NỮ GIỚI PHẬT GIÁO XUẤT CHÚNG

Vòng sinh tử tuy dài nhýng không phải không có điểm kết thúc, quả vị chánh giác tuy cao xa nhưng không phải là không thể thành. Ðức Phật đã khẳng định Ngài là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành. Như vậy quả vị Phật không phân biệt với một ai, bất cứ người nào gắng tâm làm lành, tu trì Ba la mật thì đều có thể đạt được cứu cánh. Thời đức Phật tại thế, bà Kiều Ðàm Di mẫu cùng với năm trăm cung tần mỹ nữ và mệnh phụ phu nhân đi bộ hàng trăm cây số từ thành Ca-tỳ-la-vệ đến Tỳ-xá-ly ðể cầu xin Phật cho phép xuất gia. Cuối cùng, đã được Ðức Phật đồng ý và về sau cũng đã có những vị Tỳ-kheo Ni, nữ cư sĩ chứng đắc từ quả Tu-đà-hoàn cho đến quả vị A-la-hán. Như vậy, Ðức Phật không những công nhận sự hiện diện của hàng Tỳ-kheo Ni mà còn công nhận cả hàng nữ cư sĩ tại gia có thể tu chứng thánh quả. Theo kinh điển thì hàng tứ chúng của Ðức Phật gồm có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di đều có khả nãng đi theo con đường Phật đã đi, làm những việc Phật đã làm để tự rèn luyện bản thân thãng hoa, làm lợi ích cho đời.

Bài viết này xin được trình bày đại diện một số Trưởng lão Ni cũng như những nữ cư sĩ nổi bật trong Phật giáo thời xưa và nay để minh chứng cho điều đó.

I. NỮ GIỚI THỜI ÐỨC PHẬT

Theo quan Niệm Ấn Ðộ cổ truyền, mọi người đều nghĩ rằng phương diện tinh thần và đạo đức người phụ nữ thấp kém hơn người nam, thì nay Phật giáo cho mọi người thấy, nữ giới không có sự trở ngại cho việc giải thoát.

Chính đức Phật đã xác định điều này khi ngài A-Nan hỏi Phật: “Không biết nữ nhân sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong pháp và luật do Như Lai thuyết giảng có thể chứng được quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất lai hay quả A-la-hán không?”.

Ðức Phật trả lời: “Này A-Nan, sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong pháp và luật do Như Lai thuyết giảng, nữ nhân có thể chứng được Dự lưu quả, Nhất lai quả, Bất lai quả hay A-la-hán quả.”

Cũng vì lẽ ðó, nên khi du sĩ ngoại đạo Vacchagotta hỏi đức Thế Tôn ngoài các Tỳ-kheo, đức Phật có vị Tỳ-kheo Ni đệ tử nào đã đoạn trừ các lậu hoặc, chứng đạt thắng trí ngay trong hiện tại không? Ðức Phật ðáp:

“Này Vaccha không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những Tỳ-kheo Ni, đệ tử của ta, đã đoạn trừ các lậu hoặc, với thượng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát và tuệ giải thoát.”

Các hàng nữ cư sĩ tại gia cũng có khả nãng vượt bực, chứng đắc vô sở úy:

“Rất nhiều nữ cư sĩ, là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục, nhưng xây dựng Thánh giáo, chấp nhận giáo huấn, đã độ nghi đoạn hoặc, chứng đắc vô sở úy, không dựa vào người khác, sống trong Thánh giáo của bậc Ðạo sư.”

Qua những đoạn kinh trên, chúng ta thấy địa vị cụ thể của nữ giới trong Phật giáo. Bên cạnh ðó, giáo lý nhà Phật cho mọi người thấy rằng: Nữ giới xứng đáng có một chỗ đứng danh dự ngang hàng với nam giới về phương diện khả nãng và thành đạt cứu cánh giải thoát giác ngộ, và trên nấc thang thành tựu của nhân loại, người nữ cũng có khả nãng đạt đến mức tột đỉnh mà ngýời nam đã đạt ðến.

Như chúng ta đã biết, trong kinh Tãng Chi, Ðức Phật đã giới thiệu một số vị Trưởng lão Ni thượng thủ như: Trưởng lão Ni Màhàpàjapati Gotamì tối thắng về kỳ cựu (tu lâu nãm), Trưởng lão Ni Khema tối thắng về trí tuệ, Trưởng lão Ni Uppalavannà tối thắng về thần thông, Trưởng lão Ni Patàcàrà tối thắng về luật, Trưởng lão Ni Dhammadinnà tối thắng về thuyết pháp, Trưởng lão Ni Nanðà tối thắng về tu thiền, Trưởng lão Ni Sona tối thắng về tinh tấn…

Trong đó nổi bật nhất trong hàng cư sĩ là Ðại tín nữ Visakha. Bà là ngýời giàu lòng bố thí và tận tình hộ trì chư Tãng. Chính bà đã thỉnh nguyện đức Phật tám điều:

1. Dâng y ðến chư Tãng trong mùa nhập Hạ cho đến khi bà chết,

2. Ðể bát những vị sý đến thành Savatthi (Xá Vệ),

3. Ðể bát những vị sư ra đi, rời thành Savatthi,

4. Dâng thực phẩm đến những vị sư đau ốm,

5. Dâng thực phẩm đến những vị ra công chăm sóc các sư đau ốm,

6. Dâng thuốc men đến những vị sư đau ốm,

7. Dâng lúa mạch ðến chư sư,

8. Dâng y tắm đến chý Tỳ-khưu Ni.

Tám điều này được Ðức Phật chấp thuận.

Bà Visàkhà kiếp chót gặp Phật, trường thọ một trăm hai chục tuổi, bà đã thực hiện tròn đủ thiện nghiệp, để khi nhập vào Thánh lưu, những động lực giải thoát, vượt mọi mắc dính ái dục hay vi tế phiền não luân hồi, sẽ thúc ðẩy tâm linh bà hướng tới Niết bàn tịch tịnh, chứ không còn phiêu lưu sa đọa, dù cho là hưởng phước trong các cõi trời. Vị đại thí chủ này đã thật sự để hết tâm huyết của mình trong sự nghiệp hộ trì Tam bảo khi đức Thế Tôn còn tại thế. Bà là người Phật tử thuần thành ngoan đạo đã đóng góp rất lớn trong vấn đề hộ trì chư Tãng Ni để các vị yên tâm hành trì Phật pháp, hòa hợp, tãng trưởng tinh thần tu học. Ðây là một công đức rất lớn và cũng là tấm gương sáng cho hàng tín nữ Phật tử noi theo.

Như vậy trong thời Ðức Phật Thích - Ca Mâu-Ni có rất nhiều vị Tỳ-kheo Ni và nữ cư sĩ được đắc quả A-la-hán, là các vị đệ tử thượng thủ của Ðức Phật.

II. NHỮNG VỊ NI XUẤT CHÚNG VÀ SỰ ÐÓNG GÓP ÐỐI VỚI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Thời Ðức Phật tại thế, hàng nữ giới tu hành, được ghi lại trong kinh điển thể hiện được năng lực siêu việt, đức độ và đạo hạnh đáng kính ngưỡng. Ðến đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam, có các vị Tôn đức Ni làm nên đạo nghiệp điển hình như Ni trưởng Diệu Tịnh, Ni trưởng Diệu Không, và Ni trưởng Như Thanh… đã khởi ðầu cho việc hình thành và phát triển của Ni giới Việt Nam.

Riêng hệ phái Khất sĩ cũng có những vị Tôn đức Ni nổi danh như Cố Ni trưởng Huỳnh Liên, Ni trưởng Bạch Liên, Ni trưởng Tạng Liên... đã thành lập được Ni giới Khất sĩ để truyền bá chánh pháp, cứu độ nhân sanh.

Ðiều này chứng tỏ năng lực giáo hóa của chư Ni Việt Nam rất đáng kể ở thế kỷ 20, đóng góp rất lớn trong công cuộc phát triển Phật giáo nước nhà. Và được thể hiện qua công trạng của những vị Trưởng lão Ni điển hình của Phật giáo Việt Nam như sau:

1- Ni trưởng Như Thanh (1911 - 1999):

Người xuất gia rất xem trọng giới luật, giới luật là kỷ cương trong Phật pháp, là mạng mạch Tãng già. Nơi nào giới luật được hoằng truyền, nơi đó Phật pháp hưng thịnh. Nhận thức được điều đó, Ni trưởng tham gia dạy Luật cho các vị Ni trẻ nhằm xây dựng nếp sống Tãng già cho Ni chúng. Hằng năm, Ni trưởng luôn dành thời gian để dạy Luật cho các trường hạ, bắt đầu từ chùa Kim Sơn (Phú Nhuận) triển khai đến các Ni trường khác.

Ni trưởng là bậc uyên thâm tinh tường giới pháp, là bậc nghiêm minh giới luật. Vì thế, trong các giới đàn từ nãm 1946 đến nãm 1998, Hội đồng Ni bộ Bắc tông luôn cung thỉnh Ni trưởng làm Hòa thượng Ðàn đầu truyền giới cho giới tử Ni.

Cùng với công việc dạy dỗ chúng Ni, Ni trưởng đã vận động xây dựng hệ thống Ni trường Bắc tông ở Sài Gòn - Gia Ðịnh, bao gồm Ni trường Dược Sư, Từ Nghiêm, Huê Lâm. Sau này, hầu hết những vị Ni sư đứng ra ðảm nhiệm công việc Phật sự thành công và có uy tín đều xuất thân từ những Ni trường do Ni trưởng tổ chức lãnh đạo và trực tiếp giáo huấn. Công lao giáo dưỡng để duy trì mạng mạch Phật giáo và Ni giới của Ni trưởng vô cùng to lớn. Bên cạnh sự nghiệp giáo dục Ni chúng, Ni trưởng cũng đứng ra thành lập trường Kiều Ðàm để dạy cho các thiếu nhi con nhà nghèo. Hệ thống Kiều Ðàm sau này đã phát triển thành hệ thống trường học phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12.

Công lao đóng góp lớn nhất của Ni trưởng là vận động thành lập Ni bộ Bắc tông. Giáo hội Tãng già Nam Việt thành lập nãm 1952, đã mở đường cho Ni bộ Nam Việt ra đời. Bậc Trưởng lão Ni thời bấy giờ đủ uy đức để lãnh đạo Ni chúng, Ni trưởng gánh phần trách nhiệm nặng nề, đứng ra vận động chư Tôn đức Ni ở các tổ đình khác nhau, cùng hiệp lực để xây dựng Ni bộ Bắc tông. Với tài trí và uy đức của mình, Ni trưởng đã gặp nhiều thuận lợi trong tiến trình vận động thành lập Ni bộ. Ðến nãm 1956, Ni bộ Bắc Tông ra đời với sự trợ lực của Giáo hội Tãng già Nam Việt cũng như toàn thể Ni chúng trong toàn miền Nam. Ban quản trị Ni bộ Bắc tông ra đời có nội quy riêng, tổ chức hành chánh riêng, trụ sở đặt tại chùa Huê Lâm. Cũng trong thời gian này, nãm 1958, Ni giới Khất sĩ cũng được phép thành lập Giáo hội, trụ sở đặt tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương.

Ni trưởng cũng dành nhiều thời gian cho công việc dịch thuật, trước tác kinh điển, làm thơ. Suốt 60 nãm tu hành, Ni trưởng ðã trước tác và phiên dịch nhiều tác phẩm kinh, luật, luận quan trọng, khoảng trên dưới 20 công trình và khoảng 10 tác phẩm thi họa. Những công trình dịch thuật của Ni trưởng thường để dùng làm tư liệu cho các trường Ni lúc bấy giờ. Ngoài ra, Ni trưởng còn là chủ bút của các tập san, như tập san Nhân Cách, tập san Hoa Ðàm.

Cuộc đời hành đạo của Ni trưởng gắn liền với sự hưng thịnh của Phật giáo nước nhà và của Ni chúng. Công lao suốt cuộc ðời của Ni trưởng không thể tính kể.

2- Ni trưởng Thích nữ Huỳnh Liên (1923 - 1987):

Ni trưởng Huỳnh Liên vốn có thiên phú về thơ ca văn học, muốn cho Ni chúng và nam nữ Phật tử lãnh hội được ý nghĩa súc tích thâm sâu của Kinh tạng chữ Hán và Pàli, Ni trưởng chủ trương dân tộc hóa bằng cách diễn dịch các kinh trên ra Việt ngữ, chuyển qua thể vãn vần làm cho người đọc dễ hiểu và dễ thuộc lòng. Một số Kinh tụng thường nhựt được Ni trưởng diễn dịch như Kinh Di Ðà, Hồng Danh, Vu Lan, Phổ Môn, Báo Hiếu, Bát Nhã Tâm Kinh, Kinh Vô Ngã Tướng, Kinh Pháp Cú, Di Giáo, Tứ Thập Nhị Chương, Khóa Hư Lục, Qui Sơn Cảnh Sách... Dịch phẩm và tác phẩm của Ni trưởng gồm có khoảng 2.000 bài thơ, bài kệ đủ thể loại, hàng ngàn bản văn xuôi.

Ngoài ra, Ni trưởng lưu tâm đến vấn đề đào tạo Ni tài mai hậu bằng việc luôn tạo môi trường thuận tiện để Ni chúng có cơ hội thăng tiến trên con đường học vấn. Người thường dạy Ni chúng phải cố gắng học kinh bằng tiếng Pàli để đền ơn Tổ thầy và làm rạng rỡ môn phái, để Chánh pháp lưu tồn, để tiếp cận kim ngôn Ðức Phật. Ðối với các Ni nhỏ tuổi, Ni trưởng cho học vãn hóa phổ thông, bổ túc, học ngữ vãn, sinh ngữ, cổ ngữ, dạy làm thơ phú, giồi luyện Việt vãn, dạy làm sách báo... Truyền thống này cho đến nay vẫn còn tiếp nối.

Hiện nay bên Ni giới Khất sĩ gần một trãm vị tốt nghiệp từ khóa I đến khóa VI tại Học Viện Phật giáo Việt Nam, và hơn trăm vị tốt nghiệp lớp Giảng sư, Cao Ðẳng, Trung cấp Phật học tại Tp.HCM và một số tỉnh thành. Rất nhiều vị hiện đang theo học các trường Sơ, Trung, Cao đẳng Phật học ở các tỉnh thành...

Ðặc biệt hơn nữa là đã có gần 20 Sư cô tốt nghiệp Tiến sĩ, Thạc sĩ từ các nước Ấn Ðộ, Trung Quốc, Miến Ðiện v.v… đã trở về và hiện đang phục vụ Giáo hội nói chung, hệ phái nói riêng.

Với tinh thần tích cực nhập thế, Ni trưởng đặc biệt hướng về con đường từ thiện xã hội, Ni trưởng lại còn nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, mở trường dạy học từ thiện, ủy lạo các bệnh viện, khám đường... và khuyên nhắc Phật tử bố thí, giúp đỡ đồng bào khốn khổ. Ni trưởng sáng lập cô nhi viện Nhất Chi Mai bên cạnh tịnh xá Ngọc Uyển - Cầu Hang - Biên Hòa, là cơ sở từ thiện trung ương của Ni giới Khất sĩ.

Ni trưởng được mời đi dự Ðại hội Phụ nữ Quốc tế tại Bá Linh (Berlin) - nãm 1975, Ðại hội Tôn giáo vì hòa bình tại Maxcơva (Liên Xô cũ) - nãm 1976.

Từ nãm 1976 Ni trưởng giữ các chức vụ: Ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Trung ương, Phó Chủ tịch Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban Vận ðộng thống nhất Phật giáo Việt Nam, Ủy viên kiểm soát Hội ðồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Những năm cuối cùng của báo thân, sức khỏe kém dần, Ni trưởng vẫn không xao lãng chí nguyện ưu thời mẫn thế, hóa độ chúng sanh, giáo dưỡng Ni chúng, xiển dương Phật pháp. Và sau cùng Ni trưởng làm một bài kệ phó chúc:

"Ngày đã cận cần tu gấp rút

Giới giữ sao trong sạch như xưa

Ðịnh, Huệ không thiếu không thừa

Lợi ích dân chúng đúng vừa khả năng".

Đồng thời gian âm thầm trôi biền biệt nhưng tấm gưõng sáng chói, công hạnh tuyệt vời, chí nguyện cao cả, trí đức viên dung và tinh thần bất khuất của Ni trưởng mãi mãi khắc sâu và rạng chiếu trong tâm khảm hàng Ni giới nói chung, môn đồ Ni giới Khất sĩ Việt Nam nói riêng.

KẾT LUẬN

Hiện nay, chư Ni ở Việt Nam có nhiều vị tốt nghiệp học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ. Vì vậy, chư Ni có thể tham gia vào mọi lĩnh vực hoạt động và đóng góp cho Giáo hội.

Có thể nói trong nhiều nhiệm kỳ qua, từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập nãm 1981, dù các hoạt động của chư Ni Việt Nam luôn luôn có mặt trong cộng đồng Tãng già nhưng chưa thể hiện được vai trò nãng động trong lòng giáo hội. Cho đến ngày 01/01/2009 được sự cho phép và chấp thuận của Chý Tôn đức Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Phân ban Ðặc trách Ni giới được ra đời là một Niềm vui lớn của chư Ni Phật giáo Việt Nam. Hy vọng rằng Ni giới sẽ phát huy khả nãng sẵn có của mình, làm tốt hơn những trọng trách mà Giáo hội giao phó để thể hiện đúng vai trò và chức nãng của Ni giới Việt Nam trong giai đoạn hiện tại.

 

Ni trưởng Thích nữ Tràng Liên

------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Kinh Bộ Tãng Chi I, II, III, HT Thích Minh Châu (d), Viện NCPHVN, 1988.

- Trung Bộ Kinh I, II, III, HT Thích Minh Châu (d), Viện NCPHVN, 1988.

- Lời Vàng Bậc Thánh, Tỳ Khýu Thiện Phúc (d), NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2007.

- Kỷ Yếu Sý Trưởng Nhý Thanh, Tổ đình Huê Lâm, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh – Tp.HCM, 1999.

- Kỷ Yếu Ni trưởng Thích nữ Huỳnh Liên, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh, Tp.HCM, 1994.

(Trích tham luân Hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ XI tại Tp. Hô Chí Minh, Viêt Nam)