NIỀM VUI VÀ SỨC SỐNG

 

Chúng ta sẽ nghiên cứu một số tư tưởng, nguyên tắc liên quan đến cuộc sống, chủ đề là “Niềm vui và sức sống”. Nếu lấy hai chữ cuối là vui và sống tức là sống vui. Niềm vui và sức sống ở hai lãnh vực thể chất và tinh thần, hoàn thiện được hai điều kiện đó thì chắc chắn chúng ta có niềm vui và sức sống trở nên bổ ích cho cá nhân và cộng đồng, đạo và đời cũng vậy. Khi nhìn và thấy được điều đó trở thành cái tâm đắc của khởi đầu và muốn gợi ý đến hành giả để thấy đây là cái giá trị sống mà mọi người cần thực hiện cho trọn vẹn, đó là tài sản quí của ta mà ông bà ta thường nói “Sức khỏe là vàng”.

Trong “Niềm vui và sức sống” có 5 quan điểm để vận dụng: 1. Sức khỏe – 2.Trẻ trung – 3. Cầu tiến – 4. Định hướng – 5. Thành đạt.

1. QUAN ĐIỂM VỀ SỨC KHỎE:

Niềm vui và sức sống không phải bây giờ mới có mà từ thời Đức Phật xuất hiện vào đời, khi nhìn thấy cuộc đời, Ngài nhận ra điều đó nên khi vua cha không cho Ngài đi xuất gia thì Ngài đã đưa ra những yêu cầu, trong đó có vấn đề “làm sao trẻ mãi không gia”. Lấy sức khỏe làm định hướng, từ định hướng đó Đức Phật chủ trương sức khỏe là hàng đầu.

Người Việt tôn trọng sức khỏe hàng đầu nên khi gặp nhau, chào nhau và hỏi: Anh, chị khỏe không? Còn những vấn đề khác là việc phụ, Vì khỏe là một hạnh phúc. (Người Trung Quốc gặp nhau không hỏi về sức khỏe mà hỏi: Ăn cơm chưa? Theo họ no bụng là hạnh phúc nhất, có thực mới vực được đạo, điều kiện đó là cốt lõi. Nhưng theo Tây phương gặp nhau hỏi: Chị đang làm gì? Nếu có công việc làm thì có nhà ở, có xe đi, có cơm ăn, có tất cả, khi thất nghiệp rồi chỉ ăn nhờ xã hội, không có gì hết, cho nên ở Tây phương rất sợ thất nghiệp).

Dầu Đông hay Tây, ngày nay cũng tôn vinh sức khỏe là hàng đầu, ăn uống thứ hai, việc làm là thứ ba. Có sức khỏe mới làm việc được, và ăn ngon, ba vấn đề đó trở thành mấu chốt cần thiết, nhưng sức khỏe được tôn vinh.

Ở Việt Nam chúng ta xem sức khỏe là vàng, như vậy có phải đánh giá sức khỏe trên giá trị vàng 37.000.000 / 1 lượng không ? Nói chơi cho vui vậy thôi, đánh giá cũng được để nó trở thành giá trị. Thực chất vàng là một chất sạch, tinh khiết, đã được lọc rồi, được tôn vinh là loại khoáng sản quí. Sức khỏe được so sánh với vàng là một sức khỏe tốt, đã gạn lọc rồi, đó là cái vốn quí như vàng. Ta chứa vàng làm tài sản thì sức khỏe của mình là một tài sản. Muốn có sức khỏe tốt đòi hỏi chúng ta phải có sự kiểm soát.

Bất cứ làm việc gì ta cần phải kiểm soát tư tưởng, lời nói và hành động của mình. Muốn kiểm soát được ta phải có cách nắm, gom, tập trung nó lại. Thường tụng kinh, trì chú, niệm Phật để làm gì? Tụng kinh, trì chú, niệm Phật để ba nghiệp được thanh tịnh, từ đó mà phước sanh, căn lành tăng trưởng, hiểu chỗ đó là có phước. Phước từ nơi tập trung thiền định, nhiếp hóa được ba nghiệp thân, khẩu, ý, như vậy tuệ giác chúng ta có tốt không? Trí tuệ chúng ta luôn năng động thì chắc chắn nó điều hành tốt cho cơ thể.

Người nào trí tuệ càng tăng thì sức khỏe càng tốt, vì trí tuệ tăng họ kiểm soát được lời nói, ý nghĩ, hành động đúng. Khi có trí tuệ thì tham, sân, si giảm, do đó những bệnh của thể tạng cũng giảm bớt. Người có sức khỏe phải có thân định, tâm định, ý định, muốn được vậy phải tập luyện như yoga, ngồi thiền… Tập luyện làm cho cơ thể dẻo dai, máu huyết đều hòa, các mạch lưu thông, con người ít bệnh, ít não. Nếu chờ đến già các khớp kêu rột rột rồi mới tập thì không có hiệu quả bao nhiêu, chỉ tạm ổn thôi, muốn có hiệu quả cao phải biết rèn luyện từ tuổi trẻ. Như vậy, “Người có thiền định, có trí tuệ thì chắc chắn có sức khỏe”.

2. QUAN ĐIỂM VỀ TRẺ TRUNG:

Bước qua vấn đề thứ hai là có sự trẻ trung, sức khỏe có thì đương nhiên là được trẻ trung, vì trẻ trung là sức sống vượt thời gian. Trẻ trung ở tinh thần, ở nhận thức, ở sự năng động. Có những biểu tượng mới 30 tuổi đã già nua, cằn cỗi, tuổi đời mới 30, 40 đã già lão không còn nét trẻ trung, nhưng có những đối tượng 60, 70, 80 vẫn trẻ trung, mặc dù da nhăn, tóc bạc, răng rụng, nhưng cái nhìn, cuộc sống sinh hoạt luôn trẻ trung. Muốn có sức trẻ trung như vậy phải có sức khỏe cộng với trí tuệ, trí tuệ thiền định thường năng yoga tập du-già mới năng động được. Hiện nay những chương trình dưỡng sinh phát động rất lớn như đi bộ và nhiều động tác khác.

Ngồi thiền để gạn lọc tâm tư, không phải khi ngồi thiền hay ngủ không có nghĩa là tắt máy, máy vẫn chạy nhưng chạy êm, nhẹ như xe chạy không tải, thường ta gọi là chạy rô-đai, như vậy thì máy chạy cả buổi cũng không nóng vì nó không có tải. Cơ thể, cái đầu chúng ta cũng vậy chạy trong không tải khi chúng ta ít làm việc. Khi làm việc căng thẳng, cái đầu suy nghĩ nhiều bực bội thì nó sẽ nóng, căng lên làm cho cái lực tác động nhiều, thay vì tải 10 lần thì nó tải 50 lần. Những xe ngày nay chạy xe ổn định tốt theo số điện tử, tức là điều tiết theo số điện tử. Thí dụ tác động lên đó 1.000 thì cứ giữ mức độ đó chạy hoài, dầu chạy cỡ nào cái máy vẫn ổn định, còn những máy cũ khi vô ga mạnh thì chẳng những nó lên 10.000 mà lên 15.000 làm máy nóng lên, giảm xuống thì nó xuống dưới 10.000, khi trồi khi sụt. Ngày nay ổn định bằng máy điện tử, cung cấp đúng và đủ về điện năng.

Ứng dụng từ công nghiệp sang đời sống, ứng dụng vào thiền định ta thấy nó nhẹ, khỏe, vẫn làm việc, nói chuyện nhưng trong tư thế bình ổn, máy không nóng, nếu không khéo các vị chạy một hồi máy nóng lên, người ta nói kích chừng 3 câu là thấy mặt mày đỏ lên liền.

- Tưởng bà tu hành từ đó giờ ngon lành, Không ngờ bà tu chả ra gì!.

- Vừa nghe qua lỗ tai là mặt mày nóng phừng phừng lên, chọc mạch là máy nóng lên liền. Nếu họ nói cỡ nào mà các vị vẫn mỉm cười mà còn khen:

- Mày nói hay đó, biết bụng dạ tao tu không ra gì, mày giỏi đó!.

Nói như vậy mình thấy nhẹ, khỏe, còn không khéo sẽ bị nóng máy. Được như vậy ta sẽ thấy sức sống vượt thời gian, trẻ trung, trẻ trung là cái hiệu quả tốt nhất khi ta làm bất cứ điều gì. Năng lực trẻ trung là một điều kiện quan trọng.

Ta không nói là “Tui bây giờ đã về chiều rồi“, chiều có cái đẹp của chiều, nắng ráng chiều. Bình minh có cái đẹp của bình minh, ráng chiều có cái đẹp của nắng ráng chiều, tội gì mình lại than cái nắng ráng chiều! Mình có đủ lực để thấy rằng ráng chiều là cảnh đẹp nhất không ? Càng già càng đẹp, càng già càng hay, càng già còn có cái linh động hơn, thì buổi chiều cho ta cái lý tưởng chớ không phải buổi chiều là cái buồn tẻ. Trẻ trung quan trọng chỗ đó, gọi là trẻ mãi không già. Mặt nhăn, trán nhăn, tóc bạc, răng rụng, mắt mờ không già sao được, nhưng trẻ trung trên tâm hồn, lúc nào cũng thấy thoải mái, nhẹ nhàng, vui vẻ, đó là cách sống, ta không khai thác được thì uổng, đó là chân lý mà Đức Phật chỉ cho ta, cuộc đời tặng cho ta, cố gắng tạo ra điều kiện đó thì sống có hạnh phúc, an lạc và có cuộc sống Thánh thiện, hiền nhân, quân tử. Đơn thuần trong cuộc sống biểu đạt như vậy thì nó trở thành cái cốt lõi, giá trị.

Ta cứ tiếp tục miệt mài trong công việc, chừng quay nhìn lại thì đã trải qua mấy chục mùa Mai nở rồi. Xem Tây Du ký khi Tề Thiên đến cầu đạo với lão tử Bồ đề, được học, được chơi đùa.

Hỏi:

- Ông tới đây bao lâu rồi?

- Không biết, nhưng nhớ ăn 7 lần Đào có trái rồi.

Bảy lần tức là 7 năm, mỗi năm có một mùa, mỗi mùa biểu trưng một loại. Tôi nhớ một bài thơ gom lại bốn mùa.

" Thành Tây có cảnh Bích Câu

Cỏ hoa góp lại một bầu xinh sao

Đua chen Thu, Cúc, Xuân Đào

Lựu phun lửa hạ, Mai chào gió Đông"

Bốn mùa chỉ cho bốn loại Đào, Lựu, Cúc, Mai. Trong bốn mùa hoa biểu trưng cho cái đẹp, mùa Đông có cái đẹp của mùa Đông, mùa Hạ có cái đẹp của mùa Hạ, như vậy chứng tỏ mùa nào cũng có cái đẹp, vượt thời gian, da dầu có nhăn cỡ nào đó cũng là điều kiện tốt. Những cái bình đẹp, trơn láng bây giờ không bằng những cái bình rạng chân chim, bình rạng chân chim có giá trị lớn thì hà tất gì mình cười thấy chung quanh mắt có chân chim mà không để, phải đem cắt, làm thẩm mỹ cho nó mất đi, ta phải tự hào là đã có những cái chân chim.

3. QUAN ĐIỂM VỀ SỰ CẦU TIẾN:

Thứ ba là phải cầu tiến, Đức Phật dạy khi còn trẻ, có sức khỏe thì nên chuyên cần siêng năng, ý chí phán đoán vượt lên, chuyên cần. Sự cầu tiến không dừng, luôn tiến lên, cầu tiến cũng mang cái tính ước mơ, ai cũng có ước mơ, nhưng làm sao biến ước mơ trở thành hiện thực. Cuộc đời rất trớ trêu, ước mơ đôi khi không thành sự thật mà nó trái ngược lại.

Cả cuộc đời chúng ta luôn ư

- Ban Từ Thiện Xã hội kết hợp thành sức mạnh như đỉnh có ba chân.

(Theo tham luận Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2011)

ớc mơ, ví dụ người mẹ ước mơ cho con, cầu mong con mình khỏe mạnh, ăn ngon, chóng lớn, học hành giỏi ngoan. Đây là mong muốn, ước mơ, nếu ước mơ biến thành sự thật thì đó là hạnh phúc lớn của đấng làm cha mẹ. Ngược lại nó không như ước mơ là sự bức xúc, nỗi đau của cha mẹ. Chính bản thân người đó đang dần bước lên từng bước, khi họ biết nhận định, cảm nhận với cuộc đời. Thấy bạn bè đi học mình ước mơ được đi học, được đi học là một lý tưởng, một ước mơ. Trong những thập niên 20, 30, đi học là vấn đề không đơn giản, người nào học được phải nói là cực kỳ giá trị. Ngày xưa thời 1920 – 1930 học mà tốt nghiệp bằng Tiểu học bây giờ rất giá trị, trở thành con người trí thức, đi làm được gọi là thầy ký, thầy sự. Đến 1960 ở nông thôn có người đậu tú tài 1 là số 1, lần lần đậu được tú tài 2 là ngon rồi. Khoảng thập niên 70, ai có cử nhân là very good ! Giờ đây cử nhân là bèo bọt vì có vô số.

Vào thập niên 30, Thanh Tịnh viết những tác phẩm, tiểu thuyết, tôi còn nhớ : “ …Con đường này tôi đã đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi thấy lạ… “Một câu mà gói trọn cả ước mơ trong cuộc đời, trước đây mình chạy chơi đùa giỡn, nay ước mơ biến thành sự thật là được đi bên mẹ, đi trên con đường mà hàng ngày mình vẫn chạy chơi đùa giỡn với các bạn, đi đến trường là một cuộc cách mạng lớn, một cuộc đổi đời. Người tu cũng thế, một bước đi là đổi đời, một sự nhận thức là đổi đời, một biến chuyển ở cơ thể là đổi đời, cho nên cầu tiến là vấn đề quan trọng, là ước mơ biến thành hiện thực.

Có lúc tôi ngồi thống kê thử có người ước mơ gì? Một cậu thanh niên ước mơ được đi học, đi học rồi mong rằng mình học đến nơi đến chốn đỗ đạt, khi ra trường ước mơ mình có chỗ làm. Có chỗ làm rồi thì xem có “cô nào”, “cậu nào” vừa ý để cưới về làm vợ làm chồng, rồi sanh được đứa con, lớn lên cho đi học, nó ngoan dễ dạy, học giỏi thông minh hơn mình. Vẽ ra như vậy nhưng thực hành có được đâu! Đi học thì trật lên trật xuống, ra trường rồi không có chỗ làm, mà làm thì không vừa ý, gặp bà vợ thì, bà vợ trời ơi, gặp ông chồng thì ông chồng đất hởi, cuối cùng trở thành bức xúc.

4. QUAN ĐIỂM VỀ ĐỊNH HƯỚNG:

Sự cầu tiến ở đây phải có định hướng, ước mơ phải có định hướng, định hướng tức là kiểm soát được cái ước mơ, xem ước mơ đó nằm trong tầm tay của chúng ta không? Ta có thể làm được không hay lực bất tùng tâm, với khả năng của mình có thể được. Định hướng của mình có hai vấn đề, ước mơ biến thành hiện thực cũng có hai vấn đề. Một vấn đề thuộc về sâu sắc thì nó thuộc về cái duyên kiếp của mình, cái phước lực mình đã gieo rồi bây giờ có kết quả, mình phải chấp nhận cái quả đó tốt hay xấu, đương nhiên trong cái nổ lực, ước mơ đó luôn luôn biểu hiện lên những cái không mong muốn.

Không ai muốn ước mơ những điều xấu, không đẹp, nhưng bản chất của ước mơ hay chỗ sâu sắc là cái nghiệp nhân hay nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp của mình đã gây tạo nên bây giờ, bao nhiêu sự việc sẽ hiện hữu đến đây.

Nên Kinh dạy:

“Giả sử bá thiên kiếp

Sở tạo nghiệp bất vong

Nhân duyên hội ngộ thời

Quả báo hoàn tự thọ”

Gieo cái duyên tốt hay xấu đều do ở mình, nếu duyên tốt thì ngày nay chúng ta có những cái vừa lòng, ấm êm, hạnh phúc, duyên xấu trở thành chướng duyên thì ta gặp những cái rắc rối khổ đau, không vừa lòng.

Hiểu được như vậy thì ước mơ phải trên định hướng được kiểm soát, và hiện tại chúng ta cần có cái nhìn, cái suy nghĩ mới để đáp ứng và phát triển tốt nhân qua, kinh đã nói :

“Dục tri tiền thế nhân

Kim sanh thọ giả thị

Yếu tri lai thế quả

Kim sanh tác giả thị.”

Dịch: Muốn biết quá khứ của mình tạo tác thế nào, tốt hay xấu thì xem ngay kết quả hưởng thụ của đời này ta đang hưởng cái gì, ta nhận cái gì? Nhận cái an lành, cái vừa lòng hay nhận cái ngược lại. Ngay cái quả này, tạo nhân trước thì cái quả hiện bây giờ, muốn biết tương lai ta là gì thì xem ngay cái tạo tác chỗ này. Tạo tác là một định hướng, là một sự kiểm soát, ngày nay ta đủ thắng duyên ngồi trong lớp này là do sự cầu tiến, ước mơ, căn duyên tiền định mà có. Hiện nay chúng ta đang sống vui vẻ, nhìn lên không bằng ai, nhìn xuống không ai bằng mình, nhìn ngang tương đối ổn, có thể chấp nhận được.

Hiện tại có hai vấn đề mà chúng ta cần phải thấy. Một là kết quả hiện tại, cổ đức dạy: “đại phú do Thiên, tiểu phú do cần”. Ngày nay ta giàu nhiều hay ít, làm nhiều mà hưởng không bao nhiêu thì do nhân mà có quả. Từ chỗ này ta nên lạy Phật, sám hối ăn năn, ăn hiền, ở lành, tạo duyên, tạo phước.

Có câu chuyện: Sáng nay có ông cụ, nói ông cụ nhưng khoảng chừng hơn 40 gần 50, vì khi vào gần đến cửa chùa thì ông đi lụm cụm như ông cụ, nhưng khi xuống cầu thang thì ông đi ra phăng phăng, đi nhanh thì không phải ông cụ. Gặp thầy trụ trì ông nói:

- Dạ con chúc Thầy sức khỏe dồi dào, sống lâu trăm tuổi, làm ăn phát đạt! Thầy làm phước cho con. Tôi cười nói:

- Câu này tại sao ông không chúc ông, ông phải cầu ngược lại cho ông chứ. Ngày nay ông không có gì hết, ông đi xin tức là khó khăn, như vậy mà ông bảo người ta làm phước cho ông, còn ông không làm phước.

- Sao Thầy lại mắng con ?

- Tôi nói thật chớ tôi đâu có mắng. Ông đi xin từ sáng đến chiều như vậy thì ông có làm phước không?

- Con đâu có cái gì để làm phước?

- Có khi nào ông xin được 10 đồng, ông ăn 8 đồng còn 2 đồng ông chia cho người khác không? Ông có cái tâm đó không?

- Dạ không

- Như vậy ông tiếp tục muốn…

Hôm nay ông đã khó khăn, ông gieo cái nhân đó lại càng khó khăn thêm. Bây giờ ông biết khó khăn, ông tìm được 20.000đ, ông ăn 10.000đ còn 10.000đ ông chia lại những người khác cùng hoàn cảnh như ông. Ông phải gieo cái nhân chứ.

Tôi nhớ khi Đức Phật đi hóa duyên có một bà già ăn mày, Đức Phật bảo rằng:

- Bà bố thí đi.

- Con cùng đinh như thế này, con đi ăn mày không có gì hết , lấy gì bố thí cho Ngài ?

- Đức Phật chỉ vào chén cháo bà mới xin:

- Bà có chén cháo đó.

Bà già nghĩ : “Trời ơi! Mình là kẻ chết đói rồi, mới xin được chén cháo tính để đỡ lòng, còn gặp ông này chết đói hơn! “ .

Đức Phật giải thích:

- Nếu bà phát tâm thì bà có thể xóa được cái nghiệp, bà có thể chia xẻ được không, dám buông được cái đó bà mới có thể thành tựu được hạnh lớn.

Cuối cùng bà nói:

- Thôi đành nhịn đói vậy, ông ăn đi. Đức Phật chú nguyện cho bà: “Hôm nay bà phát khởi cái tâm, tuy chưa trọn vẹn nhưng cũng có khởi được cái tâm, Như Lai thọ dụng bát cháo này, chúc cho bà giải được cái nghiệp khổ đó”.

Thật như vậy, sau này bà thoát được nghiệp và trở thành hoàng hậu. Cái khởi phát tâm gọi là cái định hướng kiểm soát được nổ lực của mình, cái kiểm soát nổ lực của mình rất cần lắm. Đức Phật dạy rằng khi ta làm được đồng tiền thì chia làm 5 phần, một là cơm ăn, áo mặc cho sự sống của mình, thứ hai là làm con phải phụng dưỡng cha mẹ, thứ ba là gia đìng vợ con, thứ tư là làm việc bố thí, thứ năm là tích lủy, mình hái trái hưởng quả rồi thì phải cắt nhánh hư bỏ, tưới nước, bón phân để nó phát triển, năm sau mới có hoa quả tốt. Trong 5 điều kiện đó luôn luôn phải có phần bố thí, biết chia xẻ với người khác. Như vậy định hướng đó ta có điều kiện phát triển lợi mình, lợi người bằng cái tâm trong sạch.

"Chớ làm các điều ác,

Nên làm các việc lành

Làm với cái tâm thanh tịnh

Đó là lời Phật dạy"

Làm được như vậy thì chắc chắn sức khỏe mình sẽ tăng trưởng, trẻ trung, sự cầu tiến thành tựu, định hướng của chúng ta rõ ràng. Đạt được bốn điều kiện rồi, chắc chắn sự thành đạt cao.

5. QUAN ĐIỂM VỀ SỰ THÀNH ĐẠT:

Người làm ruộng thì kết thúc của họ thu hoạch đựợc vụ mùa, người đi buôn cái kết thúc của họ là có lời, người tu kết thúc là phải đạt được cái đạo vị. Trong quá trình đạt được đạo vị là phải thâm nhập an lạc, giải thoát. Nói chung, tất cả mọi người, mọi giới, mọi thành phần trong xã hội, có người nào từ chối sức khỏe không? Ai cũng mong cầu sức khỏe, trong đạo, ngoài đời thì có sức khỏe là một lý tưởng.

Định hướng của người Phật tử là gì? Người đi buôn định hướng là gì? Người học sinh có định hướng là gì? Tất cả những cái định hướng đó đều có sự kiểm sóat bằng trí tuệ. Đã kiểm soát được tức là bổ sung được, ta không nói theo thuyết định mệnh “Nhứt ẩm, nhứt trác giai do tiền định“ mà phải có đủ duyên và thành nhân quả của nó.

Tổ Bách Trượng dạy: “Nhất nhựt bất tác, nhất nhựt bất thực” là hướng con người đến chỗ tích cực. Muốn ăn phải lăn vào bếp, muốn chết phải lết vô hòm. Ngày xưa câu này không có giá trị, nhưng gần đây tôi mới xem truyền hình, trong chương trình phóng sự của thế giới. Ở Hàn quốc có Công ty “Mai táng giả “, họ phục vụ cho những người muốn chết vô đó để cảm nhận cái chết, họ làm đám tang đàng hoàng để người muốn có cảm giác được chết, hiện giờ Công ty này phát triển rất mạnh. Những người làm ăn thất bại, bị vợ rầy, vợ đánh, người vợ bị chồng bỏ, chồng chê v.v ... Bây giờ họ không muốn sống nữa, họ đến công ty nhờ cố vấn viết lại di chúc trước khi chết… bây giờ người không muốn sống nữa, dứt khoát cắt đứt mạng sống của mình, viết xong rồi để đó và họ hẹn ngày đến công ty Mai táng giả. Họ để sẵn cái hòm, anh đến quì trước cái hòm và đọc di chúc lên, đọc xong anh tự đứng lên và bước vào cái hòm, đạo tỳ đến làm việc tẩn liệm, họ cột anh đàng hoàng như người chết thật nhưng để hở phần mũi để thở. Họ làm lễ truy điệu xong đậy nắp lại, anh nằm trong đó 5 tiếng đồng hồ để cảm nhận cái trạng thái chết. Sau đó họ mở nắp, tháo dây, anh bước ra và đọc lại tờ di chúc.

Khi nằm trong hòm anh thấy cái chết, những gì về cuộc đời đẹp cực kỳ, hồi trước ghét vợ bao nhiêu bây giờ thương bấy nhiêu, giận ông chồng không muốn thấy mặt, bây giờ gặp lại chạy đến ôm hôn! Họ diễn tả mình mới thấy trong khoảng thời gian chết để họ cảm giác nhận lại.

Thật ra, điều kiện đó là những ước mơ, cho nên ngày xưa ông bà ta nói “Muốn ăn phải lăn vào bếp, muốn chết phải lết vô hòm”, bây giờ thấy nó lết vô hòm thật để thấy cảm giác chán không muốn sống nữa, viết di chúc để lại. Khi nằm trong đó, ấn tượng cảm giác trong 5 tiếng đồng hồ thì thức tỉnh rằng “Nếu mình chết thật thì sao?”, có ý nghĩa gì với cuộc đời, cuộc đời đẹp như vậy tại sao mình không tiếp nhận mà còn đòi hỏi cái gì. Khi bước ra thì xem như họ đã sống lại cuộc đời mới.

Sự thành đạt của một con người bất cứ ở một vị trí nào, đòi hỏi phải có định hướng cho mình. Người Phật tử phải có định hướng để hướng dẫn con cái, đường đi nước bước, trong mọi lãnh vực để đưa đến kết quả thành đạt. Người học Phật cũng vậy để thấy cái giá trị, thành tựu được sự an lạc. Nếu chúng ta làm được thì có phước rất nhiều, công hạnh rất lớn, đó mới thật sự là niềm vui và sức sống vượt cả thời gian.

Những sự kiện đó trở thành đạo lý, trở thành giá trị thực. Mong rằng tất cả chúng ta nên thực hiện để có một sức khỏe, sự trẻ trung, cầu tiến, định hướng và cuối cùng chúng ta thành đạt ở hiện tại và cái ước mơ của tương lai trở thành hiện thực.

Xin được đề xuất ba lãnh vực để phát triển đạo đức và hội nhập cộng đồng: xã hội, gia đình và cá nhân.

1. Một vấn đề đặt ra mang tính xã hội thì cần xã hội hóa phương thức như: kinh tế, ăn uống và chơi vui.

- Kinh tế: Làm sao để có lợi ích về mặt phát triển kinh tế từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, v.v.. . đem lại lợi nhuận cho cá nhân và tập thể à mới kích hoạt sự hưởng ứng của xã hội “ Đất lành chim đậu” hay “thóc đến đâu, bồ câu đến đó”.

- Ăn uống: muốn quảng bá công việc cần có thọ hưởng, kinh dược sư hay : “… cho họ ăn no rồi sau hãy nói đạo lý…”. Mọi hình thức truyền bá nếu thiếu cái ăn, khó thành công, vì thế hoàng pháp kết hợp với từ thiện là vậy. Sự lâu dài và bền vững cần có phương hướng hỗ trợ phát triển có hiệu quả về ăn, mặc, ở vì: “có thực mới vực được đạo”.

- Vui chơi: cách thức quản bá sự việc. Cần có vui chơi phù hợp và thuyết phục từng đối tượng. Thông qua lễ và hội vừa có ý nghĩa giáo dục tích cực. Thí dụ: Ông phúc của Á Đông, Ông Địa trong múa lân, v.v…

Nếu tạo ra một sự kích thích lớn cho mọi hình thức kinh tế, ăn uống và vui chơi… sâu rộng từ chùa đến gia đình, mọi nơi… và chính nó tự kích hoạt lễ hội đó.

2. Sinh hoạt gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, vai trò giáo dục trong gia đình là sự tế nhị và sâu sắc.

- Giáo dục mầm non: từ tập nói đến đi học cần nghiêm túc và chọn từ ngữ trong sáng… minh họa lời hay ý đẹp…

- Giáo dục trưởng thành: có sự nhận thức về cá nhân và bè bạn phải có cách ứng xử “đối nhân xử thế”, lịch sự văn minh và đạo đức. Bậc làm cha mẹ, người trưởng thượng nên tham vấn để hành xử, tạo tự tin về học tập, giao tiếp, kể cả lập gia thất giúp cho con cháu định hướng về Tam bảo. Nghĩa là mỗi chùa hướng dẫn cho Phật tử thực hành “ Phật hóa gia đình”, “ thiền môn hưng thịnh do đàn việt hỗ trợ”.

3. Về phương diện cá nhân: Con người là nhân tố của gia đình và xã hội. Vì thế xã hội và gia đình có trách nhiệm với con người và ngược lại.

Ngoài việc cộng đồng ra, còn việc con người là trọng yếu cho phát triển gia đình cũng như xã hội. Nên chăm sóc, uốn nắng từng giai đoạn từng đối tượng cho phù hợp với đặt tính hiệu quả như:

- Khóa học và sinh họat vui chơi cho thiếu nhi. Có khen thưởng định kỳ.

- Với thanh niên: nên tạo mối quan hệ cá nhân với cuộc sống, thích ứng đạo và đời như:

+ Thanh niên thuộc sinh viên học sinh, ngoài học còn hướng dẫn giáo lý, các ngành chuyên môn phù hợp cho cuộc sống cũng là góp phần định hướng tương lai.

+ Thanh niên thuộc nhà công – thương - danh nhân… nên tổ chức các buổi tọa đàm như:

- Thiền và trà đạo

- Hoa Bồ đề và cuộc sống.

- Thực tập và luận giải lời Phật …

Để tạo cơ hội gắn kết họ với đạo và từ đó phát triển nhân lên.

+ Trung niên trở lên: tổ chức các khóa tu một buổi, một ngày, thậm chí một thời khóa tụng (một tiêng đồng hồ) sám hối, tụng kinh, trì chú, tọa thiền, niệm Phật v.v..

Sinh họat nhịp nhàng để phát triển đạo tràng ngày càng hưng. Trọng tâm định hướng thúc đẩy hiệu quả, phải do:

- Ban Hoằng pháp.

- Ban hướng dẫn Phật tử.

HT.Thích Thanh Hùng

UV. Hội đồng Trị sự GHPGVN

Phó Ban Hoằng Pháp TW GHPGVN

giaohoiphatgiaovietnam.vn