Nội diện, mô hình giáo dục vượt thời gian của phật giáo

Giáo dục là khoa học về việc Giáo dục con người, khoa về sự huấn luyện đạo dức, phát huy trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Do vậy, có thể nói:Giáo dục là khoa học của các khoa học, nó là hóa trình hình thành có mục đích và hệ thống những sức mạnh, vế thể chất và tinh thần cho từng cá nhân, nhằm xây dựng một cách đống xã hội có văn hóa và đạo đức, an bình và thịnh trị.
Theo quan điểm Phật giáo, giáo dục không chỉ là sự dạy và sự học mà còn là giáo trình chuyển hóa nội tại, cải thiện cái xấu, bồi dưỡng và phát huy cái tốt, trang bị cho mỗi chúngsanh mà đối tượng là những con người co những nhận thức đúng đắn ( chánh kiến ), niềm tinh chơn chánh và phẩm chất tâm linh, ý chí và đạo đức, nhân bản và siêu thể... để họ làm tư lương cho đời sống an lạc, hạnh phúc cá nhân, ổn định gia định gia đình gốp phần làm phồn vinh xã hội.
Giáo dục Phật Giáo nhằm hoằng bị cho người kiến thức cần phải có,vạch trần bộ mặt của thực hiện khổ đau và con đường hướng tới diệt tận khổ đau. Đó là nền giáo dục về hiện thực,thể nghiệm hiện thực, nhận chân hiện thực và vượt lên mọi sự ràng buộc đối đãi của hiện thực,để trở về và thể nhập hiện thực như thị. Để đạt được mục đích này, trọng trách đè nặng trên vai người làm công tác giáo dục.


I. Người Làm Công Tác Giáo Dục Phật Phật Giáo.


1. Mô phạm: Người Thầy giáo Phật học không chỉ lấy tri thức truyền trao cho Tăng Ni sinh, mà còn phải năng lực, phẩm hạnh của mình truyền trao học trò, mà thuật ngữ học Phật gọi là thân giáo. Thân giáo có thể xem như bài học giáo dục thâm thúy nhất và thiết thực nhất. Phạm hạnh của người Thầy tác động vào tâm lý nguyên sơ của Tăng, Ni sinh khiến họ phát khởi chánh tính, nảy mầm Bồ Đề và tinh tấn tu tập. Từ hành vi đi, đứng, nằm, ngồi của người Thầy cho đến cách ăn mặc, ăn cơm, rửa tay, súc miệng v.v.... là những bài giáo huấn sinh động mà không thể tìm thấy qua ngôn ngữ, văn tự trong trường lớp. Do vậy ,sự mô phạm hay thân giáo của người Thầy Phật học được đánh giá rất cao và đóng vai quan trọng trong trong sự tu học của Tăng,Ni sinh.


2. Kiến thức: Tuy nhiên mô phạm mà cứng chắc, giáo điều thì nhàm chán sẽ phát sinh trong tư tưởng Tăng, Ni trẻ, hổ trợ cho thân giáo hiệu quả hơn, người giảng dạy phải luôn cập nhật kiến thức  đạo học lẫn thế học. Nhà giáo dục Phật học trước tiên phải tự giáo dục và hoàn thiện chính mình, bằng cách tự khép mình trong khuôn phép thiền quy và nổ lực nghiên tầm chánh pháp, người có phẩm thấu chánh pháp mời mong giác ngộ chơn lý Phật Đà, từ đó mới có thể sống, làm việc, giáo dục theo chơn lý Phật Đà, nói cách khác quán triệt nội minh là điều kiện tất yếu giúp cho mục đích giáo dục chánh kiến được thành tựu trọn vẹn mà người Thầy giáo Phật học phải đầu tư, và biết rõ  nhu cầu cần thiết đòi hỏi ở từ phía người học trò. Không chỉ dừng lại ở đó, mà người Thầy giáo Phật học phải là người gương mẫu trong việc ứng dụng có hiệu quả chánh pháp và đời sống thường nhật của mình. Bản thân người Thầy giáo Phật học phải là điểm sáng về " hạnh giải tương ưng" hay "tri hành hợp nhất "; người Thầy không thể là một khối rỗng của tri thức mà là một khối đặc của hành trì, người Thầy phải là một hành giả, một nhà tu tập thể nghiệm chánh pháp.
3. Sư phạm: Yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục Phật giáo theo những điều kiện mới, phù hợp sự tiến bộ gia tốc của xã hội, đòi hỏi người làm công tác giáo dục Phật học không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm và tính sáng tạo trong nghệ thuật giảng dạy. Phương hướng giảng dạy sư phạm sáng tạo của người Thầy giáo Phật học có liên quan mật thiết với tiềm lực tri thức, trí tuệ và đạo đức. Đó là mối liên hệ giữa biện chứng giữa nội dung và hình thức, ngôn từ và hiện thực, hiểu biết và thực hành. Nghệ thuật sư phạm là nghệ thuật của sự lựa chọn  tính sáng tạo, lựa chọn càng thiện xảo thì tác dụng giáo dục càng cao. Nói khác đi: khế lý. Người Thầy giáo Phật học thường xuyên nghiên cứu hoàn bị cho mình trình độ lý luận, và kinh nghiệm giảng dạy cho mình dựa trên khả năng nhận thức, tâm lý lứa tuổi và nhu cầu tìm hiểu của học trò thì tính năng truyền đạt có hiệu quả. Nói khác đi: khế cơ.
Khế cơ đóng vai trò quan trọng, vì nó xác định rõ yếu tố  khế lý kia là để phục vụ cho ai. Giáo dục Phật giáo là nền giáo dục phục vụ nhân bản. Có khế lý mà không có khế cơ, thì mục đích phục vụ đó không thể thành tựu được, " biết mười dạy một" hay " những gì Như Lai giảng dạy như những chiếc lá trong lòng bàn tay, so với những chiếc lá trong rừng" là những quy luật có ý nghĩa sư phạm  sâu sắc, đáng cho chúng ta lấy làm phương châm để giáo dục Phật có kết quả

 

II. Môi Trường Giáo Dục Phật Giáo.

Đối tượng Thầy giáo là học sinh, và vì dậy đối tượng của người Thầy  Phật học là Tăng, Ni sinh. Đối với Phật giáo mục đích giáo dục không phải là điểm dừng mà là điểm xuất phát của quá trình giáo dục. Mục đích giáo dục Phật học chính là toàn bộ giáo dục được đầu tư bởi chất xám, phương hướng sư phạm và lòng nhiệt thành của người Thầy, và kết quả là đào tạo một mẫu Tăng, Ni sinh lý tưởng nhất của Giáo hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định.
Các Tăng,Ni sinh đến từ khắp các miền, vùng, sơn môn, hệ phái v.v...... luôn sống trong sự sai biệt về trình độ cũng như nhận thức. Chính vì lẻ đó mà trường Phật học phải là một môi trường có đường hướng tổ chức nhất quán nhưng không cố chấp, dung hòa nhưng không tổng hợp...có vậy mới giúp Tăng, Ni sinh thăng hoa trí tuệ trong môi trường " lục hòa cộng trụ" mà giải pháp là chế độ nội trú.


1. Nội trú:
Tính khoa học trong giáo dụcsư phạm Phật học được thể hiện chính xát,hợp lý khi nó xác hợp với quy luật phát triển tâm sinh lý của đối tượng. Đối tượng giáo dục ở trường Phật học là các Tăng Ni trẻ tràn đầy nhiệt huyết và momg mõi được hoàn thiện nhân cách,cải tạo ba nghiệp bằng giáo lý Phât đà. Sơ tâm còn nóng, chí nguyện đang cao mà nếu chúng ta không khai thác sức mạnh của tâm hồn giới trẻ này mộtcách tập trung, đồng bộ thì tâm chí thiết tha tu học của Tăng Ni sinhdễ bị bào mòn va mai một là điếu tất yếu.
Từ xa xưa, hính ảnh Tăng lữ từng đoàn tập trung về về một trú xứ tu học họcó khi lên đến hàng ngàn người như các đạo tràng của Lâm Tế, Đạo tuyên đã đào tạo bao bậc kỳ tài xứng danh "nhất đại tôn sư" của Trung Quốc thời bấy giờ. Đất nước Việt Nam, các trường Phật học Báo Quốc, Lưỡng Xuyên cho đến Ấn Quang, Huệ Nghiêm, Hải Đức, Nguyên Triều... đều là những Phật học viện danh tiếng đào tạo cho Giáo hội những danh Tăng tài dức xây dựng lãnh đạo Phật Giáo đứng vững teứơc những biến cố lịch ssư như cố Hoà Thượng Thiện Hoà Thí Thủ, Thiên Hoa, Trí Đức... điều mà chúng ta không thể phủ nhận được,đó là các trường phật học này đều đào tạo theo mô hình nội trú.
Chúng ta phải xác định rõ: trường Phật học là dạy Tăng Ni học Phật, nói rõ hơn là cách làm Phật, muốn được làm Phật  thì người học Phật phải được tôi luyện liên tục trong một môi trường thuần túy của Phật giáo. Nhưng Phật giáo  Việt Nam trước vận mệnh đất nước đang hội nhập và phát triển, thì mô hình nội trú càng được chú trọng và nâng cao hơn để việc quản lý giáo dục nghiêm minh hơn, nhằm tạo dựng rường cột cho Phật giáo mai hậu, mà đời sống hiện tại có xu hướng hưởng thụ dục lạc từ vật chất  của nền kinh tế  thị trường đa phương hiện nay.Vẫn nội trú, nhưng chặt chẽ hơn trong thời khóa tu học: mô hình nội viện.


2. Nội viện:
Hai tiếng "nội viên" không xa lạ với tu sĩ Phật Giáo, nhưng rõ ràng mô hình tu học này vẫn còn còn giá trị với thời gian. Nội viện, đơn giản chỉ là nơi tu nghiêm mật và học liên tục của tu sĩ Phật giáo, chứ không phải là một nơi chôn chặt tuổi thanh xuân của người bi quan, chán nản. Mọi người đều có ý thức về khổ đau của kiếp người trước thị phi, đắc thất mà phát nguyện dõng mãnh bước chân  vào nội viện để nổ lực quán chiếu thân tâm đi tìm nguyên nhân đưa đến đau khổ. Như đãphát nguyện  thì chỉ còn tinh tấn thực tập văn huệ, tư huệ, tu huệ. hơn nữa, trường Phật học là nơi đào tạo Tăng tài, có nghĩa là trung tâm giáo dục tu sĩ Phật giáo có tài đức, có năng lực,d0ạo hạnh để phục vụ giáo  hội và tha nhân. Điều đáng kính trọng giữa cõi hồng trần này là các vị Tăng Ni trẻ khép mình trong khuôn phépnội viện. Họ đáng được ngưỡng mộ, đáng được cảm phục vì dám hy sinh mọi lạc thú, mọi yêu cầu tự nhiên của con người sinh học và xã hội.
Một nôi viện tu học mà tinh thần hoà hợp và yếu tố kỷ cương được đặt lên hành đầu thì quả là hiếm có, nhưng hoàn toàn không phải là điều không tưởng . Lửa đã hắt ngọn xanh, sắt đã sẵn sàng từng thỏi thì lo gì không luyện đựơc thép! Đinh hay ốc vít diều xấut than  từ sắt, chỉ có điều được nung với nhiệt độ cao hay thấp mà có ốc vít hay đinh đóng mà thôi. Cũng thế Tu sĩ được giáo dục trong một môi trường nghiêm túc, đủ tầm thì lo gì không  có phẩm đức và và tài năng!
Để xứng với vị thế cao quý vá sáng lạng của đạo Phật trên nền tiến triển trí tuệ nhân loại, ắt hẳn phải có một chương trình giáo dục hộp thời, xứng lý mà đối cơ.


IV. Chương trình giáo dục:


1. Hình thức giáo dục:
dù sao thời đức Phật Thích Ca tại thế dã xa rồi, dã lùi quá xa thời đại cumputer, của siêu xa lộ thông tin, của viễn vọng kính hubble, của mày gia tốc hạt cơ bản... cho nên phải hiện đại hoá thôi, phải cập nhập hóa thôi! Thế là những bộ nâu sòng hoại sắc được thay thế bằng các loại tơ lụa với màu sặc sở... rồi những bước đi lặng lẽ như cái bóng lướt trên nền đất phải nhường cho tiếng rú ga nhứt nhối của các loại xe gắn máy phân khối  cao. Họ năng động ư ? Họ hòa nhập ư? không, phài nói là rất nghêng ngang, ngỗ ngáo và trơ trẽn.
Sự tạp nhạp ngày càng thấy rõ nơi sinh hoạt công cộng của Phật giáo ! Hẵn không phải là tính hiệu đáng mừng như ai đó mỉa mai rằng "trăm hoa đua nở", mà là một tập hộp số đông nhưng lại không có hệ thống, tổ chức. Tại sao Phật giào Thái Lan, Đài Loan lại phát triển nhanh, mạnh và nghiênm túc? Vân, vì những vị lãnh đạo Phật giáo các quốc gia này phát huy được thế mạnh của tập thể đồng quan, đồng thời quản lý chặt chẽ từng cá thể trong đời sống cộng đồng thời đại mới mà  vẫn  bảo tồn bản sắc truyền thống.
Chính vì thế, tổ chức đồng phục cho Tăng Ni sinh cho các trường học là vấn đề tối thiết cho cơ chế quản lý và giáo dục. Đồng phục từ dép, nón đến thường phục, pháp phục, thậm chí ngay cả đồ dúng trong sinh hoạt cá nhân cũng phải được quy định thống nhất. Đương nhiên là có chế độ cấp phát rõ ràng phù hợp theo nhu cầu của từng tăng Ni sinh trong suốt thời gian tùng học ở trường trên tinh thần miễn phí và trách nhiệm, tiết kiệm và trang nghiêm.


2. Nôi dung giáo dục:
Đại đa số các trường Phật dạy quá nhiều môn trong một năm như hiện nay chỉ giúp cho Tăng Ni sinh hiểu biết rộng từ kiến thức truyền đạt của thầy giáo nhưng không giúp Tăng Ni có đủ thời gian để chuyên sâu vào những vấn đề đãđược học hỏi trong lớp. Đó là lối học nhồi nhét, giết chết tư duy và sáng tạo của người học, và vô tình làm cho người học phải an phận với những kiến thức vô cùng hạn chế của trường lớp, không có cơ hội để tiến xa trong nghiên cứu và trước tác. Bốn năm học tuy không nhiều, nhưng nếu dạy không trùng lập và sắp sếp hợp lý trì các môn truyền thông của Nam, Bắc tông, phối hợp với các môn nghi lễ Phật giáo, tâm lỳ học Phật giáo, tin học, ngoại ngữ, võ thuật v. v... tin chắc rằng ngày mai sẽ có nhiều Tăng Ni tài đức gánh vác trọng trách "khai Phật tri kiến" cho mọi giới, mọi loài.
Đức Phật luôn lưu ý nhấn mạnh những hành động vớinhững đầy đủ ý thức, sinh ra từ quyết định tự nguyện làm nền tảng, khác với hành động bị lôi cuốn từ bên ngoài: chỉ những hành đông có ý thức mới có nghiệp quả. Ví thế, nhà Phật nhận định rằng: Một kẻ lỡ tay gết người thì không là sát nhân, nhưng một người đâm kiếm vào bao cát và nghĩ đó là người thì theo nghiêp quả thì người đó là kẻ sát nhân. Vậy, chính ý thức làm hành động thành trung tính, thiện hay ác, ngay của việc học Phật.
Đức Phật có những đệ tử chỉ biết tin theo những điều giáo huấn của Ngài một cách mú quán mà không tím hiểu sự cần thiết lý lẽ của nó. Ngài muốn đệ tử của Ngài,bằng sự thấu triệt của chính họ, đức tinh duy nhất mà Ngài muốn có nơi người đệ tử sự tinh tưởng nơi sức mạnh nội tâm của chính mỗi người nhất là đối vời Tăng, Ni trẻ hiện muốn vấn thân trên đường đạo. Hẵn nhiên chỉ có thể kiểm nghiệm toản bộ giáo lý của đức Phật, quá trình chuyển hóa của tâmthức con người trong môi trường nội viện là ít chướng ngại nhất./.

 

Thích Thiện Thuận