Bồ Tát Quán Thế Âm - Phật bà chùa Hương

quanamda.jpgNhư một dòng sông, Phật giáo đem phù sa, chất liệu sống đến cho bao vùng đất mới. Dòng sông ấy không vì thế mà tự nhận những vùng đất ấy thuộc về mình. Ngược lại, nó hòa nhập và mang tên của những vùng đất mới. Phật giáo mang đến cho những vùng đất mới đó sự tươi mát của hương vị giải thoát an lạc và hạnh phúc, một chất liệu thiết yếu cho cuộc sống của con người hôm nay cũng như mai sau. Hằng số bất biến của đạo đức Phật giáo mà cốt lõi là hạnh phúc và an lạc. Những người đệ tử của đức Phật lên đường hoằng hóa chỉ có một tâm niệm duy nhất là đem lại hạnh phúc, an lạc cho muôn loài. Dưới tuệ giác của Phật, Phật tính không có Nam - bắc, không có trong - ngoài, không có văn minh - mọi rợ; chỉ có vấn đề là đã hay chưa nhận ra chân lý. Tất cả đều có Phật tính, đều bình đẳng như nhau, đều có khả năng thể nhập chân lý như nhau. Vấn đề là thời gian và cần có người hướng dẫn: Bậc Ðạo sư.

Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của từ bi. Từ là đem lại an lạc, bi là đoạn trừ khổ đau cho chúng sinh. Từ và bi tuy hai mà một. Nếu đem lại an lạc cho chúng sinh thì đau khổ tự tan biến, nếu đoạn trừ được khổ đau thì chúng sinh được an lạc. An lạc và khổ đau như ánh sáng và bóng tối. Ánh sáng đến thì bóng tối mất, bóng tối mất thì ánh sáng hiện.

Bồ Tát Quán Thế Âm - Phật bà chùa Hương

như một dòng sông, Phật giáo đem phù sa, chất liệu sống đến cho bao vùng đất mới. Dòng sông ấy không vì thế mà tự nhận những vùng đất ấy thuộc về mình. Ngược lại, nó hòa nhập và mang tên của những vùng đất mới. Phật giáo mang đến cho những vùng đất mới đó sự tươi mát của hương vị giải thoát an lạc và hạnh phúc, một chất liệu thiết yếu cho cuộc sống của con người hôm nay cũng như mai sau. Hằng số bất biến của đạo đức Phật giáo mà cốt lõi là hạnh phúc và an lạc. Những người đệ tử của đức Phật lên đường hoằng hóa chỉ có một tâm niệm duy nhất là đem lại hạnh phúc, an lạc cho muôn loài. Dưới tuệ giác của Phật, Phật tính không có Nam - bắc, không có trong - ngoài, không có văn minh - mọi rợ; chỉ có vấn đề là đã hay chưa nhận ra chân lý. Tất cả đều có Phật tính, đều bình đẳng như nhau, đều có khả năng thể nhập chân lý như nhau. Vấn đề là thời gian và cần có người hướng dẫn: Bậc Ðạo sư.

Vì mục đích đem lại hạnh phúc, an lạc cho nhân loại. Phật giáo đến quốc độ nào, hòa nhập với cộng đồng ở đó, phát triển quê hương, đất nước đó, cho dù về hình thức có đôi chút thay đổi, sự thay đổi đó chỉ mang tính tùy duyên. Nhưng bên cạnh sự tùy duyên đó luôn luôn có sự hiện hữu của hằng số bất biến: Hạnh phúc, an lạc của nhân loại.

Trong các kinh điển Ðại thừa (Mahayana) Phật giáo như Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm v.v... diễn tả: Khi Ðức Thế Tôn thuyết pháp thì ngài phóng hào quang và hóa hiện vô số hóa Phật. Trên tinh thần đó Phẩm Phổ Môn (kinh Pháp Hoa) chép rằng: Bồ tát Quán Thế Âm có thể hóa hiện nhiều ứng hóa thân trên từ Phật, Bồ tát. Dưới cho đến hạng cùng đinh trong xã hội, tùy cơ ứng hiện để hóa độ chúng sinh.

Trong buổi đầu của lịch sử dân tộc Việt, khi sự giao thông chưa thuận tiện, con người chưa có điều kiện giao tiếp, hiểu biết lẫn nhau, thì hình thức tín ngưỡng của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng được tôn trọng tuyệt đối và duy nhất. Phật giáo khi truyền bá vào Việt Nam là Phật Việt Nam, phù hợp và thật gần gũi với nền văn minh nông nghiệp. Ðức Phật phải được Việt hóa thành Bụt, Phật Pháp Vân, thành Phật bà chùa Hương. Có như thế mới có thể đi vào lòng người và tồn tại mãi mãi trong họ. Hình ảnh đó là hình ảnh của dân tộc Việt được Phật hóa hoàn toàn trên đất nước Ðại Việt.

Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm thành Phật Bà chùa Hương theo quan niệm nhân gian Việt Nam là một sự chuyển hóa tích cực và năng động trong sự nghiệp cứu khổ độ sinh.

Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của từ bi. Từ là đem lại an lạc, bi là đoạn trừ khổ đau cho chúng sinh. Từ và bi tuy hai mà một. Nếu đem lại an lạc cho chúng sinh thì đau khổ tự tan biến, nếu đoạn trừ được khổ đau thì chúng sinh được an lạc. An lạc và khổ đau như ánh sáng và bóng tối. Ánh sáng đến thì bóng tối mất, bóng tối mất thì ánh sáng hiện.

Sự thị hiện của công chúa Ba, tức Phật bà chùa Hương, nhắc nhở mọi người lấy đức hiếu - nhân làm trọng, lấy sự hy sinh thân mình để đem lại hạnh phúc, an lạc cho muôn dân. Sự thị hiện đó là là hiện thân của sự sống. Sự sống ấy chính là nguồn sinh lực cho Ðạo Phật, cho dân tộc. Ngày nay, vào dịp đầu xuân, hàng triệu người hành hương về đất Phật chùa Hương là một minh chứng rõ nét nhất. Tất cả đi tìm hạnh phúc an lạc ngay trong cuộc sống hiện tại hôm nay và ngay tại thế gian này.

Chùa Hương - Mạnh Xuân Bính Tuất

Trụ trì

T.K Thích Minh Hiền

Nguồn: chuahuong.info.vn