồi lẩm bẩm:

— UŒa! Ta nào có nghe Đức Phật phân biệt Thiền tông, Tịnh độ tông gì đâu? Ta nhập thất là để tịnh tâm, tùy duyên mà tụng kinh, niệm Phật, hay tọa thiền... vậy thôi! chớ nào có phân biệt, suy nghĩ đến tông môn nầy nọ mà chi?

Bao ngày tranh cãi và chờ đợi thầy quyết định hơn thua, mà thầy lại ấm ớ traœ lời không đâu ra đâu caœ, hai vị đệ tưœ ấm ức ra mặt. Tuy nhiên, vốn biết tánh thầy ba phaœi, không giaœi quyết được chuyện gì, nên họ chán naœn rút lui không ai thốt lên lời nào nữa. Thế rồi, hai người đệ tưœ, keœ trước người sau, trong vòng một tuần lễ đã quyết định từ giã sư phụ để lên đường tự do chọn lựa con đường tu tập theo đúng ý hướng cuœa họ.

Tri Thiền

Thiết tha với pháp môn tu thiền, sư Tri Thiền khổ công vân du khắp các đại tòng lâm, tầm cầu chư đạo đức cao tăng để mong thỉnh giáo tham thiền. Điểm khiến sư thất vọng não nề là sau thời kỳ hưng thịnh Lý Trần, dường như Thiền tông đã bắt đầu vắng bóng trên đất Việt. Sư ước mơ được chánh thức truyền thừa từ những giòng thiền Việt thuộc các phái Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Trúc Lâm... nhưng không tìm manh mối chánh thức cuœa những hệ phái thiền này, ngay những tự viện mà chư tổ sư Thiền đã một thời hưng long đạo pháp, ngày nay sinh khí cũng đã mai một. Sư lại tìm đến những giòng phái thiền mới du nhập vào đất nước sau nầy, tham kiến những vị trụ trì tự xưng là "Lâm Tế chánh tông", "Tào Động chánh tông", để chỉ ngao ngán nhận thấy ngoài việc phô trương giòng phái, quý thầy chỉ biết chăm lo nhu cầu tín ngưỡng bình dân: phúng tụng lễ bái, cầu an cầu siêu... thậm chí có nơi còn cổ xúy cho xăm queœ, sao hạn, bói toán, đốt giấy tiền vàng bạc... nữa. Đau lòng trước tình trạng Phật giáo suy đồi, sư tha thiết phát nguyện trọn đời dấn thân cho công cuộc chấn hưng Phật pháp, nhất là Thiền tông. Vì vậy, sư chuœ trương đem đạo Phật đi vào cuộc đời, hướng dẫn Phật pháp cho Phật tưœ tu tâm dưỡng tánh ngay trong nếp sinh hoạt thường nhật để nhận chân được suối nguồn an lạc cuœa đạo pháp trong đời sống nhiệm mầu hiện tại, và dĩ nhiên, sư cũng cực lực đaœ phá những tập tục mê tín dị đoan len loœi vào cưœa Phật. Chuœ trương cuœa sư vô tình làm tổn thương đến uy tín và tài lộc cuœa quý thầy theo khuynh hướng tín ngưỡng bình dân, nặng phần lễ bái cúng kiến khẩn cầu thần linh. Do đó, nương náu tự viện nào, sư cũng bị viên trụ trì tìm cách mời đi nơi khác, thậm chí, có keœ còn tàn nhẫn trục xuất sư như xua đuổi thứ "tà ma quỉ quái". Sau mười lăm năm cô đơn lạc lõng, bôn ba khắp nơi, lao tâm tổn khí hoằng pháp, sư chẳng gặt hái được thành quaœ nào đáng kể. Sư không nơi nương náu, đệ tưœ xuất gia không có, đệ tưœ tại gia thì lèo tèo lạt lẽo, không có phương cách nào phát triển nổi. Trong tình thế tuyệt vọng đó, sư lại lâm bệnh lao phổi trầm trọng, không đuœ tiền thuốc thang, phaœi thui thuœi tạm trú tại một căn chòi lá ọp ẹp cuœa người đệ tưœ nghèo, tọa lạc ơœ xóm rẫy thưa thớt dân cư, vùng Tây Bắc, ngoại thành Thăng Long, cạnh trang viên cuœa cụ nghè Phan Kế, nguyên Hàn Lâm đại học sĩ đương triều, vừa cáo quan về mơœ trường dạy học. Môn sinh họ Phan, có người lân la tìm nơi ơœ trọ, vô tình khám phá được một vị tu sĩ tài năng xuất chúng, thông suốt caœ Nho lẫn Phật, rồi thông báo cho bè bạn cùng đến tham kiến sư. Thiền tông hợp với căn cơ giới trí thức, nên từ đám học trò họ Phan, giới Nho gia bắt đầu đua nhau thân cận sư tầm cầu Phật Pháp. Giới danh gia vọng tộc chốn đế đô, trong đó có công nương Trịnh Ngọc Hương, cháu cuœa Chúa Trịnh, cũng hướng về sư mà quy ngưỡng. Công nương đích thân chu đáo lo cơm nước và thuốc thang cho sư, nên sức khoœe cuœa sư lần lần hồi phục. Công nương lại dâng cúng caœ saœn nghiệp để biến căn chòi lá thành một cơ sơœ thiền viện quy mô, đồng thời cũng tận tụy yểm trợ cho việc xây dựng và phát triển phái thiền đổi mới do sư khai sáng. Vết thương đau từ thời bị giới tu sĩ bạc đãi khó xóa nhòa, nên sư không muốn liên hệ đến sinh hoạt chùa chiền gần xa và cũng lơ là với việc đào luyện tăng tài. Do đó, Thiền phái canh tân cuœa sư đặt trọng tâm vào giới cư sĩ, hướng dẫn cư sĩ thực tập thiền "giữ vững chánh niệm từng nhịp thơœ" trong mọi động tác thường nhựt ơœ ngay gia đình và ngoài xã hội, hầu nếm được suối nguồn an lạc "bây giờ và ơœ đây". Đường lối thiền thực tiễn này là một phương thuốc kỳ diệu giúp cho những keœ đang bị xã hội quay cuồng, thần kinh căng thẳng, tìm được chút thư giãn nhẹ nhàng, nó cũng tạo cho những gia đình lâm caœnh bất hòa biết thương yêu chăm sóc nhau mà đón nhận chân hạnh phúc. Thời gian đầu, trong tinh thần thiền đốn ngộ "bất lập văn tự giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật", sư chuœ trương phá tướng tức vất boœ kinh sách và những hình thức lễ bái rườm rà... hầu sư có thể chỉ thẳng vào thể tánh cho hành giaœ thực tập tọa thiền chứng nhập đạo. Giáo chỉ cuœa sư tạo niềm hứng khơœi vô song cho hàng Phật tưœ, nơi nơi đua nhau tọa thiền tu tập, cao trào phát triển thiền phái xuất phát từ xứ đàng ngoài lan rộng nhanh chóng đến xứ đàng trong.

Thế nhưng, chỉ vài năm sau thì công việc phát triển bắt đầu đình trệ, môn sinh đông đaœo tổ chức sinh hoạt khó khăn, rồi nội bộ đột ngột có mầm mống phân hóa. Một số đệ tưœ tại gia cuœa sư bất mãn rời thiền viện, có người than phiền rằng đường lối tu nhàm chán không tiến bộ, có keœ trách thầy bất công, lại có keœ bôi bẩn đạo đức thầy, qua lời dị nghị về những liên hệ mật thiết cuœa thầy với công nương họ Trịnh. Đường lối tu tập cuœa sư đã là đề tài cho bao keœ hẹp hòi xuyên tạc chỉ trích, nhưng lúc nào tâm sư cũng an nhiên bất động. Tuy nhiên, những lời tố cáo phát xuất tự trong môn phái, "dòi trong xương đục ra", tợ như một vết thương nhiễm độc ngầm mà nhức nhối triền miên, khiến sư buồn naœn đến tột độ đến nỗi muốn giaœi tán thiền phái, buông boœ chí hướng hoằng dương đạo pháp. Sư giao Trịnh công nương quaœn lý mọi việc, rồi lặng lẽ nhập thất một thời gian dài. Con đường tu thiền là con đường do đích thân sư tự mình vạch ra, chớ không do thầy tổ hướng dẫn, do đó, từ lâu dường như sư quên lãng nguồn gốc cuœa mình. Sư lơ là tránh nhắc nhơœ đến bổn sư, đôi khi nếu có kể lể về thầy, chẳng qua chỉ nhằm trách thầy đã không dạy cho mình pháp môn thiền định. Nay bị đệ tưœ gây phiền muộn, bất giác sư nghĩ đến mình ngày xưa, cũng đã từng ngang bướng không tùng phục thầy, mà thương thầy vô hạn. Thiền môn vốn chẳng trọng hình thức, nên từ lâu sư chuœ trương dành hết thời giờ tọa thiền, ngoài ra chỉ lễ Phật đơn giaœn và tụng Bát Nhã Tâm kinh mà thôi. Nhớ đến thầy, sư bỗng "thèm" trơœ lại nếp sống bình dị ngày xưa, nên trang trọng tụng trọn vẹn một thời công phu sáng. Khi sư tán lễ Phật, đến các câu:

...

"Tam thừa chúng đẳng qui tâm

Vô sanh dĩ chứng,

Hiện tiền chúng đẳng qui tâm

Vô sanh tốc chứng..."

Lời tán cao vút và dồn dập hùng mạnh như tiếng haœi triều chấn động thân tâm sư. Hốt nhiên, bao nỗi phiền não chán chường vụt tan biến, sư caœm thấy niềm tin dõng mãnh vô biên tràn ngập thân tâm giúp sư sẵn sàng tiếp tục dấn thân cho đạo pháp. Diệu dụng bất khaœ tư nghì cuœa thời tụng kinh nhắc nhơœ sư nghĩ lại thái độ chống báng hình thức quá khích cuœa mình ngày trước, nhờ vậy, sư cũng xét lại tất caœ đường hướng tổ chức cuœa mình, hầu tìm ra ưu khuyết điểm để chấn chỉnh nội bộ. Trước đây, sư chuœ trương "bất lập văn tự", với chuœ ý troœ thẳng cho đệ tưœ lý đạo để họ dồn hết tâm lực hạ thuœ công phu ngay và sớm được giác ngộ, chớ không phaœi phí phạm nhiều thời giờ lạc lối trong rừng kinh điển rồi trơœ thành hý luận huyền đàm vô tích sự. Thế nhưng, người quyết tâm hành thiền ngộ đạo thì ít, còn keœ hành thiền lơ mơ thì quá nhiều. Tu thiền không đến nơi đến chốn mà đua đòi vất boœ kinh điển là một đại họa. Họ không hiểu giáo lý, không câu nệ hình thức, bất chấp giới luật... nên khi được chỉ điểm về Phật tánh, được nghe giaœng tư tươœng Bát Nhã, được học lóm vài câu nói "phá chấp" cuœa vài vị tổ sư mà chưa hiểu nỗi aœo diệu thầm kín, đã vội ngông nghênh sánh mình ngang hàng với chư Phật chư Tổ. Từ đó, đối với vị bổn sư khổ công chăm sóc bước đầu thiền tập, họ có huœy báng, chê khen cũng là chuyện thường tình. Khuyết điểm thứ hai cuœa tân phái thiền là đã dựa hoàn toàn vào giới cư sĩ. Cư sĩ bận bịu gia đình, rộn ràng với việc tranh sống... nên sơ khơœi dẫu hăng say tham thiền, nhưng sau đó giaœi đãi lần lần, và khó mà đi sâu vào con đường tu tập, vì vậy, giòng pháp thiền thuần cư sĩ số lượng khá cao mà phẩm thì tương đối èo uột. Ngoài ra, truyền thống ngàn đời cuœa dân Việt là lòng tôn trọng Tăng Ni, còn cư sĩ với nhau thì không mấy ai biết quí kính đạo hạnh keœ khác. Keœ mới chập chững hành thiền đôi ngày đã tự coi mình ngang hàng với những đệ tưœ đã dày công theo thầy tu tập vài mươi năm, do đó, ai cũng muốn trực tiếp "thaœo luận" với thầy, được thầy tín nhiệm tin tươœng, chớ đâu muốn qua trung gian sai sưœ cuœa cư sĩ khác. Không vừa ý thì họ chống đối, ganh tị, chỉ trích những cư sĩ được thầy tín nhiệm trao trọng trách điều hành giòng phái.

Từ những suy tư trên, sư Tri Thiền âm thầm thay đổi đường lối tu tập căn baœn cuœa giòng phái. Các thời công phu, lễ Phật, tụng kinh, kể caœ việc cầu an, cầu siêu, lạy sám hối... trước đây bị lên án là những hình thức rỗng tuếch vô ích, nay đã được dò dẫm cho xuất hiện thưa thớt trong sinh hoạt thiền viện. Sư cũng đề cao thuyết "thiền giáo đồng hành". Do đó, ngoài việc thúc đẩy đệ tưœ nỗ lực hành thiền, sư cực lực khuyến khích họ nghiêm túc học hoœi các khóa nội điển, do đích thân sư giaœng dạy. Nắm được giáo lý căn baœn, thì dẫu chưa đốn ngộ họ vẫn còn có thể tiệm tu mà sưœa đổi thân tâm. Chuyển hướng quan trọng nhất có lẽ bắt nguồn từ quyết định chấp nhận sự hiện diện cuœa giới xuất gia trong giòng phái. Trước đây, lẫn lộn chung trong đám cư sĩ, keœ tinh tiến người giaœi đãi, chất phẩm cuœa giòng phái khó nổi bật, vì vậy, keœ bàng quan có thể căn cứ bừa bãi vào bất cứ một vài thiền sinh tu tập lơ mơ nào để đánh giá chung chung, rồi naœy dạ nghi ngờ hiệu năng giòng phái. Nay đại diện giòng phái là giới tu sĩ, đầu tròn áo vuông, đĩnh đạc, oai nghi, chớ không phaœi là giới cư sĩ tạp nhạp lăng xăng nữa. Đệ tưœ xuất gia cuœa sư, tuy mới cạo đầu, nhưng phần lớn là những cư sĩ tài đức vẹn toàn đã từng theo sư tu tập hằng mấy mươi năm, đã có ngay phong thái an lạc tự nhiên cuœa keœ thực tu thực chứng, nên sự hiện hữu cuœa họ bên cạnh nhóm tu sĩ treœ trung tươi mát đã tạo nên một "hòa hợp chúng" đạo hạnh, vững chãi, sẵn sàng dấn thân cho sự nghiệp giác ngộ. Giới tu sĩ bắt đầu chia xeœ với sư Tri Thiền phần nào gánh nặng hoằng pháp và tổ chức điều hành giòng phái, những điều mà trước kia, trên cương vị cư sĩ họ cứ bị tị hiềm và bất phục. Không còn phaœi bận tâm đến sinh hoạt bình thường cuœa môn phái nữa, sư Tri Thiền có thể dành nhiều thời giờ để nhập thất chuyên tu. Càng đi sâu vào chánh định, lòng từ bi cuœa sư càng traœi rộng ra khắp caœ pháp giới, sư "hằng thuận chúng sanh", hòa hợp mọi người mọi tư tươœng. Trước kia sư khăng khăng chuœ trương thiền độc tôn: sư cực lực lên án tổ chức chùa chiền đương thời đã nhắm mắt rập khuôn theo những môn qui điều lệ thiếu sinh khí, cũ rích; người tu sĩ suốt đời loay hoay với việc phúng tụng cầu an cầu siêu, chớ không có thực chất tu tập; keœ chí thú tu thì cũng chỉ biết sớm hôm công phu, một thời khóa nhàm chán chứa đầy tinh thần Mật tông và Tịnh độ, mà sư nhận thấy có nhiều điều thừa thãi hay thiếu sót cần phaœi caœi sưœa toàn bộ. Giờ đây, quan điểm cuœa sư nhẹ nhàng và thênh thang hẳn ra. Sư nghiệm thấy, bất cứ những điều gì do chư cổ đức đề ra đều hàm chứa ẩn ý sâu sắc, và do đó, có những diệu dụng khó ước lường. Đối với pháp môn Tịnh độ, một pháp môn mà thuơœ trung niên sư rất tối kị, nay thái độ cuœa sư cũng uyển chuyển hòa hợp. Có lần sư đã hé mơœ tư tươœng hòa hoãn cuœa mình qua thời pháp:

"Đệ tưœ các con nên nhớ rằng tám mươi bốn vạn pháp môn trong Phật giáo, tuy đưa ra những phương tiện khác biệt, nhưng tất caœ đều nhằm mục đích tu sưœa tâm mà thôi. Con đường tu sưœa tâm, như Đức Phật đã răn dạy trong kinh Di Giáo, là con đường lấy giới luật làm thầy. Nói khác, trên con đường tu học: giới, định, huệ, thì giới đóng vai trò căn baœn. Giới thanh tịnh thì định phát sanh, nhân có định, huệ mới khai mơœ mà thành tựu đạo quaœ. Nếp sống thiền là nếp sống thong dong trong giới luật. Thiền giaœ đi đứng nằm ngồi phaœi làm chuœ thân tâm, không buông lung theo tà hạnh, tức thể hiện tu giới trong nếp sống hàng ngày. Chư tổ sư Thiền đề ra vô vàn phương thức như: "giữ chánh niệm từng hơi thơœ", "thấy vọng đừng theo", "buông boœ muôn duyên", "chết sống theo công án"... tựu trung mọi phương thức đều chuyên chú vào việc nghiêm trì giới hạnh mà thôi. Tiếc thay, có những hành giaœ nhiệt tâm tọa thiền nhập định, mà không ý thức được rằng thiền chính thực là một phương tiện hữu hiệu để giữ giới, đến nỗi tọa thiền mà tâm lại vọng cầu danh lợi, do đó mới lâm vào caœnh ma rồi bị kéo lôi vào tà đạo. Hành giaœ tu Tịnh độ chân chính, tâm không rời câu niệm Phật, nên trong niệm đã hàm chứa chánh niệm. Như vậy, niệm Phật cũng chính là một phương tiện hộ giới bất khaœ tư nghì. Niệm Phật cho đến "nhất tâm bất loạn", tức là đã thâm nhập vào chánh định mà phát sanh trí huệ. Suy cho cùng, thì thiền cũng hàm chứa giới, mà niệm cũng hàm chứa giới. Như vậy, thì Tịnh độ tông: con đường cuœa niệm, định, huệ và Thiền tông: con đường cuœa thiền, định, huệ, đâu có điểm nào tương phaœn?"

Điều đáng tiếc là đệ tưœ cuœa sư không mấy người thông caœm được những biến chuyển nội tâm cuœa thầy, họ vẫn khăng khăng chuœ trương thiền độc tôn và do đó, bất chấp những lời caœn ngăn cuœa sư, họ dành rất nhiều thời giờ để tán dương Thiền và chỉ trích chê bai Tịnh. Thật ra, chuœ trương Thiền độc tôn đã là một niềm hứng khơœi, một yếu tố then chốt đóng góp nên sự thành công và lớn mạnh cuœa Thiền phái, nên sư không thể đột ngột xóa boœ khuynh hướng nầy mà chỉ đưa ra những nhận xét dè dặt nhẹ nhàng. Nhóm đệ tưœ hiện giờ có thể chưa hiểu được sư, nhưng trên con đường tu tập, rồi họ sẽ hiểu như một bước tiến đương nhiên mà thôi. Sư nghĩ "thái độ thiền độc tôn" chẳng qua chỉ là hậu quaœ tất nhiên cuœa tinh thần đề cao tự lực cuœa Thiền tông, theo đó hành giaœ phaœi tự tu tự chứng, chớ không thể dựa vào keœ khác, vì ngay như chư Phật chư Tổ cũng không thể tu dùm và ngộ dùm được. Nhờ nương vào ưu điểm tự lực, vững tin triệt để vào khaœ năng giác ngộ cuœa chính mình, mà qua bao thế hệ, chư thiền sư luôn luôn chứng toœ thái độ đại hùng đại lực dõng mãnh tinh tấn tu tập với tinh thần sáng tạo phong phú, xứng đáng để được ca tụng là "vườn hoa thiền thiên biến vạn hóa hương sắc tuyệt vời". Tuy nhiên, như một vị thuốc hay thường ngấm ngầm kèm một phaœn ứng bất lợi, hiệu năng ưu việt cuœa tự lực trong baœn chất cũng chứa mầm mống chấp ngã sâu dầy và lòng nhiệt thành thiền phái cực đoan, làm ngăn trơœ sự phát triển cuœa đức "tùy hỉ" và "hằng thuận chúng sanh", nên những thiền sinh sơ cơ thường caœm thấy khó khăn trong sự hòa hợp với tư tươœng khác, pháp môn khác. Chẳng lạ gì, mà trong Phật sưœ đã có nhiều vị thiền sư, dùng lời lẽ sân si kiêu mạn để ca tụng thiền mà đè bẹp pháp môn khác, thậm chí có nhiều vị không biết trình độ giác ngộ đến mức độ nào, đã dám buông lời khinh Phật, báng Tổ. Phaœi traœi qua một thời gian dài thâm nhập nguồn thiền, voœ cứng chấp ngã moœng dần, tâm từ bi traœi rộng, tâm phân biệt hơn thua mờ nhạt, hành giaœ tuy vẫn thấy tự lực là yếu tố quyết định nhưng đồng thời cũng khám phá rằng đạo quaœ không thể nào thành tựu nếu thiếu sự yểm trợ aœo diệu mênh mang cùng khắp cuœa tha lực. Không có tha lực cuœa chư Phật, chư Bồ Tát, cùng tất caœ pháp giới chúng sanh thì một niệm an lành còn chưa có, huống chi nói đến việc tu tập và giác ngộ.

Tháng ngày trôi qua, sinh hoạt thiền phái vẫn bình thường và lớn mạnh cho đến ngày chú sa di thị giaœ cuœa sư Trí Thiền, tuổi mới mười lăm, bỗng nhiên lâm bệnh trầm trọng. Mặc dù công phu hàm dưỡng rất thâm sâu, trước caœnh người đệ tưœ bé boœng hấp hối, đôi mắt áo não nhìn thầy khẩn cầu giúp đỡ, sư Tri Thiền cũng xúc động mãnh liệt. Sư cầm tay chú, thương yêu khẽ baœo: "Con niệm Phật với thầy, con nhé!". Rồi sư hướng dẫn chú niệm: "Nam mô A Di Đà Phật", cho đến khi chú lìa trần.

Biến cố nầy nhắc nhơœ sư Tri Thiền đặc biệt quan tâm đến trình độ tu tập cuœa toàn thể đệ tưœ. Sư chán ngán nhận xét rằng hạng đệ tưœ tạp nhạp, "huênh hoang nói thiền" thì đông đaœo trong khi những hành giaœ quyết tâm hạ thuœ công phu thưa thớt không đến mười phần trăm tổng số. Từ đó, suy ra, nếu lạc quan thì may ra sư có được một hoặc hai đệ tưœ nối gót thầy, số đệ tưœ hạng khá có thể tạm bình tĩnh trước cái chết cũng chỉ đếm được trong khoaœng đầu ngón tay, còn lại mấy trăm đệ tưœ xuất gia cộng với hàng ngàn cư sĩ, đối đầu với tưœ vong quaœ là một việc kinh hoàng nếu như họ không được hỗ trợ bằng con đường nương về Tịnh độ.

Thế rồi sư đột ngột sưœa đổi thanh qui thiền viện đúng theo truyền thống cuœa Tổ Bá Trươœng (5), theo đó, khi Tăng Ni bị bệnh nặng, khi lâm chung và khi làm lễ trà tì, đại chúng dưới sự hướng dẫn cuœa vị Duy Na, phaœi đồng tụng kệ tán Phật A Di Đà, cùng lớn tiếng hỗ trợ niệm Phật A Di Đà và đồng hồi hướng vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc.

Quyết định trên tuy phát xuất từ một vị tổ sư thiền lỗi lạc, và baœn thanh qui cuœa tổ từ đời Đường đến nay vẫn là khuôn vàng thước ngọc cho các thiền viện Trung Hoa noi theo áp dụng, nhưng đối với thiền phái quá khích hiện tại, thì thể thức nầy là một thoœa hiệp với tông Tịnh độ, và là một bước "thoái hóa" kém coœi, nên đã bị nhóm đệ tưœ trung kiên chống đối mãnh liệt. Sư đã phaœi nhọc công khuyên giaœi một thời gian dài, thì nội bộ mới tránh được nguy cơ phân hóa. Sóng gió tạm yên, "ông già ba phaœi lẩm cẩm"—bí danh mà đám đệ tưœ chống đối đã gán cho sư—caœm thấy mệt moœi muốn tìm lại những giờ phút thanh thaœn hồn nhiên tại ngôi chùa Đậu ngày xưa, nên âm thầm chuẩn bị về thăm chốn cũ.

Tri Tịnh

Từ giã thầy và ngôi chùa Thành Đạo, sư Tri Tịnh bôn ba viếng thăm tự viện khắp nơi, kết giao mọi giới tu sĩ để vận động thành lập một tổ chức Phật giáo nhằm phát huy pháp môn Tịnh độ. Hầu hết chùa chiền trong nước đều tự nhận thống thuộc Tịnh độ tông, nên lúc ban đầu, khi mới bàn bạc sơ khơœi thì đâu đâu cũng niềm nở cam kết sẽ hậu thuẫn cho đề nghị cuœa sư Tri Tịnh. Tuy nhiên, khi bắt đầu thực hiện, kêu gọi đóng góp tài lực vật lực cho tổ chức, thì chùa nào cũng lưœng lơ, hờ hững. Chừng đó, sư Tri Tịnh mới khám phá được sự thật phũ phàng là phần lớn chùa chiền tuy nhân danh tu Tịnh nhưng thực hành thì khác hẳn. Chư vị tu sĩ rập theo hình thức khuôn mẫu: tự trang hoàng bằng xâu chuỗi đồ sộ khệ nệ trên cổ, mơœ lời bằng câu chào "Nam Mô A Di Đà Phật", tay lần chuỗi nhuần nhuyễn, nhưng có bao vị thật sự hạ quyết tâm trì danh niệm Phật, với lòng tha thiết cầu vãng sanh Tịnh độ và bao vị chỉ dùng chiêu bài Tịnh độ để lợi dưỡng? Nhiều chùa hoàn toàn không hiểu biết gì về pháp môn Tịnh độ, người ta chỉ tụng kinh làm đám để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng bình dân và do đó, đã biến pháp tu Tịnh tích cực—tinh tấn tu để được vãng sinh cõi Tịnh độ hầu tiếp tục tu tập thành bực bất thối chuyển, rồi trơœ lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sanh—thành lối tiêu cực, yœ lại và mê tín—không tự tu tâm mà chỉ dựa hoàn toàn vào đức Phật A Di Đà cứu độ, và ban phát đuœ thứ tài lộc danh lợi ngay trong đời sống hiện tại nầy—, Đức Phật vô tình bị hạ thấp thành hạng thần thánh có thể nịnh hót và nhận hối lộ, nên chi không ai cần tu tập mà chỉ cần cúng vái và lôi danh hiệu Phật ra kêu réo, van xin, thì cầu phước cầu tự, cầu duyên, mua may bán đắt gì cũng suông seœ caœ. Sau baœy tám năm trời hao tổn tâm khí mà chẳng thu hoạch được kết quaœ nào đáng kể, sư Tri Tịnh chán naœn từ boœ công cuộc vận động kết hợp, và dự định tìm về một vùng núi non phương Nam ẩn tu. Thuận đường, sư ghé thăm gia đình lưu trú tại khu xóm nghèo, ơœ Đông Nam ngoại thành Thăng Long. Trong hoàn caœnh nào, mối ưu tư hoằng pháp trĩu nặng vẫn thúc đẩy sư tận tụy dành rất nhiều thời giờ tiếp xúc bà con thân hữu, để khuyên dạy họ học Phật tu sưœa thân tâm, bằng phương pháp trì danh niệm Phật. Pháp môn Tịnh độ rất thích hợp với căn cơ trình độ giới bình dân, do đó, chỉ trong một thời gian ngắn đông đaœo quần chúng đã tề tựu theo sư tu tập. Thành quaœ bất ngờ này khiến sư quyết định tự mình đơn độc thành lập và phát triển Tịnh độ tông trong nước. Sư vừa ngoœ ý, thì Phật tưœ đã đua nhau cúng dường, và chỉ trong vòng hai năm một ngôi già lam khang trang đã được xây dựng xong. Từ đó, sư bắt đầu đăng đường thuyết pháp, nhiệt thành ca ngợi pháp môn Tịnh độ thù thắng, và chính thức thành lập Tịnh độ tông, để cùng đại chúng phát nguyện niệm Phật cầu vãng sanh cõi Tây Phương Cực Lạc. Chỉ trong vòng mười năm, sư đã dựng được tám ngôi chùa Tịnh độ tại các phuœ huyện quanh kinh thành với hàng vạn Phật tưœ tại gia theo sư quy y tu tập, số đệ tưœ xuất gia caœ trăm người, ngoài thiểu số phụ trách điều hành các ngôi chùa thống thuộc, đa số còn lại được sự huấn luyện thành những đoàn Tăng Ni lưu động thực hiện chương trình hoằng hóa khắp xứ đàng ngoài.

Công cuộc phát triển đang tiến hành thuận lợi bỗng nhiên bị đình trệ vì những sự đánh phá từ bên ngoài. Vài đoàn hoằng pháp lưu động đã toœ ra bối rối khi bất ngờ bị vài nhóm chống đối đưa những câu hoœi khó khăn chất vấn. Rồi người ta còn vẽ vời và phóng đại ra hình aœnh những mụ đàn bà đanh đá trong khi đang lần chuỗi và niệm Phật lia lịa, mà vẫn hung hăng đuổi gà làm thịt, "chưœi chó mắng mèo" tru tréo bà con lối xóm, để chỉ trích pháp môn Niệm Phật yếu kém, không tiến bộ. Thời buổi nào, pháp môn nào chẳng có những keœ "khẩu Phật tâm xà" hay "mơœ miệng Nam mô, bụng chứa caœ bồ dao găm", vậy mà những lời xuyên tạc nầy lại khiến một số Phật tưœ mất niềm tin, cao trào Niệm Phật lụn bại lần, nội bộ vì thế bị chia rẽ, sau cùng lại có một số đệ tưœ cốt cán âm thầm rời boœ tông phái, tầm cầu một đường lối tu riêng biệt.

Thoạt đầu, sư Tri Tịnh toœ ra dưœng dưng trước mọi diễn biến bất lợi. Sư quan niệm rằng những keœ ra đi thật ra, thuộc thành phần Phật tưœ đã đến với pháp môn Tịnh độ không phaœi do thực tâm tu tập, mà chỉ "hùa theo phong trào niệm Phật" như chạy theo một thứ thời trang. Do tâm chuộng thời trang nầy, lúc nào họ cũng lăng xăng nghe ngóng tầm cầu thứ thời trang khác mới meœ, hấp dẫn, cầu kỳ hơn để thay đổi. Chuyện họ đi hay ơœ tươœng chẳng có điều gì quan trọng, nhưng thái độ nhẫn nhịn cuœa sư Tri Tịnh đối với những đòn đánh phá xuyên tạc từ bên ngoài, đã bị một nhóm đệ tưœ lên án là hèn yếu, thế rồi nội bộ bị phân hóa, niềm tin bị lung lay, và sau cùng có keœ lặng lẽ ra đi. Bấy giờ, sư Tri Tịnh mới bàng hoàng nao núng, sư vừa lo lắng cho sự trường tồn cuœa một phong trào tu tập mà sư đã dày công gây dựng, lại vừa chua xót não nề vì bị những đệ tưœ tin yêu lạnh lùng boœ rơi. Trong hoàn caœnh nầy, sư mới nhớ đến vị thầy già ngày xưa có lẽ cũng đau buồn khi sư đột ngột ra đi không một lời từ tạ. Chuỗi ngày xưa sao êm đềm quá! sư hồi tươœng lại từng lời nói, từng cưœ chỉ cuœa thầy, rồi phương pháp đào tạo đệ tưœ tùy theo căn cơ chớ không chấp chặt vào pháp môn nhất định cuœa thầy, chợt hiển hiện rõ ràng trong tâm khaœm. Thế rồi, bỗng nhiên sư hiểu được khuyết điểm cuœa mình để kịp thời đưa ra những biện pháp cứu vãn.

Trước đây, do lòng nhiệt thành phát triển môn phái, sư chuœ trương hành giaœ không cần phaœi có một kiến thức Phật Pháp to rộng, vì biết càng nhiều thì càng dễ lạc lối vào việc hý luận huyền đàm chớ không thực tâm tu, nên sư chỉ rèn dạy đệ tưœ thuần túy về pháp môn Tịnh độ, miễn là chư đệ tưœ có đuœ "tín, hạnh, nguyện" làm hành trang thì có thể sách tấn họ tu tập. Nguyên tắc nầy chỉ có thể đúng đối với những hành giaœ mộc mạc chơn chất, một lòng một dạ thẳng tắp mà dõng mãnh tu tập cho đến khi được nhất tâm bất loạn. Trên thực tế, hạnh nguyện cuœa hành giaœ tùy theo thuận duyên nghịch duyên mà thay đổi, mà thói thường đó là sự thay đổi theo chiều hướng đi xuống, theo châm ngôn "học đạo thỉ cần chung tắc đãi". Sau vài năm tu tập, hành giả bắt đầu giải đãi dần, "hạnh nguyện" đã lui sụt, thì "tín" cũng theo đó mà lung lay, nhất là khi, hành giaœ tu Tịnh bị vấn nạn rắc rối không tìm được giaœi đáp thoœa đáng.

Do nhận xét trên, sư Tri Tịnh chuœ trương hành giaœ không thể chỉ hiểu biết thuần túy về Tịnh, mà còn phaœi nắm vững giáo lý căn baœn đạo Phật và tông chỉ các tông phái khác, nhất là, phaœi thông suốt yếu lý "Pháp môn Niệm Phật gồm nhiếp caœ Thiền, Giáo, Luật và Mật" (6). Được như vậy, thì dẫu có bị chỉ trích, xuyên tạc... "tín hạnh nguyện" vẫn không hề suy suyển. Từ đó, sư bắt đầu dịch kinh, tạo luận và liên tục mơœ các khóa kiết hạ, kiết đông để giaœng dạy một chương trình Phật Pháp sâu rộng cho các giới đệ tưœ.

Ngoài ra, trước đây sư chỉ khuyên nhuœ tổng quát là việc niệm Phật phaœi được nghiêm trì liên tục và thiết tha, rồi theo đó chư đệ tưœ cứ tùy nghi mà thực hành chớ không đưa ra những thời khóa và phương cách nào rõ rệt caœ. Sư nhận thấy đây cũng là một điều thiếu sót, vì thông thường nếu không qui định thể thức tu tập rành rẽ, theo dõi để sách tấn, thì chúng đệ tưœ chỉ tinh tấn niệm Phật liên tục trong thời gian đầu, sau đó bận rộn chuyện đời, chuyện đạo việc niệm Phật thưa thớt lần, rồi đi đến chỗ đình trệ, gọi là "vô niệm!!!". Để đối trị bệnh giaœi đãi nầy, sư khuyên họ phaœi tự ấn định những thời khóa, ước số chặt chẽ để tu tập bền bỉ Ngoài ra, sư cũng dẫn giaœi nhiều thể thức niệm Phật như: Phaœn văn trì danh (7), Sổ châu trì danh, Tùy tức trì danh, Truy đaœnh trì danh, Lễ bái trì danh, Ký thập trì danh, Kinh hành trì danh... rồi tùy theo căn cơ và hoàn caœnh từng người mà khuyến cáo họ áp dụng. Về thanh âm Niệm Phật, tuy sư chuœ trương có thể tùy nghi mà niệm thầm, cao thấp, hay nhanh chậm... nhưng sư nhấn mạnh điểm quan yếu là phaœi rõ ràng từng tiếng với âm điệu, vừa thiết tha vừa hân hoan tin tươœng, bơœi vì, hành giaœ phaœi luôn luôn ý thức rằng, một câu niệm Phật là một bước gần gũi cõi Tây Phương Cực Lạc. Ngoài ra, mặc dầu việc niệm Phật được khuyến khích phaœi giữ liên tục ngay trong khi bận rộn, có nghĩa là không câu nệ hình thức và nơi chốn, nhưng nếu có điều kiện mà tư thế niệm Phật thiếu nghiêm trang, cẩn mật sẽ dễ sanh tâm khinh lờn, lười biếng. Chính vì vậy, sư quyết định trong các thời khóa, môn sinh Tịnh độ phaœi nghiêm chỉnh ngồi trước tượng Phật A Di Đà niệm Phật. Sư đặc biệt ca ngợi tư thế ngồi kiết già hoặc bán già như tọa thiền để niệm Phật, vì theo sư trong tư thế nầy, hành giaœ dễ nhiếp tâm, mà thân cũng thoaœi mái, máu huyết điều hòa, tránh mọi thứ bệnh phát sinh từ việc ngồi lâu mà xương sống thiếu ngay ngắn. Giới tu sĩ quanh quẩn trong chùa thiếu vận động dễ sanh bệnh hoạn, đây cũng là một vấn đề khiến sư quan tâm. Do đó, trong khóa công phu sáng, sư dành ra nưœa thời để "Lễ bái niệm Phật", ngoài ra, xen kẽ các thời niệm Phật bình thường nhất là sau khi thọ trai, thì phương thức "Kinh hành niệm Phật" được áp dụng, và vào buổi tối vắng lặng thì phương pháp "Tùy tức niệm Phật" để điều hòa hơi thơœ... cũng được đề ra.

Tóm lại, sư Tri Tịnh vận dụng đuœ mọi phương tiện, kể caœ giáo và thiền để sách tấn đệ tưœ tu tập, và chính nhờ những caœi tiến nầy, chỉ trong vòng vài năm, tông Tịnh độ nói chung đã tiến bộ vượt bực về phương diện phẩm chất tu học. Nhận thấy nội bộ đã được cuœng cố vững vàng, sư Tri Tịnh yên tâm trao gánh nặng điều hành cho các đệ tưœ, rồi phát nguyện nhập thất vô thời hạn, để có thể dứt tuyệt ngoại duyên, mà thúc liễm thân tâm hoàn thành sự nghiệp niệm Phật làm gương sáng cho đồ chúng.

Thời gian kéo dài vượt xa dự liệu cuœa sư Tri Tịnh, sư gia công niệm Phật ba năm thì trình độ "nhất tâm bất loạn" mới nhuần nhuyễn, thêm baœy năm ròng rã nghiêm trì nữa mới đạt đến caœnh giới "vô niệm vô bất niệm". Tuy vậy, phaœi chờ đến hai năm sau, khi sư đã rõ chắc ngày giờ về với Đức Phật A Di Đà, sư mới chịu ra thất tiếp xúc đồ chúng. Sau những giờ phút cực kỳ xúc động trước hàng ngàn đệ tưœ trung kiên ơœ khắp nơi tề tựu về hân hoan đón nhận những lời thiết tha sách tấn tu tập cuœa thầy, sư lần lượt khám phá trong nội bộ đã xaœy ra vài biến chuyển bất thuận lợi. Các đại đệ tưœ trụ trì tám ngôi chùa thống thuộc, trong những năm dài sư nhập thất, không ai chịu lệ thuộc ai và lần lần tách rời khoœi đường lối do sư đã vạch ra. Thậm chí phần lớn coi chùa là sơœ hữu riêng cuœa mình, rồi mặc tình thao túng sắp xếp mọi việc theo đường hướng riêng. Họ lơ là hoằng nguyện phát huy Tịnh độ, để chạy theo nhu cầu lợi dưỡng: chuyên phúng tụng khẩn cầu danh lợi và dung túng xăm queœ, bói toán, sao hạn... để thu hút quần chúng mê tín. Sư ôn hòa khuyên baœo, nhưng sau một thời gian dài tự do buông lung, không mấy người chịu sưœa đổi đường lối. Có keœ lo lắng quá đáng, nghi ngại sẽ bị thầy "đòi chùa", nên vội vã ra tay trước: chê thầy già caœ lẩm cẩm, đường lối tu Tịnh không rõ rệt, và có keœ còn rêu rao xuyên tạc đạo đức thầy. Đệ tưœ cuœa sư chắc chắn phaœi hiểu rất rõ lẽ sống chết, lý nghiệp báo, nhân duyên... và đã được sư ân cần trao truyền pháp môn Niệm Phật, một pháp môn thù thắng cứu thoát neœo luân hồi..., thế nhưng tại sao họ không tu? họ còn gây thêm nghiệp chướng? Sư tự hoœi, rồi sư chỉ biết than thầm: "Ôi! lòng người sao khó hiểu quá!" Thế nhưng sư không trách móc, xét nét lỗi lầm cuœa ai caœ. Sư nghĩ trăm điều tội lỗi đều do sư mà ra. Sư đã không dạy dỗ đệ tưœ đúng mức, trong khi lại trao truyền cho họ một pháp môn thù thắng được tôn xưng là dễ tu dễ chứng, một cách quá dễ dàng. Có thể họ nghĩ rằng lối tu quá "dễ", mà họ còn yœ lại được vào tha lực, thì chuyện tu hành đâu có gì cấp bách, dẫu họ huỡn đãi tà tà cũng còn kịp chán kia mà! Sư lại nghĩ, có lẽ bước đầu nên trao cho đệ tưœ một pháp môn khó khăn, họ phaœi gia công "bầm dập" caœ đời mà không đi đến đâu, chừng đó, mới trao cho họ pháp môn dễ tu dễ chứng, thì họ mới biết trân quý đêm ngày thực hành cho đến trình độ nhất tâm bất loạn. Thaœo nào chư cổ đức như tổ Bá Trượng, caœ đời chuœ trương thiền, dạy dỗ thiền mà đến phút cuối cùng, lại nhắc nhơœ đệ tưœ pháp môn Niệm Phật. Chỗ cao thâm cuœa chư tổ sư giờ đây sư mới thấu hiểu được...

Hành động phaœn bội cuœa đám đệ tưœ khiến sư ngỡ ngàng trong giây phút, rồi sư coi như không có việc gì quan trọng xaœy ra. Sư dấn thân cho đạo pháp trọn đời, những gì cần làm sư đã tận tụy làm, không có gì phaœi luyến tiếc, phaœi ân hận caœ. Sư chỉ còn tâm nguyện cuối cùng, là mong trơœ về thăm lại ngôi chùa Đậu ngày xưa, rồi sẽ sẵn sàng chuẩn bị cho ngày rời cõi Ta Bà, cũng chẳng còn bao lâu nữa.

 

Bờ Mé Pháp Không Phân Biệt

Không hẹn mà Tri Thiền, Tri Tịnh cùng đến viếng thăm chùa Thành Đạo vào ngày giờ trùng hợp. Hai vị thân mật sóng vai nhau bước vào cổng chùa, như đã cùng đi bên nhau trọn quãng đường dài. Vị trụ trì, đệ tưœ lớp sau, không hiểu rõ lai lịch xưa cuœa nhị vị lão sư, nhưng chỉ vừa nghe pháp hiệu cuœa hai nhân vật lãnh đạo hai môn phái lừng danh chốn đế đô, đã vội vàng dùng đại lễ hân hoan đón rước.

Sư khiêm cung thưa:

— Khaœi bẩm nhị vị tôn sư! chùa chúng con được nhị vị tôn sư quang lâm thật là một vinh hạnh to lớn. Chúng con xin cung thỉnh nhị vị vui lòng dời bước vào chánh điện lễ Phật, rồi chúng con xin hướng dẫn quý vị tham quan khuôn viên chùa.

— Sư đệ Đạo Tâm khoœe chăng?

Vị trụ trì ngạc nhiên không hiểu tại sao khách lại gọi sư phụ mình là sư đệ, nhưng không dám thắc mắc, chỉ kính cẩn đáp:

— Sư phụ chúng con hiện đang nhập thất, nên rất tiếc không thể đích thân đón tiếp nhị vị! Nhị vị có điều chi dạy baœo, chúng con sẽ thay mặt sư phụ bồi tiếp cung phụng...

— Không dám! Không dám! Chúng ta chỉ phiền thầy hướng dẫn chiêm bái di thể cuœa sư phụ Đạo Chân mà thôi!

Vị trụ trì đưa hai lão sư đến góc phaœi chánh điện, kéo bức màn che kín, để lộ ra toàn thân xá lợi cuœa tổ Đạo Chân trong tư thế tọa thiền, vẫn giữ nguyên nét tươi mát, và sống động. Viên trụ trì kể lể:

— Bẩm nhị vị lão sư! tổ sư con thị tịch ba mươi năm nay rồi. Lần chót khi nhập thất, tổ sư có di chúc "Ta vào nhập thất một trăm ngày tụng kinh, niệm Phật, sau đó xác thân sẽ được giữ nguyên (8)". Đúng theo di chúc cuœa tổ, xác thân cuœa tổ được giữ nguyên cho đến nay, và lúc nào cũng thoang thoaœng mùi thơm nhè nhẹ như vậy!

Hai vị lão sư bồi hồi xúc động trước di thể thầy, niềm vui dâng trào theo giòng nước mắt tuôn rơi ràn rụa... Thời gian ngưng đọng. Thật lâu, thật lâu, hai vị mới long trọng cung kính quì lạy thầy rồi lui ra.

Dường như một vị lẩm bẩm: "Thầy vẫn như vậy đó! thầy tùy thuận tu, đâu cần phaœi phân biệt Thiền, Tịnh, Giáo, Mật... đâu cần tranh luận hơn thua tông phái... Thầy hồn nhiên giaœn dị mà lặng lẽ ngộ nhập đạo mầu!"

Lại văng vẳng, tiếng vị khác traœ lời: "Ôi! còn chúng mình thì phaœi khổ công lăng xăng lập tông, lập ngôn, tu hành gian nan mỗi người mỗi hướng... Cũng may, cuối cùng thì mình cũng gặp nhau bên bờ mé giáo pháp không phân biệt cuœa thầy trao truyền ngày trước..."

Thế rồi, hai vị lão sư huynh đệ quay lại yên lặng nhìn nhau, mỉm cười caœm thông và tràn đầy thương yêu, hiểu biết.

Trái ngược với mẩu đối thoại đơn sơ mà mênh mang tình đạo đó, xa xa ngoài cổng chùa, hoạt caœnh cuœa hai vị tu sĩ treœ gay cấn và vô cùng huyên náo. Họ là thị giaœ cuœa hai vị tôn sư vừa mới quen nhau, đang nhiệt tình tranh luận hơn thua giữa hai tông phái Thiền và Tịnh, lập lại in hệt câu chuyện lịch sưœ xaœy ra hơn bốn mươi năm về trước, cũng tại ngôi chùa này. ª

7/1996

__

Huỳnh Trung Chánh

______________________

Ghi Chú:

(1) Bụt: Đạo Phật truyền đến nước ta đầu tiên do những tu sĩ Thiên Trúc, chữ Buddha tiếng Sankrit được nghe trại thành chữ Bụt. Mãi về sau, khi Phật giáo nước ta chịu aœnh hươœng Phật giáo Trung quốc, thì chữ Buddha âm theo Trung Hoa, rồi đọc lại theo Nho gia thành chữ Phật. Chữ Phật trơœ thành thông dụng cho đến ngày nay.

(2) Sự tích Man Nương và tục thờ tứ pháp đã được ghi chép trong rất nhiều truyện sách cổ xưa như: Lĩnh Nam Trích Quái, Kiến Văn Tiểu Lục, Văn Hiến Thông Khaœo, An Nam Chí Lược... với những chi tiết khác biệt nhau.

(3) Chùa Thành Đạo: tọa lạc tài làng Đông Cốc, nay đổi thành làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Chùa còn có tên là Pháp Vũ tự, chùa Vua, chùa Bà và thường được dân quê thân mật gọi là chùa Đậu.

(4) Tổ Đạo Chân: tục danh Vũ Khắc Minh, tu tại chùa Thành Đạo vào khoaœng cuối thế kyœ XVII. Sư đã để lại toàn thân xá lợi (thân xác giữ nguyên không hôi thúi) trong tư thế tọa thiền, và hiện vẫn còn nguyên vẹn và thờ tại chùa Đậu. Vị tổ nối tiếp pháp danh Đạo Tâm, cũng ngộ đạo và cũng để lại toàn thân xá lợi.

(5) Tổ Bá Trượng Hoài Haœi (724-814): Sư là đệ tưœ cuœa tổ Mã Đạo Nhất, là vị thiền sư đã soạn ra bộ qui tắc nhà thiền thường gọi là "Bá Trượng thanh qui", dùng làm khuôn mẫu cho tổ chức thiền viện từ đời Đường cho đến ngày nay. Sư cũng nổi tiếng với thuyết "một ngày không làm, một ngày không ăn" (nhất thực bất tác, nhất thực bất thực).

(6) Pháp môn Niệm Phật gồm nhiếp caœ Thiền, Giáo, Luật, Mật: Niệm Phật dứt trừ vọng tươœng chấp trước là Thiền; hồng danh bao gồm vô lượng nghĩa, vô lượng nghĩa ẩn trong một và xuất hiện từ nơi đây, đó là Giáo; niệm Phật đến caœnh giới sâu, ba nghiệp đều trong sạch vắng lặng, đó là Luật; câu niệm Phật có công năng như thần chú, giaœi nghiệp, hàng ma, đó là Mật (theo Niệm Phật Thập Yếu, Thích Thiền Tâm, trang 68, 69).

(7) Phaœn văn trì danh: phương pháp nầy miệng vừa niệm, tai vừa nghe vào trong, kiểm soát từng chữ từng câu cho rãnh rẽ hết câu nầy đến câu khác. Nghe có hai cách, hoặc dùng tai nghe, hoặc dùng tâm để nghe. Tuy nghe vào trong nhưng không trụ nơi đâu, lần lần quên hết trong ngoài, cho đến quên caœ thân tâm caœnh giới, thời gian không gian, chỉ còn một câu Phật hiệu. Cách thức Phaœn văn, khiến hành giaœ dễ gạn trừ vọng tươœng, mau được nhất tâm. (Trích theo Niệm Phật Thập Yếu, Thích Thiền Tâm, trang 117). Về những phương thức trì danh khác, nếu cần độc giaœ có thể tham khaœo trong quyển Niệm Phật Thập Yếu, Thích Thiền Tâm, từ trang 116.

(8) Lời di chúc cuœa tổ Đạo Chân do Đại Đức Thích Thanh Nhung, trụ trì chùa Đậu kể lại trong bài viết tựa đề "Chùa Đậu, một di saœn với những báu vật, những điều bí ẩn". Tác giaœ sao chép lại nguyên văn.

http://www.buddhahome.net/VanhocPG/truyen/cuathiencuatinh.htm