Động đá Du Lâm nằm cô tịch trên bãi Gobi - huyện An Tây, tỉnh Cam - Trung Quốc


Động đá Du Lâm còn có tên là Vạn Phật Hiệp, cùng huynh đệ với động Mạc Cao, nằm cách thành phố Tửu Tuyền, phía nam huyện Qua Châu 76 km, được khai quật trong từng lớp đá cuội trên vách núi ở hai bộ ghềnh Du Lâm. Sông Đạp Thật (sông Du Lâm) từ trong ghềnh chảy qua, hai bên bờ là hai hàng cây Du dày nghịt như rừng, hang động nhân đây mà đặt tên là động đá Du Lâm.

dulam 1.jpg

Động đá Du Lâm được khai thác đầu tiên vào thời Bắc Ngụy, các triều đại sau này như Đường, Ngũ Đại, Tống, Tây Hạ, Nguyên... đều có kiến tạo

dulam 2 .jpg

Hang động tổng cộng có 41 cái, trong đó 30 cái thuộc vách núi phía đông, 11 cái thuộc vách núi phía tây. Bức bích họa với tổng diện tích là 5650 m2, có 272 tôn tượng Phật giáo và Đạo giáo. Động thứ 25 ở vách núi phía đông có tính tiêu biểu cụ thể nhất. Hai bên vách của cửa chính vẽ hai bức tượng Tỳ Lưu Ly Thiên Vương và Tỳ Sa Môn Thiên Vương. Có thể nhìn thấy di tích còn lại của thiên Phật trên đỉnh hang động. Tượng Phật Lô Xá Na và 8 bức tượng đại Bồ tát: Hư Không Tạng, Di Lặc, Địa Tạng, Văn Thù... được vẽ ngay trung tâm vách núi, phía bắc là tượng Thích Ca kinh hành, phía nam đã bị hư hủy.

dulam 3.jpg

Những hình ảnh sinh động như làm nông, quét đường, dự yến... được minh họa trong tranh Kinh Di Lặc

Hai phía nam bắc của vách núi là bức họa khắc kinh Quán Vô Lượng Thọ và kinh Di Lặc. Hai bên cửa của mặt trước là kinh Văn Thù và kinh Phổ Hiền. Mô hình cấu trúc các bức họa toàn hang động rất nghiêm cẩn, tạo hình sống động giống như thật, màu sắc xinh đẹp hài hòa. Các vị Bồ tát, Thiên vương, Lực sĩ... đức tướng trang nghiêm, uy vũ bất phàm; các bức vẽ Côn Luân Nô (nô lệ da đen), sư tử, bạch tượng với thần thái sinh động, đường nét mềm mại uyển chuyển đã thể hiện đầy đủ phong cách và tính nghệ thuật tuyệt vời của đời Đường. Đặc biệt là Kinh Di Lặc bằng tranh được minh họa bởi những hình ảnh như làm nông, quét đường, dự yến tiệc, thăm người thân, sao chép kinh sách, thế độ xuất gia... đã miêu tả sự sinh hoạt trong đời sống xã hội, đầy đủ hương vị đời thường. Nghệ thuật bích họa trong hang động này đã tinh xảo lại vô cùng tú lệ, là điển phạm của bích họa đời Đường trong hang động Đôn Hoàng.

dulam 4.jpg

Ông Khương Lượng Phu - học giả Đôn Hoàng trong "Đôn Hoàng Nghệ Thuật Tự Lục" đã viết: Động đá thứ 17 trong động Du Lâm, được họa vẽ vào thời Trung Đường, đầy đủ nét đẹp rực rỡ như mới, hơn 400 hang động trong động Mạc Cao, cũng chưa chắc hoàn mỹ như vậy.

dulam 5.jpg

Những nhân vật trong bức bích họa của động 25 với đặc điểm tròn đầy mập mạp rất điển hình cho thời đại nhà Đường, các đường nét được vận dụng bằng bút pháp Lan Diệp Miêu (tên của một loại bút pháp trong hội họa), được mạnh dạn phát huy đến mức cực đỉnh. Tất cả những bức họa này, khiến cho người xem ai nấy cũng đắm mình vào bầu không khí xa xưa của các triều đại Khai Nguyên, Thiên Bảo. Chả trách mọi người vẫn nói, nhân vật trong tranh đời Đường của động 25 thuộc hang động Du Lâm, e rằng đó là một bảo vật truyền thế tuyệt tác nhất, sống động nhất trong tất cả các bức bích họa bằng lụa trong nước

dulam 6.jpg

Bích họa "Vũ Nhạc" trong hang động thứ 25 của động Du Lâm

dulam 7.jpg

dulam 8 .jpg

dulam 9.jpg

dulam 10.jpg

dulam 11.jpg

dulam 12.jpg

dulam 13.jpg

dulam 14.jpg

dulam 15.jpg

dulam 16.jpg

dulam 17.jpg

dulam 18.jpg

dulam 19 .jpg

dulam 20.jpg

dulam 21.jpg

dulam 22.jpg

dulam 23 .jpg

dulam 24.jpg

dulam 25.jpg

dulam 26.jpg

Thanh Như dịch và sưu tập hình ảnh