CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA NỮ GIỚI PHẬT GIÁO

 Hôm nay, trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh, phấn khởi của Hội nghị Salyadhita lần thứ 11 được tổ chức tại Tp.HCM-Việt Nam, được sự cho phép của Ban tổ chức Hội nghị, con xin phép được thay mặt Phân ban Đặc trách Ni giới Phật giáo Cần Thơ thông qua tham luận của chủ đề “Sự dấn thân công tác xã hội của nữ giới Phật giáo”. Nói đến công tác xã hội là nói đến hoạt động mang tính chất cộng đồng, đòi hỏi phải có sự tham gia một cách tự nguyện của nhiều ngành, nhiều giới, nhiều tổ chức, cá nhân…nhằm tạo nên sự an vui và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Công tác xã hội mang tính đa dạng như kinh tế xã hội, từ thiện xã hội…Người nữ đa phần thích hợp công tác từ thiện xã hội, vì việc làm ấy có thể xoa dịu nỗi đau của những người bất hạnh.

Công tác từ thiện là những hành động cụ thể, thiết thực giúp cho các nạn nhân bệnh tật, đói nghèo, bất hạnh…vượt qua hoàn cảnh khó khăn, giúp họ có thêm ý chí nghị lực, vươn lên…tạo điều kiện để họ hào nhập với cộng đồng và được sống vui, học tập tốt và lao động tốt như những người bình thường khác.

Công tác từ thiện xã hội gồm những hoạt động như: Chăm sóc người già cô đơn không nơi nương tựa, chăm sóc trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ, trẻ em tàn tật; chăm sóc, ủng hộ bệnh nhân nghèo; chăm lo cho người nghèo; hoặc những nạn nhân do thiên tai, lũ lụt; nạn nhân chiến tranh, nạn nhân chất độc màu da cam và những nạn nhân của cơ chế thị trừơng, ngừơi nhiễm HIV/AIDS...

Với những hoạt động đa dạng như trên, công tác xã hội đòi những ngừơi tham gia phải có tấm lòng vị tha và sự hy sinh vô bờ. Ngừơi làm công tác xã hội phải có tinh thần tự nguyện, không đòi hỏi thù lao, không so đo tính toán thiệt hơn. Đồng thời phải có nhiều ngừơi tham gia, không thể hoạt động riêng lẻ một mình, mà phải chung tay, góp sức “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao”. Có thể nói công tác xã hội là những hoạt động đạo đức trong sáng, đựơm nét từ bi cứu khổ của đạo Phật và là đạo lý muôn đời của dân tộc Việt Nam.

Ngừơi nữ Phật tử là ai? Họ có những đặt điểm gì? Vì sao họ thích hợp với công tác từ thiện xã hội?

Ngừơi nữ Phật tử cũng là một ngừoi nữ bình thừơng như bao nhiêu ngừơi phụ nữ khác, khi sinh ra họ cũng được đấng tạo hóa ban tặng cho thiên chức làm vợ, làm mẹ. Trong những năm rần đây, các nhà khoa học đã khám phá thêm một thiên chức của người phụ nữ, đó là “Ngừơi thầy đầu tiên của con người”. Điều này đã được Đảng, nhà nước Việt Nam công nhận (trong NQ04/BCT và ND911/CP). Chính những “thiên chức” này đã hình thành nên nhân cách tuyệt vời của người vợ, người mẹ thể hiện qua những đức độ, nhân cách, phẩm hạnh như: “Nhân hậu, chung thủy, sự hy sinh, tấm lòng vị tha, bao dung, rộng lượng...”. Những đức tính ấy luôn là đề tài tuyệt tác, là nguồn cảm hứng không bao giờ cạn của các nhà văn nghệ sĩ. Các nhà thơ đã cảm nhận sự hy sinh cao cả đó bằng trái tim rung cảm thật sự của mình, về phẩm chất người nữ mà gởi gắm lời thơ:

Trời mưa cho ướt lá khoai

Ướt em, em chịu, ướt anh em buồn.

Hay:

…Miếng nạc thì để phần con

Miếng xương phần mẹ, miếng lòng phần cha…

…Bên ướt mẹ nằm, bên ráo phần con…

Chính tấm lòng hy sinh vô bờ bến của người mẹ, người vợ và tấm lòng nhân hậu đảm đang vốn có, đã là hành trang, là động lực giúp người phụ nữ có thể tham gia công tác xã hội tốt hơn. Vì người nữ thường xúc cảm, dễ dàng thông cảm chia sẻ những nổi đau thưong hay hoản cảnh bất hạnh của người khác.

Ngoài những đức tính trên, người nữ Phật tử còn thực hiện tinh thần “từ bi, cứu khổ” của đạo phật. Hình ảnh của Bồ tát Quan thế âm là hình ảnh của sự từ bi cứu khổ Chúng sanh hết thảy ai ai, khi nào gặp nạn Niệm Ngài liền qua”. Chính vì vậy mà người Phật tử nữ dù ít nhiều khi cống hiến đời mình cho tất cả, thì “không ngại gian lao, không từ khó nhọc”, Người nữ Phật giáo ý thức điều này nên dễ dàng dấn thân vào công tác từ thiện xã hội, thực tế chứng minh, nơi nào có mặt khổ đau, có người bất hạnh, hầu như đều có mặt người nữ Phật tử. Có thể họ không phải là người xuất gia, nhưng là người phụ nữ đã được thấm nhuần Phật pháp và đã luôn phát nguyện làm những việc làm cụ thể như: tham gia vận động tiền, quà ủng hộ nạn nhân bị lũ lụt, chăm sóc người già cô đơn không nơi nưong tựa, chăm sóc trẻ em mồ côi , trẻ em lang thang cơ nhỡ, tàn tật,…chăm sóc bệnh nhân nghèo…..Chị em không hề ngại khó, đi vào tận những nơi xa xôi hẻo lánh để phát thuốc, lương thực, thực phẩm tận tay những người bất hạnh, ngoài ra chị em còn hưởng ứng các phong trào do mặt trận và các đoàn thể phát động như: Hũ gạp tình thương; đóng góp xây nhà đại đoàn kết, nhà tình thương cho người nghèo; tham gia quỹ học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học…

Điểm nổi bật dấn thân công tác từ thiện xã hội của người nữ Phật tử không chỉ đơn thuần làm các những việc trên, mà còn có trách nhiệm cao cả đó là phải thực hiện tinh thần “từ bi cứu khổ” của đạo Phật. Từ là đem đến Niềm vui cho tất cả chúng sanh, Bi là diệt trừ tất cả khổ đau cho muôn loài. Người nữ Phật tử nếu dấn thân vào công tác xã hội bằng vật chất thì chưa đủ, phải giúp cho những người bất hạnh vừa vật chất và tinh thần an lạc trong cuộc sống hiện tại, mới là sự dấn thân cao cả.

Đức Phật dạy người học Phật muốn thực hiện tốt công tác xã hội, thì không bỏ qua Tứ nhiếp pháp, đó là bố thí, ái ngữ, lợi hành đồng sự, Pháp bố thí là tài thí, pháp thí, vô úy thí. Tài thí là đem vật chất ban tặng cho người để nuôi dưỡng về thể xác. Pháp thí là pháp dược hữu hiệu nhiệm mầu của chư Phật, giúp chúng sanh nhận đựơc nỗi khổ của cuộc đời, thấu rõ nhân quả nghiệp báo để quay về nẻo sáng, sớm được an vui. Vô úy thí là giúp cho người khác không còn sự sợ hãi, không còn sầu muộn, không bi quan yếm thế, có thể vưonn lên thắp lên ánh sáng Niềm tin trong cuộc sống đời htường. Nếu không thực hiện đúng hai chữ từ bi của đạo Phật thì dù có hy sinh đến đâu, đem muôn ngàn vật chất để cúng dưỡng cho người có hoàn cảnh khó khăn, đó chỉ là sự giúp đỡ nhất thời, không thể cứu khổ ban vui đúng tinh thần Phật giáo.

Đối với Ni giới, công tác từ thiện xã hội cũng là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng, thể hiện lòng từ bi, chứng minh sự đồng cảm của dân tộc, đồng thời thể hiện tinh thần “vô ngã vị tha” của Phật giáo. Hầu hết 68 tự viện, tịnh xá, tịnh thất. Niệm Phật đường của Ni giới Phật giáo Cần thơ đều có tâm huyết tham gia công tác từ thiện xã hội, tùy theo khả năng, điều kiện của từng cơ sở mà tham gia ít nhiều. Nổi bật nhất là chùa Phước An, thuộc quận Bình thủy thường xuyên khám bệnh, páht thuốc cho hàng ngàn bệnh nhân, tuy rất tốn kém nhưng vẫn duy trì, ngày càng được tin tưởng ủng hộ của các bệnh nhân và người chung quanh. Chùa Bửu Trì, quận Ninh Kiều, Ni sư Tâm Niệm đã dang đôi tay từ ái, với tấm lòng người mẹ thiêng liêng, Ni sư đã đón nhận những đứa trẻ bất hạnh bị bỏ rơi trước công chùa, chăm chút từng giọt sữa để nuôi các cháu ngày mọt lớn khôn, đến nay đã có 50 cháu. Mặc dù hết sức khó khăn vất vả, nhưng bản thân Ni sư và các nữ Phật tử không thể nhắm mắt làm ngơ trước các mảnh đời bất hạnh ấy, chỉ cần dang rộng đôi tay với tấm lòng Bồ Tát, thì có nhiều mảnh đời đã có cơ may vượt ra khỏi sự khổ đau.

Chúng tôi nghĩ rằng làm người là phải có trách nhiệm đối với xã hội, không nên từ chối công việc khi cần thiết, nhất là công tác từ thiện mang đến lợi ích và an lạc cho mọi người. Phật giáo tồn tại và phát triển trong lòng dân tộc, “Nước có độc lập thì đạo Phật mới được mở mang”. “Nước có vinh thì đạo mới sáng”. Đây là cơ hội thuận lợi để người con Phật vừa tu vừa học, tham gia công tác từ thiện xã hội, mang lại hạnh phúc thiết thực cho mình và mọi người. Ni giới và Phật tử nữ hằng tự tâm Niệm thực hiện những việc tốt cần làm, phải làm và quyết tâm làm.

Nguyện cầu đất nước dân tộc Việt Nam cũng như tất cả chúng sanh được an lạc, hạnh phúc miên trường, các hoạt động Phật sự của Giáo hội đều hoàn thành viên mãn.

Kính chúc Hội nghị thành công tốt đẹp./.

 

* Ni sư Thích Nữ Diệu Ngộ

(Trích tham luân Hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ XI tại Tp. Hô Chí Minh, Viêt Nam)