Ðã giúp dân ta sống cuộc đời Hiếu cho tổ quốc, trung với nước Nghĩa cùng nhân loại với đồng bào" Tỳ-kheo Ni Tuệ Minh (Trích tham luận Hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ XI tại Tp. HCM, Việt

Lịch sử đất nước hõn hai nghìn năm tồn tại và phát triển, Phật giáo Việt Nam đã sớm hòa mình vào mạch sống dân tộc, như nước thấm vào lòng đất, không thể tách rời qua bao cuộc thăng trầm vinh nhục của nước nhà, Phật giáo Việt Nam trong đó có Ni giới đã đóng góp rất nhiều công sức của mình vào sự nghiệp chung, mang lại an lạc hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, cũng như công cuộc xây dựng phát triển và trang nghiêm Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Chúng ta rất tự hào về người phụ nữ Việt Nam, luôn có truyền thống yêu nước, lao động cần cù và sáng tạo, “Giỏi việc nước đảm việc nhà” luôn phát huy tinh thần “Trung hậu đảm đang”. Ni giới Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ nhất, ở miền Bắc có rất nhiều nữ tướng dưới triều đại Hai Bà Trưng (40 – 43) như công chúa Bát Nàn, công chúa Phương Dung, bà Thiều Hoa, bà Vĩnh Huy, với tư cách là nữ nhi, thời loạn ra giúp nước đấu tranh dẹp giặc ngoại xâm, giành độc lập tự do cho tổ quốc, thời bình về ẩn dật các chùa tu hành hạnh cao quý.

Việt Nam đầu thế kỷ XX, các vị Ni tiếp nối gương sáng đức Kiều-đàm Ðại Ái Ðạo làm nên đạo nghiệp phải kể đến Ni trưởng Diệu Ngọc (1885 – 1952), Ni trưởng Như Thanh (1911 – 1999), Ni trưởng Diệu Không (1905 – 1997), Ni trưởng Như Hoa, Sư bà Huyền Học, Sư bà Như Chí. Riêng Ni giới ở tỉnh Tiền Giang có Ni trưởng Diệu Tịnh (1910 – 1942), Ni trưởng Diệu Tín (1852 – 1923), Ni trưởng Chí Kiên (1919 – 2007), Ni trưởng Liễu Tánh (1916 – 1982), Ni trưởng Như Chơn (1918 – 2000)… Quý ngài là những bậc long tượng của tòng lâm Ni giới, đã xây dựng Giáo đoàn Ni lên đến hàng vạn người, góp phần xây dựng thành tựu hoạt động của Ni chúng khắp mọi miền đất nước.

Riêng hệ phái Khất sĩ, có Ni trưởng Huỳnh Liên trong suốt cuộc đời hành đạo không mệt mỏi, Ni trưởng đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước và dẫn dắt Ni giới hệ phái Khất sĩ hoàn thành sứ mạng của người con Phật. Công đức và đạo hạnh của Ni trưởng đã tỏa sáng và hướng dẫn cho nhiều thế hệ Ni giới trong Hệ phái, tiếp tục đem tâm nguyện và trí tuệ phụng sự xã hội nhân sinh như lời Ni trưởng đã nói:

"Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn đạo pháp, cho tình quê hương."

Trong đấu tranh yêu nước, giới nữ Phật giáo ta không quên ghi công Phật tử Nhất Chi Mai, Quách Thị Trang, Ðào Thị Yến Phi và các Thánh tử đạo đã hy sinh đấu tranh đòi hòa bình, độc lập cho dân tộc.

"Chấp tay tôi quỳ xuống

Xin đem thân làm đuốc

Xin tình người thức tỉnh

Xin Việt Nam hòa bình."

(Nhất Chi Mai)

Trong công tác giáo dục, nổi bật nhất là Ni trưởng Trí Hải (1938-2003), người đã trước tác và dịch thuật nhiều tác phẩm có giá trị, được giới trí thức đánh giá cao.

Hiện nay trong lĩnh vực Từ thiện có Ni sư Huệ Từ (Chùa Giác Tâm – TP.HCM) là người nổi tiếng trong công cuộc vận động Ni giới Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội. Riêng ở Tiền Giang có Ni sư Như Hảo, Ni sư Tịnh Nghiêm cùng chư Ni các tự viện trong tỉnh cũng đóng góp tích cực cho công tác Từ thiện bằng tấm lòng và khả năng của mình, hầu làm vơi bớt phần nào khó khăn đau thương của những người bất hạnh.

Cách Mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định công dân Việt Nam, nam nữ bình đẳng, bình quyền, chấm dứt chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ, và từ đó giới phụ nữ nước ta tạo lấy lực lượng quan trọng, hình thành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, gồm đông đảo thành viên tham gia tích cực sinh hoạt cùng nam giới khắp ban ngành, đoàn thể trong cả nước.

Ðứng về mặt quốc tế, ngay trong Tuyên Ngôn Ðộc Lập của Hoa Kỳ 1776, nêu rõ: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”. Cho nên hiện nay Hội Liên hiệp Phụ nữ Quốc tế là một lực lượng hùng hậu tập hợp các hội Phụ nữ trên thế giới tham gia đoàn kết, tự đặt lấy trách nhiệm hoạt động và bảo vệ những quyền lợi công bằng chính đáng, văn minh tiến bộ của giới phụ nữ.

Trong xã hội ngày nay với tinh thần bình đẳng đã tạo điều kiện cho nữ giới có nhiều cơ hội hòa nhập và phát triển. Người Phụ nữ cũng có vai trò trong xã hội không thua gì nam giới, có nhiều người đảm nhận những trọng trách trong bộ máy nhà nước từ cấp TW đến địa phương với tinh thần trách nhiệm cao. Ni giới và nữ Phật tử đều có mặt không ít là Ðại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Ủy viên MTTQ từ TW đến tỉnh, thành, quận, huyện, phường, xã. Các vị luôn phát triển thi đua học vấn, mở mang kiến thức, có những vị đã tốt nghiệp Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Tuy chưa giữ vai trò quan trọng trong xã hội như Phật giáo các nước bạn, nhưng Ni giới Việt Nam đã có những chuyển biến rất lớn, làm tròn chức năng của mình. Ni giới có thể tham gia vào mọi lĩnh vực hoạt động như công tác từ thiện xã hội, hoằng pháp, giáo dục, kinh tế, văn hóa v.v… Luôn phát huy sức mạnh đại đoàn kết để đạt nhiều thắng lợi góp phần xây dựng nước nhà ngày càng phát triển theo thời đại.

Dân tộc Việt Nam ta rất tự hào đang sống nở mặt nở mày trên quê hương thanh bình của mình, với tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, mở rộng hợp tác quốc tế đem toàn tâm toàn ý tiến lên vững chắc, thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa hiện ðại hóa đất nước, gắn chặt truyền thống đoàn kết toàn dân trải qua bao thời đại của nhân dân ta.

Mọi người đang sống và làm việc trong cảnh quốc thới dân an, trẻ em được hồn nhiên học hành, Tãng Ni trẻ được đến học tập ở các trường Phật học do GHPGVN tổ chức, những người cao tuổi về hưu cũng an tâm với những tháng ngày ổn định. Tiếp tục phát huy truyền thống xây dựng đất nước, nữ giới Phật giáo Việt Nam luôn tâm nguyện đem hết sức mình để phụng sự cho quê hương và đạo pháp, được như mấy câu thơ:

"Tinh thần đạo Phật đầy nhân bản

Ðã giúp dân ta sống cuộc đời

Hiếu cho tổ quốc, trung với nước

Nghĩa cùng nhân loại với đồng bào"


Tỳ-kheo Ni Tuệ Minh

(Trích tham luận Hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ XI tại Tp. HCM, Việt Nam)