Câu chuyện thiền môn: Vững bước vào đời

Xem hình

Trong cùng một môi trường sống nhưng có người thể hiện được giá trị và ý nghĩa của cuộc sống, thể hiện lối sống lạc quan, anh lành, hạnh phúc. Nhưng cũng có người thì tự gây tạo cho mình những nỗi đau quật vả, khốn đốn, những cảm giác hục hẩn làm cho con người ta tưởng chừng như đang bị chìm đắm trong bế tắc tuyệt vọng ...

Khách qua đường hỏi một chú tiểu trong chùa suốt ngày chỉ biết tụng kinh: "Lẽ nào chú không thích ra bên ngoài để vui chơi sao?"

"Vì cái gì?" chú tiểu mới vào chùa ngây thơ hỏi.

"Thế giới bên ngoài thật bao la và nhộn nhịp, muốn gì thì có thứ đó tha hồ ăn uống, sao chú phải ở trong chùa làm thầy tu khổ hạnh chứ?"

"Nhưng tôi bay giờ không phải rất tốt và đầy đủ đó sao? Mỗi ngày tôi nhất tâm hướng về Phật, đức Phật tổ đã ban cho tôi mái hiên để che gió đục mưa, không bị gió táp mưa sa, ngày ngày còn được tiếp chuyện với Sư phụ và rất vui khi tìm hiểu về những việc tu hành và đắc đạo nữa."

"Nhưng chú có được tự do thoải mái không?"

Chú tiểu lặng lẽ.

Thế là người khách đã mở chốt cửa một cách dễ dàng và dẫn chú tiểu ra bên ngoài, đưa chú tiểu đến một gia đình rất lộng lẫy xa hoa.

Một năm sau, người khách chợt nhớ đến chú tiểu và đã đến thăm chú.

Người khách hỏi chú tiểu: "Này! Đức Phật tổ của tôi, sống thoải mái và vui vẻ không nào?"

Chú tiểu trả lời: "Ngã Phật từ bi, tôi sống rất tốt".

"Thế thì, chú có thể nói ra những cảm nhận và suy nghĩ trong quá trình sinh hoạt của thế giới tuyệt vời này không?" người khách biểu hiện bộ dạng rất chân thành mà hỏi.

Chú tiểu than một tiếng thật dài và nói: "Ôi! Ở đây cái gì cũng tốt, mỗi buổi sáng thức dậy tôi nhìn thấy Phật quang phổ chiếu khắp cả sân vườn, thật là kỳ diệu. Chỉ có điều là ngôi chùa này quá lớn so với cái chùa nhỏ kia lúc trước tôi ở." Vừa nói xong, chú tiểu đã nhập vào định.

(Trích dịch)

Cảm nhận cuộc sống:

Phẩm chất của cuộc sống là quá trình thể hiện tốt hay xấu của mỗi cá nhân trong cuộc sống. Phẩm chất ấy, do chính chúng ta tự huân tập và kiện toàn trong cuộc sống xã hội. Mà cuộc sống là tổ hợp của các mối quan hệ giữa đời sống cá nhân và điều kiện môi trường xã hội. Vì thế, cuộc sống của mỗi chúng ta không thể tách rời các mối liên hệ đó, và tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng và tác động của môi trường xung quanh và cuộc sống xã hội. Điều quan trọng là trong cùng một môi trường sống nhưng có người thể hiện được giá trị và ý nghĩa của cuộc sống, thể hiện lối sống lạc quan, anh lành, hạnh phúc. Nhưng cũng có người thì tự gây tạo cho mình những nỗi đau quật vả, khốn đốn, những cảm giác hục hẩn làm cho con người ta tưởng chừng như đang bị chìm đắm trong bế tắc tuyệt vọng, do chính sự hấp dẫn, lôi kéo và cuốn hút của môi trường xung quanh tạo nên, và từ đó khiến giá trị hạnh phúc cuộc sống, niềm tin cuộc sống của họ dường như ẩn mình trong vô thức.

Dù rằng, đời sống của mỗi cá nhân đều có những quan điểm và cảm nhận khác nhau về lối sống, nhưng dù sống thế nào đi chăng nữa thì mọi người đều thể hiện cuộc sống trên nền tảng đạo đức, an lạc và hạnh phúc, tức là chúng ta nên thể hiện phẩm chất và giá trị cuộc sống của chính mình. Để duy trì và phát huy được phẩm chất đó, chúng ta cần nuôi dưỡng Niềm tin, Nghị lực và sự Tỉnh giác trong cuộc sống, chỉ có Niềm tin, Nghị lực và sự Tỉnh giác mới có thể giúp mọi người bảo tồn được lý tưởng và định hướng cuộc sống. Với những đức tính này sẽ giúp cho chúng ta có khả năng tự điều chỉnh cách sống để thích nghi vớ môi trường hiện tại, hòa nhập cộng đồng, tiếp nhận những tinh hoa, nghệ thuật của cuộc sống và gạn lọc những tư tưởng bi quan, lối sống bất thiện, cũng như các nguyên nhân đưa đến băng hoại đạo đức, suy thoái phẩm chất và đưa đến cuộc sống khổ đau.


Bhikkhu Phương Nam