THẢO ĐƯỜNG THIỀN TỰ

Chùa Thảo Đường được xây dựng bằng vật liệu nặng (bê tông cốt thép) với lối kiến trúc cổ xưa theo phong cách của các Chùa Trung Quốc, mái ngói uốn cong, rồng chầu hổ phục. Nóc Chùa gồm hai tầng, ở giữa tầng mái trên và mái dưới có xây những lỗ trống được chạm trổ hoa văn, đồng thời là chỗ thông hơi thoáng gió phù hợp với xứ nhiệt đới. Qua khỏi cổng Tam quan là sân Chùa rộng khoảng 100m2, được trồng những loại hoa kiểng đẹp. Đại Hùng Bửu Điện chiếm một diện tích rất lớn trong toàn bộ cấu trúc của Chùa, ở giữa là tượng đức Bổn Sư uy nghi đặt trên một bệ lớn có lồng kính bao bọc để giữ cho tượng được sạch và trang nghiêm, dưới bệ thờ là hai dãy bàn bằng gỗ mun được trạm trổ tinh vi để trưng bầy hương hoa và đồ cúng lễ, chung quanh bàn là bộ pháp khí được thỉnh từ Trung Quốc và Hồng Kông về do những nghệ nhân tài ba thực hiện. Phía Đông là điện thờ Địa Tạng, phía Tây là điện thờ Quan Âm. Sau Chánh điện tầng trệt ở giữa là phòng khách, bên trái là nhà thờ hài cốt của tín đồ, bên phải là nhà trù, trên lầu ở giữa là điện thờ Tổ sư, hai bên là Tăng phòng. Đặc biệt ở trên điện Phật có những bích hoa vẽ 500 vị La hán với những bức tư thế khác nhau trong sinh hoạt và hành đạo, tạo thành một bức tranh hòanh tráng, sôi động.

Chùa Thảo Đường được xây dựng hơn 30 năm, một số kiến trúc của Chùa đã bị thời gian hủy hoại, nhất là nền móng bị lún, tường bị nứt… Với ý nguyện và hoài bão của mình, được sự trợ duyên ủng hộ của tín đồ, năm 1991 Đại đức Nhựt Tu cho khởi công đại trùng tu ngôi chánh điện, xây dựng thêm một số công trình phụ, trang trí lại nội thất với đầy đủ những phương tiệ...Chùa Thảo Đường là một trong những Chùa Hoa có lối kiến trúc đẹp và hài hòa với phong cách cổ xưa, vừa hiện đại rất được các du khách và Phật tử các nơi đến tham quan lễ Phật.

THẢO ĐƯỜNG THIỀN TỰ (CHÙA THẢO ĐƯỜNG)

<h4>QUẢNG TIẾN</h4>

(Trích “Tập văn Vu lan”, PL. 2539)

Chùa Thảo Đường tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương phường 12, quận 6, Tp. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2 nằm sát bờ rạch Ông Buôn, mặt tiền hướng Đông, phía sau giáp với đất Chùa Giác Hải.

Chùa được xây dựng năm 1958 do Hòa thượng Thích Diệu Nguyên khai sơn, Hòa thượng Diệu Nguyên sinh năm 1921 tại Trung Quốc, xuất gia từ thuở nhỏ, năm 20 tuổi Ngài rời Trung Quốc đi vân du hành dạo khắp nơi, trải qua các nước Singapo, Thái Lan và cuối cùng Ngài đến Việt Nam, chọn mảnh đất Phú Lâm xây dựng ngôi Chùa Tam Bảo để hoằng pháp độ sanh, Hòa thượng Diệu Nguyên thuộc phái Thiền Tào Động (Trung Quốc) Lúc sinh thời Ngài chuyên tu trì Kinh Kim Cang. Về việc Ngài đặt hiệu Chùa Thảo Đường Thiền Tự là nhằm mục đích ghi nhớ công đức của Ngài Câu Lưu Ma La Thập người đã dịch bộ Kinh Kim Cang và là vị Tổ khai sơn của Chùa Thảo Đường tại tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc. Trong cuộc sống hàng ngày, dù công việc có bừa bộn, nhưng Hòa thượng Diệu Nguyên vẫn giữ đúng luật là “nhất nhật tứ thời Thiền định” ngoài ra Ngài còn có biệt tài về bút pháp, tùy lúc, tùy nơi và tùy từng cảm hứng, mỗi nét chữ thanh thoát và uyển chuyển của Ngài đề họa trong tranh hoặc những hoành phi, đối trướng khi nhìn vào ta liên tưởng như có thần bút đang dẫn dắt tâm linh mọi người thoát khỏi những ưu tư phiền não trong cuộc sống, nên rất được Tăng Ni và với thức giả người Hoa hâm mộ.

Chùa Thảo Đường được xây dựng bằng vật liệu nặng (bê tông cốt thép) với lối kiến trúc cổ xưa theo phong cách của các Chùa Trung Quốc, mái ngói uốn cong, rồng chầu hổ phục. Nóc Chùa gồm hai tầng, ở giữa tầng mái trên và mái dưới có xây những lỗ trống được chạm trổ hoa văn, đồng thời là chỗ thông hơi thoáng gió phù hợp với xứ nhiệt đới. Qua khỏi cổng Tam quan là sân Chùa rộng khoảng 100m2, được trồng những loại hoa kiểng đẹp. Đại Hùng Bửu Điện chiếm một diện tích rất lớn trong toàn bộ cấu trúc của Chùa, ở giữa là tượng đức Bổn Sư uy nghi đặt trên một bệ lớn có lồng kính bao bọc để giữ cho tượng được sạch và trang nghiêm, dưới bệ thờ là hai dãy bàn bằng gỗ mun được trạm trổ tinh vi để trưng bầy hương hoa và đồ cúng lễ, chung quanh bàn là bộ pháp khí được thỉnh từ Trung Quốc và Hồng Kông về do những nghệ nhân tài ba thực hiện. Phía Đông là điện thờ Địa Tạng, phía Tây là điện thờ Quan Âm. Sau Chánh điện tầng trệt ở giữa là phòng khách, bên trái là nhà thờ hài cốt của tín đồ, bên phải là nhà trù, trên lầu ở giữa là điện thờ Tổ sư, hai bên là Tăng phòng. Đặc biệt ở trên điện Phật có những bích hoa vẽ 500 vị La hán với những bức tư thế khác nhau trong sinh hoạt và hành đạo, tạo thành một bức tranh hòanh tráng, sôi động.

Ngày 13. 5. 1977 Hòa thượng Diệu Nguyên thị tịch. Hòa thượng Thích Ngộ Chơn kế vị trụ trì, đến ngày 6. 7. 1998 sau một cơn bạo bịnh Hòa thượng Ngộ Chơn đã viên tịch. Từ năm 1988 đến nay đại đức Thích Nhựt Tu là trưởng tử cố Hòa thượng Ngộ Chơn kế thừa trụ trì Chùa Thảo Đường.

Chùa Thảo Đường được xây dựng hơn 30 năm, một số kiến trúc của Chùa đã bị thời gian hủy hoại, nhất là nền móng bị lún, tường bị nứt… Với ý nguyện và hoài bão của mình, được sự trợ duyên ủng hộ của tín đồ, năm 1991 Đại đức Nhựt Tu cho khởi công đại trùng tu ngôi chánh điện, xây dựng thêm một số công trình phụ, trang trí lại nội thất với đầy đủ những phương tiện, vật dụng hiện đại để phục vụ tốt những yêu cầu tu học, sinh hoạt tín ngưỡng theo trào lưu mới, nhưng vẫn giữ đúng truyền thống, phong cách Thiền môn.

Ngoài việc tu học, sinh hoạt tín ngưỡng, Chùa Thảo Đường còn tham gia thực hiện các phong trào công ích từ thiện xã hội như xây dựng một cầu bằng bê tông cốt thép thay thế cầu ván ọp ẹp bắc ngang rạch Ông Buôn, kinh phí 120 triệu (1990), khoan giếng làm hệ thống chứa nước ngọt giúp dân nghèo, cứu tế, trợ giúp…

Chùa Thảo Đường là một trong những Chùa Hoa có lối kiến trúc đẹp và hài hòa với phong cách cổ xưa, vừa hiện đại rất được các du khách và Phật tử các nơi đến tham quan lễ Phật.

(Luy lâu sửa)