Bài giảng của Ngài thiền sư Pa-Auk tại Florida 10/4/2006

(Loạt bài giảng của Thiền sư Pa-Auk giảng tại Florida năm 2006 được các thiền sinh Việt Nam sưu tập và dịch. Chúng tôi có được những bài giảng này là nhờ những thiền sinh Việt Nam tại Pa-Auk tặng, chính vì vậy nên không biết ai là dịch giả của những bản dịch này. Vì muốn lợi ích cho mọi người xin được phổ biến mong rằng dịch giả sẽ hoan hỷ cho. Ngoài ra cũng xin thưa rằng đây không phải là bản dịch chính thức và cũng không được sự thừa nhận của trường thiền Pa-Auk. Nếu có chút phước báo, xin nguyện hồi hướng dịch giả và mọi người đều sớm được "Thấy Biết" chánh pháp của Như Lai)

DỊCH PHẦN DẠY PHÁP CỦA NGÀI PA-AUK TẠI FLORIDA
 THÁNG 4/2006, BUỔI DẠY THỨ 3

Xin vui lòng đảnh lễ đến Đức Phật bằng cách tụng Namo Tassa 3 lần.
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa (3 lần)

Hôm nay, tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn Thiền Niệm Hơi Thở.
Trong thiền Niệm hơi thở, có 4 bước, những buổi dạy Pháp trước, tôi cũng đã thảo luận. Hôm nay tôi sẽ lặp lại.
Có 4 giai đọan trong Thiền niệm hơi thở:

1. “Dīghaṁ vā assasanto ‘dīghaṁ assasāmī’ti pajānāti,
    dīghaṁ vā passasanto ‘dīghaṁ passasāmī’ti pajānāti.”
   “Hít vào một hơi thở dài, vị ấy biết tôi hít vào một hơi thở dài,
    Thở ra một hơi thở dài, vị ấy biết tôi thở ra một hơi thở dài”

2. “Rassaṁ vā assasanto ‘rassaṁ  assasāmī’ti pajānāti,
    rassaṁ  vā passasanto ‘rassaṁ passasāmī’ti pajānāti.”
   “Hít vào một hơi thở ngắn, vị ấy biết tôi hít vào một hơi thở ngắn,
    Thở ra một hơi thở ngắn, vị ấy biết tôi thở ra một hơi thở ngắn”.
 
Đây là giai đọan hai.

Trong khi bạn đang thực hành Niệm hơi thở, nếu bạn tập trung vào hơi thở tại điểm xúc chạm, lúc đó quý vị nên gắng biết rõ: khi nó dài, quý vị nên biết rõ đây là hơi thở dài; khi nó ngắn, quý vị nên biết rõ: đây là hơi thở ngắn. Đừng nên cố ý khiến hơi thở dài hay ngắn, quý vị nên để hơi thở tự nhiên. Việc ghi nhận hơi thở dài và hơi thở ngắn là rất quan trọng.  Không cần thiết phải làm cho hơi thở dài hay ngắn. Nếu quý vị không thể  tập trung tốt vào hơi thở, Chú giải khuyên nên đếm hơi thở. Trong khi đang đếm hơi thở, lúc ấy quý vị cũng nên gắng biết rõ: khi nó dài, quý vị  nên gắng biết rõ hơi thở dài; khi nó ngắn, quý vị nên gắng biết rõ hơi thở ngắn. Chỉ việc biết là được rồi, nhưng xin hãy thực hành đếm hơi thở. Nếu có nhiều phóng tâm, tốt hơn hãy niệm: khi hít vào, quý vị nên niệm hít vào, khi thở ra, quý vị nên niệm thở ra, hít vào, thở ra đếm 1, hít vào, thở ra đếm 2,... cho đến 8, rồi lặp lại từ 1 cho đến 8 và tiếp tục lặp lại.. . Trong khi đang đếm và niệm, quý vị nên gắng biết rõ hơi thở dài và ngắn. Nếu quý vị có thể tập trung vào hơi thở được nữa giờ hay một giờ đồng hồ trong 2 hay 3 thời ngồi, vậy quý vị có thể ngưng đếm hơi thở được rồi.

Nếu ngưng đếm hơi thở, quý vị nên thử bước kế tiếp:

3. ‘Sabbakāyapaṭisaṁvedī assasissāmī’ti sikkhati,
   ‘Sabbakāyapaṭisaṁvedī passasissāmī’ti sikkhati
 
      “Kinh nghiệm trọn vẹn thân hơi thở, tôi sẽ thở vào, như thế vị ấy luyện tập;
    Kinh nghiệm trọn vẹn thân hơi thở, tôi sẽ thở ra, như thế vị ấy luyện tập.

Ở giai đọan này, quý vị nên gắng biết rõ trọn vẹn thân hơi thở của mình (toàn bộ thân hơi thở). Trọn vẹn thân hơi thở là gì? Từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc của hơi thở quý vị nên gắng biết rõ. Bắt đầu tại đâu, kết thúc tại đâu? Chỉ tại điểm xúc chạm thôi, nếu quý vị cố định điểm xúc chạm quanh lổ mũi hay trên đỉnh môi trên, thì chỉ tại đấy, quý vị nên chờ và thấy từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc của mỗi hơi thở. Khi hít vào, quý vị nên hiểu rõ trọn vẹn từ đầu cho đến cuối thân hơi thở vào. Khi thở ra, quý vị nên gắng biết rõ trọn vẹn từ đầu cho đến cuối thân hơi thở ra, chỉ tại một điểm. Không cần thiết phải theo hơi thở vào bên trong hay đi ra ngoài. Lúc ấy, có lúc quý vị có thể hít vào chậm, hơi thở chậm này được gọi là hơi thở dài. Khi nó dài, quý vị chỉ nên gắng biết rõ trọn vẹn hơi thở dài này. Có lúc quý vị thở nhanh, hơi thở nhanh này được gọi là hơi thở ngắn. Khi nó ngắn, quý vị chỉ nên gắng biết rõ trọn vẹn hơi thở ngắn này. Vậy 3 giai đọan này được kết hợp cùng nhau: hơi thở dài, hơi thở ngắn và trọn vẹn hơi thở.

Sau đó, nếu quý vị có thể tập trung vào đối tượng hơi thở hơn 1 giờ hay 2 giờ, .. từ từ hơi thở của quý vị sẽ trở nên vi tế, rất nhẹ và rất mãnh. Khi hơi thở trở nên vi tế, lúc ấy quý vị nên gắng biết rõ hơi thở vi tế ấy mà thôi. Quý vị không nên làm cho hơi thở rõ ràng trở lại, xin hãy chấp nhận hơi thở vi tế ấy. Việc ghi nhận hơi thở vi tế này rất là quan trọng lúc này.

Nếu hơi thở của quý vị chưa vi tế, lúc ấy quý vị nên có Định Hướng đến (ābhoga) hay quyết định. Quyết định là gì? Sau khi ngồi xuống, trước khi chú ý đến hơi thở, quý vị nên quyết định: “Hơi thở của tôi phải trở nên an tịnh”, theo cách này quý vị nên quyết định.

Lúc ấy, quý vị đang bước vào giai đọan thứ tư. Gì là giai đọan thứ tư?

4.    “Passambhayaṁ kāyasaṅkhāraṁ assasissāmī’ti sikkhati,
  Passambhayaṁ kāyasaṅkhāraṁ passasissāmī’ti sikkhati”

 “An tịnh toàn thân hơi thở, tôi sẽ thở vào, như thế vị ấy luyện tập;
  An tịnh toàn thân hơi thở, tôi sẽ thở ra, như thế vị ấy luyện tập.”

Đây là giai đọan thứ tư. Vào giai đọan này hơi thở trở nên rất rất vi tế và không bao lâu Nimitta sẽ xuất hiện.

Nimitta là gì? Thông thường với nhiều hành giả, hơi thở đi ra ngoài lổ mũi trở thành màu khói xám, có thể có cả những màu khác. Màu gì không quan trọng lắm. Hơi thở đi ra từ lổ mũi trở nên màu khói xám, màu khói xám này khi hợp nhất với hơi thở được gọi là Nimitta (tức là tướng hơi thở). Nhưng nếu nó chưa hợp nhất với hơi thở, quý vị không thể gọi nó là Nimitta được. Nimitta là định tướng. Do có tâm định mà Nimitta này xuất hiện, vì thế nó là định tướng. Lúc đó, quý vị có thể nói là định đang phát triển.

Nếu có thể tập trung vào Nimitta ấy, định của quý vị còn có thể phát triển tốt hơn nữa. Bởi nguyên nhân này, Nimitta này còn là nhân của định. Khi tập trung vào Nimitta, quý vị nên chắc chắn là hơi thở của mình và Nimitta hợp nhất với nhau : hơi thở là Nimitta, Nimitta là hơi thở, Nimitta và hơi thở là một thứ.

Lúc ấy, quý vị chỉ nên tập trung vào một mình Nimitta. Khi tập trung vào Nimitta, quý vị nên quên đi hơi thở của mình, bởi vì nếu quý vị thỉnh thỏang chú ý đến hơi thở, vậy có thể có 2 đối tượng: có lúc là Nimitta, lúc thì hơi thở. Nếu có 2 đối tượng, định không thể phát triển thêm. Vì nguyên nhân này, khi hơi thở trở nên vi tế, là rất tốt. Tại sao? Khi Nimitta xấut hiện, lúc ấy quý vị cần tập trung vào Nimitta. Khi đang tập trung vào Nimitta, lúc đó nếu hơi thở còn thô, có khi quý vị chú ý đến hơi thở, có lúc chú ý đến Nimitta. Vậy lúc có hai đối tượng, định không thể phát triển cao hơn, vì không phải có một đối tượng mà đến hai đối tượng. Bởi vậy, khi hơi thở trở nên vi tế, rất tốt.

Nếu quý vị có thể định trên hơi thể vi tế ấy, không lâu sau Nimitta sẽ xuất hiện. Nhưng nếu quý vị cố tình thở cho vi tế, rồi quý vị sẽ bị mệt, quý vị không thể thở hoàn chỉnh. Vì nguyên nhân này, quý vị không nên cố tình ráng làm cho hơi thở vi tế. Nhưng trước khi chú ý đến hơi thở, quý vị nên quyết định: “Hơi thở của tôi phải an tịnh”. Quyết định ấy là đủ. Đây được gọi là ābhoga, quyết định.

Nhưng khi đang thở vào, đang thở ra, quý vị không nên cố tình làm cho hơi thở an tịnh hay vi tế. Nếu quý vị làm vậy, quý vị sẽ bị mệt và định sẽ không thể phát triển. Hơi thở chỉ thực sự an tĩnh khi quý vị đạt đến giai đọan tứ thiền, lúc ấy, hơi thở của quý vị sẽ hoàn toàn dừng lại. Hơi thở sẽ ngưng bặt khi quý vị đạt đến tứ thiền.  Nhưng trước giai đọan tứ thiền, ở sơ thiền, hơi thở cũng trở nên nhẹ nhàng, rất vi tế. Khi quý vị đạt đến nhị thiền, hơi thở lúc ấy cũng rất rất vi tế. Khi quý vị đạt đến tam thiền, hơi thở lúc ấy cũng rất rất vi tế. Nhưng khi đạt đến tứ thiền, hơi thở lúc ấy hoàn toàn dừng lại, chỉ mỗi Nimitta là còn hiện diện.

Vì vậy, khi tập trung vào Nimitta, quý vị chỉ nên chú ý tới một mình Nimitta mà thôi. Nếu quý vị có thể định trên Nimitta được hơn 1 giờ hay 2 giờ, khi định của quý vị phát triển thêm nữa, rồi thì màu khói xám sẽ đổi sang màu trắng, như bông gòn. Nhưng khi tập trung vào Nimitta, quý vị không nên để ý đến màu, không nên chú ý đến hình thù, không nên chú ý đến các đặc tính của tứ đại. Nếu chú ý đến màu sắc, thì màu sẽ luôn thay đổi khi tâm của quý vị thay đổi. Ví dụ như, nếu quý vị muốn là màu vàng, Nimitta sẽ trở thành màu vàng, nếu quý vị muốn là màu đỏ, Nimitta sẽ là màu đỏ. Nếu màu luôn thay đổi, định của quý vị không thể sâu, vì tâm của quý vị luôn thay đổi những đối tượng khác nhau, những màu khác nhau. Theo cách tương tự, quý vị không nên chú ý đến hình thù, hình dạng : nếu quý vị muốn dài, Nimitta sẽ trở nên dài; nếu quý vị muốn trắng, nimitta sẽ trở nên trắng; nếu quý vị muốn tròn, Nimitta sẽ trở nên tròn. Theo cách này, hình thù sẽ luôn thay đổi theo tưởng của quý vị, thế là Nimitta cũng luôn thay đổi. Vì thế, nếu nimitta luôn thay đổi, định không thể phát triển sâu hơn. Bởi nguyên nhân này, quý vị cũng không nên chú ý đến hình thù. Rồi nữa, các đặc tính: cứng, nhám, nặng, mềm, trơn, nhẹ, chúng là các đặc tính của đất; chảy kết dính, chúng là đặc tính của nước; nóng, lạnh, chúng là đặc tính của lửa; nâng đỡ, đẩy, chúng là đặc tính của gió. Cứng, nhám, nặng, mềm, trơn, nhẹ, chảy, kết dính, nóng, lạnh, nâng đỡ, đẩy là tứ đại. Quý vị không nên chú ý đến các đặc tính này khi đang hành Niệm hơi thở. Nếu chú ý đến các đặc tính này, nó không thể là Thiền niệm hơi thở, nó chỉ là Thiền tứ đại. Vì vậy, nếu quý vị muốn thực hành Thiền niệm hơi thở, quý vị cũng không nên chú ý đến các đặc tính này của tứ đại.

Do vậy khi đang tập trung vào Nimitta, lúc ấy, khi định của quý vị phát triển sâu thêm, rồi thì Nimitta sẽ trở nên trong và sáng, nimitta màu trắng sẽ đổi sang Nimitta trong suốt. Màu khói xám được gọi là parikamma nimitta - sơ tướng (preliminery sign). Nimitta màu trắng được gọi là uggaha nimitta – học tướng (learning sign). Nimitta trong và sáng đựơc gọi là Paṭibhāganimitta – tợ tướng (counterpart sign).
Có 3 giai đọan:
Tợ tướng này là đối tượng của cận định và cũng là đối tựơng của an chỉ định, định của bậc thiền. Khi nimitta trở nên trong sáng, quý vị nên tập trung chỉ mỗi mình nimitta thôi. Khi định của quý vị trở nên sâu hơn và sâu hơn, thì an chỉ định (hay full absorption) sẽ xuất hiện. An chỉ định nghĩa là tâm của quý vị chìm sâu vào bên trong nimitta không lay động. Quý vị nên duy trì an chỉ định của mình cho được hơn 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ.... Nếu quý vị có thể duy trì an chỉ định được hơn 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ mỗi thời ngồi, trong 2 hay 3 ngày, vậy quý vị có thể trực nhận các thiền chi.
Nếu muốn trực nhận các thiền chi, trước tiên quý vị nên thiết lập lại an chỉ định của sơ thiền cho được 1 giờ. Ngay khi vừa xuất ra khỏi bậc thiền, quý vị nên chú ý vào bên trong trái tim, nhưng quý vị chỉ nên chú ý trong vài giây thôi, 1 hay 2 giây, quý vị không nên chú ý lâu. Nếu chú ý lâu, tim của quý vị sẽ đau. Quý vị sẽ thấy Bhavaṅga (ý căn).

Bhavaṅga (ý căn) này đối với người mới bắt đầu hơi khó hiểu. Nếu hiểu Vi Diệu Pháp, lúc đó quý vị sẽ hiểu Bhavaṅga ý căn rõ ràng, nhưng nếu không hiểu Vi Diệu Pháp, để giải thích Bhavaṅga hơi khó khăn. ( chú thích của người dịch: Bhavaṅga có 2 nghĩa: một là hữu phần tâm và nghĩa kia là ý căn)

Theo nghiệp đời trước, ngủ uẩn luôn sinh lên và diệt đi. Trong các ngủ uẩn này, có bốn uẩn thuộc danh được gọi là Tâm hay Danh. Tâm này, có 2 lọai : tâm thuộc tiến trình nhận thức và tâm ngoài tiến trình nhận thức. Tiến trình nhận thức nghĩa là, như bây giờ, quý vị đang nghe tôi giảng Pháp. Khi đang nghe Pháp, tiến trình nhận thức qua nhĩ môn và tiến trình nhận thức qua ý môn sinh và diệt liên tục trong một thời gian. Nhưng có lúc chú ý, quý vị có thể thấy tôi, lúc ấy tiến trình nhận thức qua nhãn môn sinh khởi cũng như tiến trình nhận thức qua ý môn. Vậy tiến trình nhận thức này được gọi là lộ trình tâm. Lộ trình tâm chấm dứt, lúc ấy hữu phần tâm Bhavaṅga xuất hiện. Và khi lộ trình tâm xuất hiện thì hữu phần tâm dừng lại. Khi lộ trình tâm dừng lại thì hữu phần tâm xuất hiện bởi nghiệp đời trứơc, để không dừng lại dòng tương tục tâm. Nếu dòng tương tục tâm dừng lại, đây được gọi là chết. Để không dừng lại dòng tương tục tâm giữa hai lộ trình tâm, các hữu phần tâm này sinh lên và diệt đi liên tục trong một thời gian dài.  

Hữu phần tâm này cũng sinh ra các tổng hợp sắc (THS) do tâm sanh. Nếu chúng ta phân tích các THS này, trong mỗi THS, có 8 sắc, trong số 8 lọai này, có màu. Màu đó cũng trong và sáng. Một hữu phần tâm có thể sản sinh ra vô số các THS. Trong vài giây, vô số hữu phần tâm có thể sanh lên và diệt đi. Tương tự vậy với lộ trình tâm, trong vài giây, vô số lần chúng sanh lên rồi mất đi. Mỗi sát-na tâm khi sinh lên nương nơi sắc ý căn (heart-base) có thể sanh ra các THS theo cùng cách. Vì thế các hữu phần tâm cũng tạo ra các THS. Nếu chúng ta phân tích các THS, trong mỗi THS, có 8 sắc, trong số 8 sắc này, có màu, màu này trong và sáng. Màu của THS này và màu của THS kia kết hợp lại và chúng trở thành sắc trong suốt ở đây, giống như tấm gương.

Và trong các THS do tâm sanh ấy, có yếu tố lửa. Lửa này còn được gọi là nhiệt, nhiệt này còn có thể tạo ra các THS mới, thế hệ các hạt mới. Nếu quý vị phân tích các THS này, trong mỗi THS có 8 sắc. Trong số 8 sắc này, lại có màu, màu này lại trong và sáng. Tùy vào tuệ căn kết hợp với sát-na tâm hữu phần (Bhavaṅga mind moment) mà độ trong và sáng này khác nhau. Nếu tuệ căn, tương ưng với hữu phần tâm (Bhavaṅga), trở nên mạnh mẽ thì ánh sáng sẽ rất mạnh.

Vì thế có thể có những khác nhau giữa các thiền sinh. Một số thiền sinh, Bhavaṅga này sáng hơn, một vài thiền sinh thì Bhavaṅga có thể sản sinh ra độ sáng cao hơn, nhưng số khác thì không như vậy, tùy vào tuệ căn mỗi người. Vì nguyên nhân này nên khi quý vị đang để ý đến Bhavaṅga, quý vị có thể chỉ thấy sắc sáng trong này thôi. Bằng phép ẩn dụ, sắc sáng trong này được gọi là Bhaganva, hữu phần hay ý căn, chỉ bằng phép ẩn dụ.

Quý vị trước tiên nên gắng hiểu rõ Bhavaṅga, ý căn hay này. Nếu quý vị có thể trực nhận được Bhavaṅga ý căn này, là đựơc rồi. Nếu trong vòng 2 hay 3 giây mà có thể trực nhận đựơc rồi, quý vị nên quay lại với Tợ tướng hơi thở Ānāpānapaṭibhāga nimitta và hãy thiết lập lại định sơ thiền cho được 5 hay 10 phút. Ngay khi rời khỏi sơ thiền ấy, quý vị nên trực nhận ý môn lần nữa. Nếu lặp đi lặp lại theo cách này, quý vị có thể hiểu được Bhavaṅga ý căn. Nếu có thể hiểu rõ Bhaganva ý căn, quý vị nên gắng biết rõ bên trong bhaganva ý căn, tấm gương trong, xuất hiện tợ tướng hơi thở Ānāpānapaṭibhāga nimitta.

Ví dụ như khi đang đứng trước gương soi, quý vị có thể thấy gương mặt mình bên trong tấm gương. Vậy tấm gương là khác, gương mặt quý vị bên trong tấm gương lại khác nữa, chúng là 2 đối tượng khác nhau. Tương tự vậy, vùng sáng ý căn là khác và tợ tướng hơi thở Ānāpānapaṭibhāga nimitta xuất hiện bên trong vùng sáng ý căn, lại khác nữa.

Khi có thể phân biệt được 2 đối tượng này, quý vị có thể trực nhận được các thiền chi:
1. Tầm, Vitakka là hướng tâm đến đối tượng tợ tướng
2. Tứ, Vicāra, là trụ tâm trên đối tượng tợ tướng.
3. Hỷ, Pīti là trạng thái thích thú đối tượng
4. Lạc, Sukha là sự hài lòng về đối tượng.
5. Nhất tâm, Ekaggatā, sự nhất tâm này được gọi là Định.

Quý vị nên trực nhận từng thiền chi một. Nếu muốn trực nhận thiền chi, quý vị nên lập lại sơ thiền cho được 5 hay 10 phút. Khi xuất khỏi sơ thiền, quý vị nên trực nhận Bhavaṅga ý căn tợ tướng hơi thở Ānāpānapaṭibhāga nimitta bên trong ý căn.

Lúc ấy, hãy trực nhận Tầm, sự hướng tâm đến đối tượng tợ tướng. Rồi hãy lập lại sơ thiền. Xuất khỏi sơ thiền, cùng cách trên trực nhận Bhaganva ý căn và tợ tướng hơi thở, rồi hãy trực nhận Tứ, trạng thái trụ tâm trên đối tượng. Cứ cách như vậy, mỗi lần vào sơ thiền, xuất khỏi sơ thiền, quý vị hãy trực nhận một thiền chi. Theo cách này nếu cố gắng, quý vị có thể phân biệt được các thiền chi, từng thiền chi một. Nếu có thể trực nhận được 5 thiền chi rồi, quý vị hãy thiết lập lại sơ thiền cho được 5 hay 10 phút, Ngay khi xuất khỏi sơ thiền ấy, quý vị nên trực nhận Bhavaṅga ý căn và tợ tướng hơi thở cùng nhau và rồi hãy trực nhận 5 thiền chi cùng nhau. Lúc ấy quý vị có thể trực nhận được 5 thiền chi cùng lúc.

Ví dụ, đây, 5 ngón tay, quý vị có thể chú ý đến ngón này trước, ngón này, ngón này, ngón này, ngón này. Khi trực nhận từng ngón thuần thục, nếu chú ý 5 ngón cùng lúc, quý vị có thể thấy rõ ràng cả 5 ngón cùng lúc, cùng cách như vậy.

Sau đó quý vị nên cố gắng thực hành luyện 5 Thiện Xảo (5 Masteries) trong sơ thiền:

1) Bất kỳ lúc nào muốn nhập sơ thiền, quý vị nên cố gắng nhập thiền trong vòng vài phút hay vài giây.
2) Bất kỳ lúc nào muốn xả thiền, quý vị nên cố gắng xuất khỏi thiền.
3) Một Thiện Xảo khác là Adhiṭṭhāna, nguyện thiền. Nếu muốn trú trong sơ thiền cho được 1 tiếng, vậy là quý vị nguyện: “Nguyện cho sơ thiền của tôi kéo dài 1 tiếng!” v.v..Nếu có thể thực hiện nguyện thiền trong 1 giờ rồi, quý vị nên gia tăng thời gian nguyện thiền lên bao lâu mình có thể.
4) Một Thiện Xảo khác nữa là “Thiện Xảo trực nhận các thiền chi”. Trong khi đang trực nhận các thiền chi, nếu quý vị có thể trực nhận (discern) các thiền chi rất rất nhanh, đây được gọi là “Phản xạ ghi nhận các thiền chi”(āvajjana vasī) hay “Thiện Xảo suy xét các thiền chi”(paccavekkhana vasī). Gì là sự khác nhau? Sự khác nhau giữa 2 trí suy xét. Đến lúc trực nhận danh nghiệp xứ, quý vị sẽ hiểu rõ chúng. Theo Chú giải, trong khi quý vị trực nhận các thiền chi, có một lộ trình tâm ý môn. Tâm số một là ý môn hướng tâm, và rồi đến 7 hay 5 hay 6 javana, javana này họ dịch là tốc hành tâm, javana này có thể hiểu rõ 5 thiền chi. Theo cùng cách, ý môn hướng tâm cũng có thể hiểu rõ được 5 thiền chi này. Nếu ý môn hướng tâm này suy xét được 5 thiền chi, đây được gọi là “Phản xạ ghi nhận các thiền chi”(āvajjana vasī). Nếu các sát na tâm javana có thể suy xét được các thiền chi này, đấy đựơc gọi là Thiện xảo suy xét các thiền chi paccavekkhana vasī. Nhưng với người mới bắt đầu, không cần thiết phải phân biệt hai Thiện Xảo này. Nếu quý vị có thể trực nhận được các thiền chi rất rất nhanh là đủ rồi.

Tôi sẽ dừng lại ở đây, quý vị có thể thảo luận về việc thực hành của mình.

Giọng nam: Con có câu hỏi. Với Ānāpānasati, thiền niệm hơi thở, Ngài lấy thở vào và thở ra làm đối tượng. Vậy Ngài có thể phân biệt nó với phương pháp của Hoà Thượng Mahasi, vì Ngài có thể đã hành cả hai cách rồi, cả cách để ý hơi thở tại đây và cách để ý hơi thở vào và hơi thở ra. Vậy kính thưa Ngài có thể phân biệt sự khác nhau giữa 2 phương pháp này  trên con đường đến Niết Bàn, và gì là ưu điểm của phương pháp mà Ngài đang dạy ạ?

Sayadaw: (cười) Có lẽ câu hỏi này không hay. Chúng ta không nên điều tra về các phương pháp khác. Nhưng theo Thanh Tịnh Đạo và các Chú giải khác, quý vị nên tập trung vào chỉ vào đối tượng hơi thở mà thôi, hơi thở đó phải ở nơi lổ mũi hay trên đỉnh môi trên. “Nāsikāka” và “mukha nimitta”, đây được ấn định trong Chú giải. “Nāsikāka” là lổ mũi, “mukha nimitta” là đỉnh môi trên, chỉ tại điểm này thôi, quý vị nên chờ và thấy đối tựơng hơi thở của mình. Lúc ấy, với người mới bắt đầu, lổ mũi được gọi là Nimitta, đỉnh môi trên cũng được gọi là Nimitta, đây là đối với người mới bắt đầu trước khi họ có thể thấy màu khói xám. Tại Nimitta này, quý vị nên đợi và thấy hơi thở. Khi tập trung vào đối tượng hơi thở, lúc ấy quý vị có thể đạt đến các bậc thiền của niệm hơi thở. Còn khi tập trung ở vùng bụng, quý vị không thể thấy được hơi thở, quý vị chỉ có thể chỉ thấy sự chuyển động, hoặc có thể là sự chuyển động hoặc khi quý vị chú tâm vào tứ đại, quý vị có thể thấy vùng này toàn tứ đại. Quý vị không thể thấy hơi thở ở đây. Quý vị có thấy không? Không? Đúng vậy, nếu không thể thấy hơi thở, quý vị không thể đạt đến bậc thiền của Niệm hơi thở. Quý vị có thể thấy ở đây toàn tứ đại. Nếu thực hành thiền tứ đại, quý vị không chỉ nên gắng biết rõ tứ đại tại một chỗ mà phải khắp toàn thân. Đấy là hệ thống thiền tứ đại. Vì nếu thực hành thiền tứ đại một cách có hệ thống, quý vị có thể chứng ngộ Niết Bàn. Nhưng nếu thực hành thiền tứ đại theo cách sai lầm, không đúng phương pháp, quý vị không thể chứng ngộ Niết Bàn được. Nhưng khi thực hành thiền niệm hơi thở, nếu tập trung vào đối tượng hơi thở trên lổ mũi hay trên đỉnh môi trên, lúc Nimitta xuất hiện, quý vị có thể đạt đến sơ thiền, nhị thềin, tam, tứ thiền. Dựa vào thiền này, nếu thực hành thiền tứ đại, quý vị có thể biết rõ tứ đại khắp thân mình. Tại sao? Vì tâm định như thế có thể sinh ra ánh sáng cực mạnh. Ví dụ như, sáng nay có một hành giả cũng hỏi tôi về điều này. Không có thiền chứng, vào thời Đức Phật, rất nhiều trưởng lão hay nhiều vị tỳ kheo vẫn chứng ngộ NB, người đã trở thành các vị a-la-hán, chúng ta gọi là các vị a-la-hán theo thuần quán thừa, Suddhavipassaka arahat;. Suddhavipassaka có nơi dịch sang là Thuần Qúan hay Qúan Khô. Nếu vậy tại sao chúng ta lại thực hành Ānāpāna để đạt đến tứ thiền? (cười). Sơ thiền cũng có thể, nhị thiền cũng có thể, tam thiền, tứ thiền cũng có thể là nhân hổ trợ, nhân hỗ trợ cho Vipassanā, thiền Minh Sát. Sơ thiền cũng có thể là nhân hỗ trợ cho Vipassanā, nhị thiền cũng có thể là nhân hỗ trợ cho Vipassanā, tam thiền, tứ thiền cũng có thể là nhân hỗ trợ cho Vipassanā. Nhân hỗ trợ là gì? Định của bậc thiền (an chỉ định) có thể sinh ra một thứ ánh sáng cực mạnh: sơ thiền cũng có thể sinh ra ánh sáng cực mạnh, nhị thiền cũng có thể sinh ra một ánh sáng cực mạnh, nhưng  độ sáng khác nhau, ví dụ: mặt trời có thể chiếu sáng, mặt trăng cũng có thể chiếu sáng, ngôi sao cũng sáng, nến sáng và bóng đèn cũng tạo ra ánh sáng, nhưng độ sáng không giống nhau. Vào ban ngày, khi mặt trời chói chang, quý vị có thể thấy mọi vật rõ hơn, nhưng khi ban đêm, khi có trăng, nếu quý vị để ý xung quanh, quý vị không thể thấy rõ ràng như ban ngày, không rõ ràng lắm. Cũng tương tự vậy, sơ thiền có thể sinh ra ánh sáng, điều này là đúng. Nhưng định tứ thiền, ánh sáng của tứ thiền rất mạnh và rất sáng. Vì nguyên nhân này, thời xưa họ thường thực hành đến tứ thiền. Dựa vào tứ thiền hay có thể bát thiền, nếu thực hành thiền tứ đại một cách hệ thống, họ có thể biết rõ được danh và sắc chân đế, cả bên trong lẫn bên ngoài. Nếu có thể biết rõ đựơc danh và sắc chân đế, cả bên trong lẫn bên ngoài, lúc ấy nếu trực nhận duyên khởi (paticca samudaya), họ có thể hiểu rõ ràng về duyên khởi. Bởi vì khi thực hành phần duyên khởi, họ phải tìm các nhân quá khứ. Các nhân quá khứ cho các quả hiện tại, các nhân hiện tại cho các quả tương lai. Khi họ tìm các nhân quá khứ, lúc ấy ánh sáng trí tuệ rất cần thiết. Khi ánh sáng trí tuệ không đủ, họ không thể thấy được các nhân quá khứ, cũng vậy với các nhân tương lai. Vì nguyên nhân này, thông thường chúng tôi dạy thiền chứng đến tứ thiền hay bát thiền. Dựa vào thiền chứng này, nếu thực hành thiền tứ đại một cách có hệ thống, họ có thể thấy rõ danh và sắc chân đế và các nhân của chúng. Danh và sắc chân đế là Sự thật tối thượng về Khổ, các pháp Khổ đế, Dukkhasacca; các nhân của chúng là nguyên nhân của Khổ, SamudayaSacca, là Sự thật tối thượng về nguồn gốc của khổ (hay Khổ tập). Hai Sự thật tối thượng này là các đối tượng của Vipassanā, chúng được gọi là “Saṅkhāra”, các Hành. Các hành này, quý vị phải quán các hành này là vô thường, khổ và vô ngã. Ngay khi chúng vừa sanh lên, liền diệt đi rất rất nhanh vì thế chúng là vô thường. Chúng luôn bị đàn áp bởi việc sinh và diệt nên chúng là khổ. Không có thực thể thường hằng hay sự tồn tại thường hằng trong chúng nên chúng được gọi là vô ngã. Nếu quý vị quán các hành này là vô thường, khổ và vô ngã, lọai quán sát này là Vipassanā. Vì thế, để đạt đến lọai quán sát này, ánh sáng trí tuệ cực mạnh là rất cần thiết.

Giọng nữ: Thưa Ngài, Biến xứ trắng (Kasiṇa trắng) là tương đương với thiền chứng nào ạ? Biến xứ trắng là bằng với bậc thiền nào ạ?

Sayadaw: Biến xứ trắng cũng vậy, nếu thực hành một cách hệ thống, có thể đạt đến tứ thiền. Nhưng nếu quý vị có thể thực hành 10 Biến xứ lên đến tứ thiền, quý vị có thể dựa vào tứ thiền này để đi vào các bậc thiền vô sắc, nó là có thể, quý vị có thể đạt đến bát thiền, 8 lọai thiền.

Giọng nữ: Thưa Ngài, chúng ta có thể thực hành Biến xứ trắng để có sơ thiền ạ?

Sayadaw: Biến xứ trắng, có thể đạt đến sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.

Giọng nữ: Con muốn hiểu về sự khác nhau giữa các giai đọan ạ. Con muốn hiểu sự khác nhau giữa giai đọan 3 của Niệm hơi thở với giai đọan 1 và 2, vì giai đọan 3 kinh nghiệm trọn vẹn hơi thở, còn giai đọan 1 là hơi thở dài và giai đọan 2 là hơi thở ngắn. Nếu không kinh nghiệm trọn vẹn hơi thở, làm sao Ngài đánh giá nó là dài hay ngắn ạ?

Sayadaw: Khi đang tập trung vào đối tượng hơi thở của mình tại vị trí điểm chạm, từ lúc bắt đầu, đây bắt đầu, đây kết thúc, từ lúc bắt đầu (đầu) cho đến kết thúc (cuối), nếu quý vị có thể ghi nhận hơi thở như thế, đây được gọi là trọn vẹn (hay toàn bộ) hơi thở. Khi trực nhận hoặc tập trung vào trọn vẹn hơi thở, có lúc quý vị có thể thở chậm, hơi thở chậm ấy gọi là hơi thở dài; khi hơi thở dài, quý vị chỉ nên gắng biết rõ trọn vẹn thân hơi thở. Có lúc quý vị có thể thở nhanh, hơi thở nhanh ấy gọi là hơi thở ngắn, khi hơi thở ngắn, quý vị nên gắng biết rõ trọn vẹn thân hơi thở mà thôi. Quý vị hiểu chứ?

Giọng nữ: Được rồi ạ. Vậy là giai đọan đầu, hơi thở dài..

Sayadaw: Có lẽ theo thứ tự lời dạy, Đức Phật dạy hơi thở dài trước, rồi đến hơi thở ngắn, rồi đến trọn vẹn hơi thở, nhưng khi vào thực hành thực tế, chúng ta không thể nói: “Luôn luôn hơi thở dài phải  là bước 1”, cũng như chúng ta không thể nói: “Hơi thở ngắn luôn phải là bước 2.” Có lúc quý vị thở chậm nguyên cả thời ngồi, không sao cả. Có lúc khi định phát triển, quý vị có thể thở chậm suốt cả thời ngồi, như thế cũng tốt, lúc ấy, quý vị nên gắng biết rõ trọn vẹn thân hơi thở. Nhưng lúc khác quý vị có thể thở nhanh, lúc ấy quý vị cũng nên gắng biết rõ trọn vẹn thân hơi thở chỉ tại một chỗ thôi.

Giọng nam: Nếu vậy có nghĩa Ngài phải niệm trong tâm: đọan đầu, đọan giữa và đọan kết thúc khi hơi thở đi vào, Ngài chỉ quán sát hay chỉ ghi nhận..?

Sayadaw: Chỉ ghi nhận thôi. Chỉ ghi nhận là cần thiết. Không cần phải niệm “đây là đọan đầu”, “đây là đọan giữa”, “đây là đọan cuối” hay “đây là hơi thở dài”, “đây là hơi thở ngắn”. Vì sao? Nếu niệm như thế, định của quý vị sẽ thóai giảm, Dù nó là dài hay ngắn, nếu quý vị hay biết hơi thở một cách liên tục không gián đọan, vậy là đủ tốt rồi, vậy là đủ rồi. “Đủ” nghĩa là quý vị có thể tập trung được tốt. Nếu quý vị phân biệt xem đây là hơi thở dài hay hơi thở ngắn, “có thể hơi này là dài, nhưng không thực sự dài”, “có lẽ đây là hơi dài”, “hơi thở này có lẽ là ngắn”...theo cách này quý vị có thể điều tra nhiều quá. Nếu điều tra nhiều quá, thì định sẽ giảm, đây là một nguyên nhân. Nếu niệm: “đây là bắt đầu”, “đây là đọan giữa”, “đây là kết thúc”, niệm như thế rồi quý vị sẽ mệt và định của quý vị sẽ giảm. Vì thế trong 3 giai đọan này, hơi thở dài, hơi thở ngắn và trọn vẹn thân hơi thở, 3 giai đọan này nếu quý vị hay biết hơi thở liên tục không gián đọan, là tốt rồi. Nếu muốn niệm, quý vị chỉ cần niệm: “hơi thở vào” và “hơi thở ra” thôi. OK? Chưa hiểu à? (cười). Ừ, có lẽ Cô ấy sẽ giải thích cho con bằng tiếng Hoa (cười).

Giọng nam: Con còn chưa chắc lắm. Con nghĩ mình hiểu, nhưng con muốn kiểm tra thêm điều này. Điều khác nhau giữa hai giai đọan đầu và giai đọan 3 có phải là, hai giai đọan đầu Ngài muốn chúng con chỉ ghi nhận hơi thở dài và hơi thở ngắn, nhưng trong giai đọan 3 phải ghi nhận trọn vẹn hơi thở. Như vậy trong hai giai đạn đầu để thực hành đúng chúng con không cần biết trọn vẹn hơi thở hay sao ạ?

Sayadaw: Nếu quý vị có thể hay biết hơi thở không gián đọan, rất tốt, ngay cả với giai đọan 1 và giai đọan 2 cũng vậy thì rất tốt.

Giọng nam: Thưa Ngài, trong việc thực hành để đạt đến thiền chứng, chúng ta dùng đối tựơng ấy là để chắc chắn tâm chúng ta trở nên hợp nhất với đối tựơng. Chính vậy mà có đến 40 đề mục để mình có thể lực chọn, như Biến xứ trắng, v.v.. Nhưng mỗi đề mục thiền định lại có những đặc điểm riêng của nó. Liệu có đúng chăng khi nói với Ānāpāna, thiền Niệm hơi thở, đặc điểm của đối tượng là luôn luôn có “vào” và “ra”, vậy là nếu chúng ta có lúc nào đó thắc mắc không biết liệu mình có đang có mất đối tượng hay không, chúng ta chỉ phải ghi nhận xem “vào” và “ra” có đang còn đó hay không và rồi chúng ta biết đây là “ra”, đối tượng của Ānāpāna? Xin cảm ơn Ngài. Còn nếu hy vọng được chăng khi chúng ta trông mong rằng khi huân tập sự nhất tâm hay định tĩnh, chúng ta còn trở nên tĩnh lặng cả bên trong lẫn bân ngoài khi di chuyển, đi lại, nói năng sau những thời thiền tọa? Liệu chúng ta có thể trông đợi điều đó không a? Không được ạ?

Sayadaw: (cười) Chúng ta không thể trông điều đó. Nếu cố gắng thì tốt hơn, không vấn đề gì. Tự động thì không có thể.

Giọng nam: Ngài có nói về tâm có thể mạnh mẽ hơn khi chúng ta trở nên tập trung hơn. Liệu chúng ta có thể nói rằng, tính kiên định của tâm, tâm kiên cố như thế nào xét về độ sâu (từ này nghe không rõ, chỉ đóan) tập trung và duy trì của định là tỉ lệ thuận với sức mạnh của tâm? Có nghĩa là nếu chúng ta duy trì đựợc sự tập trung trên đối tượng càng tốt thì tâm chúng ta càng trở nên mạnh mẽ hơn? Có phải vậy không ạ? Vậy là toàn bộ quá trình pháy triển về cơ bản là để tăng cường sức mạnh cho tâm để mà với sức mạnh đó của tâm, chúng ta có thể đi vào Vipassanā và có thể nắm bắt đối tượng mà chúng ta cần phân tích được vững vàng hơn để thấy chúng rõ ràng hơn vì thường thì sự thay đổi của đối tượng là quá nhanh, vì anicca, vô thường.. là quá xa với chúng ta nếu không có đủ sức mạnh này của tâm để quán phải không ạ? Vậy còn ngày nay người ta có nói về thuần quán thừa hành giả, hành giả thuần quán, họ chỉ phát triển đến  Upacāra,.. cận định. Vậy đây có phải là sức mạnh tối thiểu?

Sayadaw: Không phải vậy. Họ có đủ ba-la-mật. Vào thời Đức Phật, ví dụ như các ngài Thánh tăng A-la-hán theo phương pháp thuần quán Vipassaka Arahat, họ có đủ ba-la-mật, họ chỉ có ý định đạt đến A-la-hán thật thật nhanh trước khi cái chết đang đến, họ không muốn phí thời gian, họ muốn đạt đến A-la-hán thật nhanh vì ba-la-mật của họ đang thúc ép và khích lệ họ nổ lực mạnh mẽ. Khi thực hành thuần quán thừa, họ bắt đầu với thiền tứ đại, ấy là theo giải thích của Thanh Tịnh Đạo. Khi thực hành thiền tứ đại có hệ thống, đến một lúc họ sẽ thấy các tổng hợp sắc (THS), là các hạt cực nhỏ. Thân thể chúng ta bao gồm vô số các hạt cực nhỏ gọi là các Kalāpas, THS. Họ phải tiếp tục phân biệt tứ đại trong mỗi THS này. Trong khi trực nhận tứ đại trong mỗi THS, nếu họ có thể định trên đối tượng tứ đại ấy, đây là giai đọan cuối của thiền định, Samatha và cũng là giai đọan bắt đầu của Vipassanā. Vậy thiền tứ đại bao gồm cả hai: chỉ và quán, Samatha và Vipassanā. Rồi họ phải tiếp tục phân biệt các sắc do tứ đại tạo thành (Sắc y đại sanh) như màu, mùi, vị, dưỡng tố, v.v... Sau khi trực nhận các sắc chân đế, họ phải tiếp tục danh chân đế và các nhân của chúng, duyên khởi rồi phải quán chúng là vô thường, khổ và vô ngã. Trong lúc thực hành như vậy, bởi ba-la-mật đời trước mà ánh sáng trí tuệ của họ rất mạnh. Khi hành thiền tứ đại, ánh sáng trí tuệ của họ cũng rất mạnh. Nhờ đó mà họ có thể thấy rõ các nhân quá khứ. Các nhân quá khứ cho các quả hiện tại, các nhân hiện tại cho các qủa tương lai, họ có thể phân biệt các nhân và các qủa, quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhờ vậy họ mới có thể chứng ngộ A-la-hán. Còn ngày nay (cười) một số hành giả có thể thực hành thiền tứ đại một cách hệ thống, nếu thực hành, họ có thể chứng ngộ NB, còn số khác thì không dễ. Không dễ nghĩa là, chẳng hạn như khi trực nhận các sắc chân đế, khi họ thấy các THS, các THS của họ không rõ ràng lắm, đấy là một vấn đề, vì ánh sáng trí tuệ của họ không mạnh. Khi họ trực nhận các sắc chân đế trong mỗi THS, họ không thể phân tích một cách hoàn toàn và rõ ràng, đặc biệt là sắc mạng căn, rất khó để họ phân biệt. Sắc mạng căn là gì? Trong mỗi THS có sự sống, đặc biệt là các  sắc do nghiệp sanh, có sắc mạng căn. Họ không thể phân biệt được sắc mạng căn trong 2 hay 3 ngày, có thiền sinh không thể thấy rõ sắc mạng căn này trong gần 1 tuần. Tương tự vậy, dưỡng tố: trong THS có dưỡng tố, dưỡng tố này có thể sinh ra THS mới khi có sự hỗ trợ của sức nóng tiêu hóa thức ăn lên dưỡng tố này và khi có sự hỗ trợ từ dưỡng tố có trong các THS do vật thực sanh. Lúc ấy họ cũng không thể thấy được dưỡng tố này một cách rõ ràng. Tương tự vậy, sắc tánh, sắc quyết định nam tánh hay nữ tánh. Khi nhìn một người, quý vị có thể phân biệt đây là đàn ông hay đàn bà. Tại sao? Ấy là nhờ sắc tánh, sắc tánh phân biệt được đây là nam, đây là nữ. Theo lời dạy của Đức Phật, sắc tánh có mặt ở cả 6 căn, khắp nơi trong thân. Vì nguyên nhân này, khi họ nhìn một người, họ có thể dễ dàng phân biệt được, đây là đàn bà, đây là đàn ông là nhờ sắc tính này. Sắc tính này cũng có trong một số THS, các THS có mặt khắp nơi trong cơ thể. Sắc tính này cũng khó mà trực nhận được khi ánh sáng trí tuệ không được mạnh. Khó hơn nữa là duyên khởi khi quý vị chú ý đến danh sắc đời trước. Khi danh sắc hiện tại không rõ, rồi nếu muốn trực nhận danh sắc nhiều đời trước nữa, họ không thể thấy rõ được. Bởi nguyên nhân này, ngày nay một số hành giả có thể thực hành trọn vẹn thiền tứ đại một cách hệ thống cho đến chứng ngộ NB, nhưng số khác thì không thể. Chính vì vậy, chúng tôi còn dạy cả thiền định Samatha.

Giọng nam: Thưa Ngài, hầu hết mọi người thậm chí không dám mơ đến thấy các THS.

Sayadaw: Hả?

Giọng nam: Hầu hết mọi người không dám mơ đến việc thấy các THS vì họ chưa bap giờ thực hành đủ mức định để thấy bất kỳ thứ gì. Vì vậy đâu là mức rèn luyện thiền chỉ Samatha tối thiều cho phép một người bắt đầu thấy đựơc các THS ạ?

Sayadaw: Có lẽ thông thường thì tứ thiền. Từ thiền là cần thiết. Nhưng với một số hành giả, sơ thiền cũng có thể rồi nhưng chúng ta không thể đọc được tâm của người khác. Vì lý do này, chúng ta không thể nói một cách chính xác người nào nên hành đến bậc thiền nào, hay người này nên hành đến nhị thiền, hay người này nên hành đến tam thiền hay người này nên hành đến tứ thiền.. Theo cách này chúng ta không thể quyết định vì chúng ta không thể đọc được tâm của người khác. Vì lý do này, phần lớn tiêu chí của chúng tôi là dạy đến giai đọan tứ thiền.  Nếu họ muốn thực hành thiền biến xứ, lúc đó chúng tôi dạy họ 10 biến xứ và bát thiền, 8 thiền chứng.

Giọng nam: Điều đó đưa con về lại câu hỏi ban đầu, vì một số người nghĩ rằng tất cả những gì mà họ cần huân tập cho đủ là cận định mà không cần đi đến sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Phần lớn họ không thấy các THS, mà không thấy các THS làm cách nào họ có thể đi vào Vipassanā để thấy sự sanh lên và diệt đi, vốn là nguyên nhân của khổ. Vậy nên câu hỏi của con là khi mọi người nói bạn có thể, tất cả những gì bạn cần là phát triển cho đến cận định và đấy là tất cả những gì bạn cần. Câu hỏi của con là có phải như thế không ạ?

Sayadaw: Đối với một số hành giả, cận định có thể là nhân hỗ trợ cho họ thực hành Vipassanā, điều này OK. Nhưng đối với số khác thì không OK.

Giọng nam: Còn hầu hết những người mà Ngài nghĩ họ không có ba-la-mật quá khứ, đấy chỉ là giấc mơ ạ?

Sayadaw: Đúng vậy, không dễ.

Giọng nam: Con xin lỗi, cho con có một câu hỏi nữa. Khi nhìn một người như là đàn bà, hay đàn ông, Ngài vừa đề cập đến một lọai sắc cho phép phân biệt đây là một người, còn đây là v.v.. Trong một số bài viết, nó được mô tả như là một khối, do mình nhìn toàn bộ một con người như một khối, và đấy là một sự ảo tưởng lớn vì nó khiến cho luân hồi còn chắc chắn hơn, phải không ạ?

Sayadaw: Có lẽ vậy.

Giọng nam:  Vậy nên chúng ta cố gắng để phá vỡ khối kết này để thấy chúng không phải là một người, đây là một bó các THS sanh lên, các THS đang chết đi?

Sayadaw: Không phải THS, có lẽ chúng ta gọi là các sắc chân đế và các danh chân đế.

Giọng nam: Vâng ạ. Ngài có thể nói cách khác được chăng là do bởi tâm chúng ta quá phân tán và mất đi sức mạnh của nó, không thể có định để thấy rõ ràng. Đấy là một phần của Si ạ? Và chính cái Si này khiến chúng ta thấy các vật như là một cục, một thực thể, một con người chẳng hạn, đây cũng là khối và vì thế theo cách nhìn ấy, chúng ta luôn thấy một khu rừng, chứ không phải cây. Vậy có phải chúng ta đang cố gắng nhìn thấy rừng sâu hơn để mà có thể thấy được các cây. Khi thấy các cây, chúng ta có thể thấy đây không thực sư là rừng sâu hơn một khu rừng, nó không phải thực sự là rừng và chúng ta phá được Si và có thể giúp mình thóat khỏi Si? Liệu chúng ta có thể nói như thế chăng? Hay đại lọai như thế chăng?

Sayadaw: Chỉ bằng cách thấy danh sắc chân đế, quý vị không thể thóat khỏi luân hồi. Quý vị phải cố gắng chứng ngộ NB và liểu tri được Bốn Sự Thật tối thượng.

Giọng nam: Cảm ơn Ngài ạ.

Giọng nam: Thưa Ngài, con xin có câu hỏi. Lúc thực hành thiền tứ đại, (đến vài từ nghe không ra đọan này), có kinh nghiệm một hình ảnh, hình ảnh xuất hiện như một khung hình. Đấy là gì ạ?

Sayadaw: Nếu thực hành tứ đại, đối với người mới bắt đầu, khi định phát triển, họ không thể thấy thân hình, họ chỉ có thể thấy một nhóm...

TRANSCRIPTION IN ENGLISH – PA-AUK SAYADAW’S DHAMMA TALK – FLORIDA, APRIL 2006, THIRD TALK
Please pay respect to the Buddha by reciting Namo Tassa 3 times
Namo Tassa Bhagavata Arahato Sammāsambuddhassa (3 times)

Today I will continue Ānāpāna Meditation (AM)
In AM, there are 4 steps last dhamma talks also we have already discussed about this. Today I will again repeat. There are 4 stages in AM:
Number 1 is : “Dīghaṁ vā assasanto ‘dīghaṁ assasāmī’ti pajānāti,
    dīghaṁ vā passasanto ‘dīghaṁ passasāmī’ti pajānāti.”
     
    “Breathing in a long breath, he knows I breathe in a long breath,
    breathing out a long breath, he knows I breathe out a long breath.
This is number 1

Number 2 is :  “Rassaṁ vā assasanto ‘rassaṁ  assasāmī’ti pajānāti,
    rassaṁ  vā passasanto ‘rassaṁ passasāmī’ti pajānāti.”
    “Breathing in a short breath, he knows I breathe in a short breath,
    breathing out a short breath, he knows I breathe out a short breath.
    
This is second stage.

While you are practising AM if you focus your breath object on your touching point, at that time you should try to understand: when it is long, you should try to understand this is long; when it is short, you should try to understand this is short. Intentionally you should not try to make your breath long or short, you should allow your breath in a natural way. Awareness of the long breath and short breath is  important. It is not necessary to make breath long or short. If you can not concentrate Commentary suggest to try counting breath. While you are counting your breath at that time also you should try to understand: when it is long, you should try to understand long breath; when it is short, you should try to understand short breath. Just knowing is enough. But please count. If there are many wandering minds, then it is better to try to note, when breathing in, you should note “breathing in”, when breathing out, you should note “breathing out”, then please count 1: “breathing in, breathing out”: 1, “breathing in, breathing out”: 2... up to 8, please repeat again and again. While you are counting and noting, you should try to understand long and short breath. If you can concentrate on your breath object more than half hour or about one hour, 2 or 3 sittings, then you can stop counting.

If you stop counting, you should try next step:
  ‘Sabbakāyapaṭisaṁvedī assasissāmī’ti sikkhati,
  ‘Sabbakāyapaṭisaṁvedī passasissāmī’ti sikkhati
   
  Experiencing the whole body of breath, I will breathe in, thus he trains himself
  Experiencing the whole body of breath, I will breathe out, thus he trains himself.

At that stage, you should try to understand the whole body of your breath. What is your whole body of breath? From the begining to the end you should try to understand your breath. Where begins where it’s in. It’s in on your touching point only, if you fix your touching point on your upper lip then from that touching point you should wait and see  from the beginning to the end. When breathing in you should try to understand the whole body of breath from beginning to the end. When breathing out you should try to understand the whole body of breath from the beginning to the end, only from one point. It is not necessary ro follow inside and outside. At that time, sometimes you may breathe slowly, that slow breath is called “long breath”. When it is long, you should try to understand the whole body of breath. Sometimes you may breathe quickly, that quick breath is called short breath. When it is short you should try to understand the whole body of breath only. So these three stages are combined together, the long breath, the short breath and the whole breath.

Then if you can concentrate on your breath object more than one hour or two hour, etc.. slowly your breath will become subtle, very gentle and very fine. When your breath becomes subtle, at that time you should try to understand the subtle breath only. You should not try to make your breath clear, please allow subtle breath. Awareness of your subtle breath is very important at that time.

If your breath is not subtle, at that time you should have the intention ābhoga. What is the intention? After sitting, before you pay attention to your breath object, you should decide: “My breath must be calm” , in this way you should decide.

At that time you are going to fourth stage. What is fourth stage?

“Passambhayaṁ kāyasaṅkhāraṁ assasissāmī’ti sikkhati,
Passambhayaṁ kāyasaṅkhāraṁ passasissāmī’ti sikkhati”

“Calming the breath body I will breathe in, thus that he trains himself;
calming the breath body I will breathe out, thus he trains himself.”

This is Fourth stage.

At this stage the breath becomes very very subtle and then very soon nimitta will appear.

What is nimitta? Usually for many meditators, the breath which is coming out from your nostrils, becomes grey smoking color, there may be other colours also. Colour is not so important. The breath coming out from your nostrils becomes grey smoking colour, that smoking color is called Nimitta, if it is unified with breath. But if it is not yet unified with breath, we can not say this is Nimitta. Nimitta is the sign of concentration. Because of concentrated mind this Nimitta appears. So this is the sign of concentration. At that time we can say concentration is developing.

But if you can concentrate on that Nimitta, then your concentration also will develop further. So because of this reason, this Nimitta is the cause of concentration also. When you are focusing on your Nimitta, you should try to make sure your breath and Nimitta is unified together: breath is Nimitta, Nimitta is breath, Nimitta and breath are same.

At that time, you should focus on Nimitta only. When you are focusing on your Nimitta, you should forget your breath, because if you pay attention to your breath object occasionally then there may be two objects: sometimes Nimitta, sometimes on the breath object. If there are two objects, concentration can not develop further. So because of this reason, when the breath becomes subtle, it is very good. Why? When the Nimitta appears, at that time you must focus on your Nimitta. When you are focusing on your Nimitta, at that time, breath is gross, then you may sometimes pay attention on your breath object, sometimes on your Nimitta. So when there are two objects, concentration can not develop further, because object is not one object, there are two objects. Because of this reason when breath becomes subtle, it is very good.

If you can concentrate on that subtle breath then very soon Nimitta will appear. But intentionally if you try to make the breath subtle, then you will become tired, you can not breathe thoroughly. So because of this reason you should not try intentionally to make your breath subtle. But before you pay attention to your breath object, you should decide: “my breath must be calm”. That decision is enough. This is called ābhoga (intention only).

But while you are breathing in, breathing out, at that time intentionally you should not try to make your breath calm, to make your breath subtle. If you do then you will become tired and concentration can not develop. But real calming breath is when you reach fourth Jhāna stage, at that time your breath will completely stop. The breath will completely stop when you attain fourth Jhāna stage. But before fourth Jhāna stage, in first Jhāna also the breath becomes very gentle, very subtle. When you attain second Jhāna, at that time the breath also becomes very very subtle. When you attain third Jhāna, at that time also the breath becomes very very subtle. But when you attain fourth Jhāna, at that that time, the breath completely stops, only Nimitta there will appear.

So when you are focusing on your Nimitta, you should focus only Nimitta, not breath. If you can concentrate on your nimitta object more than one hour, two hour etc.. when your concentration develops further, then grey smoking colour will change into white color, like cotton wool. But when you are focusing on your Nimitta, you should not pay attention to the colour, you should not pay attention to the form, or you should not pay attention to the four elements’ characteristics. If you pay attention to the colour, then colour will be always changing when your mind changes. For example, if you want to be yellow color, then Nimitta will become yellow color, if you want to be red colour, then Nimitta will become red. If colour is always changing, concentration can not be deep, because your mind is changing differrent objects, different colours. In the same way you should not  pay attention to the forms, the shapes: if you want to be long, your Nimitta will become long. If you want to be white then your Nimitta will become white. If  you want to be round your Nimitta will become round. In this way, the forms will be always changing dependent on your perception. If your perception changes then Nimitta will be always changing. So if Nimitta always changes, then concentration can not develop further. Because of this reason, you should not pay attention to the form also. Then another one is characteristic : hardness, roughness, heaviness, softness, smoothness, lightness, these are earth element. Flowing, cohesion, these two are water element. Heat and coldness, these are fire element. Supporting and pushing, these are wind element. Hardness, roughness, heaviness, softness, smoothness, lightness, flowing, cohesion, heat and coldness, supporting and pushing, these are characteristics of four elements. You should not pay attention to the characteristics of four elements when you are practising AM. If you pay attention these characteristics, then it can not be AM, it is four element meditation only. So if you want to practise AM, you should not pay attention to the characteristics of four elements also.

In this way when you are focusing on your Nimitta, at that time, when your concentration develops further, then nimitta will become transparent and bright, white nimitta will change to transparent nimitta. Grey smoking color is called Parikamma nimitta, “Preliminery sign”. White color nimitta is called “Uggaha nimitta”, “Learning sign”. Transparent and bright nimitta is called “PaṭibhāgaNimitta”, “Counterpart sign”. There are three stages.

This counterpart sign is the object of access concentration as well as the object of full absorption concentration, Jhāna concentration. When your nimitta become transparent and bright, you should focus on your nimitta only. Then when your concentration becomes deeper and deeper, then full absorption will appear. Full absorption means your mind completely sink inside nimitta without moving. You should maintain this concentration, full absorption concentration for more than one hour, two hour, three hour, etc.. If you can maintain your full absorption for more than one hour, two hour every sitting two or three days, then you can discern Jhāna factors.

If you want to discern Jhāna factors, first reestablish your first Jhāna concentration, full absorption about one hour. As soon as you emerge from your Jhāna, you should pay attention interior your heart, but you must pay attention for few seconds only, one or two seconds only, you should not emphasize for a long time. If you emphasize for a long time, your heart will become pain. You may see Bhavaṅga, mind state.

That Bhavaṅga, mind state for beginner is little bit difficult to understand. If you understand Abhidhamma then at that time you will understand clearly, but if you do not understand Abhidhamma then to explain Bhavaṅga is a little bit difficult.

According to previous kamma, five aggregates are always arising and passing away. Among five aggregates, there are also four mental aggregates. Four mental aggregates are called mind or mentality. This mind, there are two types of minds, cognitive process and process free. Cognitive process means, now you are listening my dhamma talk. When you are listening to my dhamma talk, ear door cognitive process and mind door cognitive process are arising and passing away sucessively for a long time. But sometimes you may pay attention, you may see me, at that time eye door cognitive process also may arise, as well as mind door cognitive process. So this cognitive process is  called vithi citta. Vīthi Citta stops, at that time Bhavaṅga mind state appears. Again, when Vīthi Citta arises again, then Bhavaṅga mind state stops. When vithi citta, cognitive process  finishes then Bhavaṅga, mind state appears, because of previous kamma. Not to cease mental series. If mental series cease, then this is called death. Not to cease mental series between two cognitive process, this Bhavaṅga, mind states are arising and passing away sucessively for a long time.

That Bhavaṅga, mind state can also produce mind-produced Kalāpas. If we analyze these Kalāpas, in each Kalāpa, there are 8 types of materiality. Among these 8 types, there is color. That color is also transparent and luminous. One Bhavaṅga mind moment can produce uncountable Kalāpas. Within few seconds, uncountable Bhavaṅga mind moments also can arise and pass away. In the same way cognitive process also, within few seconds, uncountable times they are arising and passing away. Each mind moment which arises dependent on heart-base can produce mind-produced Kalāpas in the same way. So Bhavaṅga mind state also can produce mind-produced Kalāpas. If we analyze these Kalāpas, in each Kalāpa, there are 8 types of materiality, among these 8 types, there is also color, that color is transparent and luminous. One Kalāpa’s color and another Kalāpa’s color combine together and they become transparent element here, like mirror.

And in those mind-produced Kalāpas, there’s also fire element, tejo Dhātu. That fire is called temparature. That temparatue can also produce new Kalāpas, new generation particles. If you analyze these kapalas, in each Kalāpa, there are 8 types of materiality. Among 8 types, there’s also color, that color’s also luminous, transparent. Dependent on wisdom falculty, which is associated with Bhavaṅga mind moment, this tranparent and luminous brightness is different. If wisdom faculty, which is associated with Bhavaṅga mind state becomes very powerful one, then the luminous brightness will be more powerful.

So there may be differences between many meditators. Some meditators Bhavaṅga mind state is more bright, some meditators Bhavaṅga mind state can produce more brightness, but some do not do like that, dependent on their wisdom faculty. So because of this reason, when you are paying attention to your Bhavaṅga mind state, you can see this transparent element only, metaphorically this transparent, luminous and transparent element is called Bhavaṅga, metaphorically only.

You should first try to understand this Bhavaṅga mind state, Bhavaṅga mind door. If you can discern this Bhavaṅga mind door, it is OK. If you can not discern within two or three seconds, you should quickly go back to your Ānāpānapaṭibhāga nimitta and then please reestablish your first Jhāna concentration for about five minutes or ten minutes. As soon as  you emerge from that first Jhāna concentration, again you should discern Bhavaṅga mind door. If you do in this way again and again, you will understand Bhavaṅga mind door. If you understand Bhavaṅga mind door then you should try to understand inside Bhavaṅga mind door, transparent mirror, this Paṭibhāganimitta appears.

For example when you are standing in front of mirror, you can see your face inside mirror. So mirror is another, your face inside mirror is another, they are two different objects. In the same way here transparent element, mind door is another and the Ānāpānapaṭibhāga nimitta which appears inside Bhavaṅga mind door is another.

If you can differentiate these two objects, at that time you can discern five Jhāna factors:

1. Number one is Vitakka, initial application of the mind to the Ānāpānapaṭibhāga nimitta object.   
2. Number two is Vicāra, sustained application of the mind to the Ānāpānapaṭibhāga nimitta object.   
3. Number three is Pīti, joy
4. Number four is Sukha, happiness
5. Number five is Ekaggatā, one pointedness. That one-pointedness is called Samādhi concentration.

You should discern Jhāna factors one by one first. If you want to discern these Jhāna factors, so please reestablish your first Jhāna concentration for about 5 minutes or 10 minutes. As soon as you emerge from first Jhāna, you should discern Bhavaṅga mind door and your Ānāpānapaṭibhāga nimitta, counterpart sign inside Bhavaṅga.

At that time please discern Vitakka, initial application of the mind to the Ānāpānapaṭibhāga nimitta object. Then if you can clearly understand the Vitakka, initial application of the mind to the Ānāpānapaṭibhāga nimitta object, then please try to reestablish your first Jhāna concentration again. Emerging from your first Jhāna concentration, in the same way you should discern bhaganva mind door and Ānāpānapaṭibhāga nimitta, and then please  discern Vicāra, sustained application of the mind. In this way entering into Jhāna, emerging from Jhāna, you should discern one Jhāna factor, again entering into Jhāna and emerging from Jhāna, you should discern one Jhāna factor.

In this way if you try you can discern Jhāna factors one by one. If you can discern 5 Jhāna factors one by one then please reestablish your first Jhāna concentration for about 5 minutes or 10 minutes. As soon as you emerge from first Jhāna in the same way, you should discern bhaganva mind door and Ānāpānapaṭibhāga nimitta together and then please discern 5 Jhāna factors together. At that time you can see 5 Jhāna factors simultaneously.

For example here, 5 fingers. You can pay attention this one first, then this one, this one, this one, this one. Then if you are expert discerning one by one then if you pay attention five together, you can see clearly 5 together in the same way only.

Then you should try five masteries of your first Jhāna:

Whenever you want to enter into Jhāna, you should try to enter into Jhāna within few minutes or few second.

Whenever you want to emerge from Jhāna, then you should try to emerge from your Jhāna.

Then another you should do is Adhiṭṭhāna, strong determination. If you want to enter into Jhāna for about 1 hour then you should do Adhiṭṭhāna: “May my first Jhāna concentration last long 1 hour”, etc.. Then if you can do your first Jhāna concentration one hour, please increase your first Jhāna concentration as long as you can.

Another is reflecting Jhāna factors. While you are reflecting Jhāna factors, if you can discern Jhāna factors very very quicly, this is called “āvajjana vasī” or “paccavekkhana vasī”. What is the difference? The difference between these two reflecting knowledges. If you discern Nàmakammatthàna at that time you will  clearly see. According to Commentary’s explanation, while you are discerning Jhāna factors, there’s one cognitive process, mind door cognitive process.  Number one is mind door adverting consciousness, and then there may be seven or five or six javanas, this javana mind moment they translate as impulsion, these javana mind moments also can understand 5 Jhāna factors. In the same way mind door adverting consciousness also can understand these 5 Jhāna factors. If mind door adverting consciousness can reflect these Jhāna factors, this is called āvajjana vasī. If the impulsion javana mind moment can relect these Jhāna factors, this is called paccavekkhana vasī only. But for beginner it is not necessary to differentiate these two masteries. If you can discern Jhāna factors very very quickly it is enough only. Today I will stop here, you can discuss about this meditation practice.

Male’s: I have a question. For Ānāpānasati, you use breathing in and breathing out air as the object. So can you differentiate because when people read about Mahasi Sayadaw’s method, you may have practised that two and you use the air here and you use the air in and out so could you please differentiate when you going to Nibbāna, how you differentiate because air is used in both ways but how should the difference and what is the advantage of the method that you use.

Sayadaw’s: Maybe such question is not good (laughing). We should not investigate other method. But according to Visuddhi Magga and other Commentaries, when you are practising Ānāpāna, you should focus on your breath object only, that breath must be on your nostrils or upper lip. “Nāsikāka” and “mukha nimitta”, this is fixed in Commentarires. Nāsikāka is nostrils, mukha nimitta is upper lip, from this point only you should wait and see your breath object. At that time, for beginner, nostril is called nimitta, upper lip is also called nimitta, this is for beginner before they can see grey smoking nimitta, etc.. On that nimitta, you should wait and see breath. When you are focusing on the breath object at that time you can attain Ānāpāna Jhāna. But when you are focusing on your abdomen, you can not see breath, you can see movement only. Or movement or maybe if you pay attention four elements, you can see in this area four elements. You can not see here breath. Can you see? Uhm, yes, if you can not see breath then you can not attain Ānāpāna Jhāna. You may see here four elements. If you practise four elements, not only one place, you should try to understand four elements through out your body. This is four element meditation system. So if you practise four element meditation systematically then you may realize Nibbāna. But if you practise four element meditation in the wrong way, not in the right way then you can not realize Nibbāna. But when you are practising Ānāpāna, focusing on your breath object on the nostrils or upper lip at that time when the nimitta appears, you can attain first Jhāna, second Jhāna, third Jhāna and fourth Jhāna. Based on this Jhāna if you practise four element meditation, you can clearly understand four elements in your body. Why? That concentrated mind  can produce strong powerful light. For example, now this morning one yogi, one meditator also asked me about this. Without Jhāna also, in time of the Buddha, many Mahātheras or many bhikkhu who attained Nibbāna, who realized, who became arahats, we call Suddhavipassaka, arahats. “Suddhavipassaka” they translate “dry Vipassanā”, so “Pure Vipassanā Vehicle”. If it is so, why are you practising Ānāpāna up to fourth Jhāna stage? (Laughing). First Jhāna also possible, second Jhāna also possible, third Jhāna also possible, fourth Jhāna also possible for supporting cause, a supporting cause for Vipassanā. First Jhāna also can be supporting cause for Vipassanā, second Jhāna, third Jhāna or fourth Jhāna also can be supporting cause for Vipassanā. What is supporting cause? The Jhāna concentration can produce strong powerful light: first Jhāna also concentration can produce strong powerful light, second Jhāna concentration also can produce strong powerful light but the power is not same, for example, the sun can also produce light, the moon can also produce light, star can also produce light, candle light or electronic bulb also can produce light, but the power is not same. In daytime when the sun is shiny if you see everywhere you can see more clearly. But in nighttime when the moon is shiny when you pay attention to surrounding, you can not see clearly like daytime, not so much clear. In the same way only first Jhāna can also produce light, it is true. But fourth Jhāna concentration, the light of fourth Jhāna concentration is very strong and powerful. Because of this reason, usually in ancient time they practised up to fourth Jhāna. Based on fourth Jhāna or maybe 8 attainments, if they practise four element meditation systematically they can clearly see ultimate materiality  and ultimate mentality, both internally and externally. If they clearly understand ultimate materiality and ultimate mentality, both internally and externally, at that time, they discern dependent origination, paticca samuppada, they can clearly understand dependent origination. Because when they are practising dependent origination they must search for past causes. Past causes produce present effects, present causes produce future effects. When they are searching for the past causes at that time the light of wisdom is very necessary. When the light of wisdom is not enough they can not see past causes,  in the same way, future causes also. So because of this reason, usually we teach Jhāna concentration up to fourth Jhāna or 8 attainments. Based on that Jhāna concentration they practise four element meditation systematically, they can clearly see ultimate materiality and ultimate mentality and their causes. Ultimate materiality and ultimate mentality is the Noble truth of suffering, DukkhaSacca dhammas, their causes are SamudayaSacca dhammas, the Noble Truth of the Origin of Suffering. These two Noble Truths are the object of Vipassanā, they are called “Saṅkhāra”, formations. These formations, you must contemplate these formations as Anicca, Dukkha, Anatta. As soon as they arise, they pass away very very quickly so they are anicca, impermanent. They are always oppressed by arising and passing away so they are dukkha, suffering. There’s no permanence entity, permanent substance in them, so they are anatta, non-self. If you contemplate these formations as anicca, dukkha, anatta, such type of contemplation is called Vipassanā. So to reach such type of Vipassanā, strong powerful light of wisdom is necessary.

Female’s: Venerable Sir, the white Kasiṇa is equivalent to what Jhāna? White Kasiṇa is equal to which Jhāna?

Sayadaw’s: White Kasiṇa also, if you practise white Kasiṇa systematically then you can attain up to fourth Jhāna. But if you practise ten Kasiṇas up to fourth Jhāna, based on this fourth Jhāna if you go to immaterial Jhānas, formless Jhānas, it is also possible, you can attain 8 attainments, 8 types of Jhāna.

Female’s: Venerable Sir, we can have white Kasiṇa as first Jhāna?

Sayadaw’s: White Kasiṇa, first Jhāna, second Jhāna, third Jhāna, fourth Jhāna.

Female’s: I would like to understand the difference between stages. I would like to understand the difference between the third stage of Ānāpānasati and the first and the second one, because the third one experiencing the whole body, and the first one long and the second one short, right? If you don’t experience the whole body how can you judge if it’s long or short?

Sayadaw’s: When you are focusing on your breath object on the touching point, from the beginning, here begins, here ends, from the beginning to the end, if you can discern the breath, this is called the whole body of breath. When you are discerning or you are focusing the whole breath body, sometimes you may breathe slowly, that slow breath is called long breath. When it is long, you should try to understand the whole body of breath only. Sometimes you may breathe quickly, that quick breath is called short. When it is short, you should try also to understand the whole body of breath only. OK?

Female’s: OK, so the first one is long breath,...

Sayadaw’s: Maybe according to the series of the teaching, the Buddha teach the long breath, the short breath, the whole breath body, but practically, when you are practising practically, “always long breath must be number one”, we can not say like that,” Always short breath must be number two”, in this way also we can not say. Sometimes you may breathe slowly the whole sitting, no problem. Sometimes when your concentration develops further, you may breathe slowly the whole sitting, this is also OK, at that time you should try to understand the whole body of breath. But sometimes you may breathe very very quickly, at that time also you should try to understand the whole body of breath only within one touching point only.

Male’s: So that mean you have to mentally think the beginning of the breath, the middle of  the breath, the end of the breath when it’s going in, you have to just contemplate, or just to be aware..

Sayadaw’s : To be aware. Just awareness is necessary. It is not necessary to note this is the beginning, this is the middle, this is the end or this is long, this is short. Why? If you note in this way concentration will decrease. Whether it is long or short, if you know the breath continuously without interruption, this is good enough, this is enough. Enough means you can concentrate well. If you differentiate whether this is long or short, maybe previously maybe this breath is long but not really long, this is maybe long, this is maybe short, in this way you may investigate too much. If you investigate too much, then concentration will decrease, this is one reason. If you note this is beginning, this is the middle, this is the end, in this way if you note then you will become tired and then your concentration will decrease. So in these three stages, long breath, short breath and whole body of breath, these three stages, if you know your breath continuously without interruption, this is good enough. If you want to note then you should note “breathing in, breathing out” only. OK? Do not understand?(Laughing). Eh, maybe Sister will explain to you in Chinese language (laughing)

Male’s: I am not sure, I think I understand, but I want to check this thing also. Is the difference between the first two stages and the third stage that in the first two stages you want me to recognize it as the long and short but in the third stage you are aware continuously to the breath. In first two stages, it is that you dont need to be aware continously to the breath to be able to practise those two stages?

Sayadaw’s: If you know continuously without interruption, it is very good, in first stage, in second stage also, very good, very good.

Male’s: Bhante, in practising to attain Jhāna, we have the object that is to make sure that the mind become one-point with the object. That is why there are forty objects that we can choose, like Kasiṇa, etc.. but each of the object that we choose for meditation for Samatha has its own characteristics. Will this be fair to say that  forĀnāpāna, the characteristic of the object  is always having “in” and “out”, so if we ever wonder whether we are loosing the object, we have just to note that there’re still “in” and “out”, then we know that this is “out”, Ānāpāna object? Thank you. So is it also let’s hope (Transcriber is not sure of this reddened words) to expect as we cultivate the one-pointedness, or tranquility that we become more calm of inside and out, that means even as we are are practising, when we finish meditation section, our movement and walking and talking also become calm? We should expect that? No?   

Sayadaw’s: (Laughing) we can not expect. If you try, it is better, no problem. Automatically it is impossible.

Male’s: You talked about the mind becomes more powerful as we become more focused. Can we say that the steadiness of the mind, how steady the mind is in terms of depth of (Transcriber is not sure of this reddened word)focus and sustain of focus is directly proportional to how powerful the mind is, that means the more we can sustain the focus on the object the more powerful the mind becomes. And when the mind becomes more powerful, light of the nimitta becomes brighter, and the attention becomes stronger and the power of observation also becomes more powerful? Is that? So the whole development is to basically strengthen the power of the mind, so that with that power of the mind, we can go into Vipassanā and be able to hold the object that we want to analyze more steadly so that we can see more clearly because ordinarily, the change of those objects are too fast for us, because the anicca, the impermanence is just too far without the power, right? So this day people talk about the dry insighter, the pure insighter, they only develop up to Upacāra Jhāna, the neighbour, the access concentration. So is it kind a minimum power level?

Sayadaw’s: No, no, they have enough pāramī. In time of Buddha, there are for example, suddhavipassaka arahats, they have enough pāramī, they have intention to attain arahantship very very quickly only before death is coming, they don’t want to waste of time, they want to attain very very quickly because their pāramī is urging them or stimulating them to try hard. When they are practising pure vehicle Vipassanā, Suddhavipassaka, they began four element mediation only according to Visuddhi Magga’s explanation. When they are practising four element meditation systematically, one day they will see Kalāpas, called small particles. Our body is composed with small particles, called Kalāpas. Again they must discern four  elements in each Kalāpa. When they are discerning four elements in each Kalāpa, and if they can concentrate on those four elements object, this is the last stage of Samatha as well as the beginning stage of Vipassanā. So this four element meditation is both sides: Samatha and Vipassanā. Then they must continue to discern derivative materialities, such as color, odour, flavour and nutritive essence, etc.. After discerning ultimate materiality, they must discern ultimate mentality and their causes, dependent origination then they must contemplate them as anicca, dukkha, anatta. When they’re practising in this way, because of their previous pāramī, their light of wisdom is very strong. When they are practising four element meditation their light of wisdom is also very strong. Because of this reason, they can easily discern their past causes. Past causes produce present effects, present causes produce future effects, they can discern causes and effects, past, present and future. So because of this reason, they can attain arahantship. But nowadays (laughing), there are some meditators who can pratise four element meditation and systematically if they practise they can reallize Nibbāna, but some meditators not easy. Not easy means for example when they are discerning ultimate materialites, when they see Kalāpas, their Kalāpas are not so clear, this  is one problem because their light of wisdom is not so bright. When they are discerning ultimate materiality in each Kalāpa, they can not analyze thoroughly clearly, especially life faculty, very difficult for them to discern. What is life faculty? In each Kalāpa there’s life, especially kamma-produced Kalāpas, there’s life faculty. What is life faculty? They can not discern within two or three days, for some meditators nearly one week, they can not see this life faculty. In the same way nutritive essence, in each Kalāpa there’s nutritive essence, that nutritive essence can produce new Kalāpas: when digestive fire supports and nutritive as produced nutriment support both together. At that time also they can not clearly see nutitive essence. In the same way bhāva Rūpa, sex determining materiality, now you can see this is man, this is woman. Why? Because of this Bhāva Rūpa, Bhāva Rūpa can differentiate this is man, this is woman. So according to the Buddha’s teaching Bhāva Rūpa, sex determining materiality is in six doors, everywhere throughout the body. Because of this reason, when they see one person they can easily differentiate this is woman, this is man because of this Bhāva Rūpa. That Bhāva Rūpa also in small particles in some small particles, this Bhāva Rūpa is always present in throughout the body. This Bhāva Rūpa is also very difficult to discern when the light of wisdom is not enough. More difficult is dependent origination, if they pay attention to the past life namarupa, present namarupa also not clear, then if they discern past namarupa more they can not see clearly. So because of this reason nowadays some meditators can practise fullest four element systematically up to Nibbāna stage, up to realization of Nibbāna, but some meditators they can not do. Because of this reason, we teach Samatha Jhāna meditation also.

Male’s: Venerable Sir, most people can not even dream of seeing the Kalāpas,

Sayadaw’s:  Ah?

Male’s: Most people can not even dream of seeing the Kalāpas because they never practised enough concentration to see anything. So what is the minimum training in Samatha to allow a person to start to see Kalāpas?

Sayadaw’s: Maybe usually fourth Jhāna. Fourth Jhāna is necessary. But for some meditators, first Jhāna also possible but we can not read other’s mind. So because of this reason, we can not say exactly, which person should practise up to what Jhāna, this person should practise up to second Jhāna, or this person should practise up to third Jhāna, or this person should practise up to fourth Jhāna. In this way we can not decide because we can not read other’s mind. So because of this reason, many much standards usually we teach up to fourth Jhāna stage. If they want to practise Kasiṇa, at that time we teach them ten Kasiṇas and eight attainments, eight types of Jhānas.

Male’s: That brings me back to the early question, because some meditators think that all they need to do is to cultivate enough to the access Jhāna without going to the first, second, third, fourth Jhāna. But you said if you don’t go to the fourth Jhāna, most of that can not see Kalāpas and without seeing Kalāpas, how can you go into Vipassanā to see the arising and passing away, of the real reason for dukkha. So that my question is when some people say you can, all you need is to cultivate  up to the access Jhāna and that’s all you need. And that’s my question.       

Sayadaw’s: For some meditators, access concentration also can be supporting cause for their Vipassanā, it is OK. But for some meditators not OK.

Male’s: For most people you think don’t have very strong past pāramī, it’s all a dream then?

Sayadaw’s: Yes, not easy.

Male’s: I am sorry, one more question. In seeing a person as woman, man, you just mentioned this “rupa” that allows to make discrimination that this is a person, this is so on. In some of the writing is also described as compactness, because we see a whole person is compactness, and it’s  a big delusion because that is more guaranteed to samsara, right?

Sayadaw’s: Maybe maybe.

Male’s: So we are trying to break them to compactness to see that this is not a person, this is a bundle of arising-Kalāpa person, dying-Kalāpas?

Sayadaw’s: Not Kalāpas, maybe we say ultimate materiality and ultimate mentality,

Male’s: Yes. Can you say another way is because our  mind has been so scattered and loosing its power without concentration to see clearly. That is  part of delusion? And that delusion makes us see things as one clump, one entity, a person for example, and that is compactness and so in a way we are always seeing a forest, and not a tree. So are we trying to see beyond the forest so that we can see the trees. So when we see the trees, then we can see that this is not really a forest and we break up the delusion and we can free us  from themselves? Can we say that, something like that?

Sayadaw’s: Just seeing this ultimate materiality and ultimate mentality, you can not free from samsara. You must try to realize Nibbāna and to understand Four Noble Truths.

Male’s: Thank you Sir.

Male’s: Venerable Sir, one more question. In practising four element meditation, (here there are some words missing, subscriber can not catch) have experience of a sign, the sign appears as a vision, a specific vision. What is it?

Sayadaw’s: If you practise four element mediation, for beginners, when their concentration develops, they can not see their body, they can see a group,

Đời sống: