NHỮNG DANH NI VÀ NỮ PHẬT TỬ LỖI LẠC THỜI ĐỨC PHẬT

Bài tham luận này thuật lại những câu chuyện về sáu vị Ni lỗi lạc và hai  nữ phật tử. Những câu chuyện về cuộc đời của họ đã minh thị cho chúng ta rằng giáo pháp của đức Phật có thể giúp con người vượt qua những nhược điểm của bản thân, cải thiện hoàn cảnh, và đóng góp tích cực cho hòa bình và phúc lạc trên thế giới như thế nào. Tuy tất cả những vị Ni và nữ Phật tử này xuất thân từ những giai tầng xã hội khác nhau, và đều có những quá khứ riêng biệt, nhưng nhờ và sự thực hành Phật pháp, mỗi người họ đều phát triển được những đức tính ưu việt.

Tỳ-kheo Ni Ma-ha-xà-ba-đề (Mahapajpati)

Lệnh bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề Cồ-đamđi (Mahapajapati Gotami) là kế mẫu (và là dì ruột) của Đức Phật. Chính bà đã thành lập và trở thành người lãnh đạo Ni đoàn. Sự kiện xin xuất gia của Tôn giả và những công nương trong hoàng tộc như thế nào đã được tường thuật chi tiết trong Tiểu Phẩm II của Luật Tạng. Câu chuyện này trở nên rất nổi tiếng vì nó liên hệ đến bát kỉnh Pháp, cũng như nói lên ý chí kiên cường, quyết tâm cầu đạo mạnh mẽ của Tôn giả. Chuyện kể rằng, lúc Tôn giả vừa chào đời, một nhà tiên tri đã tiên đoán rằng mai sau đứa bé sẽ trở thành vị lãnh đạo của một hội chúng lớn. Do vậy, Tôn giả được đặt tên là Mahapajapati – Người dẫn dắt một hội chúng lớn, và Gotami là họ của Tôn giả. Không như chị của mình là Hoàng hậu Maya – mẹ ruột của Thái tử Tất đạt đa (Siddattha), người được miêu tả là một vị hoàng hậu dịu dàng, mộ đạo, và hiền thục – lệnh bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề đã thể hiện tài lãnh đạo của mình ngay khi trở thành hoàng hậu và dưỡng mẫu của Thái tử. Có thể chính bản tính cương nghị và quyết đoán của Di mẫu là một trong những nguyên nhân khiến Đức Phật chế định Bát Kỉnh Pháp như là điều kiện bắt buộc khi bà xin xuất gia (trong thực tế, nếu câu chuyện này là thật). bát ỉnh Pháp hiện nay đang là vấn đề gây tranh cải, đặc biệt là trong thời đại của chúng ta hôm nay, khi mà bình đẳng giới tính được xem là sự biểu hiện của nền văn minh. Di mẫu Ma-ha Ba-xà-ba-đề được diện kiến Đức Phật nhiều lần, ngay lúc còn là một Phật tử và cả khi đã trở thành một vị Ni, và bà đã được Đức Phật thuyết những bài pháp đặc biệt để trưởng dưỡng tinh thần.

Trong một thời pháp, đức Phật đã nói về tám phạm trù nhằm khích lệ sự phát triển tâm linh. Tôn gỉ Ma-ha-ba-đề bạch Phật: “Lành thay, bạch đức Thế Tôn, Đấng Thiện thệ, nếu Ngài có thể dạy cho con Pháp cương yếu, để nương vào đó, sau khi nghe Pháp, con có thể sống độc cư, an tịnh, chú tâm, nhiệt tâm, và tinh tấn. “Đức Phật đáp rằng: “Pháp mà ngươi biết đưa đến ly tham, không phải đưa đến tham dục; đưa đến giải thoát, không phải đưa đến triền phược; đưa đến xả ly, không phải đưa đến tích tập; đưa đến khiêm cung, không phải đưa đến ngã mạn; đưa đến sự toại nguyện, không phải đưa đến sự bất như ý; đưa đến tịch tịnh, không phải đưa đến nhiệt náo; đưa đến tinh tấn, không phải đưa đến dãi đãi; đưa đến khinh an, không phải đưa đến hình lụy, phiền não…Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời dạy của bậc Đạo sư.”Những thi kệ của Tôn giả Ma-ha Ba-xà-ba-đề trong Trưởng Lão Ni kệ đã biểu lộ một thái độ nhiệt tâm và cung kính: “Bạch Đức Thế Tôn, bậc Chiến thắng, con xin đảnh lễ Ngài. Ngài là Bậc Tối thắng trong muôn loài, Ngài đã giải thoát cho con và nhiều chúng sinh khát khỏi mọi đau khổ…con thấy tất cả những đệ tử của Ngài đầu cùng nhau quyết tâm tinh tấn, kiên trì và luôn chuyên tâm thực tập (lời dạy của Ngài); đó chính là sự kính trọng đối với bậc đạo sư.” Những thi kệ của vị lãnh đạo Ni Lỗi lạc này trong Apadana “tập 13 của Tiểu Bộ kinh” đã bộc lộ hết mối thâm tình của một người mẹ. Di mẫu đã so sánh sữa mẹ mà người nuôi lớn Thái tử lúc sơ sinh với những dòng sữa pháp mà đức Phật ban bố đã đưa Di mẫu đến quả vị giải thoát. Trước khi Tôn giả Ma-ha Ba-xà-ba-đề nhập Niết bàn, để xua tan niềm tin sai lạc và định kiến rằng phụ nữ không thể đạt được quả vị tu tập tối hậu, đức Phật đã yêu cầu Tôn giả hiển thị các phép thần thông. Bấy giờ nữ Tôn giả Ma-ha Ba-xà-ba-đề cùng với 500 đệ tử Tỳ-kheo Ni A-la-hán của mình bay lên hư không và hiển thị vô số thần biến. Sau cùng, bằng quán niệm và hỏa đại, các nữ Tôn giả đã tự trà tỳ giữa hư không. Xá lợi của các vị được thu nhập và tôn thờ trong những ngôi bảo tháp.

Tỳ-kheo Ni Bảo An (Khema)

Tỳ-kheo Ni Bảo An nguyên là hoàng hậu của vua Tần-bà-sa-la (Bimbasara) vị vua trị vì nước Ma-kiệt-đà ( Magadha). Sau khi xuất gia, cô đã được công nhận là vị Tỳ-kheo Ni trí tuệ đệ nhất, sánh ngang với Tôn giả Xá Lợi Phất. Khi chưa xuất gia, hoàng hậu Bảo An vốn là một trang quốc sắc thiên hương, vì thế, bà luôn tự hào về dung nhan mỹ lệ và thân phận cao quý của mình. Tuy thường nghe đức vua, người đã đạt được quả dự lưu, tán thán đức Phật và giáo pháp của Ngài, nhưng hoàng hậu Bảo An vẫn thấy e ngại và né tránh việc đi nghe pháp, vì nàng nghe rằng vẻ đẹp hình thể không có tầm ảnh hưởng nào trong giáo pháp của đức Phật. Nhà vua lại rất mực thương yêu và luôn quan tâm đến lợi ích tinh thần của nàng. Ngài đã ngầm hạ lệnh cho những tỳ nữ của hoàng hậu ca ngợi vẻ đẹp của Trúc Lâm, khu rừng mà ông đã dâng cúng cho đức Phật và chư Tăng để làm Tịnh xá. Hoàng hậu, vì thế, đã bị gạt đi tới Trúc Lâm, và đến ngay nơi đức Phật đang thuyết pháp, vừa thấy nàng, đức Thế Tôn liền dùng thần lực hóa hiện ra một thiếu nữ cực kỳ xinh đẹp đứng bên cạnh và hầu quạt cho ngài. Hoàng hậu thực sự choáng váng và sửng sốt trước dung nhan diễm lệ, sắc nước hương trời của thiếu nữ ấy. Thế rồi, đức Phật biến hình ảnh nàng thiếu nữ kia lớn dần lên và rồi từ từ già đi, cho đến khi trở nên già cỗi, răng rụng, da nhăn, tóc bạc, và cuối cùng ngã xuống đất như một thây ma. Khi điều này diễn ra, Đức Phật đã nhắc nhở hoàng hậu Bảo An về tính chất vô thường, tạm bợ của vẻ đẹp bên ngoài và đời sống qua bài kệ sau:

Này hỡi Bảo An, hãy quan sát

Thân thể bệnh hoạn, bất bịnh, và mục nát,

Tất cả rồi sẽ biến hoại và tiêu tan

Chỉ có người ngu mới say đắm nó.

Đây là một bài pháp tiêu biểu thức tỉnh cho những ai còn đang mê hoặc bởi vẻ đẹp phù du và tuổi trẻ của mình. Những lời dạy này của đức Phật đã tác động sâu sắc đến hoàng hậu Bảo An, khiến nàng phất khởi lòng tin bất thối vào giáo lý Phật đà.Đức Phật lại tiếp tục dẫn dắt nàng đi xa hơn nữa,, đến một tri kiến và nhận thức sâu hơn về chân lý. Dưới đây là một đoạn trích trong Pháp cú 347:

Những người đắm chìm, trôi lăn trong biển ái

Như con nhện rối ren trong đống tơ giăng của chính nó.

Người trí khéo cắt bỏ đống tơ vương này,

Bình thản, an vui trước những dục lạc mà họ đã từ bỏ.

Ngay sau khi nghe xong bài kệ này, hoàng hậu Bảo An liền đắc quả A-la-hán (thành bậc giải thoát). Những lạc thú hoàng cung và quyền uy sắc đẹp đã không còn hấp dẫn và hiện hữu trong tâm trí nàn. Nàng được nhà vua đồng ý cho xuất gia và đã trở thành một vị Tý-kheo Ni trí tuệ nhất. Những bài kệ diễn tả trạng thái giác ngộ của Tôn giả được ghi trong Trưởng Lão Ni Kệ 139-44. Kinh tương Ưng bộ (SN 44:1) còn ghi lại cuộc đối thoại rất sâu sắc giữa Tỳ-kheo Ni A-la-hán Bảo An và vua Ba-tư-nặc (Pasenadi) của nước Kiều-tát-la (Kosala) về đặc tính của Như Lai (Bậc “đến như vậy,” Bậc Giác ngộ hòan toàn).

Tỳ Kheo Ni Liên Hoa Sắc (Uppalavanna)

Tỳ kheo Ni Liên Hoa Sắc là một thiếu nữ xinh đẹp xuất thân trong một gia đình quyền quý. Từ lúc xuất gia, cô luôn nổ lực phát triển năng lực Thần thông và được Đức Phật ghi nhận là vị Tỳ-kheo Ni Thần thông đệ nhất. Cô đã sở đắc sáu thượng phần tri kiến và không lay động trước bất kỳ cám dỗ nào. Trong Kinh tương Ưng bộ, chúng ta tìm thấy một mẫu chuyện kể về cuộc đối đáp giữa cô với Ác ma (Mara): “Vào một buổi sáng, Tỳ-kheo Ni Liên Hoa Sắc sửa y, mang bình bát…dừng chân dưới gốc cây Ta-la (sala) đang trổ hoa rực rỡ. Ngay lúc ấy, nhằm khơi dậy sự lo âu, sợ hãi và khiếp nhược trong lòng Tỳ-kheo Ni Liên Hoa Lâm, và muốn làm cho cô tán tâm loạn trí, mất chánh niệm, Ác ma đã tiến lại gần cô và buông lời bỡn cợt:

Sư cô xinh đẹp ơi!

Dưới gốc cây Ta-la

Trổ hoa thơm rực rỡ,

Nàng yêu kiều diễm lệ,

Thế gian ai sánh bằng!

Sao đứng lẻ loi thế?

Gian nhân dại khờ ơi,

Không sợ kẻ xấu sao ?

Trong lúc quan sát xem ai đang muốn quấy rầy mình thiền định, Tỳ-kheo Ni Liên Hoa Sắc nhận ra rằng: “Đấy chính là Ma vương, một Ác ma…muốn làm cho ta mất chánh niệm, từ bỏ Thiền định,” Tôn giả liền đáp lại rằng:

Dẫu trăm ngàn kẻ xấu

Ác ma ngươi đến đây,

Chẳng lay động được ta

Dù là một mảy lông.

Tại sao ta phải sợ ?

Dù ta đứng một mình

Này hỡi ác ma kia,

Ngươi chẳng làm gì được!

Khéo nhiếp tâm chánh niệm,

Ta làm chủ tâm ta, năng lực và thần biến

Vưon lên ngoài tầm xa.

Ta thoát mọi ràng buộc,

Và cám dỗ phù hoa

Vì thế ta không sợ

Này người bạn ác ma!

Sau khi nghe xong bài kệ đối đáp, Ác ma nghĩ rằng, “Tỳ-kheo Ni Liên Hoa Sắc đã nhận ra mình. “ Buồn chán và thất vọng, ác ma liền biến mất.” Tôn giả Liên Hoa Lâm độ nhiều nữ đệ tử xuất gia nổi tiếng có gia thế tương tự như cô, họ là những cô gái xinh đẹp xuất thân từ dòng dõi quý tộc, nhân được nghe pháp Phật, mà họ phát khởi niềm tịnh tín, và phát tâm xuất gia sau khi đã nhận rõ những hiểm họa tiềm ẩn trong các thú vui ngũ dục. Trong số đệ tử đó có Tỳ-kheo Ni Thanh Tịnh (Subha) – con gái của người thợ vàng – được ghi lại trong Trưởng Lão Ni Kệ 338-65.

Tỳ-kheo Ni Pháp Thí (Dhammadinna)

Tỳ-kheo Ni Pháp Thí là một phụ nữ đảm lược thuộc giai cấp thượng lưu trong xã hội và sau khi xuất gia, cô đã trở thành vị Tỳ-kheo Ni Pháp Thí thuyết cho hiền nữ Tỳ-xá-khư (Visakha), một nữa Phật tử đức hạnh đã kết hôn cùng vua Tần-bà-sa-la (Bimbasara) của thành Vương Xá (Ràjagaha) và đã chứng quả A-na-hàm. Sau khi Tỳ-kheo Ni Pháp Thí kết thúc bài pháp, đức Phật nhận xét rằng, nếu có người hỏi Ngài những câu hỏi tương tự, Ngài cũng sẽ trả lời giống như thế. Đây là lời tán dương cao cả mà đức Thế tôn đã ưu ái dành cho vị đệ tử ni đặc biệt bày.

Câu chuyện Tỳ-kheo Ni Pháp Thí từ bỏ đời sống thế tục đã được thuật lại ở các bản kinh khác nhau trong tạng Pali. Một sự thật hết sức ý nghĩa được ghi cháp trong các kinh văn này là cô đã có tất cả mọi thứ mà một người thế gian hằng mơ ước: một cuộc hôn nhân mỹ mãn, tài sản, thân tộc, danh thơm tiếng tốt v.v…Dẫu là vậy, nhưng với một sự thôi thúc và chí nguyện htuần khiết, cô đã chọn cho mình con đường thoát tục, đó là xuất gia. Với sự tinh cần và chuyên chú, cô đã đạt được mục tiêu cứu cánh chỉ trong một thời gian ngắn; mà theo những bản chú giải thì chỉ một vài tháng sau khi xuất gia. Những thi kệ của cô (Trưởng Lão Ni Kệ 12) đã phản ảnh đường hướng tu tập của bản thân như sau: “Một hành giả là phải luôn nổ lực”, tinh tấn, quyết tâm với ý chí cao thượng. Một khi tâm không còn bị ràng buộc và chi phối bởi dục lạc, thì hành giả được xem là bậc đã đắc quả dự lưu. Tôn giả Pháp Thí là giáo thọ sư của rất nhiều môn đệ, trong đó có Tỳ-kheo Ni Hỷ Lạc (Sukha), một vị ni nổi tiếng khác (xem Trưởng Lão Ni Kệ 58).

Tỳ-kheo Ni Patacara

Tỳ-kheo Ni Patacara vốn là một quả phụ đau khổ và tuyệt vọng, do vậy, sau khi xuất gia, cô là người rất tích cực trong việc giúp đỡ những phụ nữ bất hạnh. Ngược lại với nữ Tôn giả Dhammadinna, khi còn trẻ, Pacacara đắm chìm theo những lạc thú thế gian và phóng túng trong đời sống tình cảm. Cô là con gái của một gia đình trung lưu. Được cha mẹ dạy dỗ và săn sóc chu đáo, và cho ở tầng trên của ngôi nhà. Thế nhưng, bất chấp lời cảnh báo và răn dạy của cha mẹ, cô đã đem lòng yêu một đầy tớ nam trong nhà. Khi biết cha mẹ mình sắp sửa gả mình cho một thanh niên đồng giai cấp, cô đã bí mật sắp xếp để trón đi cùng người yêu cao bay xa chạy và định cư tại một ngôi làng xa xôi, hẻo lánh.

Vài năm sau, Patacara mang thai, ngày lâm bồn gần kề cô muốn trở về nhà cha mẹ để sanh con. Thế nhưng, người chồng đã ra sức thuyết phục cô từ bỏ ý định đó, vì anh ta sợ phải chịu sự trừng phạt vì tội đã dụ dỗ cô dạo trước. Thế rồi một ngày nọ, nhân lúc chồng đi vắng, cô đã bỏ về nhà cha mẹ. Dọc đường cô đã bị chồng đuổi kịp, và sau đó, cô đã hạ sanh một bé trai. Không còn lý do gì phài đi tiếp, họ đã cùng về lại căn nhà cũ nơi ngôi nhà hẻo lánh. Vài năm sau, cô lại có mang. Một lần nữa, cô lại cố gắng trở về nhà cha mẹ mình cùng đứa con trai lớn, nhưng cũng như lần trước, cô lại chuyển bụng dọc đường. khi người chồng kiếm được cô thì trời đã tối, anh ta liền đi vào khu rừng gấn đó tìm một ít nhánh cây để che tạm một túp liều cho vợ và con. Khi anh vừa đi thì cũng là lúc cô chuyển dạ và hạ sinh đứa con trai thứ hai, chính ngay lúc ấy, anh chồng bị một con rắn độc cắn chết tại chỗ. Màn đêm càng lúc càng dày đặc vây bủa khu rừng hoang vắng, suốt đêm cô bồn chồn sốt ruột chờ chồng trở về. Thêm vào nỗi tuyệt vọng của cô, một trận bão kéo tới, sấm chớp nổi lên, trời bổng chốc đổ mưa. Suốt cả đêm cô ôm hai đứa con vào lòng và tiếp tục chờ đợi nhưng người chồng vab64 bặt vô âm tín. Sáng hôm sau, trời quang mây tạnh, cô vội vã đi tìm chồng, và đã tìm thấy thi thể ồng chế từ đêm qua.

Khóc than cay đắng, Pataraca ẳm con đi đến bến sông, và phải vượt qua con sông này mới về đến nhà cha mẹ cô. Do mưa lớn suốt đêm, mực nước trên sông dâng cao và chảy xiết. bấy giờ, cảm thấy sức lực quá yếu, không thể cùng lúc bồng cả hai đứa trẻ lội qua sông được, nên Patacara bèn để đứa lớn lại bên này và bồng đứa trẻ mới sinh lội qua bờ bên kia. Sau khi đặt con xuống nơi an toàn, cô lội trở về để đưa đứa con lớn qua sông. Khi đến được giữa dòng, bỗng cô trông thấy một con diều hâu sà xuống quắp lấy đứa bé sơ sinh và bay mất hút trên bầu trời. Khi cô hoảng hốt hét to để đuổi con diều dâu, đứa con trai lớn lại tưởng mẹ nó đang gọi, nên liền nhảy xuống sông và lập tức bị nước cuốn phăng đi ngay trước mắt người mẹ trẻ. Trong vòng một đêm mà cô đã bị mất cả chồng lẫn hai đứa con.

Kiệt sức và tuyệt vọng, Patacara cố gượng chút hơi tàn lê lết tấm thân đi vào thị trấn nơi có nhà cha mẹ mình. Khi đến nơi, cô gặp một người đàn ông và hỏi thăm về cha mẹ mình. Ông ta cầu xin cô đừng hỏi gì nữa, nhưng cô vẫn một mực nan nỉ. Cuối cùng, với vẻ mặt buồn rầu, người đàn ông chỉ xuống nền đất hỏa táng và bảo cha mẹ cô đã thiật mạng do căn nhà bị sập trong trận bão đêm hôm trước. Cha mạ già và đứa em trai duy nhất của cô đều đã chết và thi thể của họ hiện đang được hỏa thiêu trên giàn hỏa. Vừa nghe xong tin kinh hoàng ấy cô đã hoàn toàn trở nên điên dại. Cô tự xá rách áo quần và chạy trần truồng trên đường. Mọi người đều gọi cô là bà điên và ném đủ thứ rác rưởi vào người cô. Tuy nhiên, nhờ nhiều phẩm chất của bản thân, cô đã bị đuổi vào trong Kỳ Viên Tịnh xá, nơi Đức Phật dang thuyết pháp với hội chúng đông đảo vây quanh. Cô chạy bổ về phía Đức Phật, dù cho nhiều người đã cố xua cô ra khỏi đạo tràng. Khi cô đến trước đấng Từ phụ, một nam cư sĩ đã tử tế quàng chiếc áo khoát của mình cho cô. Patacara cúi đầu đảnh lễ Đức Phật và tuôn trào những nỗi bi thống muôn trùng như đại dương của đời mình. Đức Từ phụ đã an ủi và xoa dịu nỗi đau của cô bằng một bài kệ; Ngài đã giúp cô tỉnh táo trở lại ngay lúc ấy.Cô ngồi yên lặng và chú tâm nghe pháp.

Cuối thời Pháp, Patacara xin xuất gia. Sau khi trở thành một Tỳ Kheo Ni, cô đã tinh tấn tu tập cho đến khi đạt được quả vị tối thượng của đời phạm hạnh. Những thi kệ của Tôn giả Patacara trong Trưởng Lão Ni Kệ (112-116) phản ảnh rất rõ sự giác ngộ và chứng đắc của cô. Là một vị trưởng lão ni nhiều kinh nghiệm, Tôn giả có nhiều đệ tử xuất gia. Tôn giả có đủ khả năng cho họ những lời chỉ dạy thích hợp và hướng dẫn họ đạt đến giác ngộ. Tôn giả đã vượt lên trên những bi kịch của đời mình và đã trở thành một nhà trị liệu tâm lý hiệu quả đối với những người bị tâm bệnh và bị trấn kích tinh thần.

Tỳ-kheo Ni Nguyệt Tinh (Soma)

Tỳ-kheo Ni Nguyệt Tinh vốn là một bà mẹ thất vọng tràn trề của lũ trẻ. Khi gia nhập Ni đoàn, cô đã phải đấu tranh quyết liệt để có thể loại trừ những ràng buộc về tình cảm. cuối cùng, cô đã được công nhận là vị Tỳ-kheo Ni thắng hạnh tinh tấn đệ nhất. Như có một định kiến chung trong nhiều nền văn hóa và xã hội, người phụ nữ luôn bị xem là không phù hợp với đời sống tâm linh. Đáng tiếc thay, niềm tin vô căn cứ ấy lại được lan rộng đến nỗi khó mà tẩy bỏ. Cũng chính vì vậy, khi Nguyệt Tinh từ bỏ cuộc sống trần tục, cô đã bị Ác ma thử thách. Cách cô thể hiện khi chế ngự sự quấy rối của Ác ma trong tình huống này quả là một câu chuyện kỳ thú. Khi thấy cô đi đến một nơi thanh tịnh để thiền định, Ác ma đã xuất hiện và nói:

Cảnh giới khó chứng đạt,

Chỉ bật trí đến được,

Trí nữ nhân tầm thường,

Không thể nào đạt được.

Người ta có thể tự thắc mắc liệu Ác ma là một loài hữu tình hiện hữu với tính tình quỷ quỵêt, tinh quái hay đó chính là vọng tưởng điên đảo trong tiềm thức của Nguyệt Tinh với những văn hóa đã lan tỏa và ăn sâu trong con người và cuộc sống của cô.. Dù cách nào đi nữa, là bậc trí giả luôn tỉnh thức và chánh niệm trong từng sát na, cô có đủ khả năng để ứng phó một cách hiệu quả những thách thức của Ác ma và giáo huấn bằng bài kệ sau đây:

Nữ nhân thì đã sao

Một khi tâm chánh niệm

Một khi trí kiên định

Người ấy ngộ chánh pháp

Khi một người còn nghĩ,

“Ta là nữ, là nam,

Hay ta là gì khác ?”

Ác ma ngươi xuất hiện.

Khi nghe những lời đối đáp này. Ác ma nhận thấy “Tỳ-kheo Ni Nguyệt Tinh đã nhận ra mình.” Chán nản và thất vọng, Ác ma biến mất ngay tức khắc!

Những Nữ Phật Tử Lỗi Lạc Thời Đức Phật

Thời Phật còn tại thế, Tỳ-xá-khư (visakha) là một nữ thí chủ xinh đẹp được mọi người biết đến vì lòng nhân ái và tận tâm đối với Tam bảo. Thời thơ ấu, cô là một đứa bé may mắn luôn đựoc chân ông nội đến Tịnh Xá để nghe Pháp. Chuyện kể rằng, cô đã chứng quả Tu Đà Hoàn lcú ấy chỉ mới bảy tuổi. Là một thiếu nữ duyên dáng và thông minh, cô có được cuộc hôn nhân mỹ mãn với người chồng trẻ trung, giàu sang cùng giai cấp. Câu chuyện cô chuyển hóa cha mẹ chồng, hướng họ quy y Tam bảo là một giai thoại rất xúc động. Cũng chính và điều này mà cha chồng xem cô như mẹ của mình, và cũng từ đây cô có biệt danh là Miragamata. Từ những mẫu chuyện về cô được ghi chép lại trong Kinh Pháp Cú và Luật tạng mà chúng ta biết rằng cô là người quản lí trong gia đình đông con cháu, dù vậy, cô vẫn dành thời gian để tu tập. Cô rất nổi tiếng bởi tính tình độ lượng, tâm hồn trong sáng, thông minh, và luôn được tin cậy trong việc những vấn đề của nội bộ Ni viện. Cô đúng là một phụ nữ hoàn hảo mà Kinh điển thường mô tả và xưng tụng: “Một người đi từ sáng đến sáng,” nghĩa là cô đã gieo trồng thiện nghiệp và không ngừng phát triển ở mức tốt nhất.

Một nữ Phật tử khác thời đức Phật đó là khujiuttara, một thị tỳ thấp bé, xấu xí và xảo quyệt, người mà sau khi xuất gia đã trở thành một vị giáo thọ lỗi lạc và chánh trực. Tuy xấu xí nhưng cô là một tì nữ rất sáng dạ và thạo việc của hoàng hạu Samavati :vợ vua Udena trị vì vương triều Kosambi”. Mỗi ngày, hoàng hậu đưa cho cô tám đồng tiền vàng để mua nước hoa về dùng nơi hậu cung của bà. Khujiutar gian xảo chỉ dùng phân nửa số tiền ấy cho mục đích trên, phần còn lại cô bỏ túi riêng. Cô đã làm như thế trong một thời gian dài. Nhưng hoàng hậu Samavati là một người rất nhân từ và độ lượng, bà vẫn giữ cô làm nữ tỳ hầu cận ngay cả khi biết mình bị gạt. Một hôm, trên đường đến chợ, Khujiuttara nghe được rằng Bậc Giác ngộ - Đức Phật, đang trú ngụ trong vùng. Cô liền theo chân những người khác đến chỗ Phật để nghe pháp. Sau thời Pháp, cô cảm thấy vô cùng xấu hổ về hành vi của mình. Từ đó, cô không còn có thể lừa dối hoàng hậu nhân từ của mình được nữa. Thya vào đó, cô dùng tất cả số tiền cô đã chặn bớt trước đây để mua nước hoa và hoa tươi loại hảo hạng cho hoàng hậu dùng khi bà cần. Hoàng hậu và những cung nữ trong hoàng cung rất ngạc nhiên về chất lượng của những thứ mà cô đã mua về cho họ. Cô quý sụp dưới chân hoàng hậu và thú nhận mọi lỗi lầm mà cô đã làm trong thời gian qua. Cô cũng kể cho hoàng hậu biết lý do tại sao cô thay đổi hoàn toàn như thế. Nghe xong câu chuyện của cô. Hoàng hậu cho phép cô đi nghe pháp bất kỳ khi nào Bậc Đạo sư thuyết, Khuijuttara ghi nhớ chúng và thuạt lại cho hoàng hậu Sama vati cùng 500 công nương ở trong hoàng cung nghe. Nhờ có trí nhớ tốt, cô đã có thể ghi nhớ những bài Pháp mà cô đã nghe được. Sự tiếp cận Phật Pháp của cô cho chúng ta một cái nhìn bao quát là làm thế nào để cho giáo pháp được tiêu hóa như những phương thức nhiệm mầu để chuyển hóa con người trong mỗi bước đi của cuộc đời.

 

(Nguyên tác: Eminent Women In Early Buddhist History)

* Bhikhuni Dhammananda

* Thích Nữ Như Bảo dịch

(Trích tham luân Hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ XI tại Tp. Hô Chí Minh, Viêt Nam)