Ngôn Ngữ VN-Chữ Quốc Ngữ

Dẫn Nhập

 

Lịch sử văn học Việt Nam được chia ra hai thời kỳ; thời kỳ đầu tiên chúng ta chịu ảnh hưởng văn học của Trung Quốc, thời kỳ thứ hai ảnh hưởng bởi văn học Pháp. Trong đó chữ Quốc ngữ là loại chữ hiện đại được sáng tác do các đợt truyền giáo của các giáo sĩ Âu Châu biến đổi hệ thống chữ viết Á Châu thành La-tin.

Sự chuyển biến trong ngôn Ngữ Việt Nam được thành lập qua nhiều triều đại và hai văn minh khác biệt, một của Á đông và một của Tây phương. Nhưng do sự kết hợp của hai thời kỳ văn học nầy đã tạo nên ngôn ngữ Việt Nam thêm phong phú và đa dạng.

Bài viết này liên quan tới những bước ngoặc trong ngôn Ngữ Việt Nam, được chia làm hai phần: phần sơ lược sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc như chữ Hán, chữ Nôm và chữ Hán Việt. Phần trọng điểm, chữ Quốc ngữ được sáng tạo qua nhiều giai đoạn được chia làm nhiều phần; giai đoạn chuyển đổi các ngôn ngữ Á Châu sang chữ La-tin của các nhà truyền giáo người Tây Ban Nha vào giữa thế kỷ 16. Sự tiếp tục công việc chuyển chữ viết Việt thành La-tin của giáo sĩ Alexander De Rhodes, giai đoạn đầu của chữ Quốc ngữ.  Thời kỳ phát triển chữ Quốc ngữ ba trăm năm sau, vào thế kỷ 19 trong thời gian đô hộ của Pháp. Các nhà tư tưởng học trong công cuộc phát triển chữ Quốc ngữ như; Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của trong thời kỳ Pháp thuộc. Những ưu điểm và khuyết điểm của việc sử dụng chữ Quốc ngữ hiện tại trong ngôn Ngữ của người Việt Nam.

Giai Đoạn Văn Học Lịch Triều (1)

 

Trong quá trình sử dụng văn tự, Hán văn (Nho) đóng một vai trò quan trọng và lâu dài của văn học lịch sử Việt Nam. Nước Việt Nam tiếp xúc và bị đô hộ bởi Trung Hoa trong một quá trình dài, chữ Hán chính thức được sử dụng trong suốt thời kỳ đó. Theo nhà văn Phạm Thế Ngũ, chữ Hán truyền vào nước ta khoảng thời gian đầu thế kỷ thứ nhất trước C.N. ( ?, 58). Nhiều đời vua như Hán Vũ, Hán Quang, Tích Quang đã gởi người và mở trường dạy chữ Hán cho người Việt Nam thời bấy giờ. Các thái thú được nhà Hán chỉ định cai trị đất Giao Chỉ, có công nhất là Sĩ Nhiếp, người đã phổ biến rộng rải Hán văn đến quần chúng. Có tài liệu ghi rằng Sĩ Nhiếp lánh nạn Vương Mãn mà sang Giao Chỉ an cư lập nghiệp được hàng học giả tôn xưng là “Nam giao học tổ” (Lê, Nguyễn Lưu: 2002, 171). Tài liệu mới nhất của Cung Đình Thanh (2003, 394) đã lập luận rằng Sĩ Nhiếp đã cai trị Giao Chỉ như một nước độc lập, không theo vị thế cai trị của chính quyền nhà Hán “[ô]ng quá thận trọng, nhút nhát mà không tuyên bố sự độc lập đó ra mà thôi…”. Ngoài ra, một số khác là học giả, quan chức lánh nạn chính trị di cư sang và truyền bá Hán học cho người Việt Nam. Hơn nữa, do dân ta giao thiệp, buôn bán qua lại nước Trung Hoa cho nên chữ Hán phát triển rất nhanh.

Sau hết là sự truyền bá Nho học qua tôn giáo, mà trong đó các giáo đồ Phật giáo đóng phần quan trọng trong việc dịch kinh sách Phật giáo sang chữ Hán. Đạo Phật được truyền chính thức vào Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ nhất từ Ấn Độ chứ không như một số sử cũ cho rằng từ Trung Hoa sang.

(1). Thời kỳ văn học được kéo dài qua nhiều triều đại quân chủ. (Phạm Thế Ngũ: ?)

 

Do Hán học phát triển vào thời đó nên kinh điển được chuyển dịch từ chữ Pali sang chữ Hán có phần ưu thế hơn. Trung tâm Luy Lâu là địa điểm các nhà sư Ấn độ truyền bá, xây đựng chùa chiền và đào tạo tăng tài. Khương Tăng Hội là nhà sư được sanh ra và lớn lên trên đất Giao Chỉ, đóng góp rất lớn trong việc dịch kinh sách sang Hán văn và nhà truyền bá Phật pháp của hai nước Việt

Nam và Trung Quốc. Khương Tăng Hội được sử Trung Hoa ghi chép, tưởng lầm ông là người Ấn Độ truyền giáo đầu tiên ở Giao Chỉ. Nhưng nhà văn Lê Mạnh Thát chứng minh và lập luận rất chi tiết trong cuốn sách “Khương Tăng Hội” rằng:

Với những thành quả nghiên cứu có được, chúng ta có thể khẳng định Khương Tăng Hội không phải là một nhà truyền giáo đầu tiên của Phật giáo ở Việt Nam, mà là một trong những thành tựu đầu tiên của nền Phật giáo ấy, để cùng với Mâu tử hình thành một mặt trận văn hoá phản công lại những trận tiến công vũ bão của nền văn hóa nô dịch Trung Quốc… (Lê, Mạnh Thát: 1975, 16).

Lê Mạnh Thát đã lập luận thêm rằng, hai cuốn “Lục Độ Tập Kinh” và “Cửu Tạp thí dụ kinh” được dịch từ tiếng Việt sang Hán văn “ [Khương] Tăng Hội đã giữ lại khi dịch ‘Lục Độ Tập Kinh’ tiếng Việt sang tiếng Trung Quốc.”. Trong cuốn “Tìm về nguồn gốc văn minh Việt Nam dưới ánh sáng mới của khoa học” ông Cung Đình Thanh cũng đồng ý quan điểm trên:

Người Việt thứ hai có những tác phẩm để lại đã may mắn thoát được lưới kiểm duyệt của chính quyền Hán là Khương Tăng Hội. Ông đã đem Phật giáo sang truyền bá tại Trung Hoa vào thời Tam Quốc…Cũng cần nói thêm Lục Độ Tập Kinh không phải chỉ là một cuốn kinh Phật, mà còn nói đến cả văn học, khoa học như quá trình phát triển của thai nhi, về phong tục tập quán, về hôn nhân, về những kỹ thuật rèn đúc, làm dáo…( Cung Đình Thanh:2003, 394-395)

 

Theo như các nhà văn Vũ Văn Kính (2002) trong cuốn “Đại tự điển chữ Nôm” cho rằng dân tộc ta từ thứ kỷ thứ nhất đến khoảng thế kỷ thứ chín, thứ mười dùng Hán văn như chữ mẹ đẻ của mình. Việc sử dụng Hán văn là điều chính yếu trong các nhu cầu xã hội như giáo dục, tôn giáo, hành chính; học, thi cử, các loại giấy tờ, văn thơ đều dùng đến Hán văn. Hán văn khó học và dễ quên nên sự quản bá và lưu truyền gặp phần khó khăn, số người mù chữ ngày càng gia tăng. Theo như Vũ Văn Kính đã nói, chúng ta có thể đoán được rằng, thành phần sử dụng Hán văn chỉ cho số người trí thức và trung lưu trở lên còn thành phần mù chữ đa số là nông dân và dân nghèo.

 

Thời kỳ thứ hai trong sự chuyển đổi ngôn ngữ văn học của người Việt Nam là giai đoạn sáng tạo và sử dụng văn Nôm. Chữ Nôm được sáng tác vào thời kỳ đất nước Việt Nam dành được độc lập (khoảng thế kỷ IX đến X) và được thông dụng cho đến khi chữ Quốc ngữ  được phổ biến. Hiện nay chưa có một tài liệu chắc chắn ai là người sáng tác ra chữ Nôm. Tuy nhiên, văn Nôm được cấu tạo theo quy tắc lục thư của Hán văn nên cứ theo nguyên tắc đó người tự tạo chữ theo ý riêng, theo quan điểm sử dụng hoặc theo tình hình lịch sử (Vũ Văn Kính: 2002). Số lượng chữ  Nôm gia tăng, phong phú hơn và đáp ứng được một phần nào nhu cầu xã hội. Nhà văn Phạm Thế Ngũ đã so sánh Văn Nôm với văn Hán như sau:

ta thấy văn Hán là văn của triều đình, của khoa cử, của trí thức. Văn Nôm là văn của tư nhân, của thư tín, của bình dân. Văn Hán chứa đựng nghĩa lý cao xa, học thuật, triết lý, dành cho việc trau dồi trí thức cao đẳng. Văn Nôm thường chỉ dùng để diễn tả những tình ý nhỏ nhặt trong những cuộc giao tiếp thân mật, bông đùa, hoặc để truyền bá ba sự giáo huấn phổ thông. (Phạm Thế Ngũ: ?, 33)

Một trong những điều thuận lợi của văn Nôm là có thể sử dụng trong các tầng lớp xã hội. Tuy nhiên các triều đại vẫn không chính thức công nhận hoặc ban bố là văn tự chính của quốc gia. Ngoài chữ Nôm và chữ Hán, người Việt Nam còn có thêm một loại chữ gọi là Hán Việt. Chữ Hán Việt dựa vào các chữ của Hán văn mà phiên âm ra tiếng Việt, cách phiên âm này theo một quy tắc nhất định. Theo như nhà văn Lê Nguyễn Lưu (2002) từ Hán Việt phiên âm qua nhiều dạng ngữ âm như âm thượng cổ, âm trung cổ và âm hiện đại. Tuy nhiên phần nhiều âm Hán Việt vẫn sử dụng âm ngữ thượng cổ. Tuy mượn âm Hán nhưng chữ Hán Việt được đồng hóa theo nhu cầu và quá trình diễn biến của lịch sử Việt Nam. Chữ Hán Việt xuất hiện khi Hán văn được truyền sang nước ta, khi đem so sánh với chữ Hán và Nôm thì sự lưu truyền và quản bá chữ Hán Việt có nhiều ưu điểm hơn.

Trong văn học dân gian, từ Hán Việt được khá phổ biến và tăng thêm sự phong phú trong văn thơ. Có nhiều câu thuần tuý của Hán văn, khi đọc ra thì hầu như mọi người đều quen tai và hiểu như tiếng Việt của mình. Thí dụ như “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, “hữu xạ tự nhiên hương”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” …v.v. Ngoài ra chữ Hán Việt được dùng riêng hoặc xen lẫn với chữ Quốc ngữ sẽ tăng thêm hàm ý hoặc làm câu văn nghe thanh thoát hơn như “Đại hội phụ nữ Việt-Úc” thay vì “Đàn bà Việt-Úc họp mặt lớn”, hay “ Bảo Sanh Viện ” thay vì “ Xưởng sinh đẻ ”, hoặc “ Quí Đồng hương, Phật tử có mặt ngày hôm nay” thay vì dùng câu dài hơn “ Những người cùng quê hương, người con Phật có mặt ngày hôm nay”( (Lớp Tiếng Việt: 2004). Từ Hán Việt có sức sống mãnh mẽ trong văn học Việt Nam hay trong các lãnh vực khác như kinh tế, chính trị, xã hội, y tế, ví dụ như: thương mại, quốc hội, cộng đồng, bệnh viện, phi trường, đại học…v.v. Từ Hán Việt đã gắn chặt với lịch sử phát triển của tiếng Việt trong quá khứ, hiện tại và sẽ vẫn sử dụng trong tương lai.

Giai Đoạn Văn Học Lịch Triều (1)

Trong quá trình sử dụng văn tự, Hán văn (Nho) đóng một vai trò quan trọng và lâu dài của văn học lịch sử Việt Nam. Nước Việt Nam tiếp xúc và bị đô hộ bởi Trung Hoa trong một quá trình dài, chữ Hán chính thức được sử dụng trong suốt thời kỳ đó.

 

Theo nhà văn Phạm Thế Ngũ, chữ Hán truyền vào nước ta khoảng thời gian đầu thế kỷ thứ nhất trước C.N. ( ?, 58). Nhiều đời vua như Hán Vũ, Hán Quang, Tích Quang đã gởi người và mở trường dạy chữ Hán cho người Việt Nam thời bấy giờ. Các thái thú được nhà Hán chỉ định cai trị đất Giao Chỉ, có công nhất là Sĩ Nhiếp, người đã phổ biến rộng rải Hán văn đến quần chúng. Có tài liệu ghi rằng Sĩ Nhiếp lánh nạn Vương Mãn mà sang Giao Chỉ an cư lập nghiệp được hàng học giả tôn xưng là “Nam giao học tổ” (Lê, Nguyễn Lưu: 2002, 171). Tài liệu mới nhất của Cung Đình Thanh (2003, 394) đã lập luận rằng Sĩ Nhiếp đã cai trị Giao Chỉ như một nước độc lập, không theo vị thế cai trị của chính quyền nhà Hán “[ô]ng quá thận trọng, nhút nhát mà không tuyên bố sự độc lập đó ra mà thôi…”. Ngoài ra, một số khác là học giả, quan chức lánh nạn chính trị di cư sang và truyền bá Hán học cho người Việt Nam. Hơn nữa, do dân ta giao thiệp, buôn bán qua lại nước Trung Hoa cho nên chữ Hán phát triển rất nhanh.

Sau hết là sự truyền bá Nho học qua tôn giáo, mà trong đó các giáo đồ Phật giáo đóng phần quan trọng trong việc dịch kinh sách Phật giáo sang chữ Hán. Đạo Phật được truyền chính thức vào Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ nhất từ Ấn Độ chứ không như một số sử cũ cho rằng từ Trung Hoa sang.

Thời kỳ văn học được kéo dài qua nhiều triều đại quân chủ. (Phạm Thế Ngũ: ?)

Do Hán học phát triển vào thời đó nên kinh điển được chuyển dịch từ chữ Pali sang chữ Hán có phần ưu thế hơn. Trung tâm Luy Lâu là địa điểm các nhà sư Ấn độ truyền bá, xây đựng chùa chiền và đào tạo tăng tài. Khương Tăng Hội là nhà sư được sanh ra và lớn lên trên đất Giao Chỉ, đóng góp rất lớn trong việc dịch kinh sách sang Hán văn và nhà truyền bá Phật pháp của hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Khương Tăng Hội được sử Trung Hoa ghi chép, tưởng lầm ông là người Ấn Độ truyền giáo đầu tiên ở Giao Chỉ. Nhưng nhà văn Lê Mạnh Thát chứng minh và lập luận rất chi tiết trong cuốn sách “Khương Tăng Hội” rằng:

[v]ới những thành quả nghiên cứu có được, chúng ta có thể khẳng định Khương Tăng Hội không phải là một nhà truyền giáo đầu tiên của Phật giáo ở Việt Nam, mà là một trong những thành tựu đầu tiên của nền Phật giáo ấy, để cùng với Mâu tử hình thành một mặt trận văn hoá phản công lại những trận tiến công vũ bão của nền văn hóa nô dịch Trung Quốc…

Lê Mạnh Thát đã lập luận thêm rằng, hai cuốn “Lục Độ Tập Kinh” và “Cửu Tạp thí dụ kinh” được dịch từ tiếng Việt sang Hán văn “ [Khương] Tăng Hội đã giữ lại khi dịch ‘Lục Độ Tập Kinh’ tiếng Việt sang tiếng Trung Quốc.”. Trong cuốn “Tìm về nguồn gốc văn minh Việt Nam dưới ánh sáng mới của khoa học” ông Cung Đình Thanh cũng đồng ý quan điểm trên:

[N]gười Việt thứ hai có những tác phẩm để lại đã may mắn thoát được lưới kiểm duyệt của chính quyền Hán là Khương Tăng Hội. Ông đã đem Phật giáo sang truyền bá tại Trung Hoa vào thời Tam Quốc…Cũng cần nói thêm Lục Độ Tập Kinh không phải chỉ là một cuốn kinh Phật, mà còn nói đến cả văn học, khoa học như quá trình phát triển của thai nhi, về phong tục tập quán, về hôn nhân, về những kỹ thuật rèn đúc, làm dáo… (Cung Đình Thanh:2003, 394-395)

Theo như các nhà văn Vũ Văn Kính (2002) trong cuốn “Đại tự điển chữ Nôm” cho rằng dân tộc ta từ thứ kỷ thứ nhất đến khoảng thế kỷ thứ chín, thứ mười dùng Hán văn như chữ mẹ đẻ của mình. Việc sử dụng Hán văn là điều chính yếu trong các nhu cầu xã hội như giáo dục, tôn giáo, hành chính; học, thi cử, các loại giấy tờ, văn thơ đều dùng đến Hán văn. Hán văn khó học và dễ quên nên sự quản bá và lưu truyền gặp phần khó khăn, số người mù chữ ngày càng gia tăng. Theo như Vũ Văn Kính đã nói, chúng ta có thể đoán được rằng, thành phần sử dụng Hán văn chỉ cho số người trí thức và trung lưu trở lên còn thành phần mù chữ đa số là nông dân và dân nghèo.

Thời kỳ thứ hai trong sự chuyển đổi ngôn ngữ văn học của người Việt Nam là giai đoạn sáng tạo và sử dụng văn Nôm. Chữ Nôm được sáng tác vào thời kỳ đất nước Việt Nam dành được độc lập (khoảng thế kỷ IX đến X) và được thông dụng cho đến khi chữ Quốc ngữ  được phổ biến. Hiện nay chưa có một tài liệu chắc chắn ai là người sáng tác ra chữ Nôm. Tuy nhiên, văn Nôm được cấu tạo theo quy tắc lục thư của Hán văn nên cứ theo nguyên tắc đó người tự tạo chữ theo ý riêng, theo quan điểm sử dụng hoặc theo tình hình lịch sử (Vũ Văn Kính: 2002). Số lượng chữ  Nôm gia tăng, phong phú hơn và đáp ứng được một phần nào nhu cầu xã hội. Nhà văn Phạm Thế Ngũ đã so sánh Văn Nôm với văn Hán như sau:

[t]a thấy văn Hán là văn của triều đình, của khoa cử, của trí thức. Văn Nôm là văn của tư nhân, của thư tín, của bình dân. Văn Hán chứa đựng nghĩa lý cao xa, học thuật, triết lý, dành cho việc trau dồi trí thức cao đẳng. Văn Nôm thường chỉ dùng để diễn tả những tình ý nhỏ nhặt trong những cuộc giao tiếp thân mật, bông đùa, hoặc để truyền bá ba sự giáo huấn phổ thông. (Phạm Thế Ngũ: ?, 33)

Một trong những điều thuận lợi của văn Nôm là có thể sử dụng trong các tầng lớp xã hội. Tuy nhiên các triều đại vẫn không chính thức công nhận hoặc ban bố là văn tự chính của quốc gia.

Ngoài chữ Nôm và chữ Hán, người Việt Nam còn có thêm một loại chữ gọi là Hán Việt. Chữ Hán Việt dựa vào các chữ của Hán văn mà phiên âm ra tiếng Việt, cách phiên âm này theo một quy tắc nhất định. Theo như nhà văn Lê Nguyễn Lưu (2002) từ Hán Việt phiên âm qua nhiều dạng ngữ âm như âm thượng cổ, âm trung cổ và âm hiện đại. Tuy nhiên phần nhiều âm Hán Việt vẫn sử dụng âm ngữ thượng cổ. Tuy mượn âm Hán nhưng chữ Hán Việt được đồng hóa theo nhu cầu và quá trình diễn biến của lịch sử Việt Nam. Chữ Hán Việt xuất hiện khi Hán văn được truyền sang nước ta, khi đem so sánh với chữ Hán và Nôm thì sự lưu truyền và quản bá chữ Hán Việt có nhiều ưu điểm hơn.

Trong văn học dân gian, từ Hán Việt được khá phổ biến và tăng thêm sự phong phú trong văn thơ. Có nhiều câu thuần tuý của Hán văn, khi đọc ra thì hầu như mọi người đều quen tai và hiểu như tiếng Việt của mình. Thí dụ như “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, “hữu xạ tự nhiên hương”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” …v.v. Ngoài ra chữ Hán Việt được dùng riêng hoặc xen lẫn với chữ Quốc ngữ sẽ tăng thêm hàm ý hoặc làm câu văn nghe thanh thoát hơn như “Đại hội phụ nữ Việt-Úc” thay vì “Đàn bà Việt-Úc họp mặt lớn”, hay “Bảo Sanh Viện” thay vì “Xưởng sinh đẻ”, hoặc “Quí Đồng hương, Phật tử có mặt ngày hôm nay” thay vì dùng câu dài hơn “ Những người cùng quê hương, người con Phật có mặt ngày hôm nay”( (Lớp Tiếng Việt: 2004). Từ Hán Việt có sức sống mãnh mẽ trong văn học Việt Nam hay trong các lãnh vực khác như kinh tế, chính trị, xã hội, y tế, ví dụ như: thương mại, quốc hội, cộng đồng, bệnh viện, phi trường, đại học…v.v. Từ Hán Việt đã gắn chặt với lịch sử phát triển của tiếng Việt trong quá khứ, hiện tại và sẽ vẫn sử dụng trong tương lai.

Giai Đoạn Văn Học Hiện Đại

Sau gần hai mươi thế kỷ, văn học lịch triều được chấm dứt và mở màng cho văn học hiện đại. Hán văn và Nôm văn không còn được sử dụng mà thay vào đó là văn Quốc ngữ của một văn minh khác, đó là Tây Phương. Tuy nhiên, ngay từ thế kỷ mười bảy, các cường quốc Châu Âu đã có ý định xâm chiếm phần lớn các nước trên lục địa trên Á Châu. Song song đó các đợt truyền giáo của các dòng tu Châu Âu dẫn đầu là nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sang các nước Á Châu giảng đạo. Để việc truyền bá tôn giáo dễ dàng các giáo sĩ của các dòng tu đã sáng chế và thay thế loại loại chữ viết của Nhật, Trung Hoa, và Việt Nam sang chữ La tinh.

Theo như các nhà nghiên cứu lịch sử văn học, việc thực hiện chuyển đổi chữ Nhật được thực hiện vào giữa thế kỷ mười sáu. Phạm thế Ngũ viết trong cuốn sách “Việt Nam Văn Sử Học- Giản Ước Tân Biên” đã nêu rõ thời gian cuốn sách chữ Nhật La tinh hóa như sau:

[k]hoảng năm 1549 đã có cuốn giáo lý in bằng Romaji (chữ Nhật La tinh) và năm 1595 cuốn tự điển La-Bồ-Nhật, đều được in ở Nhật Bản. Đến năm 632, bộ Truyền giáo ở La mã lần đầu tiên ấn hành ba quyển Romaji của soạn giả dòng Đa Minh: Phương pháp cáo tội xét mình, Tự điển Nhật ngữ và Văn phạm Nhật ngữ. (Phạm Thế Ngũ: ?, 59)

Tương tự ở Trung Hoa, khoảng năm 1584 đến 1588, các giáo sĩ dòng phái Tên (Jesuits) là Ruggieri và Matteo Ricci đã soạn thảo chữ Hán sang La tinh. Cuối cùng họ cho ra một cuốn tập Hoa ngữ vựng, trong đó có ba phần; chữ Bồ Đào Nha, chữ Hán và chữ Hoa ngữ La tinh. Tuy nhiên trong thời kỳ này, phương pháp phiên âm còn thiếu sót vì chưa có ký hiệu phân biệt thanh ngữ. Từ năm 1598 đến 1626, các giáo sĩ Ricci hợp tác với các giáo sĩ Cattanco và Trigault đã hoàn thành các âm Hoa ngữ theo mẫu tự La tinh với các âm thanh đầy đủ. Trong các vị giáo sĩ, Cha Ricci là nhân vật được mọi người bàn luận đến nhiều nhất trong thời gian nghiên cứu văn hóa và truyền giáo của ông tại Trung Hoa. Tư tưởng của giáo sĩ Ricci là duy trì những nghi lễ, hình thức của Khổng giáo hay thờ cúng tổ tiên của người Trung Hoa, không coi đó là một ngoại giáo. Nhà văn Lessard, Michelin (1995, 144) đã viết như sau “Father Matteo Ricci maintained that Chineese rituals such as the worship of Confucius and ancestor worship were not pagan”. Tư tưởng của Cha Ricci đã ảnh hưởng rất lớn đến các dòng tu khác trong sự truyền đạt văn hoá và tôn giáo đến người Trung Hoa.

Công việc soạn thảo các mẫu chữ La tinh ở Việt Nam được đi liền sau đó vào đầu thế kỷ 17. Trải qua nhiều khó khăn khi bị triều đình nhà Nguyễn, Trịnh ngăn cản, các giáo sĩ đã xoay sở ở lại Việt Nam và truyền giáo trong một thời gian khá lâu. Công việc của các giáo sĩ dòng tu Tên đã kinh nghiệm được trong các phương pháp áp dụng ở Trung Hoa và Nhật nên có phần nào thuận hơn ở Việt Nam. Theo tài liệu của Huỳnh Ái Tông (2000) và Phạm Thế Ngũ (? , 59), năm 1926 một lá thư do Linh mục tên Antonio de Fontes người Bồ Đào Nha viết và gởi cho Linh mục Muio Vitelleschi tường trình về giáo đoàn chứa đựng một số từ Quốc ngữ như sau:

Digcham : Dinh Chàm
Nuocman : Nước Mặn
Quinhin : Qui Nhơn
Sinua, Sinuâ : Xứ Hóa
Orancaya : ?
Quan : Quảng (Quảng Nam)

Dinh Cham : Dinh Chàm
Sinóa : Xứ Hóa

 

Xabin : Xá Bình ?
Bếndá : Bến đá
Bude : Bồ đề
Ondelimbay: Ông Đề Lĩnh Bảy
Ondedóc : Ông đề đốc
Onghe Chieu: Ông nghè Chiêu
Nhít la khấu, khấu la nhít : Nhứt là không, không là nhứt


Và có các tài liệu khác của Linh mục Frances Buzomi viết lá thư bằng chữ Ý gởi Linh Mục Mutio Vitelleschi là bề trên của dòng tu Tên ở La Mã như:

Xán tí : Xán tí (Thượng đế)
Thiên chu : Thiên chủ (Thiên chúa)
Thiên chũ xán tí : Thiên chủ thượng đế
Ngaoc huan : Ngọc hoàng

(Huỳnh Ái Tông: 2000 & Phạm Thế Ngũ: ?, 59)

Qua những từ ngữ trên, chúng ta thấy phần phiên âm của chữ Quốc ngữ của lá thư Linh Mục Antonio de Fontes chưa có nhiều dấu và các từ Quốc ngữ tiến triển hơn trong lá thư hai của Linh mục Frances Buzomi vì một vài từ có thêm dấu nặng. Trong khoảng mười năm đầu là giai đoạn phiên âm của chữ Quốc ngữ, có nhiều lối phiên âm khác nhau tùy theo cách phát âm của các giáo sĩ mỗi nước. Trong khoảng thời gian này chữ Quốc ngữ có hai cách phiên âm chính, theo Ý Ngữ và Bồ Đào Nha Ngữ, vì đa số các giáo sĩ đến từ hai nước này. Giai đoạn kế tiếp là cấu tạo câu được bắt đầu từ năm 1632 với sự đóng góp của giáo sĩ Gasparo de Amiral và đây là giai đoạn hình thành quan trọng của chữ Quốc ngữ. Theo như tài liệu của Huỳnh Ái Tông (2000), giáo sĩ Gasparo de Amiral từ Bồ Đào Nha đến Việt Nam năm 1526 và đến Đàng ngoài (miền Bắc) vài năm sau đó và giữ chức Phó Giám Tỉnh dòng Tên gồm các nước Nhật, Trung Hoa, Campuchia, Lào, Việt Nam và Thái Lan. Trong những năm ở đây ông đã viết một bộ từ điển và một vài tài liệu liên quan tới chữ Quốc ngữ, trong đó có một số chữ được phiên âm như sau:

Tun kim : Đông Kinh, chỉ cho xứ An Nam
Đàng tlão : Đàng Trong
Đàng ngoày : Đàng Ngoài
Đàng tlên : Đàng trên
Oũ nghe : Ông nghè
nhà thượng dày: nhà thượng đài

kẻ hằii : kẻ hầu
ăn dương huyẹn : An Dương huyện
coũ thằn : công thành
Thíc ca : Thích Ca (Phật)
Phổ lô xã : Phổ lô xã
Sãy uãy : Sải vải

oũ bà phủ : ông bà phủ

(Huỳnh Ái Tông: 2000)

Qua các chữ Quốc ngữ trên ta thấy các phiên âm của giáo sĩ Gasparo tiến bộ hơn các giáo sĩ khác. Có nhiều chữ vẫn ta vẫn sử dụng ngày nay mà không cần sửa đổi lại như : nhà thượng, Phổ lô xã, đàng, kẻ. Ngoài ra còn rất nhiều chữ khác khá chính xác về phần ghép từ, ghép âm hoặc bỏ dấu được nêu lên trong bài viết của Huỳnh Ái Tông và tài liệu khác liên quan đến sự hình thành chữ Quốc ngữ.

Sau khi giáo sĩ Gasparo qua đời vì tai nạn đắm tàu năm 1645, người tiếp công việc chuyển chữ viết Việt thành La tinh là giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Khoảng cuối năm 1624 đến đầu năm 1625, giáo sĩ De Rhodes thuộc dòng tu Tên, người Pháp đến Đàng trong (các miền phía Nam) và học tiếng Việt ( qua chữ Quốc ngữ) với giáo sĩ người Bồ Đào Nha Francisco, trong một thời gian ngắn ông đã nói được rất sõi. Sau đó Linh mục De Rhodes đã được cử ra Đàng ngoài lập giáo đoàn mới năm 1627. Theo như tài của Lessard Micheline (1995, 142) và Phạm Thế Ngũ (?, 60), đến năm 1630 Chúa Trịnh Tráng trục xuất Linh Mục De Rhodes ra khỏi nước vì ông đã cải đạo cho rất nhiều người ở Đàng ngoài (Tonkin). Ông đã đi qua Ma cao và trở về Việt Nam nhiều lần, cho đến năm 1645 thì ông rời hẳn nước ta và trở về Âu Châu.

Trong những năm ở Việt Nam Linh mục De Rhodes đã viết nhiều tác phẩm giá trị liên quan tới văn hóa bằng chữ Quốc ngữ. Ngoài những cuốn sách như “Bắc Kỳ”, “Phép giảng tám ngày”, ông còn có hai cuốn ‘La tinh đối chiếu’ và từ điển Việt- Bồ Đào Nha và La tinh. Những cuốn sách này được in đầu tiên ở La mã năm 1651 do bộ Truyền giáo La Mã đúc chữ và ấn hành (Phạm Thế Ngũ: ?, 60). Linh mục Alexandre được nhiều người biết đến có lẽ là qua hai cuốn từ điển được chính thức in ấn và xuất bản, nhưng ông đã nhắc đến sự sáng tạo của các giáo sĩ khác trong tác phẩm của ông như sau:

[t]rong bài tựa tự điển, Al, de Rhodes có nhắc tên ba vị quá cố đã có công trong việc tạo thành tác phẩm của ông, đó là các giáo sĩ Francisco de Pina, người đầu tiên am tường tiếng Việt và truyền thụ cho chính ông, Gaspar de Amaral tác giả một tập tự điển Việt Bồ và Antanio de Barbosa tác giả một tập tự điển Bồ Việt… (Phạm Thế Ngũ: ?, 60)

Cách soạn chữ Quốc ngữ của Linh Mục De Rhodes có vài sự khác biệt so với các phụ âm ngày nay; b đọc thành v: bua (vua), bó ngựa (vó ngựa). d đọc thành nh: dìn (nhìn), dè dẹ (nhè nhẹ). Có nhiều phụ âm nay biết mất hoặc đổi khác như; bl nay chỉ còn l : blúc blắc (lúc lắc). ml nay chỉ còn l: một mlát (một lát). tl nay đổi lại tr: con tlâu (con trâu). Có những khuôn âm bây giờ cũng đổi khác; uân nay là uôn: muấn (muốn), uâng nay là uông: luấng (luống), ưâng nay là ương: tưầng (tường), ũ hay là ung: cũ (cung).

Huỳnh Ái Tông (2000) đã so sánh sự phiên âm chữ Quốc ngữ của hai vị Linh mục Gasparo de Amiral và Linh mục Alexandre De Rhodes, ông cho rằng tài liệu trước của Gasparo có phần gần dạng chữ Việt bây giờ hơn:

Tài liệu Gasparo d'Amiral 1632 :         Tài liệu Đắc Lộ 1636

----------------- Thanh đô vương -------- thanh đô
----------------- Nhà ti --------------------- gna ti
----------------- Nhà hién ----------------- gna hien
----------------- Nghệ ăn, nghệ an ------ Gne an
----------------- Bố chính ----------------- bochin

Tài liệu trên cho chúng ta thấy Linh mục Gasparo phân biệt được nhiều dấu giọng khác nhau như dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng, dấu mũ…Cũng đồng quan điểm trên, tài liệu của Phạm Thế Ngũ (?, 61) ghi rằng “Thành ra tóm lại chữ Quốc ngữ dưới tay, Al, de Rhodes cũng chưa có chính tả duy nhất vững chắc.”

Ngoài ra còn các giáo sĩ khác như Pigneau de Bebaine đã chấn chỉnh và sửa sai các phiên âm và thêm vào nhiều chữ mới vào cuốn tự điển của Linh mục De Rhodes. Kế đó có các giám mục như Taberd bổ khuyết các từ ngữ và đem in tại Serempor, Ấn độ . Năm 1838, hai cuốn tự điển Annam- La tinh và La tinh Annam của giám mục Taberb được xuất bản. Về sau hai giáo sĩ Thereul và Leserteur bổ khuyết thêm các từ ngữ được thông dụng ngoài Bắc cho hai cuốn trên và các cuốn tự điển được đưa in khi phong trào chữ Quốc ngữ vươn lên vào lúc người Pháp cai trị nuớc ta.

Trong thời gian gần ba trăm năm, giai đoạn đầu sáng tác chữ Quốc ngữ của các giáo sĩ dòng Tên chưa được xuất bản rộng rãi cho quần chúng. Ngược lại chỉ lưu trữ, ấn hành bởi bộ Truyền giáo ở La mã cho các giáo sĩ sử dụng nội bộ vào công việc truyền giáo (sáng tác và học chữ Quốc ngữ lẫn nhau). Cho đến khi bộ truyền giáo ấn loát cuốn tự điển ‘Việt Bồ La’ vào cuối thế kỷ XIIX và giai đoạn này được chính thức sử dụng vào công việc truyền giáo cho giáo dân nước ta. Chữ Quốc ngữ vào thời này chỉ dùng ở giáo đường, tu viện và các khu giáo dân cho mục đích truyền đạo. Tài liệu của Huỳnh Ái Tông (2000) ghi lại rằng, ngoài những giáo sĩ dòng tu Tên, còn có các giáo dân đã đóng góp trong công cuộc phát triển chữ Quốc ngữ, ông đã sưu tập một số câu văn của mười bốn giáo dân viết chữ Quốc ngữ trong bài xưng tội như sau:

"Nhin danh Cha uà con uà Su-phi-ri-to-sang-to í nài An-nam các bỏn đạo thì tin ràng ra ba danh ví bàng muốn í làm một thì phải nói nhin nhít danh cha etc.- tôy là Giu ão câi trâm cũ nghi bậi - tôy là An re Sen cũ nghi bậi - tôy là Ben tò vẫn triền cũ nghi bậi - tôy là Phe ro uẫn nhit cũ nghi bậi - tôy là An jo uẫn tãu cũ nghi bậi - tôy là Gi-ro-ni-mo cũ nghi bậi - tôy là I-na sô cũ nghi bậi - tôy là tho-me cũ nghi bậi - tôy là Gi-le cũ nghi bậi - tôy là lu-i-si cũ nghi bậi - tôy là Phi-lip cũ nghi bậi - tôy là Do-minh cũ nghi bậi - tôy là An-ton cũ nghi bậi - tôy là Giu ão cũ nghi bậi " ( nhân danh Cha và con và Su-phi-ri-to Sang-to Spirito Santo ý nầy An nam các bổn đạo thì tin rằng ra ba danh. Ví rằng muốn ý làm mộy thì phải nói : nhân danh Cha vân vân. Tôi là Giu an Cai (?) Trâm cũng nghĩ vậy - Tôi là An rê Sen cũng nghĩ vậy - Tôi là Ben tô Văn Triều cũng nghĩ vậy - Tôi là Phê rô Văn Nhất cũng nghĩ vậy - Tôi là An gio Văn Tang cũng nghĩ vậy - Tôi là Gi-rô-i-mô cũng nghĩ vậy - Tôi là Gi le cũng nghĩ vậy - Tôi là lu-i-si cũng nghĩ vậy - Tôi là Phi líp cũng nghĩ vậy - Tôi là Đô Minh cũng nghĩ vậy - Tôi là An ton cũng nghĩ vậy - Tôi là Giu an cũng nghĩ vậy).

Tác giả  Phạm Thế Ngũ (?, 64) cũng đề cập tới một linh mục người Việt Nam tên Bỉnh cũng đã sáng tác những tài liệu liên quan tới chữ Quốc ngữ như; Bồ Văn, La tinh, Nôm và Quốc ngữ…Qua những tài liệu trên, chúng ta thấy ngoài sáng tác của các giáo sĩ Tây phương còn người Việt Nam đóng góp trong công cuộc hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ.

Kể từ khi người Pháp bắt đầu xâm chiếm Việt Nam vào Đà Nẵng năm 1859, dân tộc ta bị ảnh hưởng bởi một văn minh hoàn toàn khác biệt. Chủ trương của người Pháp trong thời gian độ hộ nước ta là muốn cắt đứt liên hệ giữa Việt với Trung Hoa, cho nên họ đã đẩy mạnh phong trào học chữ Quốc ngữ để truyền bá tôn giáo, văn hóa và cai trị Việt Nam. Người Pháp đã mở các trường học để dạy Pháp văn và Quốc ngữ huấn luyện người Việt làm thông dịch và ngay cả người Pháp học tiếng Việt. Các phương tiện truyền thông cũng hướng đến việc dùng Quốc ngữ như tờ báo Gia Định xuất bản năm 1865.

Trong các nhà tiền phong trong công cuộc xây dựng chữ Quốc ngữ, Trương Vĩnh Ký ( Pétrus Ký) được coi là một học giả lỗi lạc và lãnh được nhiều huy chương liên quan tới sự nghiên cứu văn học Á đông và Tây phương của Pháp, Tây Ban Nha, tòa thánh La mã, Cam Bốt và Việt Nam ( Huỳnh Ái Tông: 2000). Theo sau là các nhà văn như Huỳnh Tịnh Của và Trương Minh Ký đã đóng góp rất nhiều trong công cuộc phát triển chữ Quốc ngữ.

Các tài liệu nghi rằng Trương Vĩnh ký là một nhà ngôn ngữ lỗi lạc nhất thời bấy giờ. Ông có bản tánh thông minh hiếu học và đặt biệt là cách học hỏi các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt. Từ nhỏ ông đã theo học ở các trường đạo ở nơi như; Trung học Pinhalu ở Cam bốt, Tổng chủng viện viễn đông quốc ngoại truyền giáo ở Poulo-Pénang (Hạ Châu, ngoài khơi Ấn Độ dương) (Huỳnh Ái Tông: 2000 & Phạm Thế Ngũ).

Năm 1858 khi được hai mươi mốt tuổi, ông trở về Việt Nam làm việc với các chức vụ như thông ngôn cho đại uý Jauréguiberry. Với tài năng đặt biệt, ông đọc và nói thông thạo mười lăm thứ tiếng, viết được mười một thứ tiếng. Ngoài những thứ tiếng Á châu ông còn biết các tiếng Pháp, Anh, Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha…v.v. Với những tài năng năm 26 tuổi ông làm thông dịch cho phái đoàn Phan Thanh Giản ở Pháp với Napoleon III để cầu hòa, kế đó tiếp kiến Giáo hoàng Pio IV và là kết bạn với các nhà trí thức như: Victor Hugo, Paul Bert (Tổng sứ Bắc Trung kỳ ở Việt Nam), Ernest Renan, Émile Littré…(Đỗ Quang Vinh: 2003).Trong công cuộc phát triển ngôn ngữ ông từng là giáo sư dạy môn ngôn ngữ học Đông phương trường Hậu Bổ, giám đốc tờ báo Gia Định, tờ báo in chữ Quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam. Hiệu trưởng trường thông ngôn ở Sài Gòn và làm các chức vụ khác thuộc về ngôn ngữ học.

Về vấn đề văn học Trương vĩnh Ký gồm có 119 tác phẩm viết bằng nhiều tiếng khác nhau. Trong đó có những cuốn tự điển Pháp-Việt, Việt Pháp (bằng chữ Quốc ngữ), Truyện Kiều, Minh tâm bửu giám được dịch từ Nôm sang chữ Quốc ngữ…v.v. Nói tóm lại, Trương Vĩnh Ký không những rành rõi về ngôn ngữ Đông phương, ông còn khôn khéo đem vốn liếng văn học Tây phương của ông đóng góp vào văn học Việt Nam thời bấy giờ.

[ô]ng không những là một nhà văn, một nhà viết sử, một nhà dịch thuật, mà còn là một người rất giỏi về khoa ngôn ngữ. Ông thật là xứng đáng làm tiêu biểu cho tất cả những người sốt sắng với quốc văn lúc đầu ở Nam kỳ.  (Trích từ, Đỗ Quang Vinh: 2003)

Trong các nhà học giả phát triển văn Quốc ngữ bấy giờ, ngoài Trương Vĩnh Ký  người ta còn nhắc đến Huỳnh Tịnh Của hay Paulus Của. Ngoài công việc của ông là Đốc Phủ Sứ, phụ trách công việc phiên dịch văn án cho nhà cầm quyền Pháp, tại Việt Nam, ông còn lưu tâm tới văn Quốc ngữ. Ông là nhà tiền phong trong công việc thay thế Hán văn và Nôm văn bằng Quốc ngữ qua nhiều tác phẩm như: Chuyện giải buồn, Đại Nam Quấc Âm Tự Vị và nhiều tác phẩm khác viết bằng Quốc ngữ. Nhưng đáng kể nhất là cuốn tự điển Việt- Pháp mà hiện nay mọi người đều xài. Ngoài ra ông còn là một nhà cộng tác viên với báo Gia Định, một tờ báo in bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên vào thời đó. Phạm Thế Ngũ đã ca ngợi Huỳnh Tịnh Của đã làm một công việc quá sớm và táo bạo, trong công cuộc chuyển ngữ ngành học thuật.

Làm tự điển Việt, giải thích bằng tiếng Việt giả thiết làm cho người Việt Nam dùng để trau dồi tiếng nước mình, giả thiết ấy phải được học tập, nghiên cứu ở nhà trường, được dùng làm chuyển ngữ ở mọi ngành học thuật quốc gia, giả thiết tiếng ấy đã đạt tới một cao độ trưởng thành và phú túc H. T. Của làm công việc ấy, chứng tỏ lòng tin tưởng của ông vào tiếng mẹ đẻ.  (Phạm Thế Ngũ: ?, 84)

Tuy các nhà học giả Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký và các vị khác đóng góp rất nhiều vào công cuộc phát triển và hình thành chữ Quốc ngữ. Nhưng Quốc ngữ thời ấy vẫn không được nhiều người hưởng ứng và không tiếp tục ở miền Nam. Công việc phát triển Quốc văn bị dừng lại trong một thời gian khá lâu và được phát triển ở ngoài Bắc. Nhà văn David đã viết như sau:

Truong Vinh Ky (1837-98) and Huynh Tinh Cua (1834-1907), labored raised the romanized script beyond its existing status as a rather crude vehicle for foreign religouss and political propaganda, but their translations and codifications were not widely disseminated and their language proposals met with skepticism and distrust.   (Marr, G David: 1981, 145)

Ngôn ngữ Việt Nam trải qua nhiều thời kỳ thay đổi theo lịch sử và tình hình chính trị để đi đến một kết quả chung. Chữ Quốc ngữ sau ba trăm năm hình thành, phát triển đã thay thế các loại văn tự khác và chính thức trở thành Quốc văn của nước Việt Nam. Ưu điểm của chữ Quốc ngữ là học mau, dễ viết và dễ đọc, có thể trong vài ba tháng là viết đọc thông thạo. Hơn nữa chữ Quốc ngữ dưới dạng La tinh nên được nhiều thuận lợi trong việc in ấn, truyền bá và bổ khuyết. Tuy nhiên chữ Quốc ngữ của chúng ta chưa hoàn toàn đầy đủ mà phải mượn thêm các từ ngữ của các ngôn ngữ khác.

References:

Pham, The Ngu (?). Vietnam Van Hoc Su Giản Uoc Tan Bien. California; Co so xuat ban Dai Nam.

Cung, Dinh Thanh (2003). Tim ve nguon goc Van Minh Viet Nam duoi anh sang moi cua khoa hoc. Sydney; Nha xuat ban tu tuong.

Le, Manh That (1975). Khuong Tang Hoi toan tap. Sai gon; Tu thu dai hoc Van Hanh.

Vu, Van Kinh (2002). Dai Tu Dien Chu Nom. Sai Gon; Nha xuat ban van nghe thanh pho Ho Chi Minh.

Le, Nguyen Luu (2002). Tu chu Nom den chu Han. Sai Gon; Nha xuat ban Thuan Hoa.

Taylor, K.W & Whitmore, J. K (1995). Essays into Vietnamese past; Curious relations: Jesuit Perceptions of the Vietnamese. New York; Cornell University

Do, Quang Vinh (2003). Truong Vinh Ky mot nha van hoa lon, mot bac-ngu-hoc loi lac. Dac san Hoi Ai Huu Petrus Ky. Hoi Ai HuuTruong Vinh Ky Uc Chau.

Huynh, Ai Tong (2000). Nguon goc chu Quoc Ngu. Van Hoc Luan. Retrieved from:

http://chimviet.free.fr/tacpham1/phuctrun/phul052a.htm [30/3/2004]

Nguyen, Chalie (2003). Tro Lai Van Đe: Alexandre de Rhodes và Chu Quoc Ngu. Giao Diem. Retrieved from:

http://www.giaodiem.com/mluc/index_03q4_oct.htm [30/3/2004]

 

Trí Nguyên