NHỚ VỀ PELLING ANI WANGDZIN: TIỂU SỬ TRUYỀN MIỆNG VÀ NỮ GIỚI TRONG CÁC NỀN VĂN HÓA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG


Amy Holmes-Tagchungdarpa

Togden Shakya Shri (Rtogs ldan Sha’kya shri’, 1853-1919) là một giảng sý về tôn giáo của Tây Tạng, từ một người không ai biết tên tuổi vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 trở thành người sáng lập dòng dõi (lineage) nổi tiếng trong địa hạt văn hóa của Tây Tạng - Hymalaya rộng lớn với học trò ở khắp dãy Hymalaya. Mặc dù sự lôi cuốn (fascinating) của cộng đồng học trò của ông nhưng một số chi tiết quan trọng về thành phần của nó bị thiếu hụt, đặc biệt là những chi tiết về vai trò của nữ giới. Trong khi phụ nữ chắc chắn là một phần của dòng dõi của ông, và Togden Shakya Shri đã kết hôn với hai người vợ và có vài ngýười con gái, tất cả đều trở thành những người thực hành nổi tiếng bằng khả năng của chính mình, nhưng lại rất ít có sự đề cập về bất cứ thành viên nữ nào trong cộng đồng của ông trong các tài liệu văn bản “chính thức” về cuộc đời ông. Tại sao lại như vậy?. Bài viết này sẽ trình bày lý lẽ, dựa trên bằng chứng về câu chuyện cuộc dơdi của một nữ học trò của Togden Shakya Shri, rằng phụ nữ thực sự đã có địa vị trong cộng đồng của Togden Shakya Shri và có nhiều lý do khác nhau khiến họ gia nhập vào cộng dồng của ông nhằm đạt được sự giáo dục về tôn giáo và cơ hội để thực hành Phật giáo. Thay vì quy sự thiếu dề cập đến học trò nữ đơn thuần do những người lưu giữ tài liệu theo chủ nghĩa sô-vanh, có thể có nhiều lý do khác giải thích tại sao các học trò nữ của Togden Shakya Shri vắng bóng trong danh sách học trò của ông. Tôi sẽ biện luận rằng sự vắng bóng của nữ giới trong tài liệu về dòng dõi của Togden Shakya Shri, và rộng hơn là các dòng Phật giáo Tây Tạng khác, chủ yếu là do bản chất của tiểu sử truyền miệng ở những khu vực khác nhau tại dãy Hymalaya, hơn là chỉ đơn giản do sự phân biệt đối xử về giới.

Câu chuyện cuộc đời của Pelling Ani Wangdzin

Tôi sẽ tập trung vào câu chuyện về cuộc đời của một phụ nữ tên là Pelling Ani Wangdzin để khám phá lý thuyết này. Ani Wangdzin được sinh ra vào khoảng thời gian giữa những năm 1880 và 1885. Bà được sinh ra tại khu vực Pelling ở phía tây của Sikkim trong bộ lạc Tagchungdarpa (Stag chung dar pa) trong các gia đình Lhopo (Lho po) Thongtho ruzhi besengay (Thong tho rus bzhi ‘bed seng ge) thuộc tầng lớp quý tộc Lho po của Sikkim, có tổ tiên từ thế kỷ thứ 13.

Ani Wangdzin được cho là đã thọ giới, vì cô mặc áo choàng và không hề kết hôn. Tuy nhiên, địa vị thọ giới của cô không được xác nhận, vì sự tồn tại của một dòng Bhiksuni trong lịch sử ở phía tây Sikkim vẫn đang tranh cãi, và nơi cô nhận áo choàng thì không rõ ràng. Tuy nhiên, có thể cô đã được thọ giới tại Tu viện Sangga Choeling (Gsang sngags chos gling), một trung tâm an cư nổi tiếng gần Tu viện Pemayangtse rộng lớn ở Pelling .

Cho dù cô không nhận thọ giới ở Sikkim thì những chuyến đi của Ani Wangdzin sẽ mang đến cho cô rất nhiều cơ hội để thực hiện việc đó ở nơi khác. Vào một thời điểm nào đó khi cô còn ở tuổi niên thiếu, Ani Wangdzin rời Sikkim một mình và đi đến Bodhgaya (tiếng Tây Tạng: Rgya dkar rdo rje ldan) và sau đó qua Nepal để thăm các ngôi đền ở Kathmandu. Từ đó, cô tiếp tục đi đến Tây Tạng. Cuối cùng cô đến được Kham, nơi cô học tập cùng với Shakya Shri, và cũng ghé thăm Tsari. Theo ký ức truyền miệng của người Sikkimese, không ai chắc chắn cô đã đi du hành bao lâu và không có ghi chép về cô trong tiểu sử của Shakya Shri, Vòng Hoa (The Garland of Flowers), hay ở những tác phẩm khác. Tuy nhiên, một ký ức còn lại rõ rệt là cô đã tham gia vào Tsari Rongkhor Chenmo (rong skor chen mo, nghĩa đen là “chuyến đi vòng tròn xung quanh các thung lũng lớn” (the great circumambulation of the valleys”), một cuộc hành hýõng mệt nhọc về thân xác và thách thức về tinh thần, đi dọc theo toàn bộ con đường xung quanh núi Tsari ở Ðông Nam Tây Tạng, một vòng tròn đi xuyên qua các khu rừng nhiệt đới và các hẻm núi. Do quy mô của sự kiện này, nó chỉ được tổ chức 12 năm một lần, vào năm con khỉ của chu kỳ lịch Tây Tạng.

Xem xét việc Ani Wangdzin chỉ sống đến những năm cô ở giữa độ tuổi 40, chỉ có ba sự kiện như thế này xảy ra trong đời cô: nãm 1884, 1896, và 1908. Giả định rằng cô tham gia Rong khor vào năm 1908, trong khi cô đang ở tuổi niên thiếu đến ngoài 20 tuổi thì dường như cô đã học tập với Shakya Shri vào khoảng thời gian đó.

Sự có mặt của Ani Wangdzin ở Kham và sự tham gia của cô trong Rongkhor Chenmo không cung cấp bất cứ thông tin rõ rệt nào về những gì cô đã có thể học được trong suốt thời gian ở Tây Tạng. Tuy nhiên, chắc hẳn cô đã là một người thực hành ở cấp cao (advanced practitioners), vì khi cô trở về miền Tây Sikkim, cô đã xây dựng cộng đồng giảng dạy của riêng mình. Cô trở nên nổi tiếng vì dạy cách thực hành nhịn ăn Nyungne (smyung gnas) của Ðức Quan Âm Bồ-tát cho nhiều phụ nữ địa phương.Cô đã thiết lập một tịnh thất (a retreat cabin) ở Pelling mà không may giờ đây đã bị xây chồng lên. Dường như cô cũng đã dạy thiền và những phương pháp thực hành Yoga cao cấp hơn (more advanced inner yogic practices) (rtsa rlung). Cô qua đời khi còn trẻ, ngoài 40 tuổi, giữa những năm 1920.

Giới và Tiểu sử ở Tây Tạng: Tiểu sử của Pelling Ani Wangdzin trong Bối cảnh (in Context)

Trong những năm gần đây, các học giả của văn học Tây Tạng đã bắt đầu tạo dựng một phạm vi và số lượng đáng kể các văn bản có trong tiếng Tây Tạng rơi vào thể loại tiểu sử, hay các câu chuyện về cuộc đời. Trong khi các tác phẩm này khác nhau nhiều về thiên hướng và khu vực của tác giả cũng như nội dung của chúng, thì một thực tế đã trở nên rõ rệt: những câu chuyện về cuộc đời của nữ giới hầu như vắng bóng. Giống như cuộc đời của nhiều phụ nữ khác, cuộc đời của Pelling Ani Wangdzin không nhận được sự chú tâm về tiểu sử. Ðiều này có vẻ gợi ý rằng vẫn còn một ngýời thực hành nữ khác (another female practitioner) bị bỏ qua trong khi miêu tả về một dòng dõi.

Có phải không? Câu hỏi mà tôi thường quay trở lại là điều gì đã dẫn tới sự thiếu vắng tiểu sử của Pelling Ani Wangdzin. Có phải câu chuyện về cô không được viết do thành kiến chống lại những chủ đề về tiểu sử của nữ giới, hay do sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong suốt cuộc đời cô? Rõ ràng, có bằng chứng gợi ý rằng cô có lẽ đã không phải nhận sự đối xử phân biệt mà những phụ nữ thực hành khác phải đối diện trong lịch sử Tây Tạng.

Ðiều này có thể vì một số nguyên nhân, trước hết, nền tảng gia đình của Pelling Ani Wangdzin có thể giải thích tại sao cô được ủng hộ khi lựa chọn theo con đường tôn giáo. Thực tế rằng cô xuất thân từ một gia đình tôn giáo, nơi sự thực hành tôn giáo toàn bộ thời gian (full-time religious practice) phổ biến, có thể đã tác động đến quyết định của cô về việc sống đời sống tôn giáo và cũng có thể giải thích thái độ ủng hộ của mọi người đối với cô. Thực tế rằng gia đình cô giàu có cũng là một nhân tố khác, vì có thể cô đã nhận được sự bảo trợ cho giáo dục của mình. Bên cạnh đó, sự đối xử với phụ nữ trong xã hội Sikkim rộng rãi hơn so với các khu vực lân cận của dãy Hymalaya. Nữ giới được thừa hưởng một phần tài sản của gia đình và được cung cấp tài sản riêng khi kết hôn. Về lịch sử, họ đã có thể làm việc ở ngoài gia đình. Những nhân tố này kết hợp lại có thể giải thích tại sao Ani Wangdzin được sẵn sàng ủng hộ làm giảng sư về tôn giáo khi cô trở về miền Tây Sikkim. Tuy nhiên, điều đáng kể là Ani Wangdzin đã có thể học tập với Togden Shakya Shri và được trao quyền giảng dạy khi cô trở về Sikkim. Ðiều này gợi ý rằng cộng đồng Togden Shakya Shri ở Kham thực sự đã trao cho nữ giới cơ hội tham gia vào việc thực hành Mật tông (Tantric practice) ở cấp cao nhất.

Những mối liên hệ còn thiếu (Missing Links): Sự phát triển của tiểu sử truyền miệng (về Giới) như một thể loại của những câu chuyện về cuộc đời trong các xã hội Tây Tạng.

Trong hoàn cảnh này, nếu Pelling Ani Wangdzin là một học trò có đủ khả nãng để có thể được trao quyền giảng dạy, tại sao tên tuổi và câu chuyện về cuộc đời cô lại vắng bóng trong các tài liệu về cuộc đời của Togden Shakya Shri. Có nhiều ví dụ khác để ủng hộ lý lẽ rằng sự vắng bóng này là do sự phân biệt đối xử về giới, nhưng trong trường hợp này, tiểu sử của Pelling Ani Wangdzin có thể được giải thích theo cách khác.

Việc dựa vào tiểu sử truyền miệng như một nguồn đáng tin cậy thường bị phản đối vì tính chất “chủ quan” rõ rệt của nó, người ta dựa vào học trò và những nguồn khác nhớ về chủ thể (đối tượng) theo cách rất tích cực trong sự sáng tạo lại (recreation) cuộc đời của chủ thể. Tuy nhiên, một cuốn tiểu sử về tôn giáo được viết ra cũng có thể có tính chủ quan tương tự. Các tiểu sử về tôn giáo thường được viết như một phần của quá trình xây dựng dòng dõi rộng lớn hơn, liên quan đến những quyết định quan trọng về việc miêu tả chủ thể. Cũng có những yếu tố khác phải tính đến, bao gồm mỹ từ pháp (the tropes) của bối cảnh văn hóa tạo nên tính chính xác cho một chủ thể tôn giáo và những kỳ vọng của thể chế về chủ thể đó. Ở mức độ nào dòng dõi được an toàn và những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành động nhớ và do việc sáng tác? Những câu hỏi này có thể được hỏi về chủ đề của bất cứ tiểu sử nào và về người viết tiểu sử, người mà, rốt cuộc, cuối cùng sáng tạo nên hình ảnh của chủ thể.

Giới tính của Pelling Ani Wangdzin trong trường hợp này trên thực tế có thể có lợi cho cô. Trái với những thành viên của giới kia, những người cuộc đời không được ghi chép lại, có thể đã bị biến mất khỏi ký ức của cộng đồng, giới tính của Pelling Ani Wangdzin có thể đã loại cô ra (set her apart). Có vài lý do có thể giải thích tại sao tiểu sử của Pelling Ani Wangdzin chưa bao giờ được đưa từ ký ức cộng đồng vào sách vở. Trước hết, cô là một nhân vật từ một cộng đồng nhỏ và có thể đã không được coi là người đóng góp chính cho dòng dõi của Togden Shakya Shri. Cô là một người thực hành nổi tiếng trong các lãnh vực mà cô được giáo dục, nhưng cô không để lại thể chế thế tục nào (worldly institution) khi cô mất. Cũng nên lưu ý rằng nhiều người thực hành nam giới cũng không có tiểu sử và có thể vì những lý do tương tự. Bản thân Togden Shakya Shri cũng không xây dựng các thể chế thế tục (worldly institutions) như tu viện; tuy nhiên, ông thiết lập các cộng đồng tu tập (practice commuNities) – nghĩa là, các cộng đồng mà không có các thể chế vật chất (physical institutions), chẳng hạn như các tu viện lớn - khắp dãy Hymalaya cần được duy trì, bởi chúng phục vụ cho việc tiếp tục các dòng tu độc đáo mà nếu không thì có thể đã mất đi sau khi ông qua dời.

Sự truyền miệng như tính chính xác (Orality as Veracity): Sự sáng tạo của tiểu sử truyền miệng và mối quan hệ của nó với Giới

Thực tế rằng tiểu sử của Pelling Ani Wangdzin tiếp tục được truyền đạt bằng hình thức truyền miệng là minh chứng cho ý nghĩa liên tục của câu chuyện về cô. Những người theo truyền thống của cô không còn cần nhớ tất cả chi tiết về cuộc đời cô hay bằng chứng về “Những gì thực sự xảy ra”. Thay vào đó, nòng cốt trơ trụi (bare skeleton) của câu chuyện về cuộc đời cô không cần phải được văn bản hóa để cung cấp một ví dụ về một cuộc đời xuất sắc. Câu chuyện của cô vẫn là di sản của cộng đồng tu tập xung quanh cô và dòng dõi những người thực hành sau này, bằng việc cung cấp cho họ tấm gương về một người được công nhận hết mực trong khuôn mẫu tôn giáo của họ (religious matrix). Hành động được kể lại và được nhớ qua tiểu sử truyền miệng, trong trường hợp của Pelling Ani Wangdzin, mang đến cho người kể và khán giả một câu chuyện hấp dẫn và truyền cảm, phục vụ cho mục đích địa phương trong cộng đồng nhỏ của cô. Có thể, khi câu chuyện trở nên mờ nhạt hơn vì những người thâu nhận trực tiếp nó qua đời và thế hệ Phật tử Sikkim mới thay thế vị trí của họ, thì việc văn bản hóa sẽ cần thiết. Dù vậy, trên thực tế, những sự kiện có thật về cuộc đời Pelling Ani Wangdzin vẫn có ý nghĩa khơi nguồn cảm hứng cho tín đồ của dòng tu của cô hơn bất cứ mỹ từ pháp nào còn sót lại (surviving tropes) và là minh chứng sống động về những con đường tiềm tàng cho nữ giới ở dãy Hymalaya. Câu chuyện về cuộc đời cô cũng chứng tỏ những phương thức ghi nhớ và quyền lực khác trong các xã hội Phật giáo.

 

Người dịch: TN. Như Nguyệt