Bài giảng của Ngài thiền sư Pa-Auk tại Florida 9/4/2006

(Loạt bài giảng của Thiền sư Pa-Auk giảng tại Florida năm 2006 được các thiền sinh Việt Nam sưu tập và dịch. Chúng tôi có được những bài giảng này là nhờ những thiền sinh Việt Nam tại Pa-Auk tặng, chính vì vậy nên không biết ai là dịch giả của những bản dịch này. Vì muốn lợi ích cho mọi người xin được phổ biến mong rằng dịch giả sẽ hoan hỷ cho. Ngoài ra cũng xin thưa rằng đây không phải là bản dịch chính thức và cũng không được sự thừa nhận của trường thiền Pa-Auk. Nếu có chút phước báo, xin nguyện hồi hướng dịch giả và mọi người đều sớm được "Thấy Biết" chánh pháp của Như Lai)

DỊCH PHẦN DẠY PHÁP CỦA NGÀI PA-AUK NGÀY 9/4/2006 TẠI FLORIDA

Mục tiêu của chúng ta là chứng ngộ Niết Bàn (NB), đạt đến NB và chỉ có một. Nếu qúy vị muốn đạt đến NB, qúy vị nên nổ lực làm gì?

Đầu tiên qúy vị nên chứng ngộ Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là gì?

1.    Sự thật tối thượng về Khổ (hay Khổ Đế),

2.    Sự thật tối thượng về Nguồn gốc của khổ (Khổ Tập),

3.    Sự thật tối thượng về sự chấm dứt khổ (Khổ Diệt),

4.    Sự thật tối thượng về con đường đưa đến chấm dứt khổ (Đạo Đế).

Bốn sự thật tối thượng này là vô cùng quan trọng đối với mỗi người Phật tử. Nếu qúy vị chứng ngộ Tứ Diệu Đế, lúc Tuệ giác của qúy vị chín mùi, qúy vị có thể chứng ngộ NB bằng Đạo, Quả Tuệ. Nếu qúy vị chứng ngộ Niết bàn theo từng giai đọan với Bốn Đạo và Bốn Qủa, qúy vị có thể trở thành một vị A-la-hán đọan tuyệt mọi phiền não, đọan tuyệt luôn cả sự dính mắc với bất kỳ đời sống mới nào. Để thành một vị A-la-hán, qúy vị nên nổ lực làm gì? Qúy vị phải thực hành Bát Chánh Đạo. qúy vị có thể đã hiểu Bát Chánh Đạo :

1.    Thứ nhất: Chánh Kiến (Sammā diṭṭhi  ),

2.    Thứ hai  : Chánh Tư Duy (Sammā Sankappa)

3.    Thứ ba   : Chánh Ngữ ( Sammā Vācā  )

4.    Thứ tư    : Chánh Nghiệp (Sammā Kammanta)

5.    Thứ năm: Chánh Mạng (Sammā Ājīva  )

6.    Thứ sáu  : Chánh Tinh Tấn (Sammā Vāyāma)

7.    Thứ bảy  : Chánh Niệm (Sammā Sati)

8.    Thứ tám  : Chánh Định (Sammā Samādhi)

Trong số Tám chi phần Bát Chánh Đạo này, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, ba chi phần này cùng nhau, đựơc gọi là Giới Học. Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định, ba chi phần này cùng nhau, được gọi là Định Học. Hai chi phần Chánh Kiến và Chánh Tư Duy cùng nhau, được gọi là Tuệ Học.

Qúy vị phải thực hành Định Học trên nền tảng Giới hạnh trong sạch. Chánh Định là gì? Theo bài Kinh “Đại Niệm Xứ” Mahāsatipaṭṭhāna sutta, bốn tầng thiền được gọi là Chánh Định, Sammā Samādhi. Một tâm định có thể tạo ra ánh sáng rất sáng và rất mạnh, gọi là Ánh Sáng Trí Tuệ. Với sự hiện hữu của Ánh Sáng Trí Tuệ qúy vị mới có thể thực hành Tuệ Học là Chánh Kiến và Chánh Tư Duy.

Chánh Kiến là gì?

1.    Hiểu biết chơn chánh sự thật về Khổ (hay Khổ Đế),

2.    Hiểu biết chơn chánh sự thật về Nguồn gốc của Khổ (hay Khổ Tập),

3.    Hiểu biết chơn chánh sự thật về chấm dứt Khổ (hay Khổ Diệt),

4.    Hiểu biết chơn chánh sự thật về con đường đưa đến chấm dứt Khổ (hay Đạo đế),

Bốn sự Hiểu biết chơn chánh này được gọi là Chánh Kiến. Vậy Hiểu biết chơn chánh Tứ Diệu Đế là Chánh Kiến.

Trong số Tứ Diệu Đế, Khổ Đế và Tập Đế là đối tượng của các Minh Sát Tuệ. Qúy vị phải quán sát chúng là vô thường, khổ và vô ngã. Hai Đế này đựợc gọi là các Hành (Saṅkhāra). Ngay khi vừa khởi sinh, các hành biến diệt rất rất nhanh, vì vậy các hành là là vô thường. Chúng luôn bị đàn áp bởi sự sanh, diệt, nên chúng là khổ, vậy chúng là vô thường và khổ. Không có chủ thể hay vật thể thường hằng, nên chúng là vô ngã. Nếu qúy vị quán sát các Hành này là vô thường, khổ và vô ngã, sự quán sát như vậy gọi là Minh sát Tuệ.

Nếu qúy vị muốn thực hành Thiền Minh Sát theo lời dạy của Đức Phật, qúy vị cần giác tri Khổ đế và Tập đế. Khổ đế là gì?

“Saṅkhitena Pañcuppādānakkhandhā dukkhā” “Tóm lại, chấp thủ vào thân ngủ uẩn (hay Ngủ Uẩn Thủ) là Sự Thật về Khổ”

Ngủ Uẩn Thủ là gì ?

1.    Sắc thủ uẩn,

2.    Thọ thủ uẩn,

3.    Tưởng thủ uẩn,

4.    Hành thủ uẩn,

5.    Và Thức thủ uẩn.

Sự tồn tại 5 nhóm (hay ngủ uẩn) đeo bám (thủ) này được gọi là sự thật về Khổ (Khổ đế).  

Theo Gíao lý của Đức Phật, Sắc thủ uẩn được gọi là Sắc (Rùpa);

Thọ thủ uẩn, Tưởng thủ uẩn, Hành thủ uẩn và Thức thủ uẩn được gọi là Danh (Nàma)

5 uẩn thực chất chỉ là danh và sắc. Nếu muốn hành thiền Minh Sát theo hệ thống, trước tiên qúy vị nên cố gắng thấy biết bằng Trí Tuệ Minh Sát Danh và Sắc.

Theo lời dạy của Đức Phật, thân chúng ta bao gồm các Hạt Tổng Hợp Sắt Nhỏ Li Ti, (còn gọi là Kalāpa). Các Kalāpa này chưa phải là Sắc Chân Đế. Chúng là một nhóm các Sắc Chân Đế, nếu phân tích tiếp các Kalāpa này, quý vị sẽ liễu tri các Sắc Chân Đế, gồm Tám sắc tố: Đất, Nước, Lửa, Gió, Màu, Mùi, Vị, và Dưỡng Chất; số Kalāpa khác có thể có đến 9 sắc tố; số Kalāpa khác có thể có đến mười sắc tố. Lúc đó quý vị liễu tri đựơc Sắc Chân Đế. Để liễu tri các Sắc Chân Đế, đầu tiên qúy vị nên cố gắng hành thiền Định. Qúy vị nên thực hành thiền Định dựa vào việc giữ giới trong sạch. Qúy vị nên cố gắng đạt đến Sơ, Nhị, Tam, Tứ Thiền. Để đạt đến các tầng thiền này, có đến bốn mươi đề mục thiền định, trong số đó có ba mưoi đề mục đạt đến an chỉ định (tầng thiền) nếu quý vị thực hành có hệ thống. Trong số bốn mươi đề mục này, chúng tôi thường dạy Ānāpānasati, Niệm hơi thở hoặc là Thiền Tứ Đại. Nếu quý vị thực hành Ānāpāna một cách có hệ thống, quý vị có thể đạt đến Tứ Thiền. Dựa vào Tứ Thiền này, nếu quý vị thực hành mười Biến xứ (hay Kasiṇa), Bát Thiền, hay Tứ Vô Lượng Tâm, v.v cũng dễ dàng.

Khi đang thực hành Ānāpāna, Niệm hơi thở, đối tựơng thiền của quý vị chỉ có hơi thở, hơi thở xúc chạm quanh lỗ mũi hay ở đỉnh môi trên. quý vị nên tập trung vào hơi thở trong khi xúc chạm. quý vị không nên chú tâm vào cảm giác xúc chạm, mà chỉ chú trọng vào hơi thở tại điểm hơi thở xúc chạm. Đối tựơng thiền của quý vị chỉ có hơi thở, không phải là cảm giác xúc chạm. Nhưng khi tập trung vào hơi thở, khi định của quý vị sâu hơn, quý vị có thể không còn thấy cảm giác xúc chạm, quý vị có thể chỉ thấy hơi thở, không vấn đề gì, lúc đó hãy tập trung vào đối tựơng hơi thở thôi. Lại nữa, khi định của quý vị trở nên sâu hơn nữa, quý vị có thể không còn cảm giác mũi, mặt.. Tâm sẽ ở chỉ với hơi thở thì rất tốt, không sao cả, hãy tiếp tục tập trung chỉ trên hơi thở, không lâu sau đó, Nimitta sẽ xuất hiện. Khi hơi thở trở thành Nimitta, quý vị nên tập trung vào Nimitta đó. Nimitta là gì? Nimitta là định tướng, hay là nhân của định. Định tướng là gì? Khi định tâm trên đối tựơng hơi thở trở nên sâu hơn, hởi thở sẽ trở nên có màu, thông thường đối với nhiều thiền sinh, hơi thở có màu khói, hơi thở khi đi ra từ lỗ mũi có màu khói. Màu khói đó và hơi thở một khi hợp nhất lại với nhau, phải trở thành như nhau, hơi thở trở thành màu khói và màu khói trở thành hơi thở, hơi thở và màu khói phải nhất như. Vào lúc ấy, tâm sẽ tự động bám vào Nimitta. Nếu quý vị có thể tập trung trên Nimitta, khi định tâm dần trở nên sâu hơn, màu khói đó sẽ chuyển dần sang màu trắng, hay màu bông gòn. Nimitta màu bông gòn đó được gọi là Uggaha Nimitta, hay Học Tướng, còn màu khói được gọi là Parikamma Nimitta hay Sơ Tướng. Nếu quý vị có thể tập trung trên Học Tướng, khi định của quý vị trở nên sâu hơn, Học tướng đó sẽ chuyển sang màu sáng trong như sao mai. Nimitta sáng trong đó gọi là Tợ Tướng (hay Quang Tướng), PaṭibhāgaNimitta. Quý vị phải tập trung trên Nimitta Tợ Tướng (hay Quang Tướng) ấy. Khi quý vị có thể tập trung hòan tòan trên Nimitta Tợ Tướng (hay Quang Tướng), dần dần khi định của quý vị sẽ trở nên sâu hơn, rồi trạng thái An Chỉ Định, hay định thấm nhuần sẽ xuất hiện. Trạng thái an chỉ định ấy là định của bậc thiền, Jhāna. Quý vị có thể đạt đến Tứ thiền nếu quý vị thực hành có hệ thống theo cách này. Vậy, Nimitta này gọi là Định tướng, tâm định có thể tạo ra Nimitta này, nên nó được gọi là định tướng. Nhưng nó còn là nhân của định, nếu quý vị chỉ tập trung trên hơi thở tự nhiên, định của quý vị không thể trở nên sâu hơn được. Nhưng khi định của quý vị trở nên sâu và ổn định, hơi thở sẽ trở thành Nimitta. Nếu quý vị có thể tập trung trên Nimitta một cách hệ thống, định của quý vị sẽ phát triển, vì vậy Nimitta đựơc gọi là nhân của định.

Hôm nay tôi sẽ ngừng ở đây. Nhưng các quý vị có thể thảo luận những về những khó khăn của quý vị, cứ hỏi. Có câu hỏi nào không?

Gịong nữ: Nimitta là do tâm sinh ra ạ?

Sayadaw: Tâm định có thể sinh ra Nimitta, vì hơi thở vào và hơi thở ra là do tâm sinh. Khi tâm trở nên định, tâm định đó sẽ sinh ra Nimitta này. Vì tâm sinh ra hơi thở, cũng như vậy tâm định sinh ra Nimitta này. Nimitta đó và hơi thở là một. Theo lời dạy Đức Phật, hơi thở do tâm sanh. Mọi cái tâm khi khởi sanh, nương nhờ nơi sắc ý căn, có thể tạo ra các Kalāpa-do-tâm-sanh. Nếu quý vị có thể phân biệt tứ đại trong hơi thở theo hệ thống, quý vị sẽ thấy hơi thở không là gì ngòai một nhóm các hạt li ti, Kalāpa. Nếu phân tích tiếp tục các Kalāpa này, sẽ có Tám yếu tố Sắc Chân Đế.Trong số tám yếu tố này có yếu tố màu. Màu của Kalāpa này và màu của Kalāpa kia hợp lại thành Nimitta.

Gịong nữ: Vậy Nimitta là một lọai sắc, phải không ạ?

Sayadaw: Vâng, nó thuộc phần Sắc. Nhưng trước khi phá vỡ tính khối kết của nó, lúc đó nó thuộc về khái niệm, Paññatti, bao gồm một nhóm các hạt, như một khối kết đặc nên ta thấy như là Nimitta.

Gịong nam: Con có một câu hỏi. Tứ đại lại liên hệ đến hơi thở như thế nào ạ?Như thế nào Tứ đại lại liên hệ đến hơi thở ạ?

Sayadaw: Không chỉ có hơi thở, cả cơ thể này đều liên hệ đến tứ đại. Cơ thể chúng ta bao gồm Tứ đại sắc hay bốn đại chủng và các sắc do tứ đại sinh ra. Đây, hãy thử nhìn (lúc này Ngài chỉ vào cánh tay), bạn có thấy màu không? Trong cánh tay tôi, bạn có thấy màu không?

Gịong nam: Thưa có.                       

Sayadaw: Màu là gì? Màu này là màu của tứ đại. Hãy sờ vào cánh tạy bạn. Bạn có thể cảm giác: cứng, nhám, nặng hay mềm, trơn, nhẹ, chảy, kết dính, nóng, lạnh, nâng đỡ và đẩy. Chúng là tứ đại. Cứng, nhám, nặng hay mềm, trơn, nhẹ là yếu tố Đất. Chảy, kết dính là yếu tố Nước. Nóng, lạnh là yếu tố Lửa. Nâng đỡ, đẩy là yếu tố Gió. Chúng là tứ đại. Nếu quý vị thực hành thiền tứ đại, khi định phát triển, quý vị có thể thấy những hạt nhỏ li ti gọi là Kalāpa. Lúc đó không có tay hay không có thân, chỉ là một nhóm các Kalāpa. Nếu phân tích các Kalāpa này, có ít nhất Tám yếu tố Sắc Chân Đế: đất, nước, lửa, gió, màu, mùi, vị, dưỡng chất. Trong số Tám yếu tố này, tứ đại là vô cùng quan trọng, là các sắc cơ sở.

Còn có màu. Màu là gì ? Là màu của tứ đại.

Còn có mùi. Mùi là gì ? Là mùi của tứ đại

Còn có vị. Vị là gì ? Là vị của tứ đại

Còn có dưỡng chất. Dưỡng chất là gì? Là dưỡng chất của tứ đại.

Vậy tứ đại là các sắc cơ sở, làm nên cơ thể chúng ta. Hơi thở chỉ là một phần của cơ thể chúng ta. Vì vậy nếu chúng ta có thể phân biệt được tứ đại trong hơi thở một cách có hệ thống, chúng ta sẽ thấy hơi thở không là gì ngòai một nhóm các hạt nhỏ li ti, gọi là Kalāpa. Trong số các Kalāpa này, có số có Tám yếu tố sắc, có số có 9 yếu tố sắc trong mỗi Kalāpa, có cả sắc  mạng căn. Trong số 9 yếu tố sắc này, tứ đại là các yếu tố cơ sở, chúng rất quan trọng.

Gịong nam: Con đang nghĩ đến…lửa, đất, gió… và liên hệ với tướng. Khi Ngài khiến hơi thở biến đổi sang các hạt nhỏ.., con nghĩ Ngài đang liên hệ đến sơ tướng màu khói, với không khí và đất, lúc đó có phải đất trong hơi thở đổi sang màu của nước?

Sayadaw: Không phải vậy, chúng không bao giờ biến đổi như vậy. Xin nghe kỹ ý của tôi. Hiện tại quý vị đang thực hành Ānāpāna, lúc chưa đủ định, quý vị có thể thấy hơi thở trở thành màu khói. Nhưng màu thì vẫn có ở đó, tuy nhiên quý vị không thể thấy vì quý vị chưa có tâm định. Khi định của quý vị phát triển, lúc ấy quý vị có thể thấy hơi thở của quý vị trở thành màu khói, không phải do cái gì khác biến đổi mà thành, mà màu thực sự luôn có sẵn, nhưng qúy vị không thể thấy bằng tâm bình thường của qúy vị. Khi tâm của quý vị có định, lúc ấy qúy vị mới thấy được màu. Lại nữa, khi định của qúy vị trở nên sâu hơn, lúc ấy qúy vị có thể thấy màu lúc này trắng. Và khi tâm của qúy vị định sâu hơn nữa, qúy vị thấy màu lúc này trở nên sáng trong như sao Mai, nhưng hơi thở qúy vị có màu đó, chỉ có tâm định mới sinh ra màu như vậy thôi.

Gịong nam: Cảm ơn Sayadaw.

Gịong nữ: Thưa Sayadaw, cái màu đó có sẵn ạ, hay tâm định sinh ra màu trắng?

Sayadaw: Nó có màu, nhưng lúc ấy, màu này chưa sáng. Khi định trở nên sâu hơn, lúc ấy tâm định sinh ra màu này.

Gịong nam: Thưa Thiền Sư, có giai đọan nào dẫn đến Sơ tướng trong định không ạ, có giai đọan tập trung nào trước khi mình thấy được Sơ Tướng không ạ?

 Sayadaw: Có thể có những màu khác nhau. Màu khác nhau, tại sao khác nhau trong khi chỉ có một đề mục thiền? Bởi do Tưởng khác nhau: “Saññajahi etaṁ saññanidānaṁ saññapabhavaṁ”)- Thanh Tịnh Đạo có đề cập như vậy. Tâm định luôn tương ưng với Tưởng. Khi định trở nên sâu hơn, lúc đó nếu Tưởng, tương ưng với tâm định, thay đổi, màu đó cũng sẽ thay đổi. Đặc biệt khi đạt đến giai đọan cận định, Nimitta trở nên rất sáng. Lúc đó nếu quý vị có thể duy trì định này hơn 1 giờ, hai giờ hay ba giờ, v.v.. trong nhiều ngày, khi ấy Nimitta cũng trở nên ổn định, định cũng trở nên ổn định và sâu. Lúc đó nếu Tưởng thay đổi, Nimitta cũng sẽ bị thay đổi, ví dụ, nếu qúy vị muốn Nimitta của quý vị đỏ, nó sẽ trở thành màu đỏ như ruby, nếu quý vị muốn nó màu vàng, nó sẽ là màu vàng, muốn nó tròn nó sẽ trở thành tròn, muốn thấy nó dài, nó sẽ thành dài. Nó sẽ luôn thay đổi tùy thuộc Tưởng của qúy vị. Nếu Nimitta thường xuyên thay đổi như thế, qúy vị không thể nhập thiền vì qúy vị không thể hòan tòan định trên Nimitta của qúy vị. Vì vậy mà với những người mới bắt đầu, khi Nimitta lần đầu xuất hiện, qúy vị không nên chú trọng đến màu, không nên chú trọng đến đối tượng tứ đại trong Nimitta. Nếu qúy vị chú ý đến tứ đại trong Nimitta, đây  không phải là đề mục thiền của Ānāpāna, nó là đề mục của thiền Tứ đại, đối tượng thiền bị thay đổi. Nếu qúy vị chú trọng đến màu, chúng là đề mục của biến xứ màu, mà trong số mười biến xứ, màu của Nimitta không phải là đối tượng của thiền biến xứ màu. Điều này hơi khó gỉai thích một chút. Bởi lý do này, qúy vị không nên chú trọng đến màu, hay hình thù, hay Tứ Đại trong Nimitta. qúy vị nên hành như thế nào đây? Chỉ có Nimitta là qúy vị cần tập trung dù cho nó đỏ, trắng hay bất kỳ màu gì, không sao cả. Cùng cách ấy, trước khi qúy vị thấy Học Tướng (Uggaha Nimitta) và Tợ Tướng (hay Quang Tướng) (PaṭibhāgaNimitta), ở giai đọan Sơ tướng (Parikamma Nimitta), nếu lúc ấy Tưởng của qúy vị thay đổi, Nimitta sẽ thay đổi theo, nhưng chỉ với những thiền sinh đã thực hành lâu năm thôi.

Gịong nam: Con thắc mắc liệu trước khi Sơ Tướng màu khói xuất hiện, có phải qua giai đọan tập trung nào để phát triển cho có Sơ Tướng không ạ?

Sayadaw: Có chứ. Có bốn giai đọan:

    Thứ nhất là hơi thở dài,

    Thứ hai là hơi thở ngắn,

    Thứ ba là tòan bộ hơi thở,

    Thứ tư là hơi thở vi tế hay hơi thở biến mất.

Vậy có bốn giai đọan. Khi qúy vị đang hành Ānāpāna, Niệm hơi thở, qúy vị nên cố gắng hiểu rõ hơi thở của qúy vị, khi nó là dài, qúy vị nên cố gắng hiểu hơi thở dài của qúy vị; khi nó là ngắn, qúy vị nên cố gắng hiểu hơi thở ngắn của qúy vị. Qúy vị không nên cố tình làm cho hơi thở dài hay ngắn, hãy thở một cách tự nhiên. Nếu qúy vị có thể tập trung hòan tòan vào vào hơi thở dài hay hơi thở ngắn của qúy vị, lúc ấy nếu định trở nên ổn định, qúy vị có thể quan sát tòan bộ thân hơi thở. Khi nó là dài, qúy vị cố gắng hiểu rõ tòan bộ thân của hơi thở, khi nó là ngắn, qúy vị cố gắng hiểu rõ tòan bộ thân của hơi thở. Tòan bộ thân của hơi thở là gì ? Hơi thở nằm trên điểm chạm, từ đầu cho đến cuối mỗi hơi thở, qúy vị nên cố gắng hiểu rõ hơi thở của qúy vị. Từ đầu đến cuối mỗi hơi thở được gọi là tòan bộ thân hơi thở. Không cần thiết phải theo hơi thở vào trong và ra ngòai, chỉ nhìn nó ở một chỗ, chỗ chạm của hơi thở. Tại vị trí xúc chạm, từ đầu đến cuối mỗi hơi thở qúy vị đều nên cố gắng hiểu rõ hơi thở. Thực hành như thế, khi định của qúy vị  trở nên sâu hơn, hơi thở sẽ trở nên rất vi tế, rất nhẹ nhàng và rất sáng. Lúc ấy, không nên làm cho hơi thở rõ thành tiếng (lúc này Sayadaw hít thở mạnh thành tiếng vài cái), không nên làm như vầy. Hãy cố gắng tập trung trên hơi thở vi tế mà thôi. Hơi thở vi tế là rất tốt, đấy là dấu hiệu của định sâu hơn, khi định trở nên sâu hơn, hơi thở trở nên vi tế hơn. Nếu qúy vị có thể tập trung vào hơi thở vi tế ấy là rất tốt. Vì sao? Không lâu, Nimitta sẽ xuất hiện. Khi Nimitta xuất hiện, qúy vị phải tập trung vào Nimitta. Lúc hơi thở trở thành Nimitta, qúy vị phải tập trung vào Nimitta. Khi tập trung vào Nimitta mà hơi thở của qúy vị thô tháo, rõ ràng; có lúc qúy vị chú ý đến đối tượng hơi thở, lúc thì chú ý đến Nimitta; vậy có tới hai đối tượng. Nếu có hai đối tượng, định không thể phát triển cao được. Bởi lý do này, hơi thở vi tế là rất tốt. Nếu hơi thở trở thành Nimitta, lúc đó nếu qúy vị có thể tập trung vào Nimitta, qúy vị có thể quên đi đối tượng hơi thở.

Gịong nam: Trong Bộ Thanh Tịnh Đạo, trong phần Ānāpānasati, có nói rằng, vào giai đọan này, sẽ đến khi ta có thể tập trung trên hơi thở và Nimitta. Làm cách nào Ngài có thể so sánh giai đọan mà Ngài hướng dẫn cho thiền sinh kia về… Nimitta cũng như hơi thở vi tế. (TIẾP 1 CÂU NGHE KHÔNG RA) vì con đang hỏi về việc khi Nimitta xuất hiện, Ngài nói, sơ khởi nếu chúng ta cố gắng tập trung vào Nimitta, thì nó sẽ biến mất. Vậy, với giai đọan này mình nên cố gắng chú tâm vào Nimitta thay vì hơi thở vào và hơi thở ra ạ?

Sayadaw: Khi Nimitta xuất hiện, qúy vị phải chú tâm đến chỉ Nimitta thôi. Lúc ấy, hơi thở vẫn còn đó, nó hòan tòan dừng lại chỉ khi qúy vị đạt đến giai đọan Tứ thiền. Chừng nào mà qúy vị chưa đạt đến Tứ thiền, hơi thở vẫn còn đó, nhưng hơi thở đó trở nên rất vi tế, nhẹ nhàng và rất sáng. Bởi nó vi tế, nên qúy vị có thể dễ dàng tập trung trên một mình Nimitta. Nimitta mới là đối tuợng thiền an chỉ định của qúy vị, chứ không phải là hơi thở tự nhiên. “Assāsapassāse nissāya uppannanimittampi ettha assāsapassāsa sāmaññavasena”. Nghĩa là gì? Dựa vào hơi thở vào tự nhiên và hơi thở ra tự nhiên mà Nimitta xuất hiện, vậy Nimitta có thể đựơc xem là hơi thở vào, hơi thở ra; hay hơi thở vào, hơi thở ra và Nimitta là như nhau. Nimitta là assāsa, passāsa; và assāsa, passāsa là Nimitta. Vậy chúng cùng một thứ. Vì nguyên nhân này, chúng ta có thể nói khi qúy vị tập trung vào Nimitta, quý vị đang thực hành Ānāpānasati, thiền niệm hơi thở. Có thể khi Nimitta và hơi thở hợp nhất (unify together), thông thường tâm sẽ tự động bám vào Nimitta, lúc ấy qúy vị chú trọng đến Nimitta thì tốt hơn.

Đối với người mới bắt đầu, ngay khi Nimitta xuất hiện, nó chưa thực ổn định, lúc đó mà tập trung vào Nimitta, nó sẽ nhanh chóng biến mất. Lúc này qúy vị phải chú tâm lại trên hơi thở. Dần già, khi định tâm của qúy vị trở nên sâu hơn, lúc ấy Nimitta sẽ xuất hiện. Lúc đó nếu qúy vị nhanh chóng chuyển sự tập trung sang Nimitta, nó sẽ biến mất. Chính vì lý do này, chúng tôi thường dạy không nên vội vàng tập trung vào Nimitta. Qúy vị chỉ nên chú tâm đến hơi thở tự nhiên. Khi hơi thở trở thành Nimitta, Nimitta và hơi thở hòa lẫn vào nhau, tâm lúc ấy sẽ tự động bám vào Nimitta. Lúc này nếu qúy vị chú tâm vào Nimitta, Nimitta trở nên ổn định. Thông thường người mới bắt đầu có thể duy trì sự chú tâm trên Nimitta trong khỏang 5 hay mười phút thôi, khi Nimitta biến mất, họ phải chú tâm trở lại trên hơi thở. Khi họ có thể chú tâm trên hơi thở trở lại, rồi Nimitta sẽ xuất hiện. Vì thế nó phụ thuộc vào sự định tâm, khi định của qúy vị trở nên sâu hơn và ổn định, Nimitta cũng sẽ ổn định, lúc đó qúy vị chỉ nên tập trung vào Nimitta mà thôi.

Gịong nam: Thưa Thầy, với một người bắt đầu thực hành Ānāpāna, trước tiên chúng ta cố gắng thiết lập để có thể cảm nhận đối tượng Ānāpāna tại điểm chạm, và rồi chúng ta cố gắng quan sát hơi thở dài là dài, hơi thở ngắn là ngắn bằng cách theo sát việc thở tại điểm chạm, không đi theo hơi thở, mà ở tại điểm đó thôi. Giai đọan kế tiếp là trọn vẹn hơi thở có phải có nghĩa là giờ đây sự tập trung của mình có thể theo dõi thơi thở từ đầu cho đến cuối không dán đọan? Đó có phải là điều nói về phần trọn vẹn hơi thở không ạ?   

Sayadaw: Đúng vậy.

Gịong nam: Và Khi chúng ta có thể thiết lập để theo dõi trọn vẹn hơi thở từ đầu đến cuối không dán đọan, và rồi chúng ta sẽ có hơi thở vi tế, khi hơi thở trở nên vi tế đến mức có thể chúng ta không còn ghi nhận được nó ạ?

Sayadaw: Thông thường khi họ thực hành để hiểu rõ hơi thở dài và hơi thở ngắn, lúc ấy hơi thở trở nên vi tế đối với một số thiền sinh. Khi họ thực hành để hiểu rõ trọn vẹn thân hơi thở, khi định trở nên sâu hơn, hơi thở lúc đó cũng trở nên vi tế. Vì ba giai đọan này được kết hợp cùng lúc, nên khi họ đang tập trung trên hơi thở dài lúc đó họ có khả năng tập trung trọn vẹn thân của hơi thở dài không gián đọan; khi họ đang tập trung trên hơi thở ngắn, lúc đó họ có khả năng tập trung trọn vẹn thân của hơi thở ngắn không gián đọan. Vậy lúc đó ba giai đọan được kết hợp cùng lúc. Bởi nguyên nhân này, khi họ đang thực hành hơi thở dài, hơi thở ngắn, trọn vẹn hơi thở, lúc ấy hơi thở của họ có thể trở nên vi tế.

Gịong nam: Và với người mới bắt đầu, trật tự này cần được quay lại, như có lúc mình kinh nghiệm đến hơi thở vi tế rồi, nhưng nó mất đi, vậy là phải quay lại nhìn hơi thở dài, hơi thở ngắn và tòan bộ thân hơi thở để tái thiết. Thực hành như vậy ạ?

Sayadaw: Vâng.

Gịong nam: Và còn về một cách khác để nhìn nó? Khi tâm đang nhìn điểm chạm của hơi thở, nếu chúng ta có thể chắc chắn là chúng ta luôn thiết lập được sự chánh niệm về điểm đó, liệu điều này có phải là chúng ta đang quan sát tòan bộ hơi thở không ạ?

Sayadaw: Lúc đó, qúy vị không nên chú trọng đến điểm chạm, mà nên chú trọng đến hơi thở tại điểm chạm thì tốt hơn. Rồi từ từ, qúy vị có thể bỏ quên điểm chạm, qúy vị có thể duy trì được sự tập trung chỉ trên hơi thở. Đối với một vài thiền sinh, họ có thể theo hơi thở vào bên trong lỗ mũi hay ra ngòai đỉnh môi. Chỉ vì lý do này mà chúng tôi mới cố định điểm chạm.

Gịong nam: Luôn tập trung tại điểm chạm ạ?

Sayadaw: Đúng vậy.

Giọng nam:  Đối với người mới bắt đầu, ngay cả nếu chúng con cố gắng rất cao để duy trì sự tập trung, tâm vẫn trôi đi. Cách nào là tốt nhất để kéo nó lại ạ?

Sayadaw: Có thể dùng cách đếm, đếm hơi thở là cách tốt nhất. Với rất nhiều thiền sinh, lúc bắt đầu, tâm họ thường phóng đi lang thang, điều này tự nhiên thôi. Họ phải kéo nó trở lại. Kéo nó trở lại,… kéo nó trở lại…, bằng cách này họ phải cố gắng! Lúc ấy đếm hơi thở là cần thiết. Khi đi, khi ngồi, khi đứng, khi nằm, ở mọi oai nghi, nếu họ tập trung vào hơi thở của họ, từ từ rồi tâm của họ sẽ ở cùng hơi thở.

Gịong nam: Thưa Thầy, liệu có thể hữu ích để dùng nổ lực, chẳng hạn như “tôi sẽ không để mất tập trung” và cố gắng với hết sức lực để trụ tại điểm chạm?

Sayadaw: Với một số thiền sinh, chúng tôi dạy thực hành “Adhitthana” – chúng tôi gọi là “Sự Quyết Tâm Mạnh Mẽ”. Khi qúy vị muốn định tâm trên hơi thở kéo dài 5 phút, theo cách như vầy: “Tôi sẽ cố gắng được 5 phút”. Sau khi ngồi xuống, trước khi chú ý đến đối tượng hơi thở, qúy vị nên quyết định “Tôi sẽ cố gắng…”. Điều này rất tốt.

Gịong nam: Xin cảm ơn Thầy.

Gịong nữ: Con thực sự không hiểu sự khác nhau giữa cảm thọ về hơi thở và chính hơi thở. Vì trong thời trình pháp trước, Ngài bảo con chỉ chú ý vào chính hơi thở thay vì chú ý đến những cảm thọ về hơi thở. Nhưng có đúng vậy không ạ? Vì hơi thở chỉ là gió vô hình (idle wind). Đúng chăng do bởi cảm thọ về hơi thở mà con có thể nhận biết được sự hiện hữu của chính hơi thở? Vì thế, nếu không chú ý đến các cảm thọ về hơi thở, con không biết làm cách nào để cảm nhận chính hơi thở.

Sayadaw: Đúng vậy. Nhưng không nên chú tâm đến những cảm thọ, ví dụ như, khi hơi thở chạm vào đỉnh môi trên, có lúc qúy vị có thể cảm giác cứng cứng ở đỉnh môi trên, có lúc qúy vị có thể cảm thấy ấm ở đây, khi thì lạnh…Cứng, nhám, nặng hay mềm, trơn, nhẹ, hay nóng, lạnh, hay có thể có cả nâng đỡ, đẩy. Khi hơi thở chạm vào đỉnh môi trên, nếu qúy vị chú tâm đến cảm thọ, qúy vị có thể cảm thấy ba yếu tố này. Ba yếu tố này không phải là đối tượng của thiền Ānāpāna. Ba yếu tố này là đối tượng của thiền Tứ đại. Qúy vị không nên lẫn lộn thiền Ānāpāna với thiền tứ đại. Nếu qúy vị thực hành thiền Tứ Đại, tứ đại là đối tượng thiền của bạn. Nếu qúy vị thực hành Thiền Tứ Đại, bạn không nên chỉ phân biệt tứ đại ở một điểm, mà khắp nơi trong cơ thể, qúy vị phải phân biệt. Đó là Thiền Tứ Đại. Hiện tại qúy vị đang thực hành Ānāpānasati. Khi qúy vị đang thực hành Ānāpānasati, hơi thở tại điểm chạm là đối tượng thiền của qúy vị, vậy cảm thọ không phải là đối tượng thiền của bạn. Nếu qúy vị chú tâm đến cảm thọ, qúy vị có thể sẽ cảm nhận cứng, nhám, nặng hay mềm, trơn, nhẹ, hay nóng, lạnh hay nâng đỡ, đẩy, nhưng những cảm thọ này không phải là đối tượng thiền Ānāpāna của qúy vị. Đối tượng thiền Ānāpāna của qúy vị chỉ có hơi thở đang đi ra từ mũi. Nhưng khi hơi thở đi ra mà qúy vị không thể cảm nhận cảm giác xúc chạm thì rất tốt. Nhưng qúy vị không nên chú tâm vào cảm giác xúc chạm, qúy vị chỉ nên chú tâm đến hơi thở tại điểm chạm hoặc ở đỉnh môi trên hay quanh lỗ mũi.

Có một khúc gỗ qúy vị đang cắt bằng lưỡi cưa. Lưỡi cưa đi qua, đi lại hai bên. Nếu qúy vị theo dõi lưỡi cưa bên này rồi bên kia, định của qúy vị không thể phát triển. Lưỡi cưa đang chạm vào khúc gỗ. Từ điểm chạm này nếu  bạn chú tâm vào lưỡi cưa, thì định của qúy vị mới có thể phát triển. Hơi Thở ví như lưỡi cưa, điểm chạm ví như khúc gỗ. Qúy vị phải chú tâm không phải vào cảm thọ xúc chạm, mà nên chú tâm vào lưỡi cưa thôi. Bạn có hiểu không? Vậy, lưỡi cưa là đề mục thiền của qúy vị, còn sự xúc chạm không phải. Nhưng đứng tại vị trí xúc chạm , qúy vị phải chú tâm đến chỉ lưỡi cưa thôi. OK?

Gịong nữ: Điểm xúc chạm có phải là một phần của Thiền Ānāpāna không ạ? Nếu con ghi nhận điểm chạm, nó sẽ rơi vào thiền tứ đại. Thế có được không ạ?

Sayadaw: Nếu qúy vị chú tâm vào điểm chạm, nếu qúy vị chú tâm đến cảm thọ, từ từ rồi bạn sẽ cảm nhận chỉ tứ đại thôi.

Gịong nữ: Con không nghe được câu cuối ạ.

Sayadaw: Nếu qúy vị chú tâm vào điểm chạm, và nếu qúy vị chú tâm đến cảm thọ xúc chạm, từ từ rồi qúy vị sẽ cảm nhận chỉ tứ đại thôi, không phải hơi thở.

Gịong nam: Thưa Sayadaw, xin Ngài giải thích thêm, gì là những kinh nghiệm của tưởng tri hơi thở thay vì cảm thọ của tứ đại tại điểm chạm? Gì là những kinh nghiệm của việc tập trung vào hơi thở thay vì tập trung vào cảm thọ?

Sayadaw: Một vài thiền sinh, khi họ tập trung vào các cảm thọ, từ từ họ thấy mặt hoặc quanh khu vực này trở nên cứng. Rồi nếu họ chú tâm đến cảm thọ đó và nếu họ tiếp tục chú tâm vào các cảm thọ, thì cả mặt trở nên cứng. Vậy thói quen này sẽ nguy hiểm cho họ nếu họ thực hành nhiều tháng, nhiều năm. Từ từ, nhiều cảm giác căng thẳng sẽ xuất hiện. Ngay khi vừa nhắm mắt, thì đột ngột cảm giác căng thẳng, cảm giác cứng và nhiều căng thẳng khác sẽ xuất hiện. Những căng thẳng như là cứng, nhám, nặng, rồi kết dính. Kết dính cùng với cứng, nhám, nặng tất cả tạo ra cảm giác căng thẳng, khi có yếu tố gió hổ trợ, chúng trở nên mạnh hơn. Lại nữa Đẩy là chức năng của Gío, chức năng của Gío còn là  hỗ trợ, rồi nó trở nên rất nặng, nhiều căng thẳng. Vì sự căng thẳng này, họ không thể tập trung vào đối tượng hơi thở của họ. Khi họ tập trung vào đối tượng hơi thở, ngay khi vừa tập trung, rất nhanh tòan bộ hơi thở của họ trở nên nặng, căng thẳng. Do sự căng thẳng này, họ không thể tiếp tục hành thiền tốt. Vì thế đó là điều rất nguy hiểm. Nhưng nếu họ muốn hành Thiền Tứ Đại, họ nên chú tâm đến Tứ đại khắp cả cơ thể, theo từng giai đọan, chứ một điểm là không đủ.

Gịong nam: Khi Ngài nói, phân chia vài giai đọan, giai đọan ban đầu rằng, Ngài theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra, Ngài xem như là hai thân, hay 1 thân? Ngài có nói về đầu, giữa và cuối hơi thở, khi hơi thở đi vô và hơi thở đi ra, Ngài xem như hai giai đọan của Tâm hay chúng ta chỉ nên tập trung tại điểm chạm?

 Sayadaw: Tại điểm chạm thôi, lúc đó có hai đối tựơng, đúng vậy. Nhưng khi Nimitta xuất hiện, trở thành một đối tượng: hơi thở vào cũng là Nimitta, hơi thở ra cũng là Nimitta, Nimitta cũng là Nimitta. Cả ba thứ này trở thành như nhau. Trước khi thấy Nimitta, chúng là hòan tòan khác nhau, hơi thở vào là đối tượng của một tâm, hơi thở ra là đối tượng của một tâm khác. Vậy chúng là hòan tòan khác nhau. Nhưng Nimitta, đối với người mới bắt đầu lúc đó là đỉnh môi trên hay quanh lỗ mũi, đây được gọi là Nimitta. Khi hơi thở trở thành Nimitta, lúc đó hơi thở vào cũng là Nimitta, hơi thở ra cũng là Nimitta, Nimitta là Nimitta, cả ba là cùng một thứ, một đối tượng duy nhất.

TRANSCRIPTION IN ENGLISH – SAYADAW’S DHAMMA TALK – FLORIDA, 9/4/06

Our goal is to realize Nibbāna only, or to attain Nibbāna only. If you want to attain Nibbāna, what we should try to realize? First, you must try to understand or to realize the Four Noble Truths.

     What are the Four Noble Truths ?

    The  Noble Truth of Suffering ( Dukkha Sacca)

    The  Noble Truth of the Origin of Suffering ( Samudaya Sacca)

    The  Noble Truth of the Cessation of Suffering ( Nirodha Sacca)

    The  Noble Truth of the Path leading to the Cessation of Suffering (Magga Sacca)

These Four Noble Truths are very important for each Buddhist. If you realize these Four Noble Truths then whenever your Insight becomes mature, you may realize Nibbāna by Path and Fruition Knowledges. If you realize Nibbāna stage by stage, with four types of Path and four types of Fruition, then you can become Arahant, you may destroy all defilements including the attachment to any new existences.

     To become Arahant, what you should try? You must practise the Noble Eightfold Path. You may already understand the Noble Eightfold Path.

1)    Right View (Sammā Diṭṭhi)

2)    Right Thinking (Sammā  Saṅkappa)

3)    Right Speech (Sammā  Vācā)

4)    Right Action (Sammā  Kammanta)

5)    Right Livelihood (Sammā  Ājīva)

6)    Right Effort (Sammā  Vāyāma)

7)    Right Mindfulness (Sammā  Sati)

8)    Right Concentration (Sammā  Samādhi)

Among this Noble Eightfold Path, Right Speech (Sammā  Vācā), Right Action (Sammā  Kammanta), and Right Livelihood (Sammā  Ājīva), these three are called the training of Virtue or Morality ( Sila Sikkhā).

Right Effort (Sammā  Vāyāma), Right Mindfulness (Sammā  Sati) and Right Concentration (Sammā  Samādhi), these three are together called the training of Concentration ( Samādhi  Sikkhā).

Right View (Sammā  Diṭṭhi) and Right Thinking (Sammā  Saṅkappa), these two are together called the training of Wisdom (Paññā Sikkhā). Based on the purification of your virtue, you must try concentration practice. What is Sammā  Samādhi ?

According to the Mahāsatipaṭṭhāna Sutta, four types of Jhānas are called Sammā  Samādhi , Right Concentration. The concentrated mind can produce strong and powerful light, the Light of Wisdom. With the existence of the Light of Wisdom, if you practise the training of Wisdom, that is Sammā  Diṭṭhi - Right View and Sammā  Saṅkappa – Right Thinking, it is possible.

What is Sammā  Diṭṭhi ?

1.    The Right Understanding of the Noble Truth of Suffering (Dukkha Sacca)

2.    The Right Understanding of the Noble Truth of the Origin of Suffering (Samudaya Sacca)

3.    The Right Understanding of the Noble Truth of the Cessation of Suffering (Nirodha Sacca)

4.    The Right Understanding of the Noble Truth of the Path leading to the cessation Suffering (Magga Sacca)

These four types of Right Understanding are called Sammā  Diṭṭhi  – Right View. So to understand the Four Noble Truths is Right View – Sammā  Diṭṭhi. Among the Four Noble Truths, the Noble Truth of Suffering (Dukkha Sacca) and the Noble Truth of the Origin of Suffering (Samudaya Sacca), these two Noble Truths are the objects of Vipassanā Insight. You must contemplate them as anicca, dukkha, anatta.. These two Noble Truths are called Saṅkhāra – Formations. These formations as soon as they arise, they pass away very very quickly, so they are anicca, impermanent. They are always oppressed by arising and passing away so they are dukkha, suffering. There’s no permanent entity and permanent substance, so they are anatta, non-self. If you contemplate these formations as anicca, dukkha, anatta. Such type of contemplation is called Vipassanā Insight. If you want to practise Vipassanā meditation accoding to Buddha’s instruction, then you should try to understand the Noble Truth of Suffering (Dukkha Sacca) and the Noble Truth of the origin of Suffering (Samudaya Sacca).

What is the Noble Truth of Suffering (Dukkha Sacca)?

“Saṅkhitena Pañcuppādānakkhandhā dukkhā”

“In brief, Five Aggregates of Clinging are called Dukkha Sacca - the Noble Truth of Suffering”.

What are Five Aggregates of Clinging?

The Clinging Aggregate of Materiality

The Clinging Aggregate of Feeling  

    The Clinging Aggregate of Perception

     The Clinging Aggregate of Formations

    The Clinging Aggregate of Consciousness

These Five Clinging Aggregates are called the Noble Truth of Suffering.

According to Buddha’s Teaching, the Clinging Aggregate of Materiality is Matter. And the Clinging Aggregates of Feeling, Perception, Formations, Consciousness are called Nama, mentality. So they are altogether Mind and Matter only. If you want to practise Vipassanā systematically, first you should try to understand with your direct knowledge, this Mind and Matter or Ultimate Mentality and Ultimate Materiality.

According to Buddha’s Teaching, our body is composed with small tiny particles called Kalāpas. These Kalāpas are not Ultimate Materiality. They are a group of Ultimate Materialities. If you analyze each Kalāpa, you can understand Ultimate Materiality. At least, there are eight types of Materialities, such as earth element, water element, fire element, wind element, colour, odour, flavour and nutritive essence. In some Kalāpas, there may be nine types of Materialities, in some Kalāpas, there may be ten types of Materialities, etc... At that time you understand Ultimate Materiality. To understand such Ultimate Materiality, first you should try to practise Samatha Concentration. Based on Purification of your virtue you must practise Samatha Concentration. You should try to attain first Jhāna, second Jhāna, third Jhāna, Fourth Jhāna. To attain these Jhānas, there are forty Samatha Meditation subjects. Among forty, thirty Meditation Subjects can attain Jhāna if you practise them systematically. Among these forty Meditation Subjects, usually we teach Ānāpāna, Mindfulness of Breathing or Four Element Meditation. If you practise Ānāpāna, Mindfulness of Breathing systematically, you may attain up to fourth Jhāna stage. Based on this fourth Jhāna, if you practise ten Kasiṇas, eight Attainments, Four Sublime Abidings, etc,… it is also very easy. So when you are practising Ānāpāna, your meditation object is only just breath, the breath is touching on your nostril or upper lip. You should focus on the breath which is touching on your upper lip or your nostril. You should not emphasize touching sensation. You should emphasize breath on the touching point only. Your meditation object is only breath, not sensation. But when you’re focusing on your breath object, when your concentration becomes deeper and deeper then you may not feel touching sensation. You may feel only just breath, no problem, at that time, please focus on breath object only. Again, when your concentration becomes deeper and deeper then you will not see your body or your face. Your mind will stay with your breath only. If the breath and mind stay together, it is very good, no problem, please continue to concentrate on that breath object only, then very soon Nimitta may appear. When breath becomes Nimitta, then you should concentrate on that Nimitta. What is the Nimitta? Nimitta is the sign of concentration, or the cause of concentration. What is the sign of concentration? When your concentration becomes deeper and deeper on you breath object, then breath will become colorful one, usually for many meditators, the breath become smoky colour. The breath which is coming out front your nostril becomes smoky colour. That smoky colour and breath must unify together, must be same; the breath becomes smoky colour, the smoky colour becomes breath. Breath and smoky colour must be same, at that time your mind automatically will stick to the Nimitta. If you concentrate on your Nimitta, when your concentration becomes deeper and deeper then smoky colour will change into white wool, white colour like cotton wool. That cotton wool coloured Nimitta is called Uggaha Nimitta, Learning Sign. Smoky colour is called Parikamma Nimitta, Preliminary Sign. If you can concentrate on the Uggaha Nimitta, Learning sign, white colour Nimitta, when your concentration again becomes deeper and deeper, then that white colour Nimitta will change into transparent body like Morning Star. That transparent body Nimitta is called PaṭibhāgaNimitta, counterpart sign. You must concentrate on that PaṭibhāgaNimitta, counterpart sign. If you can thoroughly concentrate on that couterpart sign then slowly your concentration will become deeper and deeper, then full absorbtion will appear. That full absorbtion is called Jhāna concentration. You can attain up to fourth Jhāna if you practise systematically in this way. So this Nimitta is called the sign of concentration. Concentrated this mind produces this Nimitta. So this is called the sign of concentration, but it is also the cause of concentration. If you can concentrate on the natural breath, your concentration can not become deeper and deeper. But when your concentration becomes deep and stable then the breath will become Nimitta. If you can concentrate on your Nimitta systematically then your concentration will develop. So this is also called the cause of concentration. Today I will stop here but you can discuss your difficulties in this case. Any question?

Female voice: Is Nimitta produced by your own mind?

Sayadaw’s: Yes, yes, concentrated mind can produce Nimitta. Because in-breath and out-breath are produced by mind. When the mind becomes concentrated mind, that concentrated mind can produce this Nimitta. Because the mind can produce the breath, as well as concentrated mind can produce Nimitta. That Nimitta and breath are same. According to the Buddha’s teaching, the breath is produced by your mind. Every consciouness which arises depending on your heart-base can produce mind-produced-Kalāpas. If you can discern Four Elements systematically in your breath, breath is nothing  but a group of small particles, called Kalāpas. These Kalāpas, if you analyze then there are eight types of Materialities. Among eight types, there’s color. One Kalāpa’s color and another Kalāpa’s color together become Nimitta.

Female voice: So the Nimitta is one kind of material? Is that right?

Sayadaw’s: Yes, this is material but before you break down the compactness, at that time we call, this is concept, Pannatti, including a group of small particles as a solid, as a compactness, you can see as Nimitta.

Male voice: How are Four Element related to breath?

Sayadaw’s: Not only the breath, the whole body is related to Four Elements. Our body is composed with primary four elements and derived materialities. Here, please try to see, do you see color? In my hand, do you see colour?

Male voice: Yes.

Sayadaw’s: What is the color? This color is four elements’ color only. Please touch your hand, you can feel Hardness, Roughness, Heaviness or Softness, Smoothness, Lightness, or Flowing, Cohesion, Heat And Cold, Supporting and Pushing. These are Four Elements. Hardness, Roughness, Heaviness, Softness, Smoothness, Lightness are called Earth Element. Flowing, Cohesion are called Water Element, Heat and Coldness are called Fire Element. Supporting and Pushing are called Wind Element. These are four elements. If you practise this Four Element Meditation systematically and when your concentration develops, you can see small particles called Kalāpas, there’s no hand, there’s no body, only just a group of Kalāpas. If you analyze these Kalāpas, at least there are egight types of materialities: earth element, water element, fire element, wind element, colour, odour, flavor, nutritive essence. So among these Kalāpas, Four Elements are very important, preliminary materialities.

There’s color. What is color? The color of Four Elements only.

There’s smell. What is smell? The smell of Four Elements only.

There’s taste. What is taste? The taste of  Four Elements only.

There’s nutritive essence. What is Nutritive Essence? The four element’s nutritive Four Element

So Four Elements are preliminary elements which compose our body. Breath is one part of our body only. So if you can discern Four Elements systematically in your breath, you can see breath is nothing but a group of small particles called Kalāpas. Among these Kalāpas, in every Kalāpa, there are eight types of materialities or nine types of materialities including breathing source. Among these nine types, Four Elements are preliminary elements. They are very important.       

Male voice: We are thinking of fire, earth, water, etc.. and relating to the sign. When you make the breath change into small particles, I thought you relate to the sign, in relationship to air, earth and water, the earth changes into water?

Sayadaw’s: No, no change. They never change. My meaning, please listen. Now you’re practising Ānāpāna, at the time, you have no enough concentration, at the time you can not see your breath becomes smoky color. But there’s still color but you can not see because you have no concentrated mind. When your concentration develop, at that  time, you may see your breath becomes smoky color, not changing, but really there’s color, you can not see by your natural mind. When your mind is concentrated mind, at that tiem you can see this color. Again when your concentration becomes deeper and deeper, then you can see the color is white color. Again when your concentration becomes deeper and deeper, that color becomes transparent color, like Morning Star only. But your breath has such color, your concentrated mind can produce such color only.

Male voive: Thank you Sayadaw.

Female voice: Sayadaw, is that color already there? Or concentration produces White? Or is the White already there?

Sayadaw’s: It has color but that color is not bright. When concentration becomes deeper and deeper, at that time concentrated mind can produce this color.

Male voice: Master, are there any stages that lead up to preliminary sign in concentration? Are there stages of concentration before you reach that preliminary sign?

Sayadaw’s: There may be different colors. . Different colors, why they become different, only one meditation object? Because of the difference of  perception.

“Saññajahi etaṁ saññanidānaṁ saññapabhavaṁ

This is mentioned in the “Visuddhi Magga” – The Path of Purification. Your concentrated mind is always associated with perception, Sanna. When concentration becomes deeper and deeper, at that time if your perception which associates with your concentration changes, that color may be changed. Especially when you attain access concentration stage, the Nimitta becomes very bright, Nimitta becomes transparent and bright. At that time if you can maintain your concentration more than one hour, two hours or three hours, etc for many days, then Nimitta also becomes stable, your concentration also becomes stable and deep. At that time, if your perception changes, Nimitta will be changed, for example if you want Nimitta to be red, then quickly Nimitta will become red like Ruby color; if you want it to be yellow color then it will become yellow. If you want it to become round Nimitta, then Nimitta will become round. If you want to see Nimitta long then it will become long. It will be always changing depending on your perception. If Nimitta is always changing like that then you can not go to Jhāna, you can not attain Jhāna because you can not concentrate thoroughly on your Nimitta. So for the beginners, when Nimitta the first time appears, you shouldn’t emphasize color, you should not emphasize Four Elements on that Nimitta. If you pay attention four elements in that Nimitta, then this is not your Ānāpāna Meditation, it will become Four Element Meditation, the meditation object changes. If you emphasize color, then they are Color Kasiṇa. But among ten types of Color Kasiṇa, this Ānāpāna  Nimitta is not the object of Color Kasiṇa meditation. So this a little bit difficult to explain. Because of this reason, you should not emphasize the form, you should not emphasize color, you should not emphasize four elements in the Nimitta. How you should practise? Just Nimitta only you should focus; whether it is red or white or any color, no problem. In the same way before you are seeing Uggaha Nimitta, Learning Sign and PaṭibhāgaNimitta, Counter-part Sign, in the Preliminary Sign stage, at that time also if your perceptions is changing then your Nimitta will be changing, but it’s usually for meditators who practise for a long time only.

Male voice: I wonder if before the first sign, when it appears like smoke, before that, are there stages in concentration to develop towards that preliminary sign?

Sayadaw’s: Yes, yes, there are four stages:

Number One  is long breath,

Number Two is short breath,

Number Three is the whole body of breath

Number Four is the subtle breath or cessation of breath

So there are four stages.

When you’re practising Ānāpāna, you should try to understand your breath: when it is long, you should try to understand your long breath; when it is short, you should try to understand your short breath. Intentionally you should not to try to make your breath long or short. Please allow your breath in a natural way. At that time, if you can concentrate thoroughly on your long breath or short breath, when your concentration becomes stable, at that time, you should try to observe the whole body of breath. When it is long, you should try to understand the whole body of breath; when it is short, you should try to understand the whole body of breath. What is the whole body of breath? The breath on the point, from the beginning to the end, you should try to understand the breath. From the beginning to the end, it is called “the whole body of breath” only. It is not necessary to follow inside and outside, just watch one point only, one touching point only. On the touching point from beginning to the end, you should try to understand your breath only. When you’re practising this way, when your concentration becomes deeper and deeper, the breath becomes very very subtle, very gentle, very bright. At that time, you should not try to make your breath clear (Sayadaw is breathing in and out with clear sounds), in this way, you should not do. Please try to focus on that  subtle breath, subtle breath is very good, this is the sign of deeper concentration. When your concentration becomes deeper and deeper, your breath will become subtler and subtler. On that subtle breath if you can concentrate, it is very good. Why? Very soon, Nimitta will appear. When the breath becomes Nimitta, you must focus on the Nimitta. When you focus on the Nimitta, at that time breath becomes gross, then sometimes you may pay attention to your breath object, sometimes you may pay attention to your Nimitta. So object will be two. If there are two objects, concentration can not develop high. So because of this reason, subtle breath is very good. When the breath becomes Nimitta, at that time if you can focus on the Nimitta, you may be able to forget your breath object.

Male voice: In “Visuddhi Magga”, under the heading of Ānāpānasati, it is said that in this stage, that it will come, that you can concentrate on your breath and the Nimitta, as well as breathing in and breathing out. How can you compare the stage that you told him, the Nimitta as well as subtle breath. ( Transriber can not get one sentence here). So at that stage, how can you compare to this one, because I’m asking that, when the Nimitta comes, you said, initially if we try to concentrate on the Nimitta, then it will disappear. So with this stage, you try to concentrate on the Nimitta instead of breathing in and breathing out?

Sayadaw’s: When the Nimitta appears, you must concentrate on your Nimitta only. At that time, still there’s breath, the breath completely stops when you attain Fourth Jhāna stage only. As long as you do not yet attain Fourth Jhāna, there’s still breath but that breath becomes very very subtle, very gentle, very bright. Because of this sublteness you may be able to maintain  your concentration on your Nimitta only. Nimitta is your Jhāna meditation object; natural breath is not your Jhāna meditation object. “Assāsapassāse nissāya uppannanimittampi ettha assāsapassāsa sāmaññavasena”. What is the meaning? Depending on the natural in-breath and out-breath, the Nimitta appears. Therefore Nimitta can be called in-breath and out-breath. So in-breath and out-breath and Nimitta are same, Nimitta is assāsa, passāsa; Assāsa, passāsa is Nimitta. So they are same. Because of this reason, we can say when you are focusing on your Nimitta, you are practising Ānāpāna only, Mindfulness of Breathing. Maybe when the breath and Nimitta unify together, at that time usually mind automatically sticks to the Nimitta. At that time if you emphasize only the Nimitta, it is better. For begginers, as soon as Nimitta appears, usually Nimitta is not stable. At that time if you focus on the Nimitta, very soon it will disappear. Then again you must focus on your natural breath. When your concentration becomes deeper and deeper, at that time Nimitta will appear. At that time if you quickly switch your attention to the Nimitta then Nimitta will disappear. Because of this reason usually we teach not to focus on the Nimitta very very quickly. You should focus on your natural breath only. When the breath becomes the Nimitta, Nimitta and breath unify together, at that time mind automatically shifts to the Nimitta. At that time if you can focus on the Nimitta then your Nimitta becomes stable. Usually for beginners they may maintain their Nimitta for five minutes, ten minutes only. When Nimitta disappears, they must go back to their breath again. If they can concentrate on the breath again, then Nimitta will appear again. So it depends on concentration, when concentration becomes deeper and deeper and stable then Nimitta also will become stable. At that time they should focus on the Nimitta only.

Male voice: Bhante, for a beginner, when we start Ānāpāna, first we try to establish that.. that we can feel the object which is Ānāpāna, the point of contact, and then we try to observe long breath as long breath, and short breath as short breath by following the breathing through that point, not following the breath, but at that point. Is the next state, the whole breath meaning your concentration is now able to follow breath from the beginning to the end without interruption? What is that the whole breath is about?

Sayadaw’s: Yes.

Male voice: And when we can establish to follow the whole breath from the beginning to the end without interruption, then we get to the subtle breath, when breathing becomes so subtle and maybe not even aware of it?

Sayadaw’s: Usually when they are practising to understand long breath and short breath, at that time breath becomes subtle for some meditators. When they are practising to understand the whole body of breath, at that time also the breath becomes subtle, when concentration becomes deeper and deeper. Because these three stages are combined together, when they are focusing on the long breath, at that time they may be able to concentrate the whole body of breath without interruption; when they are focusing on the short breath, at that time they can concentrate on the whole body of breath without interruption. So at that time three stages are combined together. Because of this reason when they are practising long breath, short breath, or the whole body of breath, the breath can become subtle.

Male voice: And for beginners, sometimes this process would have to be repeated to go back, like one day you can experience the subtleness, then you kind of lose it, then you go back to watch the long breath and short breath and whole breath to reestablish. Is that the practice?

Sayadaw’s: Yes.

Male voice: And what about another way to look at it, that is if the mind is watching the point of contact of breathing, if we can make sure that we are constantly, we are establishing mindfulness of that point. Would that be the same as observing the whole breath?

Sayadaw’s: At that time you should not emphasize the point too much. You should emphasize the breath on the point, it’s better. Then slowly you may forget the touching point, you may be able to maintain your concentration on the breath only. For some meditators they may follow inside the nostril or outside upper lip, because of this reason, we fix touching point only.

Male voice: Yes, yes, always focusing on the touching point. To a beginner, even if try sometimes we very hard to maintain the focus, the mind drifted away. What is the best way to pull it back again?

Sayadaw’s: Maybe counting. Counting is the best way. For many meditators at the beginning mind is always wandering, this it natural. They must pull back again, pull back again, pull back again, in this way they must try hard. At that time continuous practice is necessary. When walking, when sitting, when standing, when lying down, in every bodily posture if they focus on their own breath then slowly their mind will stay with their breath.

Male voice: Bhante, would it be useful to use force like “I will not let my concentration go away” and try to use loose power to hang-on to the point.

Sayadaw’s: For some meditators, we teach to do Adhitthana, we call “strong determination”. When we want mind’s concentration on the breath lasts long for five minutes, in this way: “ I will try for five minutes”. After sitting, before you pay attention to your breath object, you should decide “ I will try…”. This is good.

Male voice: Thank you, Bhante.

Female voice:I don’t really understand the difference between the contact… the sensation of breath and the breath itself. Because during a personal interview you told me to pay attention on the breath itself, rather than the sensation of the breath. But isn’t that true, because the breath is just idle wind. Is it true, it is because of the sensation of the breath that I can sense the existence of the breath itself? So if without pay attention to the sensation of the breath, I don’t know how to feel breath itself

Sayadaw’s: It is true, but you should not emphasize sensation, for example when the breath touches upper lip, sometimes you may feel the upper lip become hard, hardness, sometimes you may feel here warmness, sometimes you may feel coldness. Hardness, roughness, heaviness or softness, smoothness, lightness, or heat and coldness, or maybe there is pushing and supporting. When your breath touches your upper lip or nostril, if you emphasize your sensation, you may feel hardness, roughness, heaviness, softness, smoothness, lightness or heat and coldness, or supporting and pushing. If you emphasize that sensation, you will feel these three elements. These three elements are not Ānāpāna meditation object. These three elements are the object of Four Element Meditation only. You should not confuse Ānāpāna meditation and Four Element Meditation. If you practise Four Element Meditation, then Four Elements are your meditation object. If you practise Four Element Meditation, you should not discern Four Elements not only one point, but throughout your body you must discern. It is Four Element Meditation. Now you are practising Ānāpāna. When you are practising Ānāpāna  the breath on the touching point is your meditation object, so sensation is not your meditation object. If you emphasize sensation, you may feel hardness, roughness, heaviness, softness, smoothness, lightness or heat and coldness, or supporting and pushing only. But these are not your Ānāpāna meditation object. Your Ānāpāna  meditation object is only breath which is coming out from your nose. But when the breath is coming out without touching sensation, you can not feel, it is good. But you should not emphasize touching sensation, you should emphasize breath which touches on your upper lip or nostril. There is one log, you are cutting with saw. Saw is going this side and that side. If you follow this side and that side then your concentration can not develop. That saw is touching on the log. From the touching point if you emphasize on the saw then your concentration can develop. The breath is liked saw, touching point is liked log, you must emphasize not touching sensation, you should emphasize only saw. Do you understand? So saw is your meditation object, touching is not your meditation object, but from the touching place you must emphasize only saw, ok?

Female voice: Is the point of contact part of Ānāpāna  meditation? If I am aware of the point of contact it will fall into Four Elements? Isn’t that ok?

Sayaday’s: If you emphasize the point of contact, if you emphasize the sensation then slowly you will feel Four Elements only.

Female voice: I don’t get the last sentence.

Sayadaw’s: If you emphasize the touching point, and if you emphasize touching sensation then slowly you will feel Four Elements only, not breath.

Male voice: Sayadaw can you explain a little bit what are experiences of perceiving the breath rather than the sensation of elements at the touching point. What is the experience of focusing on the breath rather than on sensation?

Sayadaw’s: Some meditators when they are focusing on their sensation, slowly their face or maybe around this area becomes hard. Then if they emphasize that sensation and if they continue emphasize that sensation, then whole face will become hard. So this habit will be dangerous for them. If they practise for many months, for many years, then slowly many tensions will appear. As soon as they close their eyes, then suddenly these tension, hardness and many tensions will appear. Many tensions may be are hardness, roughness, heaviness then cohesion. Cohesion and hardness, roughness, heaviness together become tension. When the wind element supports then tensions will become stronger and stronger. And again pushing, this is the function of the wind element. The function of the wind also supports, then it will become very heavy and many tension. Because of this reason then they can not concentrate on their breath object. When they may focus on their breath object, as soon as they focus on their breath object, then very soon their whole head becomes very tension, very hard. Because of this tension they can not bear, they can not meditate well. So it is very dangerous one. But if they want to practise Four Element Meditation, then they should emphasize throughout the body, Four Elements stage by stage, one point is not enough.

Male voice: When you are saying that, at the initial stage that several kinds partition, there is stage when you are taking breathing in and breathing out, you consider as two bodies, as one body. But you said the beginning, middle and end of the breath, so when breath’s going and when it’s coming out, do you consider as two stages by the mind or just we should concentrate on the point of touch?

Sayadaw’s: On the point of touch only. But at that time, two objects it is true. but when Nimitta appear, when Nimitta appears, becomes one object: in-breath also Nimitta, out-breath also Nimitta, Nimitta also Nimitta. These three become one. Before you are seeing Nimitta, they are completely different, the in-breath is the object of one mind, out-breath is the object of another mind. So they are completely different. But Nimitta is at that time for beginners the nostril or upper lip, it is called Nimitta. But when breath becomes Nimitta, at that time in-breath also Nimitta, out-breath also Nimitta, Nimitta also Nimitta, these three are same, one object only.