HOẰNG PHÁP TẠI MIỀN NÚI

http://www.vtc.vn/newsimage/original/vtc_35664_Mien_nui.jpg

Huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái, cửa ngõ của miền Tây Bắc, địa bàn rộng, dân cư rải rác, đường giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, với truyền thống lao động cần cù của đồng bào các dân tộc và giàu lòng yêu nước, luôn giữ được bản sắc của dân tộc nghề dệt vải thổ cẩm, làm đệm bông lau.

Nghề chính nông nghiệp thâm canh cây lúa nước, đánh bắt cá ở các con suối. Trải qua gần ngàn năm lịch sử, đồng bào các dân tộc trong huyện đã khai phá đất hoang thành cánh đồng màu mỡ, đó là cánh đồng Mừng Lò, vựa thóc thứ hai của khu Tây Bắc.

- Huyện Văn Chấn gồm có: 31 xã và thị trấn.

- Dân số hiện nay: 14 vạn người. Dân tộc gồm có 7 dân tộc: Kinh, Tày, Mường, Thái , Dao, Mông và Khơ Mú.

- Tín ngưỡng tôn giáo ở Văn Chấn từ lâu đời tin vào các thầy phù thủy, thầy cúng, thầy mo cũng có những tác động đáng kể tới đời sống tinh thần của một bộ phận dân cư nhẹ dạ cả tin, nhất là những người ở vùng xa xôi hẻo lánh.

Cuối năm 1962 thành lập tỉnh Nghĩa Lộ đồng bào miền xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới, thì sự phát triển Phật giáo ở Văn Chấn ngày một nhân rộng.

Sau khi thống nhất đất nước, một tổ chức Phật giáo ra đời đó là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” (1981).

Từ năm 1963 đến năm 1994, huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái đã có hàng ngàn Phật tử quy y Tam bảo tại các chùa ở miền xuôi, trong đó đồng bào dân tộc: Thái, Tày, Mường đã quy y Tam Bảo.

Do điều kiện huyện Văn Chấn không có chùa nên một số xã, thị trấn đã về chùa Đồng Quang xin cốt bát hương lên thờ Phật như:

- Thị trấn NT Nghĩa Lộ

- Xã Tân Thịnh

- Xã Nghĩa Tâm

- Xã Bình Thuận

- Xã Cát Thịnh

- Xã Trấn Thịnh

Được sự quan tâm của TW Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Yên Bái. Tháng 11/2007 được quyết định thành lập Ban Đại diện Phật Giáo tỉnh Yên Bái gồm có 13 thành viên trong trong ban đại diện.

Trong đó: Thượng tọa Thích Thanh Duệ - Chánh Ban đại diện

Đại đức Thích Minh Huy – Phó Chánh Ban đại diện

Còn lại các ủy viên phụ trách các huyện, thị, thành phố

- Thực hiện phương hướng nhiệm vụ công tác Phật sự của Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Yên Bái năm 2007 – 2012.

1. Về tổ chức:

- Huyện Văn Chấn có 27 chi hội Phật tử đang sinh hoạt tại các xã, thị trấn

- Tổng số Phật tử đã quy y Tam bảo: 1696 Phật tử.

- Thành lập quỹ hậu Phật chi dùng khi Phật tử lâm chung.

- Tổng số hội viên tham gia: 113 Phật tử

- Tổng số quỹ hiện có: 112.600.000 đ.

2. Hoạt động Phật pháp:

Chương trình mùa an cư kiết hạ, ban đại diện Phật giáo đã có 2 Tăng ni thực hiện chương trình này. Đồng thời cũng đã tổ chức cho Phật tử tỉnh Yên Bái đi cúng dường tại các trường hạ tỉnh Phú Thọ, học viện Phật giáo, chùa Quán Sứ, chùa Cả (Nam Định), chùa Vẽ (Ninh Bình). Trong đó Phật tử huyện Văn Chấn tham dự là 20 Phật tử trong thời gian 3 ngày.

- Ngay sau buổi lễ ra mắt Ban đại diện Phật giáo tỉnh Yên Bái, Phật tử huyện Văn Chấn đã suy cử 5 Phật tử tiêu biểu cho Phật tử các dân tộc cùng Phật tử tỉnh Yên Bái về chào mừng Đại hội Đại biểu Phật Giáo Việt Nam lần thứ 6 tại Hà Nội.

- Đại lễ Phật Đản liên hợp quốc dược tổ chức tại thành Hà Nội, Phật tử tỉnh Yên Bái suy cử 21đại biểu đại diện cho Phật tử các dân tộc trong tỉnh về dự, trong đó huyện Văn Chấn có 5 Phật tử.

3. Hoạt động xã hội từ thiện:

- Nhân dịp đón Tết Kỷ Sửu (2009), Ban đại diện Phật giáo tỉnh Yên Bái đã tổ chức lễ mừng thọ cho Phật tử cao tuổi tại huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ.

- Số Phật tử được mừng thọ tuổi 80, 85, 90, 95, 100 tuổi trở lên có 226 Phật tử được mừng thọ, với kinh phí là 36.160.000 đ (ba mươi sáu triệu một trăm sáu mươi ngàn đồng).

4. Về hoằng pháp:

Trong sự nghiệp hoằng dương chánh pháp, lợi lạc quần sanh của Giáo hội, trong năm 2009 ban đại diện Phật giáo tỉnh yên Bái đã cử các đoàn tham dự hội nghị, hội thảo, bồi dưỡng:

- Bồi dưỡng lớp tổ chức hành chánh: 02 đại biểu.

- Hội thảo ban hướng dẫn Phật tử: 02 Phật tử.

- Họp ban hướng dẫn Phật tử: 01 đại biểu.

- Bồi dưỡng hoằng pháp tại Đà Nẵng: 08 đại biểu.

- Bồi dưỡng hoằng pháp tại Hải Phòng: 20 đại biểu.

Trong đó Phật tử huyện Văn Chấn có 5 đại biểu tham dự các lớp bồi dưỡng trên.

Nhờ đó đồng bào các dân tộc huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái đã thực hiện tốt mọi chính sách pháp luật của nhà nước như:

- Xóa bỏ trồng cây thuốc phiện.

- Không phá rừng đốt cây làm rẫy.

- Không di cư tự do.

- Không tái nghiện hút thuốc phiện.

- Kế hoạch hóa gia đình ngày một ổn định.

Những ngày lễ lớn trong năm như: lễ Phật đản, lễ Vu lan, ngay chủ tịch xã là người Mông cũng đã đưa vợ con ra chùa Ngọc Am để dự lễ, nghe kinh Phật, nghe thầy giảng pháp.

5. Những khó khăn hiện nay ở Văn Chấn:

Ban đại diện huyện Văn Chấn chưa được thành lập, trụ sở của tổ chức, cơ sở thờ tự chưa có nên đối với việc hoằng dương chánh pháp còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Năm 2009 Ban đại diện Phật giáo tỉnh Yên Bái đã làm văn bản trình UBND tỉnh Yên Bái xin thành lập ban đại diện Phật giáo huyện, thị gồm:

-Thành phố Yên bái

-Huyện Lục Yên

- Huyện Văn Yên

- Huyện Văn Chấn

Đồng thời xin trùng tu một số ngôi chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Xin quy hoạch chi tiết vị trí xây chùa tại huyện Văn Chấn.

Hạnh phúc biết bao khi tăng già hòa hợp

Hạnh phúc nào bằng tứ chúng đồng tu

Phật tử tỉnh Yên Bái chúng con về đây dự khóa hội thảo Hoằng pháp năm 2010 tại tỉnh Kiên Giang không sao cầm nổi sự bùi ngùi xúc động, tình thầy trò, tình đạo hữu mới gặp nhau vài ngày tay bắt nặt mừng với bao lứa tuổi, cùng nhau chia sẻ phương thức hoạt động Phật pháp, đem về quê hương mình học tập, ứng dụng hài hòa với tinh thần xã hội đất nước, đó là cơ duyên thuận lợi, đồng thời đòi hỏi phải khắc phục không ít khó khăn trên đường đi tới, để công tác tu học, phụng sự đạo pháp và dân tộc của mỗi người không ngừng tinh tấn các mặt hoạt động Phật sự đều hoàn thành viên mãn, góp phần làm trang nghiêm vững mạnh ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong lòng dân tộc./


Hoằng pháp viên: Hoàng Thị Kim Oanh

(Trích tham luận Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2010 tại Kiên Giang)

(giaohoiphatgiaovietnam.vn)