Giác ngộ giải thoát của tu sĩ có thể bắt đầu bằng một cuộc đi bộ đường trường


Endo-Mitsunaga

Vermont, Hoa Kỳ: Bất kỳ ai đã từng tham dự các cuộc đi bộ hoặc chạy Marathon, đều cần có một thể lực cường tráng bền bĩ, và ý chí kiên định nguyên tắc để tham gia các cuộc thi này.

Vì vậy cũng không mấy gì ngạc nhiên lắm, khi một nhà sư Nhật Bản đã thực hiện một cuộc đi bộ đường trường vô tiền khoáng hậu, chiều dài bằng chu vi của trái đất – nhằm chứng minh thể lực bền bĩ và ý chí sắt đá của con người, có thể thực hiện bất cứ mục đích gì, nếu con người biết tận dụng 2 điều kiện tối thiểu như trên.

Chênh vênh dọc triền núi Hiei, nhìn xuống cố đô Kyoto, với từng ngọn gió thoảng qua chung quanh khu vực tu viện chùa chiền Enryaku-ji, bên trong là hàng loạt kinh kệ Phật, chúng ta có thể nhìn thấy vị thiền sư trẻ 34 tuổi Endo Mitsunaga, một trong những vị trụ trì của một ngôi chùa, thuộc trung tâm thiền viện trên.

Mọi sinh hoạt thao tác hành động, của thiền sư Endo đều chính xác nhanh gọn lẹ không thừa, không thiếu, từ những việc làm đơn giản nhất cho đến tụng kinh hoặc thiền định.

Mùa thu năm ngoái 2009, thiền sư Endo trở thành vị sư thứ 13, kể từ thế chiến thứ 2, hoàn tất hành trình tu tập “Senichi Kaihogyo”, 1,000 ngày thiền hành và cầu nguyện hơn 7 năm lien tục vòng quanh dãy núi Hiei. Thiền sư Endo đi bộ 26 dặm 1 ngày trong khoãng 100 ngày hoặc 200 ngày liên tục – 1 độ dài ngang bằng với đi bộ vòng quanh thế giới.

Cuộc hành hương vòng tròn:

Trong thiền phòng nhỏ bé đơn giản, thiền sư Endo quỳ trên sàn nhà “Tatami” và chậm rãi pha trà xanh. Theo lời Thiền sư thì thiền hành và thiền tọa đều giống nhau, thiền sinh cần phải có một tâm hồn thư giản tĩnh thức, một tư thế ngồi chững chạc, và theo dõi, cũng như giữ hơi thở nhịp nhàng đều đặn.

Cũng theo lời thiền sư, thì khi thiền hành vòng quanh dãy núi, thiền sinh cần phải tập trung chú niệm vào kinh Fudo Myo-o, nhằm điều khiển hơi thở, cũng như điều khiển ý thức.

Fudo Myo-o là 1 vị vua thông thái toạ thiền bất động, 1 hình ảnh quan trọng trong phật giáo Nhật Bản, với quần áo bằng vải thô, và tay cầm một thanh kiếm, chung quanh bộ áo cổ truyển Nhật Bản.

Thiền sư Mitsunaga thường cầm 1 cây quạt và 1 thanh đoản kiếm, mang 1 đôi dép bằng dây rừng, và mặc 1 bộ quần áo màu trắng, tượng trưng cho cái chết tại Nhật Bản.

Theo chuyên viên về phật giáo Nhật Bản, ông Robert Rhodes, thuộc trường đại học Otani, thành phố Kyoto, thì truyền thống “Kaihogyo” rất đặc biệt, vì truyền thống này chuyển hướng các cuộc tu học hành hương tâm linh trên núi, trở thành 1 vòng tròn tu tập lợi lạc.

Tu sĩ và thiền sinh thực hành truyền thống Kaihogyo, không chỉ thiền hành chung quanh dãy núi, mà thật ra họ còn phải tụng kinh, và lễ bái 260 chỗ khác nhau trên núi.

Truyền thống “Kaihogyo” được coi như là 1 tập tục cổ truyền Nhật Bản, tuy nhiên theo lời thiền sư Mitsunaga, thì thực hành truyền thống này không phải là khó, nó chỉ đòi hỏi thiền sinh cần bỏ ra nhiều thời gian và có tính kiên nhẫn bền bĩ.

Thiền sư Endo thiền hành 12 tiếng một ngày chung quanh triền núi, thời gian còn lại ông phải chăm sóc thiền viện, và mọi việc cần phải làm nhanh gọn, chính xác, nếu không thì ông không có thời gian để ngủ.

Trong suốt thời gianluyện tập và thực hành truyền thống “Kaihogyo”, Thiền Sư Mitsunaga thức dậy đúng 12:30 sáng sớm, và bắt đầu thiền hành xung quanh núi từ 2 giờ sáng đến 8 giờ sáng. Ông chăm sóc công việc chùa sau khi thiền hành, và ngủ mỗi ngày 4 tiếng rưỡi.

Thực nghiệm cái chết:

Sau 700 ngày, các thiền sinh Kaihogyo phải trãi qua 1 kỳ thi bao gồm : tụng kinh liên tục 9 ngày, không được ăn uống, ngủ và ngay cả nằm nghĩ. Cuộc thi này được gọi là “Thực Nghiệm Sự Chết”.

Cũng theo lời Thiền sư giải thích: thì nói 1 cách đơn giản là các thiền sinh phải từ bỏ tất cả và chỉ cầu nguyện và hướng tâm về hình ảnh “vua thông thái toạ thiền bất động”, theo phật giáo Nhật Bản thì chính nhờ những điều này mà thiền sinh khi trãi qua các kỳ thi có thể sống sót sau 9 ngày liên tục cầu nguyện, không ăn, không uống, không ngủ, không nghĩ.

Các thiền sinh trải qua kỳ thi này sẽ được coi như là tái sinh, và có nhiệm vụ truyền bá giáo pháp Đức Phật cho mọi người.

Luyện tập bản thân mình để giúp người khác:

Truyền thống thiền hành Kaihogyo dùng để luyện tập và rèn luyện bản thân, hầu sau này có đủ khả năng và nghị lực giúp đỡ mọi người.

1,000 ngày thiền hành chung quanh núi, được chia làm 2 giai đọan: 700 ngày và 300 ngày. Theo chuyên gia phật giáo Nhật Bản Rhodes, thì tỷ lệ 7:3 dựa trên từng tầng thiền khác nhau trong quá trình giác ngộ của Phật Giáo Nhật Bản.

7 giai đọan đầu, thiền sinh tự luyện tập cho bản thân về 2 mặt thể xác và tâm hồn, 3 giai đọan cuối thiền sinh thực hành quán niệm về sư hướng thượng giúp đỡ mọi người.

Dương Tiêu dịch

05/12/2010

Nguồn: Budddhist Channel
Monk's Enlightenment Begins With A Marathon Walk
by Anthony Kuhn, Vermont Public Radio