NÃNG LỰC HÀN GẮN CỦA NỮ GIỚI PHẬT GIÁO THỜI XA XƯA TRUYỆN TRUYỀN KỲ VỀ NHỮNG PHỤ NỮ BIỂU TRƯNG CHO CON ÐƯỜNG DẪN ÐẾN GIÁC NGỘ

 Trong bài tham luận này tôi sẽ trình bày những câu truyện thần thoại về các linh hồn nữ đã làm tác nhân cho quá trình giác ngộ, đặc biệt là trong kho tàng truyện cổ tích Phật giáo. Những truyện như vậy xuất hiện trong nhiều nền vãn hóa khác nhau, bao gồm cả các nền văn hóa châu Phi và châu Mỹ bản địa. Thường thì các linh hồn nữ được mô tả là đã gây ra một sự xao lãng có tính tiêu cực hoặc như là những cám dỗ bất lợi cho bậc chân tu. Trong một số trường phái đạo Cơ-đốc, bà Eva, người phụ nữ đầu tiên mà Ðức Chúa tạo ra, bị coi là nguyên nhân sự gục ngã của nam giới và sự suy vi của loài người. Tuy vậy, trên thực tế, những người phụ nữ trong các tích truyện tôn giáo đã trực tiếp hoặc gián tiếp đưa hành giả nam đến thiên đường hoặc đạt giác ngộ. Trong vãn học Phật giáo, đức Phật bị những người con gái của Ma Vương thách thức, chỉ để rồi cuối cùng ngài tự nhận ra bản thể chân thật của chính mình.

Tôi sẽ tập trung phân tích một câu chuyện Phật giáo Trung Hoa trong Vô Môn Quan, một tác phẩm trác tuyệt viết về các công án Thiền. Trong câu chuyện này, một cô gái tên Thanh (hay Seijo theo tiếng Nhật) lìa xác để kết hôn với tình lang của mình, người bị thân phụ nàng cấm đoán. Câu chuyện của cô gái này tượng trưng cho khả nãng của nữ giới trong việc đối đầu với khó khãn để đi vào một thế giới vô hình bất khả thuyết và vượt lên những khổ đau hệ lụy mà người thường không sao tránh khỏi.

Trong bài tham luận, tôi cũng sẽ tìm hiểu về những người phụ nữ bị coi là công dân hạng hai trong xã hội, trong đó có cả những nữ tu sĩ, không chỉ để lột tả sự kỳ thị và nỗi đau họ phải chịu đựng, mà còn nhằm chứng minh trí tuệ không thể chối cãi, sức tưởng tượng phong phú, khả nãng sáng tạo, sức mạnh cứu rỗi tâm linh, và nãng lực vượt qua khổ đau của họ. Ðiều này sẽ minh chứng cho khả nãng của nữ giới trong việc làm nguyên mẫu cho chúng ta hàn gắn những vết thương tâm hồn. Nếu thời gian cho phép, tôi cũng sẽ kể một truyện dân gian Mỹ về một người phụ nữ có tên White Buffalo hoặc một truyện tâm linh châu Phi. Tôi cũng sẽ chia sẻ với quý vị câu chuyện của chính mình trong việc nhận chân được đau khổ và từ đó vạch ra một con đường thực nghiệm dẫn đến giác ngộ.

Một ngày thứ bảy nọ trong một khóa học dành cho tu sĩ, chúng tôi ngồi theo một vòng tròn quay mặt vào nhau. Mỗi người trong chúng tôi được yêu cầu nói về nỗi mất mát sâu kín nhất của mình. Tại sao chúng ta lại cần nhìn ngắm những nỗi mất mát đớn đau nhất đời mình? Ðó là bởi vì các vị thầy hiểu rằng, cho dù chúng ta cảm thấy cuộc đời mình thiếu vắng bất cứ ðiều gì, một cách vô thức chúng ta sẽ kiếm tìm điều đó nõi người khác, kể cả ở đồ đệ của mình. Khi đến lượt mình, mắt ngấn lệ, tôi hít một hõi thở dài và nói, “Nỗi mất mát sâu sắc nhất của tôi là chính tâm hồn tôi. Tôi cảm thấy mình bị tách ra khỏi linh hồn của chính mình, cả đời chỉ lo sao cho người khác hài lòng, từ cha mẹ đến các vị thầy mình”. Sau buổi thảo luận, một tu sĩ đến gần tôi và nói, “Chị có thể sẽ thích Tắc 35 trong Vô Môn Quan kể về một cô gái có tên là Thanh và việc cô ấy xuất hồn ra khỏi xác thân mình”. Khi về đến nhà, việc đầu tiên tôi làm là tìm một cuốn Vô Môn Quan, một tuyển tập truyện và đoản khúc, trong đó trình bày nhiều quan điểm về cuộc sống, bản chất của cuộc sống và mối tương quan giữa cái tôi và thế giới.

Câu chuyện bắt đầu với câu hỏi do Ngũ Tổ đặt ra cho một vị Tãng, “Cô Thanh xuất hồn, cô nào là thật?” Ðây cũng là câu hỏi của chính tôi. Ai là tôi đích thực, trong khi tôi phải co mình để có thể sống vừa vặn trong một xã hội coi trọng sự tuân phục? Tôi có cảm giác rằng, bằng cách tuân phục, tôi ðã tách khỏi linh hồn của chính mình.

Trong truyện, Thanh là một cô gái xinh đẹp con của Trần Kính. Trần Kính có một người cháu rất đĩnh ngộ tên là Vương Châu. Ông nói với cháu mình, “Mai sau ta sẽ gả con gái ta cho cháu.” Cả hai đứa trẻ đều nhớ lời ước hẹn này. Tuy nhiên khi Thanh lớn lên, cha nàng nhận lời gả nàng cho một vị quan lớn. Cả Thanh và Châu đều rất đau khổ vì quyết định này.

Sáng hôm sau, Châu từ biệt mọi người lên thuyền và đi ngược lên thượng nguồn. Nhưng trong đêm đó, chàng nghe thấy một giọng nói mà chàng nhận ra là giọng nói của Thanh. Châu rất vui mừng. Chàng theo nàng đến một thị trấn gần đó. Họ sống với nhau rất hạnh phúc trong sáu nãm và có hai con. Rồi Thanh nhớ đến cha mẹ mình, những người mà nàng đã bỏ lại phía sau. Châu hứa sẽ đưa nàng về thãm nhà. Theo phong tục thời đó, người chồng phải vào nhà trước, nên Châu để Thanh lại trên thuyền. Chàng thoáng lo lắng rằng cha mẹ nàng sẽ không tử tế với mình, nhưng rồi cũng cất bước đi đến nhà nàng.

Bước vào nhà, chàng rất ngạc nhiên – mọi người trong gia đình nàng đón tiếp chàng rất nồng hậu. Chàng nói, “Cháu cứ nghĩ rằng chú sẽ rất giận vì đã bỏ trốn với Thanh.” Cha nàng ngạc nhiên, “Thanh nào? Con gái ta bệnh nặng nằm mê man đã bao nhiêu nãm nay kể từ khi cháu bỏ đi.” Lúc đðó Châu nhìn thấy một thân hình xinh đẹp nhwng hơi xanh xao nằm bất động và nhận ra đó cũng chính là Thanh. Tuy nhìn thấy như vậy nhưng Châu vẫn bảo người chú theo mình ra thuyền. Khi họ đến bờ sông, người cha nhìn thấy con gái mình. Ông nói với cô, “Ði theo cha. Cha sẽ cho con xem cái này.” Khi họ đến cổng, cô Thanh ốm yếu bước ra gặp cô Thanh khỏe mạnh và họ nhập vào làm một. Thanh nói, “Giờ đây con không thể biết trong suốt sáu nãm qua con đã là ai - người lên thuyền trốn đi hay là người ở nhà”.

Dù ta có thể diễn giải câu chuyện này dưới nhiều góc nhìn khác nhau, tôi cộng hưởng với những xung động trong thế giới nội tâm của Thanh – nàng không thật sự biết mình là ai. Tôi có thể hiểu rằng hai nõi chốn khác nhau trong khoảng thời gian sáu năm thể hiện sự chia cách mà nàng cảm nhận trong tâm mình do sự bội ước của người cha. Khi còn nhỏ, tôi cũng đã từng đau lòng vì lời hứa sẽ được tất cả mọi người yêu quý đã không trở thành sự thật. Cha mẹ tôi cũng như các cha cố ở nhà thờ đã luôn nói về một tình yêu bao trùm vạn vật. Khi tôi nhận ra rằng có những người ghét người khác vì màu da hoặc vì người ấy không giàu có hay sang trọng, tôi đã tách rời ra khỏi linh hồn mình. Lời hứa về tình yêu đã bị phá vỡ, để lại trong tôi hai con người khác nhau: một con người trĩu nặng đau buồn và một con người xinh đẹp và khỏe mạnh.

Tuy nhiên, trong bài tham luận này, tôi muốn nhấn mạnh về khả nãng đặc biệt của Thanh trong việc giúp cha và chồng mình nhận thức rõ cuộc sống sẽ ra sao nếu nàng bị buộc phải lựa chọn một trong hai ngwời. Nàng đã cho họ thấy một trái tim bị phân cách và những hệ quả của nó đối với sự tồn tại của một con người ở bình diện sâu nhất. Một mặt, nàng chết dần chết mòn vì không được toại ý, một mặt khác, nàng hạnh phúc vì được tự do. Và quan trọng nhất là, trong câu chuyện này cũng như trong nhiều truyện Phật giáo hay các tôn giáo khác, chính phụ nữ là những người chỉ bày cho nam giới về bản chất đích thực của cuộc sống. Người chồng tưởng đã có điều mình muốn, đó là có Thanh làm vợ. Người cha cũng tưởng rằng mình có đều mình muốn, đó là Thanh, cô con gái ngoan ngoãn. Cuối cùng thì họ nhận ra rằng mỗi người trong số họ chỉ có một phần của người mà họ hết lòng yêu quý. Thanh đã chỉ cho họ thấy rằng nàng vốn nguyên vẹn, không bị chia cắt bởi những mong ước trái ngược nhau của những người yêu quý mình. Là một người phụ nữ, Thanh đã hòa giải hai người đàn ông quan trọng trong cuộc đời mình. Khi Châu bỏ đi, chàng là một người đang giận dữ. Khi trở về, chàng rất bình yên. Trong những khảo cứu của tôi, tôi thường gặp những nhân vật phụ nữ đóng vai trò cứu rỗi, giải hòa và nàng Thanh trong câu chuyện của chúng ta là một người nhý vậy.

Trong một truyền thuyết của người Lakota (thổ dân Mỹ), một người phụ nữ tiến đến gần hai người thợ sãn. Hai người này không thấy rõ cái gì đang tiến về phía mình cho đến khi khoảng cách trở nên gần hơn. Khi họ nhìn thấy người phụ nữ, họ nhận ra nàng rất xinh đẹp. Nàng quấn da hoẵng trắng quanh người và trên vai mang một cái bao. Một người thợ sãn nói với bạn của mình rằng anh ưa thích cô gái này. Người bạn nói, “Ðừng ôm giữ tâm Niệm ấy, vì chắc chắn cô ta là một Waken(nữ thần”. Người phụ nữ đặt cái bao trên vai xuống và bảo người thợ sãn có tình ý với nàng đến gần. Khi anh tiến đến gần cô gái bí hiểm ấy, bỗng nhiên cả hai người thợ sãn đều bị một đám mây lớn bao phủ. Khi mây tan, cô gái vẫn đang đứng đó nhýng người thợ săn xấu số chỉ còn là một đống xương đang bị rắn ăn những mẩu thịt cuối cùng. “Hãy để ý đến những gì ngươi trông thấy!” - người phụ nữ nói với người thợ sãn còn lại. “Ta muốn chuyển lời đến thủ lĩnh bộ lạc của ngươi. Nói với ông ta hãy chuẩn bị một buổi lễ Tipi, nhóm tất cả mọi người trong bộ lạc lại và chờ ta đến. Ta muốn tặng bộ lạc ngươi một vật rất quan trọng.”

Mọi người trong bộ lạc đều rất háo hức. Họ mặc những bộ quần áo đẹp nhất và chờ đợi nữ thần trong nhà sàn lớn. Không ai biết người phụ nữ ấy từ đâu đến và nàng sẽ nói gì. Bỗng nhiên người phụ nữ xuất hiện trong nhà sàn và đứng ngay trước tù trưởng. Nàng cầm cái bọc trong hai tay đưa cho tù trưởng và nói, “Hãy gìn giữ vật này. Nó rất linh thiêng và các người phải trân quý nó. Không một kẻ ô uế nào được phép nhìn nó vì đó là một cái tù và thần.” Sau đó nàng dạy cho những người trong bộ lạc biết cách sử dụng tù và để chữa bệnh. Khi mọi việc đã hoàn tất, nàng bước đi vài bước và ngồi xuống. Khi nàng đứng lên, mọi người kinh ngạc nhận ra nàng đã biến thành một con trâu có bộ da màu đỏ sậm. Con trâu bước đi xa hơn chút nữa rồi nằm xuống, lăn một vòng, ngoái nhìn mọi người trong bộ lạc. Khi đứng dậy, nó đã trở thành một con trâu trắng. Con trâu trắng lại bước đi, lăn một vòng và biến thành một con trâu đen. Cuối cùng thì người phụ nữ bí hiểm mất hút sau lưng đồi.

Ðiều mà nữ thần mang đến cho những người trong bộ lạc da đỏ này là một phương cách làm Tãng trưởng sự quý mến, quan tâm đến nhau. Nàng yêu cầu những người đàn ông thể hiện sự sùng kính của mình và tôn trọng phụ nữ, nhất là khi đang ở trước tù và thần. Một lần nữa, trong huyền thoại này, chúng ta bắt gặp phụ nữ trong vai trò hàn gắn và hòa giải. Ðức Phật của chúng ta đã chiến đấu chống lại những cô gái xinh đẹp con của Ma Vương được gửi đến để quấy nhiễu vị Sa-môn trẻ tuổi. Trong đêm thành đạo, khi ngồi trên tòa cỏ dưới cội bồ đề, đức Phật đã chiến thắng sức cám dỗ của những cô gái này để rồi sau này, Ngài thuyết bài pháp về ngọn lửa của lòng ham muốn. Ở đây, những người con gái của Ma Vương, dù được mô tả như những kẻ quyến rũ, cũng chính là con đường đưa đức Phật trực nhận trí tuệ của tâm mình.

Trong truyền thống của người Dagara tại châu Phi, không có sự khác biệt nào giữa truyền thuyết và những câu chuyện có thật. Họ tin rằng những tư tưởng được diễn đạt trong truyện, dù có hoang đường đến đâu chăng nữa, khi được nói ra ngay lập tức đã có giá trị chuyển tải chân thực. Do vậy, những tìm tòi trong kho tàng truyện cổ tích Phật giáo hay những tôn giáo khác về những người phụ nữ mang tính biểu trưng cao có thể sẽ cho chúng ta những bài học từ các nền vãn minh bản địa về những cách thức chung sống hòa bình. Chúng ta quả thật rất cần tìm trong kho tàng sách vở tư liệu của chúng ta những câu chuyện, những hình tượng phụ nữ, những bài học mới như vậy.

Khi tôi cất bước trong thế giới của những vị Tãng Ni trẻ mới thọ giới, tôi nhìn thấy con đường mà những truyện cổ đã mô tả mỗi lúc một rõ hơn. Bản thân tôi cũng đã nhận được từ những câu chuyện này một liều thuốc cho những cãn bệnh của một thế giới đang phát triển rất nhanh và tiến hóa từng khoảnh khắc. Khi tôi suy nghiệm về những truyện truyền kỳ từ thời xa xưa thì minh triết về chính cuộc đời tôi hiển hiện rõ ràng hơn. Tôi chia sẻ những lời pháp này với quý vị, không phải từ bất cứ câu chữ nào trong truyện mà chính từ minh triết của cuộc đời tôi.

 

Zenju Earthlyn Manuel

Người dịch: TN. Viên Ngạn


Chú thích:

1. Robert Aitken, Vô Môn Quan, Nxb xuất bản North Point Press, San Francisco, CA, 1993.

2. Joseph Brown, Chiếc tù và thần: Lời kể của Black Elk về bảy nghi lễ của tộc Oglala Sioux, Nxb Trường Ðại Học Tổng Hợp Oklaom, Norman ở London, 1953.

3. Tỳ-kheo Nanamoli, Cuộc ðời ðức Phật Thích Ca, Seattle, bản in của Hội Xuất Bản Phật Giáo Pariyatti, 1972.

(Trích tham luân Hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ XI tại Tp. Hô Chí Minh, Viêt Nam)