Nhiều di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc bị xâm phạm một cách tùy tiện bằng những hành động thiếu ý thức như sơn lại tượng gỗ cổ và họa tiết kiến trúc nghệ thuật cổ xưa. Biết sai vẫn làm
Lễ Vu Lan năm nay "đồng hành" cùng cơn mưa dài tầm tã, song hầu khắp các ngôi chùa lớn nhỏ trên địa bàn Thủ đô đều chật kín phật tử, người dân tới thắp hương, cầu lễ tri ân, báo hiếu mẹ cha, trong đó có không ít các bạn học sinh, sinh viên.
Nét chung nhất của "hành động" tốt trong ngày Lễ Vu Lan là báo hiếu. Nhưng không khí và phong tục của mỗi địa phương lại khác nhau. Hà Nội: "Ăn Rằm tháng 7 như ăn Tết Nguyên đán
Đuôi bão số 3 quét qua Sài Gòn đúng ngày lễ Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch). Mưa tầm tã. Nhưng khắp các cửa chùa ở Sài Gòn, những đứa con vẫn tìm về lễ Phật, nối tiếp câu chuyện báo hiếu mỗi năm.
Rằm tháng 7 hàng năm – cũng là ngày lễ Vu lan, ngày báo hiếu cha mẹ – dù bận đến mấy, nhiều người con vẫn tranh thủ vào chùa, ước nguyện. Chúng tôi đã gặp, vẫn những nụ cười và không ít nước mắt – trên sân chùa mùa Vu lan năm nay, như bao mùa Vu lan trước. Chuyện quen, nhưng không tránh được nỗi xúc động dâng tràn...
Lễ Vu Lan, cả dãy phố chuyên cung cấp hàng mã náo nhiệt bán mua, đồ mã thời thượng "cháy" hàng; các nhà hàng đông nghịt khách tới ăn đồ chay; người người kéo nhau lên chùa cầu an cho đấng sinh thành... Hà Nội: Rộn ràng thị trường vàng mã
Hàng trăm tỷ đồng đốt trong một ngày. Nhiều tấn giấy, phẩm màu, công sức của hàng ngàn lao động… được dồn lại, phục vụ sản xuất một loại hàng đặc biệt để dùng gửi tới "cõi âm" trong dịp rằm tháng 7. Sự biến tướng, lạm dụng tín ngưỡng đã gây lãng phí lớn cho xã hội.
Lễ Vu Lan là dịp làm ấm ân nghĩa sâu đậm của cha mẹ, công ơn sinh thành dưỡng dục, để rồi trong mỗi thời khắc của cuộc sống, chúng ta không bao giờ quên ơn cha mẹ dù người còn sống hay đã khuất.
Tháng 7 âm lịch là một tháng có rất nhiều điều đặc biệt. Trong tháng có lễ Vu Lan, đại lễ báo hiếu ông bà, bố mẹ, tổ tiên đã khuất. Và rằm tháng 7 cũng là ngày xá tội vong nhân, hay còn gọi là ngày cúng chúng sinh.