Phật giáo dưới mắt nhà trí thức - phần 2

14-Phật Giáo và Đời SốngPhần II

LUÂN LÝ

DÂN CHỦ

Phật giáo hoạt động dân chủ, Phật giáo gìn giữ dân chủ trong tôn giáo, dân chủ trong xã hội và dân chủ trong chính trị.
- Tiến Sĩ Ambedkar

CON NGƯỜI ÐẠO ÐỨC KỲ TÀI

Trên quả địa cầu này, Ngài đem ý nghĩa những chân lý giá trị trường cửu và thúc đẩy đạo đức tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn độ mà cho cả nhân loại. Ðức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại kỳ tài chưa từng thấy có trên hoàn vũ.
- Albert Schweizer,
Một nhà lãnh đạo triết học Tây Phương

VĂN HÓA THẾ GIỚI.

Phật giáo đã mang lại sự tiến bộ cho thế giới văn minh và văn hóa chính đáng nhiều hơn bất cứ ảnh hưởng nào khác trong tiến trình nhân loại.
- H.G. Wells

ÐỘ LƯỢNG - HÒA BÌNH - TÌNH THƯƠNG

ÐỂ ÐẠT ÐƯỢC HÒA BÌNH

Câu hỏi tự nó nêu lên là thông điệp vĩ đại của đức Phật, có thể áp dụng được bao xa trên thế giới ngày nay? Có lẽ có thể áp dụng được, có lẽ cũng không thể áp dụng được; nhưng nếu chúng ta theo đúng những nguyên tắc do đức Phật đề ra, rồi chúng ta sẽ đạt được hòa bình và an lạc cho thế giới.
- Tổng thống Nehru

TRÍ TUỆ LÀ THANH GƯƠM CÒN VÔ MINH LÀ KẺ THÙ

Chưa có một trang lịch sử nào của Phật giáo bị xóa nhạt bởi ánh sáng của ngọn lửa của tòa án dị giáo, hay bị bôi đen bởi làn khói dị giáo, hay các nơi thị tứ vô tín ngưỡng bốc cháy, hay bị nhuộm đỏ với máu của các nạn nhân vô tội vì hận thù tôn giáo. Phật giáo chỉ dùng một thanh gươm, đó là gươm Trí tuệ và chỉ thừa nhận kẻ thù, đó là Vô minh. Ðó là chứng tích của lịch sử không thể chối cãi được.
- Giáo sư Bapat
"2500 Năm của Phật giáo"

KHÔNG MỘT LỜI THÔ BẠO

Không một lời thô bạo nào được thấy thốt ra từ nơi đức Phật trong cơn tức giận, chưa từng có một lời thô bạo được thấy trên môi đức Phật kể cả trong lúc tình cờ.
- Tiến Sĩ S. Radhakrishnan

TẬP LUYỆN TRÍ TUỆ VÀ TỪ BI

Dường như người thanh niên bất diệt, hiền lành, ngồi khoanh chân trên hoa sen thanh tịnh với bàn tay phải dơ lên như khuyên nhủ, như trả lời: "Nếu con muốn thoát khỏi sự đau khổ và sợ hãi, con hãy luyện tập trí tuệ và từ bi".
- Anatole France

KHÔNG CÓ NGƯỢC ÐÃI

Với tôi, không có một tài liệu nào trong tất cả lịch sử dài đằng đẵng của Phật giáo qua nhiều thế kỷ mà các tín đồ Phật giáo, tuy trong thời gian dài tột bực như vậy, mà có một sự ngược đãi nào của người Phật tử đối với những người có niềm tin khác.
-    Giáo sư Rhys Davids

alt

VỊ TRÍ CỦA CON NGƯỜI TRONG PHẬT GIÁO

CON NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT SẢN PHẨM LÀM SẴN

Con người ngày nay là kết quả của việc lập đi lập lại cả triệu triệu lần tư tưởng và hành động. Con người hình thành và vẫn tiếp tục hình thành như vậy. Cá tính của con người được tiền định bởi sự chọn lựa của chính mình, tư tưởng, hành động do mình chọn lựa bằng thói quen.
- Hòa thượng Piyadassi

CON NGƯỜI CÓ THỂ TỰ LẬP

Phật giáo giúp con người có thể tự lập và khích lệ lòng tự tin và nghị lực.
-Hòa thượng Narada Maha Thera,
"Phật giáo yếu lược"

CON NGƯỜI CÓ THỂ THOÁT KHỎI SỰ HỦY DIỆT.

Con người vĩ đại hơn sức mạnh mù quáng của thiên nhiên vì lẽ cả đến khi nghĩ rằng con người bị hủy diệt bởi những sức mạnh ấy, con người vẫn giữ được cao cả hơn bằng sự hiểu biết các sức mạnh ấy. Lại nữa, Phật giáo mang sự thật xa hơn nữa: Phật giáo cho thấy bằng phương thức hiểu biết, con người cũng có thể kiểm soát được mọi trạng huống của mình. Con người có thể ngưng, thoát khỏi bị nghiền nát bởi sức mạnh thiên nhiên và sử dụng những luật của sức mạnh thiên nhiên để tự mình đứng lên chống đỡ.
- Pascal

LINH HỒN

TIN TƯỞNG VÀO LINH HỒN LÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TẤT CẢ MỌI PHIỀN NÃO.

Phật giáo, duy nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại, bác bỏ sự hiện hữu của cái gọi là linh hồn, bản ngã, hay Atman. Theo giáo lý của đức Phật, quan niệm bản ngã là một tín ngưỡng ảo tưởng sai lầm không đi đôi với thực tế và tạo ra tư tưởng có hại, cho là "ta" hay "của ta" như tham đắm ích kỷ, dục vọng, luyến ái, thù hận, ác ý, tự kiêu, ngạo mạn, vị kỷ và các tật đố hoen ố khác, nhơ bẩn và rắc rối. Ðó là nguồn gốc của các phiền não trên thế giới từ những mâu thuẫn cá nhân đến chiến tranh giữa các nước. Tóm lại, vì quan điểm sai lầm nầy mà tất cả những tội lỗi trên thế giới đã xảy ra.
- Hòa thượng Tiến sĩ W. Rahula ,
"Ðức Phật dạy gì"

ÐỜI SỐNG SAU CÁI CHẾT KHÔNG PHẢI LÀ HUYỀN BÍ.

Sự khác biệt của tử và sanh chỉ là giây phút cuối cùng của tư tưởng: lúc tư tưởng cuối cùng của đời sống này tạo thành điều kiện cho tư tưởng đầu tiên trong cái gọi là đời sống kế tiếp, mà nói cho đúng ra, chỉ là sự tiếp nối một loạt như vậy. Trong chính đời sống của nó, cũng vậy, giây phút tối hậu của tư tưởng tạo điều kiện cho tư tưởng kế tiếp. Cho nên từ quan điểm của người phật tử, câu hỏi về đời sống sau khi chết không phải là một huyền bí to lớn, và người phật tử không bao giờ lo lắng về vấn đề này. 
- Hòa thượng Tiến Sĩ W. Rahula ,
"Ðức Phật dạy gì"

PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC

PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC HIỆN ÐẠI.

"Tôi đã thường nói, và tôi sẽ nói mãi, nói nữa Phật giáo và khoa học hiện đại có quan hệ tinh thần khăng khít."
- Sir Edwin Arnold

PHẬT GIÁO ÐƯƠNG ÐẦU VỚI KHOA HỌC.

Nếu có một tôn giáo nào có thể đương đầu với nhu cầu khoa học hiện đại thì tôn giáo đó phải là Phật giáo.
- Albert Einstein

MỘT TINH THẦN KHOA HỌC.

Phật giáo, ngược lại, là một hệ thống tư tưởng, một tôn giáo, một tinh thần khoa học, một lối sống hữu lý, thực dụng và bao quát. Trong 2500 năm Phật giáo đã thỏa mãn nhu cầu tinh thần của gần một phần ba nhân loại. Tôn giáo này lôi cuốn Tây phương, nhấn mạnh về lòng tự tin đi đôi với độ lượng về một số quan điểm khác, bao gồm khoa học, tôn giáo, triết học, tâm lý học, đạo đức và mỹ thuật, nhắm vào riêng con người là kẻ sáng tạo ra chính đời nay của mình và cũng chính mình là người phác họa ra số mạng của mình.
- Christmas Humpreys

KHOA HỌC CHẤM DỨT CHỖ PHẬT GIÁO BẮT ÐẦU

Khoa học không thể đưa ra sự đoan quyết. Nhưng Phật giáo có thể đương đầu với sự thách thức của nguyên tử nên kiến thức siêu phàm của Phật giáo bắt đầu là chỗ kết thúc của khoa học. Như vậy đủ rõ ràng cho bất cứ ai nghiên cứu Phật giáo. Vì vậy, qua Thiền định Phật giáo, những phần tử cấu tạo nguyên tử đã được nhìn và cảm thấy, sự phiền muộn, hay bất toại nguyện (hay Dukkha, Khổ) "Hiện ra hay mất đi" (tùy theo nguyên nhân) do chính chúng tạo ra với cái mà chúng ta gọi là "linh hồn" hay "atma" ảo tưởng của Sakkayaditthi nói đến trong giáo lý của đức Phật.
-Egerton C Baptist,
"Khoa học Tối thượng của đức Phật"

NHÂN QUẢ THAY VÌ THƯỞNG PHẠT

Theo đức Phật, thế giới không phải được cấu tạo như người ta tưởng. Người Phật tử tin tưởng hợp lý vào nghiệp (Kamma), nghiệp tự tác động và nói lên nhân và quả thay vì thưởng phạt.
- Một Văn Hào.


NIẾT BÀN LÀ GÌ?


SỰ GIẢI THOÁT KHÔNG CẦN ÐẾN THƯỢNG ÐẾ

Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, đức Phật tuyên bố sự giải thoát, mỗi con người có thể đạt được do chính bản thân mình trong đời sống của mình trên thế giới mà không cần đến sự giúp đỡ của Thượng đế hay thánh thần nào. Ngài nhấn mạnh về giáo lý như lòng tự tin, thanh tịnh, nhã nhặn, giác ngộ, an lạc và lòng thương yêu nhân loại. Ngài cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của kiến thức, vì không có trí tuệ thì siêu linh nội tâm không xâm nhập trong đời sống của Ngài được.
- Giáo Sư Eliot ,
"Phật giáo và Ấn Ðộ giáo"

ÐỨC PHẬT VÀ SỰ GIẢI THOÁT.

Ðức Phật không giải thoát con người, nhưng Ngài dạy con người phải tự chính mình giải thoát lấy mình, như chính Ngài đã tự giải thoát lấy Ngài. Con người chấp nhận giáo lý của Ngài là chân lý, không phải giáo lý này đến từ nơi Ngài, nhưng vì lòng xác tín cá nhân, thức tỉnh bởi những lời Ngài dạy, trỗi dậy bởi ánh sáng trí tuệ của chính mình.
- Tiến Sĩ Oldenburg,
Một học giả Ðức.


ÐỨC TIN


ÐỨC PHẬT KHÔNG ÐÒI HỎI PHẢI TIN

Ðức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài cũng có biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người". Kiến thức của Ngài rất rõ ràng và độc lập không liên can gì đến thần thoại và hoang đường. Tuy nhiên, nơi đây lại còn cho thấy một hình thức vững vàng, tự nó biểu lộ được một cách rõ ràng và hiển nhiên để cho con người có thể theo Ngài. Vì lý do đó, đức Phật không đòi hỏi phải tin, nhưng hứa hẹn kiến thức.
- George Grimm,
"Giáo Lý của đức Phật"

PHẬT GIÁO VÀ CÁC TÔN GIÁO KHÁC


HẬU PHẬT GIÁO: ẤN ÐỘ GIÁO
Phật giáo gây ảnh hưởng, cải tiến, biến đổi và làm sung mãn lại Ấn độ giáo trong nhiều đường lối và kinh thánh của Ấn độ giáo. Các đường lối của Ấn độ giáo được coi là hậu Phật giáo. Tiền giả thuyết về triết lý Ấn độ trong giáo lý Karma (Nghiệp) và tái sanh vào cùng với hệ thống Tiền Phật giáo đã đạt đến mức phát triển tối đa từ văn hóa Phật giáo và đã được thiết lập trên căn bản triết lý.
- Tiến Sĩ S. N. Dasgupta

ÐẠO ÐỨC PHỔ QUÁT

Trước khi Phật giáo ra đời, không có một tôn giáo nào của Ấn độ được nói đến là đã có thể thiết lập một hệ thống đạo đức và tôn giáo được phổ biến rộng rãi có giá trị cho tất cả.
- Tiến Sĩ S.N. Dasgupta

PHẬT GIÁO LÀ PHẬT GIÁO

Phật giáo và Jainism chắc chắn không phải là Ấn độ giáo (Hindu) và cũng không phải là Vedic Dharma (Vệ đà). Ðúng vậy, Phật giáo phát sinh tại Ấn độ và là một phần trong toàn bộ đời sống văn hóa và triết học của Ấn. Tín đồ đạo Phật hay Jaina là trăm phần trăm sản phẩm tư tưởng và văn hóa Ấn. Ấn độ giáo (Hindu) dù được tin tưởng cũng không được xem như là toàn bộ đời sống văn hóa và triết học của Ấn độ. Thật là hoàn toàn nhầm lẫn khi cho rằng văn hóa Ấn là văn hóa Ấn độ giáo (Hindu).
- Tổng thống Nehru ,
"Khám phá Ấn độ"

MÓN NỢ ÐỜI ÐỜI ÐỐI VỚI ÐỨC PHẬT

Với ý kiến thận trọng của tôi, phần giáo lý chủ yếu của đức Phật hiện nay hình thành một phần của toàn bộ Ấn độ giáo (Hindu). Ngày nay người Ấn độ giáo (Hindu) tại Ấn không thể tìm được dấu vết của đạo mình; và đi sau sự cải tổ to lớn của đức Phật Cồ Ðàm đã ảnh hưởng Ấn độ giáo. Bởi sự hy sinh vô biên, bởi sự từ bỏ phi thường (thế tục), bởi sự thanh tịnh không tỳ vết trong cuộc đời của Ngài, Ngài đã để lại một ấn tượng không thể nào quên được cho Ấn độ giáo và Ấn độ giáo nhớ ơn đời đời vị thầy vĩ đại này.
- Mohandas Gandhi ,
"Maha Bodhi"

TÔN GIÁO CÓ ƯU THẾ.

Một hệ thống không biết đến Thượng đế theo lối Tây phương; một hệ thống chối bỏ linh hồn của con người; một hệ thống coi đức tin bất tử là sai lầm; một hệ thống không nhận sự hữu hiệu nào của cầu nguyện và hy sinh, một hệ thống khuyên con người không trông cậy vào đâu cả mà trông vào những cố gắng của chính mình để giải thoát; một hệ thống mà thanh tịnh nguyên thủy của nó không biết gì về lời nguyện, phục tùng và chưa bao giờ tìm sự giúp đỡ của bàn tay thế tục, đã được truyền bá nhanh chóng đáng kể trên thế giới từ thời thượng cổ cho tới bây giờ; vẫn là một tín điều ưu việt của phần lớn nhân loại.
- T.H.Huxley


QUAN NIỆM PHẬT GIÁO VỀ TỘI LỖI

Quan niệm về tội lỗi của Phật giáo khác hẳn với người Cơ đốc giáo. Với tín đồ Phật giáo, tội lỗi chỉ là vô minh hay ngu si. Một người hung ác là một người ngu si. Kẻ phạm tội không cần đến trừng phạt mà cần được giáo hóa nhiều. Người đó không phải bị coi là "Vi phạm mạng lịnh của Thượng đế" hay như một kẻ phải cầu xin lòng lân mẫn, tha thứ của Thượng đế. Tốt hơn và cần thiết hơn cho người bạn phạm tội kia biết lẽ phải của con người. Người phật tử không tin là người phạm tội có thể thoát được hậu quả bởi tội lỗi gây ra bằng cách van vái cầu nguyện với Thượng Ðế.
-John Walters,
"Tinh thần không bị giao động"

THẦN LINH CẦN SỰ GIẢI THOÁT.

Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, đức Phật khuyến dụ, khẩn cầu và kêu gọi con người không nên làm hại một sanh mạng, không nên dâng lời cầu nguyện, lời ca tụng, hay hy sinh (sanh mạng) cho các Thần linh. Với tất cả tài hùng biện trong lệnh truyền của Ngài, đấng Vô Thượng Sư có lần hùng hồn tuyên bố là Thần linh, nói cho đúng, cũng cần đến sự giải thoát cho mình họ.
- Giáo Sư Rhys Dadis

THẾ GIỚI VÀ VŨ TRỤ


THẾ GIỚI KHÔNG TOÀN BÍCH

Ðức Phật không giận hờn với thế gian. Ngài nghĩ là thế gian không phải là độc ác, bất trị mà là vô thường và mê muội. Ngài phiền não đôi chút về những người không nghe theo Ngài, nhưng Ngài cũng không biểu lộ tinh thần khó chịu.
- Giáo sư Elliot ,
"Phật giáo và Ấn độ giáo"

MỘT TRẬN CHIẾN VĨ ÐẠI

Toàn thể vũ trụ là một chiến trường rộng lớn. Chiến trận khắp nơi. Thế giới không có gì ngoài cuộc đấu tranh vô vọng chống lại các vi trùng của các bệnh khủng khiếp, giữa phân tử chống lại phân tử, giữa nguyên tử chống lại nguyên tử, giữa điện tử chống lại điện tử. Tư tưởng cũng là bãi chiến trường. Các hình thức (sắc), âm thanh, vị giác... là kết quả sự phản công và giao chiến. Chính sự hiện hữu của chiến tranh cho thấy có một trạng thái Hòa bình Toàn hảo. Ðó gọi là Nibbana (Niết bàn).
-Hòa thượng Narada Maha Thera,
"Lý tưởng Bồ Tát"


Tác Giả: Hòa thượng K.Sri Dhammananada
(Buddhism in the eyes of intellectuals)

Dịch Giả: Tỳ Kheo Thích Tâm Quang