Sáng chủ nhật 31-10, trong khuôn viên chùa Vạn Niên, phía tây Hồ Tây, Hà Nội lễ an vị và khánh thành Điện Phật ngọc đã diễn ra long trọng. Gần nghìn Hoà thượng và các tăng ni, phật tử đã đến dự và chiêm bái Phật Ngọc.
Tam pháp ấn: vô thường, khổ và vô ngã chính là ba dấu ấn mang tính pháp định, dùng để ấn chứng, chứng nhận tính xác thực của Chánh pháp. Mọi giáo lý của đạo Phật, tất yếu đều phải mang các pháp ấn, nếu thiếu một trong những pháp ấn đó thì giáo lý ấy chắc chắn không phải Chánh pháp, lời Phật dạy.
A. VÌ SAO PHẢI QUY Y TAM BẢO : Chúng ta biết rằng đa phần các tín đồ theo Phật giáo thường là không có quy y Tam bảo. Bởi vì người đã quy y Tam Bảo thời thường lễ Phật đốt hương, nhưng người biết lễ Phật đốt hương thì chưa chắc đã quy y Tam Bảo.
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, nhau tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập, đó là Tu-đà-hoàn (srota-āpanna) còn gọi là nghịch lưu quả, Tư-đà-hàm (sakradāgamin) còn gọi là Nhất lai quả, A-na-hàm (anāgāmin) còn gọi là Bất hoàn quà và, A-la-hán (arhat) tức là A-la-hán quả.
K inh Hoa nghiêm, nói một cách đơn giản, là bộ kinh nghiên cứu về Pháp giới và cách phát khởi trí tuệ để thể nhập Pháp giới. Trong Pháp giới có lý sự vô ngại và sự sự vô ngại. Lý sự vô ngại có nghĩa là mỗi pháp bao gồm toàn thể các pháp, sự sự vô ngại có nghĩa là các pháp hỗ tức hỗ nhập. Hỗ nhập bởi vì chúng là duyên khởi. Duyên khởi thời vô tự tính nên chúng hỗ tức.
Bài minh khắc trên chuông chùa Thiên Phúc (Thiên Phúc tự hồng chung minh văn) đời Lý (1109) được tìm thấy trong một sưu tập văn bia Kim văn loại tụ vào năm 1995 trong dịp Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Học viện Viễn đông Pháp hợp tác biên soạn bộ Văn khắc Hán Nôm Việt Nam. Năm 1998, khi xuất bản Tập 1 Từ Bắc thuộc đến thời Lý(1), chúng tôi đã công bố n