Thôn ba nhà và nụ cười trước gió

altTrong thôn ba nhà, dân ít, nhưng lặng lẽ thanh bình, sống không phải lo nghĩ gì. Do đó những người sống ở đó không phải lo tranh đấu gì, cũng không mong ước gì danh lợi, được hưởng niềm vui của quan hệ luân thường vợ chồng, cha con, ông cháu. Đây là thiên đường giữa nhân gian, trong khi con người yên phận thủ thường thì hình như côn trùng kiến mối lại có phần không yên phận.


"Thế thuyết tân ngữ" viết:
"Ân Trọng Kham phủ có bệnh hay sợ, nghe kiến động dười gậm giường cứ bảo là trâu húc nhau".

Vì thân thể hư nhược nên hay sợ bóng sợ gió, thậm chí kiến động dưới gậm giường lại tưởng là trâu bò đang húc nhau.

Nếu tâm lý cân bằng, không vướng bận gì thì kiến động tổ hay trâu húc nhau cũng mặc kệ, ai làm việc nấy.

Như Đỗ Phủ viết:
"Nước chảy lòng không động,
Mây ngừng ý cũng yên".

Khi cõi lòng đến một mức độ nào đó, mọi biến đổi của ngoại giới không thể làm ta chú ý.

Trong non xanh nước biếc, khi có một luồng gió mát thổi lại, ta khoai khoái nở nụ cười vui, mọi gian nan trần thế, mọi lọc lừa dối trá ngoài đời đều không làm ta quan tâm. Mặc cho thế sự nổi chìm, ta vẫn bình thản tự đắc.

Dù cho nước chảy hoa tàn, mây qua mù tới, nào có quan hệ gì vói ta?

Vương Duy đã viết:
"Đi đến chỗ hết nước, ta ngồi yên ngắm trời"

Nước hết thì xem mây, mây tan lại ngắm núi. Tất cả đều tự nhiên mà vậy, không cần gì sự can thiệp của con người.

Con người là con người tự nhiên, lại là con người xã hội, nhưng lại có thể thoải mái tự do, vô tư vô lự giữa tự nhiên và xã hội. Như vậy thì thua gì thần tiên!

(Trích Triết nhân và để tử, bài 65)

 

Nguyễn Văn Sâm