PHẬT GIÁO GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

Đức Phật là một nhà tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái của trái đất này. Với tâm từ bi Ngài đã dạy mọi người sống yêu thương muôn loài, không gây tổn hại đến người khác, đến môi trường sống của muôn loài, xây dựng cho mình một thế giới hòa bình, an lạc, hạnh phúc hoàn hảo tốt đẹp được như vậy gọi là Tịnh độ chính là điều mà mọi người hướng tới.

Nhưng hiện nay thực trạng môi trường quá ô nhiễm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người và xã hội, là mối đe dọa nặng nề đến môi trường sinh thái là sự quan tâm lo ngại của toàn xã hội cũng như sự báo động của thế giới. Do vậy ý thức bảo bệ môi trường hiện nay không còn là vấn đề đơn lẻ mà trở thành vấn đề toàn cầu và toàn diện.

Vì nhu cầu cuộc sống, vì sự phát triển khoa học kỹ thuật tiến bộ ngày nay con người phải đối mặt với những thảm họa kinh khủng do con người đối xử tệ bạc với thiên nhiên. Tuy điều này ai cũng biết nhưng lực bất tòng tâm. Cho nên việc thuyết giảng tuyên truyền, xây dựng ý thức ứng xử với môi trường sinh thái để hạn chế ô nhiễm môi trường, Phật giáo đã và đang tích cực góp phần bảo vệ môi trường cũng như sống đúng với tinh thần từ bi của Đức Phật.

Qua quan sát cuộc sống cho chúng ta thấy rằng, tất cả những việc làm tác hại đến môi trường sinh thái đều xuất phát từ tâm tham lam, tâm trục lợi, tâm ích kỷ, tâm si mê của con người. Vì mục đích thu lợi đã khai thác tài nguyên bừa bãi, xả chất độc hại vào lòng đất, sông ngòi, không khí làm ô nhiễm môi sinh, tác hại đến sức khỏe và gây bệnh tật cho con người, tác hại xấu đến đời sống phát triển xã hội và tinh thần của con người.

Phật giáo luôn xem con người với môi trường thiên nhiên như rừng núi,sông biển, khí quyển cho đến các loại động thực vật khác là không thể tách rời nhau. Do đó, đạo đức học Phật giáo với vấn đề môi trường không chỉ là những giải pháp ngăn chặn hành vi bên ngoài mà là sự chuyển đổi suy nghĩ và tâm thân con người, để từ đó con người có một thái độ thân thiện hơn đối với môi trường thiên nhiên. Như Đức Phật đã dạy : Trồng cây cho ta bóng mát, ngoài việc thanh lọc không khí, nó còn bảo tồn trái đất, đó là điều lợi lạc cho tất cả mọi người và cho cả bản thân ta. Cho nên, người phật tử sống với đạo đức phật giáo, tham gia bảo vệ môi trường là sống với lòng từ bi và không gây hại, đó cũng là thái độ hành xử của người phật tử đối với môi trường thiên nhiên.Vì vậy, việc tuyên truyền ý thức ứng xử môi trường sinh thái đến với phật tử cũng như toàn xã hội là cân thiết.

Trên tinh thần đó, tại Điều 4 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 đã đề cập việc bảo vệ môi trường như sau : “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”. Đồng thời tại Điều 7 Luật bảo vệ môi trường nghiêm cấm tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi sau đây :Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.

1. Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.

2. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

3. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

4. Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước.

5. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí, phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép.

6. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

7. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, không đạt tiêu chuẩn môi trường.

8. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức.

9. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch, vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.

10. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái, sản xuất,sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt qua tiêu chuẩn cho phép.

11. Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.

12. Xâm hại công trình, thiết bị phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

13. Hoạt động trai phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nha nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặt biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người.

14. Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.

15. Các hành vi bị nguyêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, theo Nghi định 80 ngày 9/8/2006 các tổ chức, cá nhân có những quyền như sau:

1. Được sống, hoạt động trong môi trường trong lành.

2. Được khai thác,sử dụng các thành phần môi trường theo quy định của pháp luật.

3. Được nhà nước ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở sản xuất khi đầu tư phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.

4. Được cung cấp thông tin về môi trường, được gửi yêu cầu, kiến nghị liên quan đến bảo vệ môi trường đến các cơ quan, tổ chức.

5. Được nhà nước bảo vệ khi bị tổ chức, cá nhân khác xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp.

Thật ra, chất lượng môi trường phụ thuộc vào hành vi ứng xử của con người, với tư cách cá nhân cũng như với tư cách cộng đồng loài người. Môi trường có ảnh hưởng tới bất cứ cộng đồng dân cư nào, không phụ thuộc vào phát triển kinh tế xã hội, khuynh hướng chính trị, tôn giáo. Con người vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của tình trạn xấu đi của môi trường như hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường được thực hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau:

- Về cấp độ cá nhân : môi trường có ảnh hưởng tới bất cứ cá nhân nào và trong hoạt động của mình, mỗi cá nhân có thể có những hành vi thân thiện với môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Vì vậy, bảo vệ môi trường phải được coi là công việc thường xuyên của mỗi cá nhân . Trong mỗi hoạt động của mình, từng cá nhân phải lựa chọn những hành vi ứng xử thân thiện với môi trường, tuân thủ các quy định của pháp luật, các quy tắc của cộng đồng để giữ gìn môi trường sống; Từ việc giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh nơi công cộng cho tới việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên, lựa chọn những sản phẩm tiêu dùng thân thiện với môi trường.

- Về cấp độ cộng đồng: cộng đồng là tập thể người có những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh sống và cư trú được gắn kết với nhau về mặt kinh tế, địa lý, ngôn ngữ, văn hóa, tín ngưỡng, tâm lý hoặc lối sống. Cộng đồng phổ biến tồn tại trong xã hội Việt Nam với dạng làng, thôn, bản, khu tập thể,…Bất cứ tồn tại dưới dạng hình thức nào, gắn kết với nhau bằng những yếu tố nào, các cộng đồng đều phải bảo vệ môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường tập thể và những quy ước, kể cả những quy ước bất thành văn, là những biện pháp chủ yếu nhằm bảo vệ môi trường. Qua đó ý thức bảo vệ môi trường của các thành viên cộng đồng được nâng cao. -Về cấp độ địa phương : Môi trường của các cộng đồng không tách rời khỏi môi trường chung nên việc bảo vệ môi trường sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu được tổ chức, thực hiện với sự tham gia của nhiều cộng đồng với cấp độ địa phương, vùng. Cấp độ địa phương được hiểu là thực hiện theo địa chính cấp xã, cấp huyện cấp tỉnh. Hiện nay, ở Việt Nam, cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện bảo vệ môi trường chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Thực hiện bảo vệ môi trường ở cấp độ vùng (vượt ra ngoài khuôn khổ một địa phương) mới chỉ được thực hiện trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên nước.

- Về cấp độ quốc gia: Ở cấp độ quốc gia, Nhà nước trung ương thực hiện quản lý thống nhất về bảo vệ môi trường thông qua việc ban hành và thực hiện chiếc lược, chính sách, kế hoạch và pháp luật về môi trường, thực hiện thống nhất các hoạt động quản lý ở tầm vĩ mô cũng như xác lập quan hệ quốc tế về môi trường.

- Về cấp độ quốc tế : Các quốc gia đang nỗ lực hợp tác nhằm bảo vệ môi trường toàn cầu. Các hội nghị quốc tế được tổ chức, các tổ chức.

ĐĐ. Thích Phước Thắng

Trưởng Ban Hoằng pháp tỉnh Kiên Giang

Theo giaohoiphatgiaovietnam.vn